ĐỀN RỪNG, ĐỀN NÚI, ĐỀN RỪNG CẤM & ĐỀN NÚI CẤM

Loading

Nước ta có một số đình, đền, miếu có tên Cấm, liên quan đến Núi Cấm và Rừng Cấm. Các nơi này đều thờ thần Rừng, bà chúa Cấm (Mẫu Thượng Ngàn) hoặc bà chúa Xứ. Vì đây đều là chốn núi rừng linh thiêng, nên mới có tên là Cấm.
MIẾU RỪNG CẤM (CỦA NGƯỜI LA CHÍ)
Miếu Rừng Cấm nằm trong rừng Cấm của người La Chí, người dân tộc thiểu sổ tỉnh Hà Giang.
Đền thờ ông tổ Hoàng Dìn Thùng, vua Gia Long via của người La Chí và Thần Rắn. Các vị thần này ngự trong ngôi miếu và được gọi chung là Thần Rừng.
Có 3 loại lễ cúng rừng
– Lễ cúng tại nhà thờ ở cửa rừng mỗi năm diễn ra một lần : Lễ cúng rừng hàng năm thì lễ vật hiến tế chính là trâu, lễ phụ là thịt dúi
– Lễ cúng ở miếu thờ trong lõi rừng Cấm 15 năm diễn ra một lần : Lễ cúng 15 năm một lần là cúng ông tổ Hoàng Dìn Thùng, nên phải cúng bò, vì ông chỉ thích ăn thịt bò. Thịt dúi là phụ.
– Lễ cúng Thần Rắn cứ 13 năm lại diễn ra một lần : Lễ cúng thịt dúi.
—o—
ĐÌNH RỪNG CẤM (CỦA NGƯỜI TÀY)
Đình Rừng Cấm thuộc thôn Phe, xã Vân Sơn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
Đình Rừng Cấm nằm giữa cánh đồng, có cây cổ thụ tỏa bóng mát, phía trước Đình là suối Chặng Nàm dẫn nước chảy uốn lượn bao quanh.
Đây là nơi thờ phụng anh hùng thời nhà Tống thế kỷ XI – tức Phò mã Thân Cảnh Phúc lấy công chúa Thiên Thành con Vua Lý Thánh Tông. Đây là nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Tày vùng Vân Sơn.
—o—
ĐỀN RỪNG CẤM (ĐỀN THƯỢNG SƠN, PHÚ THỌ)
Đền Rừng Cấm (còn gọi là đền Thượng Sơn) ở xã Quang Húc, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.
Thờ Đệ nhất Tản Viên Sơn đại vương (Nguyễn Công Tuấn), Đệ Nhị Cao Sơn đại vương (Nguyễn Công Hiển), Đệ Tam Trung đại vương (Nguyễn Công Sùng) ở chính cung và Nhị vị đại Vương gồm : Đệ Tứ Giới thần đại vương (Trần Giới), Đệ Ngũ Hạ thần đại vương (Trần Hà) ở tả ban, hữu ban.
—o—
ĐỀN RỪNG & ĐỀN NÚI
Đền Rừng & Đền Núi thuộc làng Bắc Biên, phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, Hà Nội, bên bờ sông Hồng.
Làng Bắc Biên có một hệ thống đình đền rất nổi tiếng gồm
– Đình làng
– Chùa làng
– Đền Núi
– Đền Đức Ông (nằm ven sông Hồng)
– Đền Rừng (cũng nằm ven sông Hồng)
– Đền Mẫu Thoải (nằm ven sông Hồng)
—o—
ĐỀN CẤM (LÀO CAI)
Đền Cấm nằm trong khu rừng Cấm, nay ở phía sau ga quốc tế Lào Cai, thành phố Lào Cai.
Đền thờ
– Bà chúa Cấm, cô bé Cấm Sơn
– Phật bà Nghìn mắt Nghìn tay
– Các vị đạo Mẫu là nơi thờ phụng
– Các quan binh đã chết trong cuộc chiến chống giặc của Nhà Trần ở thế kỷ thứ XIII.
Bà chúa Cấm được coi là vị thần chữa bệnh cho dân. Trước kia đền Cấm là địa điểm nhận lệnh tác chiến và cũng chính là đại bản doanh của quân đội nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược. Do rừng thiêng nước độc cùng với chiến tranh khốc liệt, quân lính của ta bị ốm đau nhiều, sức lực yêu không có khả năng chiến đấu. Vào thời điểm này, một sự việc ly kỳ xảy ra. Khi màn đêm buông xuống, sẽ có một người thiếu nữ diện y phục màu xanh đến bộc thuốc chữa bệnh cho mọi người. Cô chữa bệnh rất giỏi, bất kỳ ai khi dùng thuốc của cô đều trở nên khỏe mạnh rõ rệt, sức lực được cải thiện nhanh chóng. Thế nhưng, vào ban ngày khi trời sáng thì không ai thấy bất kỳ dấu vết nào, không ai nhìn thấy cô. Thấy vậy, tất cả mọi người đều tin rằng, cô gái đó là hiển linh của Mẫu Thượng Ngàn đến để giúp quân sĩ cố gắng chiến đấu hết mình để bảo vệ bờ cõi Tổ quốc. Một thời gian sau khu rừng này được đặt tên là rừng Cấm.
Bản văn chầu Cô bé Cấm Sơn
Thỉnh mời Cô Bé Cấm Sơn
Lai lâm chứng giảm tâm hương lòng thành
Cảnh địa linh sơn lâm Bắc trấn
Tối linh từ đền Cấm Lào Cai
Sánh tày tiên cảnh Bồng Lai
Tả Long hữu Hổ tụ lai minh đường
Nơi hảo khí âm dương hòa hiệp
Thế địa đồ trùng điệp non xanh
Một tòa đền Cấm anh linh
Sơn Lâm quý địa hách danh Cô Bé Ngàn
Kim đệ tử văn đàn tấu luyện
Thỉnh mời Cô ứng hiện giáng lâm
Khói bay tỏa ngát hương trầm
Các đằng gặp hội long vân phỉ nguyền
Kiềng xuyến bạc quạt tiên hài sảo
Vòng khăn sừng màu áo chàm xanh
Khuyên tai hoa bạc long lanh
Vòng vàng xà tích đai xanh dịu dàng
Điệu tính tẩu vang vang dậy núi
Pí noọng cùng trảy hội non xuân
Sa Pa, Bát Xát cũng gần
Văn Bàn có rượu Nậm Cần thơm cay
Rượu San Lùng men say Bát Xát
Chóe rượu ngô ngào ngạt Bắc Hà
Cơm lam măng sặt hay là
Rầy xôi ngũ sắc lại trà tuyết san
Giận hài sảo băng ngàn vượt suối
Rau sắng cùng rau rớn song mây
Hoa ban lá đắng trên tay
Thong dong nhẹ gót đường mây trở về
Về đền Cấm đan trì tâu dộng
Tấu đan đài Sơn động Mẫu Vương
Châu cung đệ nhất ngọc đường
Thệ nguyền cứu độ muôn phương dân lành
Khách hữu tình đương cơ bệnh khổ
Lòng chỉ thành Mẫu độ Cô thương
Kể khi binh biển bất thường
Đoàn quân gặp buổi tang thương cơ hàn
Bỗng có người áo chàm khăn thắm
Nước suối thần thảo dược độ nguy
Uống xong bệnh khỏi tức thì
Thoắt đà chẳng thấy tiên phi nơi nào
Giấc chiêm bao trăm người như một
Ứng mộng thần đều được bảo cho
Ấy nhờ phép lực Tiên Cô
Phải mau tạ lễ thỉnh Cô Bé Ngàn
Sắm hài sảo tiền vàng võng thẳm
Tâm chí thành kêu khẩn đều linh
Dù ai một dạ chi thành
Lập đàn loan giá phụng hành hầu cô
Dương đuốc tuệ soi cho trần thế
Vượt sông mê thoát bể khổ sầu
Thành tâm kính nguyện khẩu đầu
Xin cô giáng phúc muôn thâu thọ trường.
—o—
ĐỀN CẤM (TUYÊN QUANG)
Đền Cấm Tuyên Quang tọa lạc dưới chân núi Cấm thuộc dải núi Dùm, xã Tràng Đà, thành phố Tuyên Quang. Cửa đền hướng về phía Tây Nam, nhìn ra dòng sông Lô.
Thuở đầu, cụ Nguyễn Hữu Chu đã dựng ngôi miếu nhỏ đặt tên là Xâm Lĩnh Linh Từ ở chân núi Cấm. Ngôi miếu là nơi thờ thần rừng, thần núi để trấn áp sự phá phách của thú rừng. Cũng từ khi lập miếu, thú rừng không còn quấy phá đời sống người dân nữa. Đặc biệt, Xâm Lĩnh Linh Từ thu hút rất nhiều loài rắn và trăn đến trú ngụ nhưng hiền lành và không gây hại cho ai bao giờ. Chính vì vậy, du khách thập phương đã đắp tượng rắn thần và thờ cúng cả Thần Xà bảo hộ ngôi miếu. Tương truyền rằng Thần Xà vô cùng linh thiêng, nếu ai báng bổ thần linh sẽ bị “hành” cho vô cùng khổ sở. Hiện nay, đền Cấm là nơi thờ Bà Chúa Cấm (Chúa Thượng Ngàn) và Thần Xà.
—o—
ĐỀN CẤM SƠN (ĐỀN MÓC GIẰNG, TUYÊN QUANG)
Đền Cấm Sơn hay còn gọi là đền Móc Giằng thuộc thôn Hưng Kiều 4 xã An Tường, thành phố Tuyên Quang. Đền còn có tên Hán Nôm là Cấm Linh Từ (nghĩa là Đền Cấm linh thiêng).
Chầu Mười ở Đền Cấm Sơn (Móc Giằng) thờ Chầu Mười, một nữ thủ lĩnh người dân tộc Tày, đã tham gia khởi nghĩa Lam Sơn.
—o—
NÚI CẤM (THẤT SƠN, AN GIANG)
Núi Cấm (Cấm Sơn, còn được gọi là Núi Ông Cấm hay Thiên Cấm, tên Khmer: Pnom ta piel hay Pnom po piêl) là một ngọn núi ở xã An Hảo, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang, Việt Nam. Núi Cấm là một trong Bảy Núi của An Giang, và cũng là núi nổi tiếng nhất.
Trên núi có các danh lam và danh thắng như: Chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn, tượng Phật Di Lặc, hồ Thủy Liêm, v.v…Ngoài ra, dọc theo những lối mòn từ chân lên tới đỉnh núi có nhiều điểm tham quan như: suối Thanh Long, suối Tiên, điện Cây Quế, điện Mười Ba, điện Tam Thanh, điện Huỳnh Long, hang Ông Thẻ, hang Ông Hổ, hang Bác Vật Lang, động Thủy Liêm.
Tương truyền, Đoàn Minh Huyên (tức Phật Thầy Tây An) đã cấm các tín đồ của mình lên đó cất nhà lập am, bởi sợ sẽ ô uế chốn núi thiêng.
Năm non trên núi Cấm bao gồm:
– Vồ Bồ Hong: cao 705 , cao nhất. Tương truyền, vì khi xưa có nhiều côn trùng gọi là bồ hong đến đây sinh sống nên có tên này. Ở trên vồ, có tượng thờ Ngọc Hoàng Thượng đế, được nhiều người đến tham quan và lễ bái.
– Vồ Đầu: đỉnh cao đầu tiên của Núi Cấm tính từ phía Bắc, cao 584 m.
– Vồ Bà: cao 579 m, có điện thờ Bà Chúa Xứ.
– Vồ Ông Bướm: (hay Ông Voi) cao 480 m tương truyền xưa kia có hai người Khmer lưu lạc tên ông Bướm và ông Vôi đến cư trú, nên mới có tên như thế.
– Vồ Thiên Tuế: cao 541 m, nơi đây trước kia là rừng cây thiên tuế.
—o—
NÚI CẤM (KIM BẢNG, HÀ NAM)
Núi Cấm (hay còn gọi là núi Cuốn Sơn), nằm cạnh con sông Đáy. Sở dĩ, núi có tên Cuốn Sơn vì liên quan tới truyền thuyết về lá cờ đại của Lý Thường Kiệt bay lên núi và cuốn lại trên núi.
Do ngọn núi Cuốn Sơn rất linh thiêng, không ai dám chặt cây cối nên vẫn giữ được một thảm thực vật phong phú, có nhiều cây to, nhiều cây dây leo mọc xanh tốt. Tương truyền, ở ngọn núi này có cây cỏ thi thảo – một loại thảo dược quý hiếm, mà xưa kia Lý Thường Kiệt đã dùng để chữa bệnh dịch tả cho quân sĩ.
Trên đỉnh ngọn núi Cuốn Sơn (xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) có bàn cờ thiên tạo được xây dựng bằng đá xanh.
—o—
RỪNG CẤM NAM Ô (ĐÀ NẴNG)
Rừng cấm của làng chài Nam Ô (phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) có nhiều cây cổ thụ hàng nghìn năm tuổi.
Chia sẻ:
Scroll to Top