CÁC VỊ HẢI THẦN CỦA XỨ ĐÔNG

Loading

Ở nước Nam các vị thần Nam Hải đương nhiên chiếm vị trí cực kỳ quan trọng. Được biết đến và được thờ rộng khắp là
– Quán Âm Nam Hải thờ ở chùa Hương Tích, Mỹ Đức, Hà Nội và chùa Hương Tích, Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh
– Đại Càn Quốc gia Nam Hải Tứ vị Thánh nương thở ở đền Mẫu Hưng Yên, Đền Cờn Nghệ An
– Cá ông Nam Hải thờ khắp các tỉnh ven biển

Riêng ở xứ Cảng Hải Phòng, cực Đông của xứ Đông có các vị thần Nam Hải sau
– Nam Hải Đại Thần Vương, thờ ở đền thờ Nam Hải Đại Thần Vương, đảo hòn Dáu, Đồ Sơn, Hải Phòng. Tương truyền, Đức Nam Hải Đại Thần Vương là danh tướng tuấn kiệt, dưới chướng Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Trong trận thuỷ chiến chống quân Nguyên – Mông trên Bạch Đằng Giang lịch sử, Nam Hải Đại Thần Vương đã hy sinh và hiển linh tại đảo Hòn Dấu – Đồ Sơn.
– Nam Hải Đại Vương, Thiên Lôi, Đức Thánh Niệm, Phạm Tử Nghi (1509-1551) là tướng nhà Mạc, người làng Vĩnh Niệm, tổng An Dương, huyện An Dương, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương, nay là phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng. Ông được thờ chính tại Lăng Phạm Tử Nghi hay còn gọi là miếu Đôn Nghĩa, thuộc phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân.
– Nam Hải Đô Đốc, thờ ở Bến tàu không số K15 ở Đồ Sơn

Nam Hải là gì ?
– Nam là hướng chủ về vận hành, nam là muôn phương vận hành, nói cách khác là vạn hành. Cho nên có các câu “Kim chỉ nam”, “Vợ hiền hoà, nhà hướng nam (hoặc Vợ đàn bà, nhà hướng nam). Về mặt cơ thể học, nam là vùng đáy cơ thể, đáy xương chậu nơi có hậu môn, cửa đường sinh dục, xương cụt và khớp háng nối về 2 chân
– Hải là cấu trúc của nước, nước có mọi cấu trúc. Nam Hải là cấu trúc để vận hành nước. Có câu “Trai nam gái hải” là sự kết hợp nam vận hành và nữ cấu trúc.

Các vị thần Nam Hải chủ về vận hành và thường đi theo bộ với nhau và theo bộ với các vị thần chủ về cấu trúc. Một số ví dụ về thần vận hành
– Thần tài (đi bộ với Thổ địa)
– Thiên Lôi/La Sát – Thiên La/Lôi Vũ
– Nam Tào – Bắc Đẩu
– Pháp Lôi – Pháp Vũ – Pháp Vân – Pháp Điện,
– Thập Điện Diêm Vương …

Bộ Hải Thần có
– Nam Hải
– Đông Hải
– Sát Hải
– Bạt Hải
– Bột Hải

Cụ thể
– Đông Hải Đại Vương :
– – – Đoàn Thượng (1181-1228) là vị tướng cuối thời nhà Lý đời vua Lý Cao Tông và Lý Huệ Tông. Ông là hào trưởng vùng Hồng và là chủ soái của sứ quân họ Đoàn ở lộ Hồng Châu. Ông chống lại sự chuyển giao từ Nhà Lý sang nhà Trần do Trần Thủ Độ sắp đặt.
– – – Nguyễn Phục, hay Tùng Giang Tiên Sinh là một vị quan đã ba lần được vua Lê Thánh Tông giao đi sứ nhà Minh.
– Thần Đông Hải : Cụ Vũ Hoàng Đào là thế tổ đời thứ năm của dòng họ Vũ ở Hưng Học. Cụ học cao thi đỗ Quận Công vào thời Lê. Ngày vinh quy bái tổ, đã thác ở sông Rút và hiển linh thành Thần Đông Hải, một vị thần biển phù hộ cho dân làng Hưng Học đi sông, đi biển được an lành. Ngài còn có khả năng trừ ôn dịch cứu dân. Dân làng Hưng Học đã tạc tượng và lập miếu thờ ở gần nơi Ngài thác, gọi là Miếu Chính Phủ. Ngài cũng là Thành Hoàng làng, được thờ ở đình Hưng Học, thị xã Quảng Yên
– Sát Hải Đại Vương : Hoàng Tá Thốn (1254-1339) là một đại thần dưới triều đại nhà Trần, có nhiều công lớn trong cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên lần thứ 3 của Đại Việt.
– Bạt Hải Đại Vương : Vũ Hải (1252-1288) người trang Du Lễ đời Trần (nay thuộc xã Du Lễ, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng) là tướng của nhà Trần giai đoạn chống quân Nguyên Mông xâm lược lần thứ hai và lần thứ ba. Do có công lớn trong trận Chương Dương – Hàm Tử nên ông được phong chức Phó Đô Ngự Sử. Theo thần phả, ông là người có công chém đầu tướng địch Toa Đô trong trận Tây Kết. Ông hy sinh trong trận đánh Ô Mã Nhi tại cửa biển Đại Bàng (nay là cửa biển Thái Bình)
– Bột Hải Đại Vương :

Điểm chung của tất cả các vị Hải Thần là
– Sinh ra và hoá ở xứ Hải Đông (Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh) và xứ Nghệ. Xứ Đông ở đây không nên hiểu là xứ ở hướng Đông, mà cần phải hiểu là xứ đông đảo, đông đúc, và như vậy có muôn hướng ở xứ Đông.
– Là tướng của Trần Hưng Đạo hoăc ít nhiều liên quan đến đời Trần.

Có câu “Phúc như Đông Hải, thọ tỉ Nam Sơn”. Phúc Đông Hải là hồng phúc, chủ về sự đa dạng. Thọ Nam Sơn là do vững bền trong chuyển hoá. Xứ Đông của Thăng Long còn có tên là xứ Hồng, xứ Hải Đông. Xứ Nam của Thăng Long còn có tên là xứ Sơn Nam. Như vậy xứ Hải Đông thì có phúc và xứ Sơn Nam thì có thọ, kết hợp hai xứ này lại là phúc thọ.

—o—

Chia sẻ:
Scroll to Top