Di tích lịch sử của Phố cổ Hà Nội

Loading

THĂNG LONG TỨ TRẤN

Trấn Đông – Đền Bạch Mã (76 phố Hàng Buồm)
– Thờ thần Tô Lịch
– Thờ thần Bạch Mã
– Thờ Mẫu

Bộ Thăng Long Tứ Trấn
– Trấn Đông : Đền Bạch Mã
– Trấn Tây : Đền Voi Phục thờ Linh Lang Đại Vương
– Trấn Nam : Đền Kim Liên thờ Cao Sơn Đại Vương
– Trấn Bắc : Đền Quán Thánh thờ Huyền Thiên Trấn Vũ

—o—o—o—

THĂNG LONG TỨ QUÁN

Chùa quán Huyền Thiên (phố Hàng Khoai)
– Thờ đức Huyền Thiên

Chùa quán Kim Cổ (Đường Thành)
– Thờ Nguyên Phi Ỷ Lan

Bộ Thăng Long Tứ Quán gồm
– Trấn Vũ quán, nay gọi là đền Quán Thánh ở phố Quán Thánh, thờ Huyền Thiên
– Huyền Thiên quán, nay là chùa Huyền Thiên ở phố Hàng Khoai, thờ Huyền Thiên
– Đồng Thiên quán, nay là chùa Kim Cổ ở phố Đường Thành
– Đế Thích quán, nay là chùa Vua ở phố Thịnh Yên, thờ Đế Thiên, Đế Thích

—o—o—o—

ĐÌNH – THỜ CÁC VỊ THẦN CỦA ĐẤT NƯỚC & XỨ SỞ

Đình Nam Hương (75 phố Hàng Trống) & Tượng đài vua Lê (số 16 phố Lê Thái Tổ)
– Thờ : Thần Long Đỗ (thần Bạch Mã), thần Cao Sơn đại vương, thần Linh Lang đại vương, công chúa Ả Duy và thần Kha Duy.

Đình & chùa Thái Cam/Khai Tân (44 Hàng Vải)
– Thờ thần Tô Lịch, Thiết Lâm, Bạch Mã
– Lễ hội 13/2 và 13/8, ngày xưa có rước nước qua núi Nùng và điện Kính Thiên

Đình Đông Thành (số 9 Hàng Vải)
– Thờ thần Huyền Thiên

Đình Đồng Lạc (38 Hàng Đào)
– Thờ các vị thần Bạch Mã, Linh Lang, Cao Sơn

Đình Đông Môn (số 8 Hàng Cân)

– thờ đức Thành Hoàng Làng phường Hàng Đào,

– thờ vọng đức Thần Long Đỗ, Thần Cao Sơn, Đức Đinh Lang Đại vương

Đình Kim Ngân hay Đình Hạ (phố Mã Mây)
– Thờ thần Hiên Viên

Đình Cổ Vũ (số 85 phố Hàng Gai)
– Thờ thần Bạch Mã và thần Linh Lang

Đình Đức Môn – Chùa Cầu Đông (38 Hàng Đường)

– Thờ tướng Ngô Văn Long đời Hùng Duệ Vương 18
– Thờ Trần Thị Dung – Trần Thủ Độ

Đình Đức Môn (cùng với chùa Cầu Đông), hiện nay ở số nhà 38B Hàng Đường, phường Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Theo bản đồ Thăng Long thời Hồng Đức và bản đồ Minh Mệnh (1831) thì chùa Đông Môn ở cửa phía đông kinh thành Thăng Long xưa. Do vậy đình Đức Môn – chùa Cầu Đông mang tên gắn với địa danh là Đông Môn (cửa phía đông).
Đình Đức Môn và chùa Đông Môn đã tạo thành một tổng thể di tích trên một thửa đất liền khoảnh, theo lối “tả Thần – hữu Phật” . Đình thờ thần Ngô Văn Long, một tướng thời Hùng Vương thứ 18, có công lớn trong buổi đầu dựng nước và giữ nước.
Hiện nay trong đình còn tấm hoành phi ghi ba chữ “Đức Môn từ”, như vậy tiền thân của đình Đức Mỗn là ngôi đền Đức Môn, còn đôi câu đối đề:
“Hùng đồ thập bát thế, tả mệnh ngật kim Phật tử huân thần tiêu vĩ vọng Đông quán sổ bách niên giáng thần nhị hậu kỳ tiêm giai mộng kỷ Thần hưu”.
Dịch nghĩa:
Giúp nước từ thời Hùng Vương thứ 18, con Phật tôi hiền nên công vĩ đại Giáng Thần ở Cầu Đông mấy trăm năm trước, thẻ ban mộng ứng ghi dấu uy linh.
Truyền thuyết về “Long thần” kể rằng: “Đời Hùng Duệ Vương 18 có một người tên là Ngô Văn Long sinh ra ở Nghệ An (không rõ vùng nào) có tài cung nỏ. Đến tuổi trưởng thành, ông thường tụ tập trai làng luyện tập võ bị. Bấy giờ ở Nghệ An có giặc Hồ Lư xâm chiếm, ông mang quân đi dẹp giặc, giặc tan. Sau đó, ông cùng các binh sĩ kéo ra đất Phong Châu, yết kiến vua Hùng. Hùng Duệ Vương thấy ông là người có công vì dân vì nước… bèn ban sắc phong làm tướng, rồi truyền cho ông đưa quân về trấn giữ vùng hạ lưu sông Hồng.
Thời kỳ Thục Phán nổi lên cướp ngôi vua Hùng, ông đã cùng Tản Viên mang quân chống lại. Về sau, ông về đóng ở ven hồ Tây, rồi mất ở đó. Đến thời Lý Thái Tổ, nhà vua đã sắc phong cho ông hiệu “Long thần” và cho phép nhân dân thờ ông ở chùa Hàm Long (Hà Nội) cùng nhiều chùa khác. Tương truyền, sau đó ông đã hiện về âm phù cho Lê Lợi dẹp quân Minh ở nhiều nơi.

Đình – Đền Tiên Hạ (48 Ngõ Phất Lộc)
– Thờ Nguyễn Trung Ngạn (1289 – 1370)

Đình Thanh Hà (10 Ngõ Gạch)
– Thờ tướng quân Trần Lựu

Đình Yên Thái (số 8 ngõ Tạm Thương)
– Thờ bà Ỷ Lan

Đình Trung Yên (số 10 Ngõ Trung Yên)
– Thờ ông Mỗ, đã dám đứng ra cản ngựa của Trịnh Tùng, không cho đuổi theo Mạc Mậu Hợp và vì vậy mà ông bị giết và miếu thờ được lập ở ngay nơi ông mất

Đình An Phú (17 Hàng Rươi)

Đình – đền Vũ Thạch (13 phố Bà Triệu)

– Thờ Thánh Khỏa Ba Sơn, một vị tướng của Hai Bà Trưng

Hiện ở đình còn lưu giữ các đạo sắc phong thời Nguyễn ghi rõ ông đã từng được Hai Bà Trưng cử đóng đồn ở ấp Hoa Động (Gia Lâm, Hà Nội) tiến đánh Tô Định giành được thắng lợi lớn. Hai Bà Trưng lên ngôi, ông được tiếp tục trấn giữ khu vực này. Sau khi ông “hóa”, triều đình liền sai sứ thần đem sắc phong đến cho dân làng Hoa Động thờ cúng và các triều sau đều phong mỹ tự, hiện còn được thờ tại đình Xuân Đỗ hạ (phường Cự Khối, quận Long Biên). Như vậy, đình Vũ Thạch là nơi thờ tưởng niệm vị thần thành hoàng làng mà dân Xuân Đỗ khi lập trại đã dựng đình ở nơi làng mới. Hàng năm, dân làng Xuân Đỗ và Vũ Thạch vẫn cùng nhau tổ chức lễ cúng tế vào các ngày sinh và ngày hóa của Thánh Khỏa Ba Sơn.

—o—o—o—

ĐÌNH/ĐỀN – THỜ CÁC VỊ TỔ NGHỀ & LẬP LÀNG NGHỀ

Đình Kim Ngân hay Đình Hạ (phố Mã Mây)
– Thờ thần Hiên Viên

Đình Trương Thị hay Đình Thượng (phố Mã Mây)
– Thờ thần Hiên Viên

Đình Hoa Lộc Thị (90A phố Hàng Đào)
– Thờ vọng tổ nghề nhuộm vải

Đình Lò Rèn (số 1 phố Lò Rèn)
– Thờ tổ sư nghề Rèn

Đình Phả Trúc Lâm (số 40 ngõ Hàng Hành)
– Thờ 4 vị Tổ nghề làm giày

Đình & Đền Hài Tượng (16 ngõ Hài Tượng)
– Thờ tổ sư nghề Da Giầy

Đình Xuân Phiến Thị (số 4 phố Hàng Quạt)
– Thờ tổ sư nghề Quạt

Đình Thuận Mỹ (phố Hàng Quạt)
– Thờ tổ sư nghề sơn.

Đình Hà Vĩ (11 Hàng Hòm)
– Thờ tổ sư nghề sơn.

Đình Vũ Du (42 Hàng Da)
– Thờ ông Tổ nghề thêu Lê Công Hành (1606-1661)

Đình Tú Thị (2A ngõ Yên Thái)
– Thờ ông Tổ nghề thêu Lê Công Hành (1606-1661)

Đình Kiếm Hồ
– Thờ tổ sư nghề vôi.

Đình Tranh Lâu
– Thờ tổ sư nghề mộc.

Đình Nhị Khê
– Thờ tổ sư nghề tiện.

Đình Phúc Hậu
– Thờ tổ sư nghề gương.

Đình Đình Đông Thổ Cổn Y hay đình Hàng Thiếc (số 2 phố Hàng Nón)
– Ông tổ nghề thiếc

Đình Hoa Lộc Thị
– Thờ tổ sư nghề nhuộm.

Đình làng Cựu Lâu (phố Hàng Khay) đã bi phá. Cựu Lâu từng có ngôi đình thờ thành hoàng Nguyễn Kim, người được cho là ông tổ nghề khảm trai đất Thăng Long đời vua Lê Hiển Tông (1740-1768).

– Nguyễn Kim, tổ nghề khảm trai

—o—o—o—

ĐỀN & ĐỀN CHÙA

Đền Ngọc Sơn số 4 phố Đinh Tiên Hoàng
– Thờ Bát Tiên & Trần Hưng Đạo

Đền Bà Kiệu (số 59 phố Đinh Tiên Hoàng)
– Thờ Mẫu

Đền Đông Hương (số 82 phố Hàng Trống)
– Thờ Mẫu

Đền Quan Đế (Phố Hàng Buồm)
– Thờ Quan Vũ

Đền Bát Hải Vọng Từ

– Thờ Vua Cha Bát Hải, dốc Hàng Than (đê Yên Phụ)

Đền Hương Tượng (64 P. Mã Mây)
– Thờ Nguyễn Trung Ngạn (1289 – 1370)

Đền Hương Nghĩa (13 P. Đào Duy Từ)
– Thờ Ông Cao Tứ, con rể An Dương Vương. Vợ ông là Phượng Minh Công Chúa.

Đền Tiên Hạ (48 Ngõ Phất Lộc)
– Thờ Nguyễn Trung Ngạn (1289 – 1370)

Đền Cổ Lương (25 P. Nguyễn Siêu, khi sông Tô Lịch chưa bị lấp giặc Pháp lấp đền Cổ Lương rộng mênh mông và trấn ngay cửa sông)
– Thờ Mẫu Liễu cùng hai vị thần là thần Phổ Tế và thần Nam Hải.

Đền Hội Thống, số 4 Thanh Hà

– Thờ Thánh Mẫu Đại Càn Tứ Nương (nguyên gốc đền được dân làng Hội Thống, ở Nghi Xuân, Nghệ An ra Thăng Long làm ăn) dựng nên, do ở làng Hội Thống có đền cả thờ Đại Càn Tứ Nương,
– Thờ Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Đền Đồng Thuận, 11 Hàng Cá (có chỗ ghi 27 Hàng Cá)
– Thờ Lý Tiến, một vị tướng, giúp Thánh Gióng đánh giặc Ân, trại cá của ngài ở đây, nên ở đây mới trở thành phố Hàng Cá

Đền Nhân Nội, ở phố Bát Đàn (xưa là phố Hàng Nồi)
– Thờ Bạch Mã Đại Vương

Đền Dâu hay Thuận Mỹ Linh Từ (số 64 phố Hàng Quạt) xưa nằm trên một bãi dâu thuộc thôn Thuận Mỹ, tổng Thuận Mỹ, huyện Thọ Xương, kinh thành Thăng Long cũ. Xa xưa, phần đất này vốn nằm bên bờ sông Tô Lịch, nơi có bãi dâu tằm trải dài tít tắp bên những nếp nhà của những người nông dân quanh năm tảo tần trồng lúa, chăn tằm, dệt lụa.
– Đền vốn là nơi thờ phụng đức Quốc tổ Lạc Long Quân và 18 đời vua Hùng.
– Sang đời nhà Lê, đền khởi thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

Đền Hỏa Thần (30 Hàng Điếu)
– Thờ Quang Hoa Mã Nguyên Suý, tức Đức Phật Nhiên Đăng
– Lễ hội 23/9

Đền Phủ Ủng (số 25 phố Lý Quốc Sư)
– Thờ Phạm Ngũ Lão

Đền Đông Thành (số 6 phố Hàng Bút) ở sát sau lưng ngôi đình Đông Thành (số 9 Hàng Vải), cổng quay ra phố Hàng Mụn, nay là Hàng Bút

Đền/Chùa Lý Quốc Sư (phố Lý Quốc Sư)
– Thờ Lý Quốc Sư

Đền Vũ Thạch

– Thờ Mẫu Liễu Hạnh

—o—o—o—

CHÙA

Chùa Bà Đá, Linh Quang tự (số 3 phố Nhà Thờ) : Lâm Tế Tông, trụ sở của Thành hội Phật giáo Hà Nội

– Có tượng cổ Bà Đá

Chùa Báo Ân, ở bờ phía đông hồ Gươm, hiện còn tháp Hòa Phong

Chùa Báo Thiên, Sùng Khánh Báo Thiên tự (40 phố Nhà Chung) : nay chỉ còn di tích là giếng đá cổ

– Có tháp Báo Thiên (đã đổ)

Chùa Cầu Đông, hay chùa Đông Môn (38 Hàng Đường)
– Thờ Trần Thị Dung & Trần Thủ Độ

Chùa Quán Sứ, Quán Sứ Tự (73 phố Quán Sứ)

– Thờ Lý Quốc sư Nguyễn Minh Không

Chùa – Đền Lý Quốc Sư (50 phố Lý Quốc Sư) : Trước là đền thờ Lý Quốc sư Nguyễn Minh Không, sau năm 1954 đổi thành chùa
– Thờ Lý Quốc Sư

Chùa Vũ Thạch, Quang Minh Tự (13B phố Bà Triệu)

Chùa Vĩnh Trù (59 P. Hàng Lược)
– Thờ Tứ Vị Hồng Nương

Chùa Pháp Bảo Tạng (44 phố Hàng Cót)

Chùa Quán Kim Cổ (số 73 phố Đường Thành), vốn là Đạo quán tên là Đồng Thiên cổ quán, sau đổi thành chùa
– Thờ Nguyên Phi Ỷ Lan

Chùa Thái Cam/Khai Tân (44 Hàng Vải, 16A phố Hàng Gà)
– Thờ Trần Hưng Đạo

Chùa Phúc Long (168 đường Trần Quang Khải)

Chùa Huyền Thiên (54 phố Hàng Khoai) vốn là Đạo quán tên là Huyền Thiên cổ quán, sau đổi thành chùa

– Thờ Huyền Thiên

Chùa Thiên Phúc (94 phố Hai Bà Trưng)

Chùa Bích Lưu (64 phố Hai Bà Trưng)

Chùa Nghĩa Lập

—o—o—o—

THÁP

Tháp Rùa, hồ Gươm

Về thăm Hà Nội quê nhà
Sông Hồng chở nặng phù sa ân tình
Tháp Rùa vẫn đẹp lung linh
Cầu cong Thê Húc in hình tháng năm

Tháp Bút, đền Ngọc Sơn

Tháp Hòa Phong, bên bờ hồ Gươm, thuộc chùa Báo Ân cũ (đã mất)

Tháp Báo Thiên ở Thăng Long (Hà Nội) bị phá đổ và Pháp xây dựng ở đây Nhà Thờ Lớn, thuộc bộ An Nam Tứ Đại Khí
– Tháp Báo Thiên ở Thăng Long (Hà Nội)
– Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm (Chùa Quỳnh Lâm, Đông Triều, Quảng Ninh)
– Chuông Quy Điền ở chùa Diên Hựu (chùa Một Cột), Hà Nội
– Vạc Phổ Minh ở chùa Phổ Minh, Thiên Trường (Nam Định).

—o—o—o—

HỘI QUÁN

Hội Quán Quảng Đông 22 Hàng Buồm
– Thờ thần Thiên Hậu

—o—o—o—

MIẾU

Miếu Đồng Lạc (31, Hàng Đào)

—o—o—o—o—o—o—o—

PHỐ HÀNG

Hà Nội băm sáu phố phường
Hàng Bột, Hàng Đường, Hàng Muối trắng tinh

—o—

Hà Nội băm sáu phố phường
Hàng Gạo, hàng Ðường, hàng Muối trắng tinh
Từ ngày ta phải lòng mình
Bác mẹ đi rình đã mấy mươi phen
Làm quen chẳng được nên quen
Làm bạn mất bạn ai đền công cho

—o—

Nghìn thu gặp hội thái bình,
Trải xem phong cảnh khắp thành Thăng Long.
Phố ngoài bao bọc thành trong,
Cửa Nam, Giám, Bắc, Tây, Đông rõ ràng.
Ba mươi sáu mặt phố phường,
Hàng Giầy, Hàng Bạc, Hàng Ngang, Hàng Đào.
Người đài các, kẻ thanh tao,
Qua hàng thợ Tiện lại vào Hàng Gai.
Hàng Thêu, Hàng Trống, Hàng Bài,
Hàng Khay trở gót ra chơi Tràng Tiền
Nhác trông chẳng khác động tiên,
Trên đồn cờ kéo, dưới thuyền buồm giăng.
Phong quang lịch sự đâu bằng,
Dập dìu võng lọng, tưng bừng ngựa xe. 

—o—

Nghìn thu gặp hội thái bình,
Trải xem phong cảnh khắp thành Thăng Long.
Phố ngoài bao bọc thành trong,
Cửa Nam, Giám, Bắc, Tây, Đông rõ ràng.
Ba mươi sáu mặt phố phường,
Hàng Giầy, Hàng Bạc, Hàng Ngang, Hàng Đào.
Người đài các, kẻ thanh tao,
Qua hàng thợ Tiện lại vào Hàng Gai.
Hàng Thêu, Hàng Trống, Hàng Bài,
Hàng Khay trở gót ra chơi Tràng Tiền
Nhác trông chẳng khác động tiên,
Trên đồn cờ kéo, dưới thuyền buồm giăng.
Phong quang lịch sự đâu bằng,
Dập dìu võng lọng, tưng bừng ngựa xe.
Hàng Vôi sang phố Hàng Bè,
Qua tòa Thương Chính trở về Đồng Xuân.
Trải qua Hàng Giấy dần dần,
Cung đàn nhịp phách nên xuân bốn mùa.
Cầu Đông vang tiếng chợ Chùa,
Trăng soi giá nến, gió lùa khói hương.
Mặt ngoài có phố Hàng Đường,
Hàng Mây, Hàng Mã, Hàng Buồm, Hàng Chum.
Tiếng Ngô, tiếng Nhắng um um,
Lên lầu xem điếm tổ tôm đánh bài.
Khoan khoan chân trở gót hài,
Qua Hàng Thuốc Bắc sang chơi Hàng Đồng.
Biết bao của báu lạ lùng,
Kìa đồ bát bửu, nọ lồng ấp hương
Hàng Bừa, Hàng Cuốc ngổn ngang.
Trở về Hàng Cót dạo sang Hàng Gà
Bát Ngô, Hàng Sắt xem qua,
Hàng Vải, Hàng Thiếc lại ra Hàng Hòm.
Ở đâu nghe tiếng om om,
Trống chầu rạp hát thòm thòm vui thay.
Hàng Da, Hàng Nón ai bày,
Bên kia Hàng Điếu, bên này Hàng Bông.
Ngã tư Cấm Chỉ đứng trông,
Qua Hàng Thợ Nhuộm thẳng rong Hàng Tàn
Đoái xem phong cảnh bàng hoàng,
Bút hoa dở viết chép bàn mấy câu.
Trải qua một cuộc bể dâu
Nào người đế bá, công hầu là ai?

—o—

Rủ nhau chơi khắp Long Thành,
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai:
Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai,
Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Hài, Hàng Khay.
Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giầy,
Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn.
Phố Mới, Phúc Kiến, Hàng Ngang,
Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Than, Hàng Đồng.
Hàng Muối, Hàng Nón, Cầu Đông,
Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè.
Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre,
Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà.
Quanh đi đến phố Hàng Da,
Trải xem hàng phố thật là cũng xinh.
Phồn hoa thứ nhất Long Thành,
Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ.
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ,
Bút hoa xin chép vần thơ lưu truyền.

—o—

Đấu hàng xáo, gáo hàng dầu

—o—o—o—

NGÕ

Trạm

Tạm Thương

Cấm Chỉ

Phất Lộc

Giai Ngõ Trạm, gái Tạm Thương

—o—

Em là con gái Tạm Thương
Dù không cày cấy, lương vàng cũng có một đôi quây
Ghét cho miệng thế đặt bày
Moi gan móc ruột khéo lựa điều này tiếng kia

—o—

Anh giai Ngõ Trạm phải hèn
Phường trên ngõ dưới biết tên những ngày
Duyên lành chắp mối đấy đây
Tạm Thương cô Choắt một tay chẳng vừa
Sớm cùng phận đẹp duyên ưa
Ông Tơ bà Nguyệt dắt đưa nên gần

—o—o—o—

NHÀ

– Nhà cổ của phố cổ

– Nhà số 10 phố Hàng Đào : di tích phân hiệu 2 của trường Đông Kinh Nghĩa Thục.

– Nhà số 48 phố Hàng Ngang : nơi Hồ Chí Minh viết Tuyên ngôn Độc lập.

– Nhà Thờ Lớn

– Nhà Hát lớn (1 A Tràng Tiền)

—o—o—o—

QUẢNG TRƯỜNG

– Quảng Trường Đông Kinh Nghĩa Thục, số 2 phố Lê Thái Tổ, xưa gọi là Bãi Dừa hoặc Bãi Gáo, nơi quân Pháp đã đem chém ông cử Tạ Vǎn Đình năm 1883 rồi nǎm 1887 kinh lược sứ Bắc Kỳ đã hành hình thủ khoa Nguyễn Cao.

– Tương đài & vườn hoa Lý Thái Tổ

– Tượng đài vua Lê (số 16 phố Lê Thái Tổ)

– Vườn hoa Con cóc

– Vườn hoa Bác Cổ

—o—o—o—

BẢO TÀNG

– Bảo tàng Lịch sử quốc gia số 1 Tràng Tiền

—o—o—o—

CHỢ

– Chợ Đồng Xuân

Kẻ cắp chợ Đồng Xuân

—o—

Trai kén vợ giữa chợ Đồng Xuân
Gái kén chồng giữa phường Quần Ngựa

—o—

Tông Đản là của vua quan,
Nhà Thờ là của trung gian nịnh thần.
Đồng Xuân là của thương nhân,
Vỉa hè là của nhân dân anh hùng.

—o—

Con cò mà đậu cành tre
Thằng Tây bắn súng cò què một chân
Hôm sau ra chợ Ðồng Xuân
Chú khách mới hỏi: sao chân cò què?
Cò rằng: cò đứng bụi tre
Thằng Tây bắn súng, cò què một chân!

—o—

Ơn chàng đã có lòng vì
Ngỏ lời phương tiện muốn bề tóc tơ
Nhân khi em ở lại nhà
Làm nghề canh cửi sớm khuya chuyên cần
Vốn riêng được một vài trăm
Đem đi buôn bán Đồng Xuân chợ này
Buôn hàng vải lụa bấy nay
Nhờ trời vốn lãi độ ngày ba trăm.

—o—

Vui nhất là chợ Đồng Xuân
Mùa nào thức ấy xa gần bán mua
Cổng chợ có anh hàng dừa
Hàng cau, hàng quýt, hàng mơ, hàng đào
Xăm xăm anh mới bước vào
Thấy anh hàng thuốc hút vào say sưa
Nứt nẻ thì anh hàng na
Chua chát hàng sấu, ngọt nga hàng đường
Thơm ngát thì chị hàng hương
Tanh ngắt hàng cá, phô trương hàng vàng
Xộc xệch thì anh hàng giang
Cả rổ lẫn thúng, cả sàng lẫn nia
Sọ sẹ thì anh hàng thìa
Cả bát lẫn đĩa nhiều bề ung dung
Đỏ đon thì anh hàng hồng
Thanh yên, phật thủ, bưởi bòng kể chi
Trống quân vận chẳng ra gì
Mỗi người một vẻ ai thì kém ai
Trông lên thấy dãy hàng chai
Có một chú khách trọc đầu trắng răng
Ai ơi khéo nói đãi đằng
Hàng ốc, hàng ếch, hàng xăng, hàng quà
Trông lên thấy dãy hàng cà
Bánh đúc, bánh đậu, bánh đa, xôi vò
Trông lên thấy dãy thịt bò
Chú bồi, chú khách đợi chờ bán mua
Trông lên thấy dãy hàng cua
Em xách một giỏ, anh mua mấy hào
Trông lên dãy phố Hàng Đào
Miệng chào hớn hở anh vào cùng em

– Chợ Cầu Đông

Bà già đi chợ Cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói gieo quẻ nói rằng:
Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn!

—o—

Sáng ngày đi chợ cầu Đông
Xem một quẻ bói lộn chồng được chăng
Thầy bói gieo quẻ nói rằng
Lộn thì lộn được nhưng năng phải đòn
Mồ cha đứa có sợ đòn
Miễn là lấy được chồng giòn thì thôi.

– Chợ Bắc Qua

– Chợ Thanh Hà

– Chợ Hàng Da

– Chợ Hàng Bè

– Chợ Hàng Dầu

Chợ Hàng Dầu một tháng sáu phiên
Gặp cô hàng xén kết duyên vừa rồi
Cái gánh hàng đây những quế cùng hồi
Có mẹt bồ kết, có nồi phèn chua
Bó hương thơm xếp để bên bồ
Trần bì, cam thảo, sài hồ, hoàng liên
Hàng em đáng giá bao nhiêu tiền?
Để ta xếp vốn ta liền buôn chung
Buôn chung, ta lại bán chung
Được bao nhiêu lãi, ta cùng chia nhau.

—o—o—o—

CẦU

Cầu Thê Húc

Về thăm Hà Nội quê nhà
Sông Hồng chở nặng phù sa ân tình
Tháp Rùa vẫn đẹp lung linh
Cầu cong Thê Húc in hình tháng năm

—o—

Rủ nhau xem cảnh Kiếm hồ,
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.
Đài Nghiên Bút Tháp chưa mòn,
Hỏi ai xây dựng nên non nước này?

—o—

Tháp Bút, nghiên mực còn đây
Cầu cong Thê Húc tháng ngày chẳng phai

Cầu Long Biên

Nghĩ xem cái nước Nam mình
Tây sang bảo hộ tài tình đến đâu?
Nghĩ xem tiền của ở đâu
Đưa ra mà bắc được cầu qua sông
Chả hay tiền của của chung
Đưa ra mà bắc qua sông Bồ Đề
Bắc cho thiên hạ đi về
Những cột dây thép khác gì nhện chăng
Tưởng rằng anh Pháp nghĩa nhân
Nào hay lấy của dân Nam làm giàu
Tưởng rằng bảo hộ cho nhau
Nào hay đánh mắng ra màu coi khinh
Cũng giang sơn, cũng triều đình
Thế mà nước mất, dân tình lầm than
Lo sưu, lo thuế đã cam
Nay kinh, mai lính, gian nan mịt mù
Dân thì phải thợ, phải phu
Tỉnh thành đặt chốn lao tù cấm ngăn
Một năm nào biết mấy lần
Nay thuế quốc trái, mai quân quốc phòng
Những quân vui thú nức lòng
Đua nhau ăn bẩn như muông khác gì

Cầu Đông

Sông Tô nước chảy quanh co
Cầu Đông sương sớm, quán Giò trăng khuya
Buồm tình vừa lúc phân chia
Tiếng ai như đã bên kia hẹn hò

—o—

Tốt đẹp là chị hàng hoa
Tuy rằng thơm ngát cửa nhà sạch không
Ngà ngày đi hái hoa hồng
Chiều chiều về ngõ Cầu Đông ăn quà
Bao giờ chợ lớn hết hoa
Đồng Xuân hết chuối thì hoa hết tiền.

Cầu Gỗ

—o—o—o—

KHẨU

Hà Khẩu

Giang Khẩu

—o—o—o—

CỐNG

Cống Chéo của sông Tô Lịch, còn gọi là cống chéo Hàng Lược, nằm ở giao Hàng Lược và Hàng Rươi. Ngày xưa khi giặc Pháp chưa lấp sông Tô Lịch. Nếu ở phố Hàng Cá ngày xưa có trại cá, thì ở phố Hàng Rươi xưa cũng có rươi.

—o—o—o—

CỬA THÀNH (THĂNG LONG)

Cửa Đông trong bộ 5 cửa là Cửa Đông – Cửa Bắc – Cửa Tây – Cửa Nam – Cửa Giám

Nghìn thu gặp hội thái bình,
Trải xem phong cảnh khắp thành Thăng Long.
Phố ngoài bao bọc thành trong,
Cửa Nam, Giám, Bắc, Tây, Đông rõ ràng.

CỬA Ô (Ô MÔN)

Ô Quan Chưởng, hay Ô Đông Hà là cửa ô còn lại duy nhất trong các cửa ô của Thăng Long, mà số lượng thay đổi nhiều lần trong lịch sử.

Long Thành bao quản nắng mưa,
Cửa ô Quan Chưởng bây giờ là đây

SÔNG

– Sông Hồng

Năm một nghìn không trăm mười
Vua Lý Thái Tổ cho dời thành xưa
Về Thăng Long dựng kinh đô
Muôn dân chung dựng cơ đồ ông cha
Lâu đài thành quách nguy nga
Có phố, có chợ thật là đông vui
Có sông Hồng thuyền tới lui
Có hồ nước mát thoảng mùi hương sen
Cửa ô, xóm phố nối liền
Thăng Long tấp nập trăm miền khơi thông
Vua Lý đã chọn đất rồng
Ngàn năm bền vững Thăng Long kinh kì

—o—

Gương kia nỡ để bụi nhòa
Sông có Nhị Hà núi có Tản Viên
Thề kia sao để lỡ duyên
Trăng còn soi mãi vùng sen Tây Hồ

—o—

Ai về Hà Nội, ngược nước Hồng Hà
Buồm giong ba ngọn vui đà nên vui

—o—

Nghìn năm còn mãi sử xanh
Vua Lý Thải Tổ dời thành lập đô
Về Thăng Long dựng cơ đồ
Thiên thu bền vững thủ đô Lạc Hồng

– Tô Lịch

Bao giờ đổ núi Tản Viên
Cạn sông Tô Lịch thiếp mới quên nghĩa chàng

HỒ

– Hồ Hoàn Kiếm

Khen ai khéo họa dư đồ
Giữa nơi thành thị có hồ xanh trong
Ngựa xe muôn nẻo phố đông
Một tòa cổ miếu, đôi dòng thanh lưu
Trăng soi nước, nước in cầu
Bức tranh thiên cổ đượm màu yêu thương
Có hoa ánh bóng tà dương
Nghìn xưa hưng bá đồ vương chốn này

—o—

Khen ai khéo họa dư đồ
Trước sông Nhị Thủy, sau hồ Hoàn Gươm

– Hồ Thái Cực

 

Chia sẻ:
Scroll to Top