NÚI & TẢN VIÊN SƠN THÁNH

Loading

NÚI
Đối với một xứ sở, một lục địa hay một hành tinh, núi là một khối cấu trúc rất ổn định, vững chắc. Cho nên gọi là khối núi, quả núi hay trái núi.
Núi không phải là cái nhô cao lên khỏi mặt đất. Phần nhô lên khỏi mặt đất của quả núi gọi là ngọn núi. Độ cao của quả núi không tính theo phần nhô lên khỏi mặt đất này. Núi thiêng không thể được đánh giá bởi việc chúng ta thấy nó cao hay thấp tính từ mặt đất.
Núi có thể
– nhô lên trên mặt đất
– nửa nổi nửa chìm
– chìm hết dưới đất
Việc chúng ta không nhìn hết được ngọn núi và không nhận thức được cả ngọn núi, là việc riêng của chúng ta, núi vẫn cứ là núi.
Trong lịch sử kiến tạo địa chất của Trái đất, núi có thể được nâng lên cả khối, núi có thể tụt xuống cả khối, núi có thể bị xô nghiêng cả khối, điều quan trọng nhất là nó vẫn đủ cả khối
Ngọn núi
NÚI NON
Giả sử trong quá trình kiến tạo Trái đất, một khối núi bị vỡ ra làm nhiều mảnh, thì các mảnh rời rạc của khối núi gốc, thường là các ngon núi đứng cạnh nhau, xếp thành một hệ thống dạng dãy núi, được gọi là núi non, với non nghĩa là trẻ, trẻ so với khối núi gốc.
Cho nên người ta nói “Núi non điệp điệp trùng trùng”, không ai nói “núi hay quả núi điệp điệp trùng trùng”.
Trăng bao nhiêu tuổi trăng già
Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non
Trăng bao nhiêu tuổi trăng tròn
Núi bao nhiêu tuổi núi còn trơ trơ
CÁNH RỪNG
Khi nhìn vào một dãy núi trùng trùng điệp điệp được bao phủ bởi màu xanh ngắt của cây nhưng cấu trúc núi vẫn rõ ràng thì đó là núi non. Nói chung núi non là tầm nhìn tổng quát, xa và cao.
Khi nhìn vào cảnh rùng trùng điệp, nhưng không rõ được cấu trúc các ngọn núi rõ ràng, vì cấu trúc núi bị ẩn trong cây, thì cái mà ta chỉ thấy được chính là cánh rừng. Nói chung cánh rừng là tầm nhìn tổng quát, xa và cao. Nhưng núi thì thường tiếp đất, trụ đất trong khi rừng phủ lên trên có tính trời, cho nên gọi là cánh rừng.
NÚI RỪNG
Núi có thể trọc lốc không có cây và con, đó là cái núi gốc.
Núi mà chỉ có vài cây lưa thưa, xen kẽ những đoạn núi không có cây được gọi là núi trọc.
Núi mà có một hệ sinh thái cây và con sống trên đó, mà có chỗ cây phủ lên núi, che mất cấu trúc núi, có chỗ núi hiện rõ dù có cây phủ lên, thì gọi là núi rừng.
Ở đâu có cảnh núi non trùng điệp, đồng thời có cảnh rừng xanh trải rộng dài trước mắt, nghĩa là có sự kết hợp của một hệ thống núi và hệ sinh thái rừng đi cùng nhau, lúc này có núi rừng.
Vì rừng thường gắn với núi, nên chúng ta hay đồng hoá núi với rừng, đồng hoá lên núi với lên rừng, với lên vùng rừng núi. Vì núi rừng là các khái niệm khác xa nhau, nên có các cặp đôi
– Lên rừng – Xuống biển
– Lên núi – Xuống phố
– Xuống núi, nhưng không xuống rừng
– Lên vùng rừng núi – Về thành phố, mà nói chung ở dưới xuôi, theo dòng chảy của các con sông về biển
– Lên miền ngược – Về dưới xuôi
Núi là một khối cấu trúc. Rừng là một hệ sinh thái, một hệ vận hành. Núi là núi, mà rừng là rừng, độc lập với nhau được mà kết hợp với nhau như một cặp âm, dương thì càng hoàn hảo. Khi núi rừng là một cặp âm dương, thì núi là cấu trúc trung tâm và rừng là vận hành hệ thống bao trùm.
Núi rừng là hệ đầy đủ cấu trúc vận hành, có đầy đủ suối, hồ trên núi hoặc trong núi, cây, con, chim thú và người.
Núi rừng thì có hươu mang
Khe suối thì có măng giang
Con người nói chung không thể sống ở núi non, cũng không thể sống trong cánh rừng, mà chỉ có thể sống trong núi rừng.
Ai đi qua phố Khoa Trường
Dừng chân ngắm cảnh núi rừng xanh xanh
Dòng sông uốn khúc chảy quanh
Trên đường cái lớn bộ hành ngược xuôi
Bấy lâu nghe biết tiếng nàng
Bên anh nức tiếng đồn vang đã lừng
Nghe tin anh đã vội mừng
Vậy nên chẳng quản núi rừng sang đây
SƠN LÂM
Sơn không phải là núi.
Sơn mà có thể tạm hiểu là vỏ bên ngoài mà gắn kết chặt chẽ như một với khối cấu trúc bên trong, ví dụ sơn tường, sơn cửa, sơn xe …
Nếu khối cấu trúc bên trong là núi, thì sơn là lớp vỏ của núi, nơi các loài cây và con sinh sống.
Lâm không phải là rừng.
Lâm là trường bao bọc một hệ cấu trúc và vận hành bên trong dựa trên một trạng thái nền, ví dụ
– Trạng thái nền : Mặt đất
– Các hệ cấu trúc và luồng vận hành của các cấu trúc này trên trạng thái nền : Các con vật
– Trường bọc cả mặt đất và các con vật : Lâm
Núi rừng đi một bộ âm dương đi cặp với nhau với núi là cấu trúc trung tâm và rừng là vận hành hệ thống bao trùm. Hoàn toàn tương tự với sơn và lâm. Sơn là cấu trúc nền và lâm là vận hành hệ thống bao trùm.
Hổ là chúa sơn lâm, vì hổ thống lĩnh các con vật ở tầng mặt đất nhưng hổ không phải là chúa miền rừng núi, càng không phải là thần rừng người đứng đầu các cánh rừng, và càng không phải là vua của núi non.
Chim quyên dại lắm, không khôn
Sơn lâm không đậu, đậu cồn cỏ may
SƠN TINH
Sơn Tinh không phải là thần núi hay tinh thần núi.
Trong 100 người con của Âu Cơ và Lạc Long Quân, 50 người con lên núi, sống trên bề mặt của quả núi là Sơn Tinh, còn 50 con xuống biển là Thuỷ Tinh.
Sơn Tinh là cái tinh, cái thần thống nhất của Sơn lâm.
Một lớp cánh rừng phủ lên một lớp núi non, với cấu trúc rất rõ ràng chính là sơn lâm. Cái hồn, cái thần của lớp cánh rừng gắn liền với núi non đó chính là Sơn Tinh.
TẢN VIÊN SƠN THÁNH
Sơn Tinh đem lễ vật “Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao” đến trước Thuỷ Tinh và được lấy công chúa, con vua Hùng Vương thứ 18.
Tản Viên Sơn Thánh là con rể của vua Hùng Vương thứ 18, nhưng Sơn Tinh là Sơn Tinh và Tản Viên Sơn Thánh là Tản Viên Sơn Thánh.
Tản Viên Sơn Thánh cũng không đơn giản là Thánh núi Tản Viên, vẫn với lý do sơn không phải là núi. Tản Viên Sơn Thánh cứ tạm hiểu là vị Thánh tên là Tản Viên Sơn
Tản Viên Sơn Thánh nghĩa là gì ?
– Tản là tản ra. Viên là viên lại. Tản ra thì thấy cây mà viên lại thì có rừng. Cây là cấu trúc đơn vị, còn rừng là vận hành hệ thống. “Thấy cây mà không thấy rừng” là chỉ có trạng thái tản, không có trạng thái viên.
– Tản sơn thì sẽ thấy lõi núi, là cấu trúc gốc. Viên sơn thì sẽ thấy rừng, là vận hành bao trùm, so với cấu trúc lõi trung tâm, cấu trúc gốc. Sơn là biên so với núi, sơn là nền là lõi so với rừng.
– Tản Viên Sơn là trọn vẹn cả cây và rừng, cả bao trùm biên và cốt lõi trung tâm, cả cấu trúc và vận hành, cả đơn vị và hệ thống.
Chia sẻ:
Scroll to Top