Phấn là một trong Ngũ hành Bụi Tiên gồm PHẤN (Mộc) – CÁT (Kim) – BỤI (Khí) – TRO (Hoả) – SA (Thổ)
– Bụi phấn, hạt phấn
– Phấn hoa, bên cạnh phấn hoa có phấn lá, ở mặt lá, phấn quả ở bề mặt quả non
Tưởng rằng duyên đẹp như tiên
Ai ngờ như mực mài nghiên vẽ vành
Tưởng rằng duyên đẹp như tranh
Ai ngờ duyên lại như mành rách tan
Tưởng rằng hương quế hương lan
Ai ngờ phấn rữa hoa tàn thế ư
– Phấn ong
– Phấn hương
Buôn phấn bán hương
– Phấn dũng
Ngó vô Linh Đổng mây mờ
Nhớ Mai Nguyên soái dựng cờ đánh Tây
Hầm Hô cữ nước còn đầy
Còn gương phấn dũng, còn ngày vinh quang.
– Phấn son
Hoa nguyệt phấn son
—o—
Má phấn môi son (đối xứng với Má mỏng môi mòn)
—o—
Tô điểm phấn son/Trang điểm phấn son
—o—
Cau già dao bén thì ngon
Người già trang điểm phấn son cũng già
—o—
Không chồng, son phấn qua loa
Có chồng, em trang điểm nước hoa dầu dừa
—o—
Ví dầu ngày tháng thoi đưa
Bao năm chinh chiến anh chưa thấy về
Điểm tô son phấn em thề đợi anh
—o—
Em là phận gái ở đồng
Làm ăn lam lũ, em không lượt là
Phấn son chẳng có trong nhà
Trồng bông, em dệt vải ta em xài
—o—
Hỡi cô má phấn môi son,
Chân đi chữ bát còn toan chê chồng.
Chồng cô cao ngỏng cao ngòng,
Đêm đêm cô với cũng không tới nào.
—o—
Cô kia má phấn môi son
Nắng dầu mưa dãi càng giòn càng ưa
Cô kia mặt trẽn mày trơ
Vàng đeo, bạc quấn cũng dơ dáng người
—0—
Đánh tôi thì tôi đau đòn
Tính tôi hoa nguyệt phấn son mặc dầu
Quen rồi chừa chẳng được đâu
Lệ làng, làng bắt mấy trâu kệ làng
—o—
Tưởng rằng má phấn môi son
Ai ngờ má mỏng môi mòn hỡi em
—o—
Con rắn không chân đi năm rừng bảy rú
Con gà không vú nuôi chín, mười con
Qua tưởng rằng em má phấn môi son
Ai ngờ má mỏng, môi mòn hỡi em
—o—
– Phấn dồi, thuộc nhóm phấn trang điểm như phấn nền, phấn lót … và phấn rôm
Phấn giồi mặt nọ tốt tươi,
Thuyền em chở đặng mấy mươi anh hùng?
—o—
Trắng da là bởi phấn dồi
Đen da là bởi em ngồi chợ trưa
—o—
Phấn dồi mặt nọ tốt tươi
Thuyền quyên bậu chở mấy mươi anh hùng
—o—
Phấn dồi mặt nọ tốt tươi
Thuyền em chở được mấy mươi anh hùng
– Thuyền tôi đáy rộng lườn dài
Xưa kia có chở quan tài cha anh
– Da phấn rất rõ ở thực vật, ở động vật, thậm chí ở người. Phấn có thể tìm thấy trên cánh hoa, phấn trên lá cây, ngọn cây, đặc biệt khi còn non, phấn trên vỏ quả (quả bí xanh, quả dưa chuột, quả cà chua …). Phấn có thể tìm trên cánh bướm, bướm nhiều phấn gọi là con ngài. phấn trên da lợn con, phấn trên da cá….
Mặt hoa da phấn : “Da phấn” ngược với “da trơn”, “da bóng”. “Mặt hoa da phấn” ngược với “Phấn rữa hoa tan”, “Mặt trơ trán bóng” hoặc “Má mỏng môi mòn”.
– Đánh phấn
Cô kia đen thủi đen thui
Phấn đánh vô hồi đen vẫn hoàn đen
—o—
Quy Nhơn có biển, có cầu
Có phố chú Chệt, có lầu ông Tây
Thông ngôn, kí lục lắm thầy
Chân thì giày ống, tay thì ba-toong
Vợ thì đánh phấn thoa son
Nước non còn mất, mất còn không hay
– Phấn viết bảng
– Phấn sáp
– Vách phấn, là cách có phấn viết
Trăm năm vách phấn đề thơ,
Lòng thương ai biết, dạ chờ ai hay
—o—
Chàng về để áo lại đây
Áo thời thiếp mặc, gối mây đợi chờ
Trăm năm vách phấn đề thơ
Lòng thương ai biết, dạ chờ ai hay
– Bí phấn là giống bí có vỏ trắng do có phấn. Bí phấn còn gọi là bí tro hoặc bị thơm xanh Bắc Cạn (khi trồng cở Bắc Cạn).
– Phấn chấn, hưng phấn, phấn đấu, phấn khích, phấn khởi : Phấn xuất hiện trên da của cây và con trong giai đoạn đầu của tăng trưởng, cho nên các trạng thái gắn với phấn cũng đi với giai đoạn khởi đầu hoặc tăng trưởng.