CHÚA GÁI – NGỌC HOA CÔNG CHÚA (Ngũ hành Bụi Tiên)

Loading

Có nhiều Ngọc Hoa Công chúa trong lịch sử và huyền sử Việt. Đầu tiên là Ngọc Hoa công chúa, vợ của Tản Viên Sơn Thánh, vị Thánh đứng đầu trong tứ bất tử và là một trong bốn vị vua cha của đạo Mẫu giữ Nhạc Phủ.
Ngọc Hoa công chúa là con gái thứ hai của vua Hùng Vương thứ 18. Vua Hùng Vương thứ 18 có hai con gái, Tiên Dung là chị, Ngọc Hoa là em. Tiên Dung gắn với sự tích Đầm Dạ Trạch và Chử Đồng Tử, còn Ngọc Hoa gắn với sự tích Sơn Tinh – Thuỷ Tinh, và Tản Viên Sơn Thánh.
Sự kiện vua Hùng kén rể trong đó Sơn Tinh thắng Thuỷ Tinh, chính là sự kiện tìm chồng cho con gái, tên là Mỵ Nương. Mỵ nương thực ra không phải tên riêng là danh xưng được dùng trong thời Hồng Bàng để chỉ con gái của các vua Hùng, nghĩa là cả Tiên Dung và Ngọc Hoa đều là Mỵ Nương
Vua Hùng lập lầu kén rể ở gò Tiên Cát, cửa núi Việt Trì, nay là phường Tiên Cát, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Khắp nơi được tin loan báo, sau đó có Sơn Tinh và Thuỷ Tinh đến xin thi tài. Sơn Tinh là thần núi Tản Viên còn Thuỷ Tinh là thuỷ thần, xuất hiện ở ngã ba sông Bạch Hạc.
Sơn Tinh tên thật là Nguyễn Tuấn, con trưởng ông Nguyễn Cao Hành và bà Đinh Thị Đen (còn gọi là bà Thái Vĩ), sinh sống ở động Lăng Xương, huyện Thanh Xuyên, phủ Gia Hưng, đạo Sơn Tây (nay là làng Trung Nghĩa, xã Đồng Trung, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ).
Tương truyền, một hôm bà Đinh Thị Đen vào rừng kiếm củi, đến Thạch Bàn (Thạch Bàn cũng là tên đỉnh núi cao nhất của Tam Đảo) bỗng thấy mây lành bao phủ, rồng vàng bay xuống phun nước như mưa, khí thiêng lan tỏa. Sau khi rồng bay đi, bà Đinh Thị Đen thấy hương bay ngào ngạt, nước giếng trong như ngọc, bà liền xuống tắm rồi mang thai từ đấy. 14 tháng sau, đúng ngày rằm tháng Giêng (chính là Tết Nguyên Tiêu) năm Đinh Tỵ, giữa giờ Thìn, ở Động Lăng Sương, bà trở dạ sinh hạ được một cậu con trai đặt tên là Nguyễn Tuấn. Nơi bà sinh con nay vẫn còn di tích đền Lăng Sương.
Sơn Tinh lên núi chặt cây gặp thần Thái Bạch Kim Tinh và được Ngài ban cho chiếc gậy đầu sinh – đầu tử) và dậy cho pháp thần chú để cứu đời. Sau đó, Sơn Tinh lại cứu sống một con rắn, nguyên là con Long Vương, bị trẻ chăn trâu đuổi đánh. Vì thế Sơn Tinh được Long Vương ở bể Nam Hải tặng cho một cuốn thiên thư, có thể ước và xem hiểu thấu mọi việc trên trời dưới đất. Sau này Tản Viên được mẹ nuôi Ma Thi Cao Sơn cho dãy núi Ba Vì cùng cả mảnh đất trải dài sang tận Tam Đảo. Sơn Tinh trở thành Thần Núi Tản Viên.
Cả Sơn Tinh và Thuỷ Tinh đều có nhiều phép thuật đánh nhau không phân thắng bại.
Vua thấy cả hai đều tài giỏi, không biết gả cho ai, bèn triệu cả hai đến bảo rằng: “Cả hai khanh đều là người tài giỏi, ta chỉ có một người con gái, không biết gả cho ai. Ngày mai ai mang lễ vật đến trước gồm: voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, 100 cặp bánh chưng, 100 cặp bánh dầy thì sẽ được đón Ngọc Hoa về làm vợ”.
Sơn Tinh dâng lễ vật đến trước và được đón Ngọc Hoa về làm vợ.
Lễ hội Chúa Gái là lễ hội lớn của vùng Phú Thọ, mô tả lại cảnh Sơn Tinh đón Ngọc Hoa – Chúa Gái về sau khi dâng lễ vật Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao cho vua Hùng.
Lễ hội rước Chúa gái bắt đầu từ ngày 25 tháng Chạp đến hết ngày mùng 8 tháng Giêng.
– Ngày 25 tháng Chạp: Lễ mở cửa Đền Hạ, Đền Trung (Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng); đón Vua về làng ăn Tết;
– Ngày 28 tháng Chạp: Lễ chọn Chúa gái;
– Đêm 30 tháng Chạp (30 Tết Nguyên đán): Lễ rước tiếng hú;
– Ngày mùng 4 tháng Giêng: Lễ tế lợn hèm và tổ chức chạy địch (còn gọi là “săn lợn – chạy địch”);
– Ngày mùng 6 tháng Giêng: Lễ tế sóc, trình voi, ngựa và chạy tùng rí;
– Ngày mùng 7 tháng Giêng: Lễ rước voi, ngựa về đình Cả (tức Lễ đón tiếp quân giá của Sơn Tinh);
– Ngày mùng 8 tháng Giêng: Lễ rước Chúa gái và trình trò “Bách nghệ khôi hài”.
Lễ hội tổ chức ở hai làng Vi – Trẹo, dưới chân núi Hùng, nơi có đền Hùng, nay là thị trấn Hùng Sơn, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
Trong lễ hội rước Chúa gái, lễ vật được tập kết tại làng Phù Đức để rước vào núi Hùng tế lễ, dâng tiến vua cha.
Đoàn rước kiệu Chúa gái gồm bảy nữ tỳ đi cùng để phục vụ Công chúa, trong đó có bốn nữ tỳ rước kiệu, hai nữ tỳ cầm quạt và một nữ tỳ đi theo để phục vụ và thay nhau rước kiệu.
Đoàn người tham gia lễ đón dâu đi bộ theo đường bộ hướng từ Đông sang Tây, đoàn rước dâu đi đến làng He xưa kia (làng Vi và làng Trẹo thuộc thị trấn Hùng Sơn ngày nay). Tới ngã ba Cây Hương cạnh bến đò cầu Cáp thì Công chúa đòi xuống kiệu không đi nữa, ngồi trên tảng đá hướng nhìn về núi (trên núi Nghĩa Lĩnh các đời Hùng Vương lập điện chính vua ở tại núi Nghĩa Lĩnh) vì nhớ cha, nhớ mẹ. Công chúa ngồi rất lâu chỗ này. Đoàn đưa dâu lo lắng nhiều lần giục Công chúa lên kiệu vì sợ muộn giờ nhưng Công chúa vẫn không đi. Cả đoàn bèn bàn với dân làng sở tại tổ chức múa hát, làm nhiều trò vui nhộn cho Công chúa quên nỗi nhớ nhà, đó là các trò: bách nghệ khôi hài, múa tùng dí, múa sư tử… Công chúa từ đó vui lòng lên kiệu đoàn rước dâu ra đến bến đò lên thuyền về nhà chồng, ở vùng núi Tản, sông Đà.
Trong dãy núi Tản Viên có ba đỉnh cao nhất là
– Đỉnh vua
– Đỉnh Tản Viên
– Đỉnh Ngọc Hoa
và con suối Cái.
Vậy cái tên Ngọc Hoa nghĩa là gì ?
– Hoa như Ngọc
– Ngọc như Hoa
– Hoa của Ngọc
– Ngọc của Hoa
Người con gái được ví với hoa, khi người con gái sinh con, được gọi là khai hoa nở nhuỵ. Vì Ngọc Hoa là Nữ Chúa, nên bà có sứ mệnh cùng với Tản Viên, là Chúa Cha sinh ra dòng máu gốc. Ngọc là noãn mà thường nằm sâu trong nhụy, chờ được thụ tinh bởi phấn hoa.
—o—o—o—
Trong lịch sử còn một số nàng công chúa Ngọc Hoa nổi tiếng nữa
– Ngọc Hoa công chúa, thành hoàng làng Đại Yên, làng trống cây thuốc và bán lá thuốc nam nổi tiếng của Thăng Long xưa.
– – – Tích Thành hoàng làng như sau: Thời Lý, Chế Na Ma dẫn đội quân sang đánh chiếm nước ta. Lý Thường Kiệt được nhà vua cử đi đánh giặc. Vị tướng nhà Lý tiến hành tuyển thêm quân, trong số trúng tuyển có thầy đồ Trần Tuấn, một người con rể của làng Đại Yên. Trần Tuấn vốn là người ở Thanh Hóa, ra Thăng Long dạy học, lấy người con gái làng Đại Yên làm vợ. Một hôm đi chợ, vợ Trần Tuấn nhặt được một dải lụa rơi liền tìm mọi cách để trả lại. Đêm ấy nàng nằm mộng có thai và sinh ra người con gái đặt tên là Trần Ngọc Tường. Năm Lý Thường Kiệt tuyển quân, Ngọc Tường mới 9 tuổi nhưng dứt khoát xin giả trai theo cha đi đánh giặc. Lý Thường Kiệt không có cách nào để từ chối một đứa trẻ mới 9 tuổi nhưng đã có lòng yêu nước mãnh liệt nên đành để Ngọc Tường theo cha. Ở chiến trường, hai bên giao chiến vài trận không phân thắng bại. Lúc này Ngọc Tường mới xin với Lý Thường Kiệt cho mình sang khu đồn địch bán trầu cau (món ăn được ưa chuộng của lính tráng thời bấy giờ) để dò la tin tức. Nhờ có những tin tức của Ngọc Tường mà trận đánh sau đó, Lý Thường Kiệt đã thắng. Về triều, tướng quân mới mang câu chuyện Ngọc Tường tâu với nhà vua. Vì cảm phục nên nhà vua đã phong Ngọc Tường làm Ngọc Hoa công chúa, tặng vàng bạc châu báu và mời ở lại Hoàng cung nhưng Ngọc Hoa từ chối, về làng Đại Yên ở với mẹ và mất tại làng ngay năm đó. Nhà Vua thương tiếc nên để dân làng lập miếu thờ và phong Ngọc Hoa công chúa là Thành hoàng làng Đại Yên.
– – – Mộ của bà hiện vẫn còn nằm trong đình làng, mối xông lên thành một gò cao, trở thành địa thế tựa cho gian thờ chính của đình làng.
– Ngọc Hoa công chúa
– – – Mộ cổ của bà nằm ở giữa gò Vình, này là xã Chương Xá, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ.
– – – Công chúa Ngọc Hoa hay còn gọi là phu nhân Đường Thị Quế, người con thứ 7 của vua Hùng. Tương truyền, xưa kia các vua Hùng vào vùng đất Chương Xá bây giờ. Khi ấy vào mùa nước, con gái vua chính là công chúa Ngọc Hoa cùng với đoàn thuyền đi ngắm trăng. Trong đêm trăng thanh gió mát, bỗng nhiên có một cơn gió nổi lên cuốn chìm thuyền của công chúa. Khi tìm thấy, công chúa Ngọc Hoa đã mất. Vua cha sai quân lính múc đất vòng quanh, đào đắp một gò cao xây xung quanh để thờ công chúa. Ngôi mộ được xây bằng những viên đá ong, xung quanh trồng cây lộc vừng và hai cây cọ được ví như hai cây đèn sáng nơi đây.
– – – Trong cuốn lịch sử Đảng bộ xã Chương Xá lại ghi rằng ngôi mộ ở gò Vình hiện tại thờ công chúa Tiên Dung hay còn gọi là phu nhân Trần Thị Quế chứ không phải công chúa Ngọc Hoa (phu nhân Đường Thị Quế).
– Ngọc Hoa – Phạm Tải :
– – – Phạm Tải – Ngọc Hoa là một truyện thơ Nôm khuyết danh của Việt Nam, gồm 928 câu thơ, chủ yếu là những câu lục bát, thỉnh thoảng có những đoạn trữ tình xen vào, làm theo thể song thất lục bát. Ngọc Hoa là con một gia đình giàu có họ Trần, cha làm quan, quê ở Thanh Hà. Gặp Phạm Tải, người Sơn Tây, mồ côi cha mẹ, phải đi ăn xin để tiếp tục việc học, Ngọc Hoa đem lòng thương yêu. Ông bà họ Trần chiều ý con gái, cho Phạm Tải và Ngọc Hoa kết duyên. Trong làng có Biện Điền là tên vô lại, trước dạm hỏi Ngọc Hoa không được, thấy nàng lấy chồng thì đem lòng thù oán, bèn tạc tượng Ngọc Hoa đem dâng lên Trang Vương. Trang Vương là tên vua hiếu sắc, cho quan quân đến bắt Ngọc Hoa. Giữa triều đình, Trang Vương ép Ngọc Hoa lấy hắn, nhưng bị nàng cự tuyệt. Hắn lại thương lượng với Phạm Tải nhường vợ cho hắn, nhưng Ngọc Hoa vẫn kiên quyết không chịu. Trang Vương liền đầu độc Phạm Tải, bức bách Ngọc Hoa. Ngọc Hoa cầm dao rạch mặt, cắt tóc, mặc tang phục vào triều. Nàng viện cớ chồng chết, vợ phải để tang ba năm và nói chỉ khi nào đoạn tang mới trở lại. Trang Vương đành phải ưng thuận. Ngọc Hoa đưa thi hài chồng về quê an táng. Hết ba năm cư tang, nàng tự tử để khỏi bị Trang Vương đòi bắt. Ngọc Hoa chết xuông âm phủ, gặp Phạm Tải, cùng với chồng làm đơn kiện Trang Vương tại điện Diêm La. Diêm Vương tuy là em Trang Vương, nhưng sau khi xét hỏi đã tuyên bố: “Thương anh tôi để trong lòng; Việc quan phải cứ phép công tôi làm” và ra lệnh ném Trang Vương vào vạc dầu. Phạm Tải, Ngọc Hoa được sống lại, trở về đoàn tụ ở cõi trần và chàng trị vì đất nước thay cho Trang Vương.
– – – Đền Ngọc ở thôn Văn Tảo, xã Thanh An, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.
– Ngọc Hoa công chúa là một công nữ dưới thời các Chúa Nguyễn, được biết đến là con gái nuôi của Chúa Sãi Nguyễn Phúc/Phước Nguyên, sau được gả cho Araki Soutaro (Hoang Mộc Tông Thái Lang) của Nhật Bản, . Câu chuyện về hai người trở thành 1 truyền kì nổi tiếng ở Nagasaki.
– Công nữ Nguyễn Phúc Ngọc Khoa là con gái thứ ba của chúa Sãi Nguyễn Phước Nguyên. Theo Nguyễn Phước tộc Thế phả, bà được gả cho Po Romê vào năm Tân Mùi (1631). Hiện nay ở Ninh Thuận có hai tháp Chăm nổi tiếng là tháp Po Romê và Tháp Po Klong Garai, thờ hai vị vua thời kỳ đỉnh cao và vị vua kết thúc nhà nước Chăm. Theo truyền thuyết Chiêm Thành, bà Ngọc Khoa hay Bia Ut đã dùng sắc đẹp mê hoặc Po Romê, khiến ông chặt bỏ cây “kraik”, biểu tượng thiêng liêng của vương quốc Chiêm Thành, vì vậy sau đó vương quốc nầy sụp đổ. Ngoài ra, người Chăm còn dùng tên bà Bia Ut trong một câu thành ngữ để mỉa mai những phụ nữ b éo mập: “Béo như bà Ut” (Limong you HBia Ut)
—o—o—o—
Điểm chung của các nàng công chúa Ngọc Hoa
– Ngọc Hoa là con vua hoặc vợ vua kết thúc thời kỳ
– Chồng là thần cây hoặc liên quan đến cây thần, hoặc sinh sống ở các xứ có liên quan đến cây, xứ sở Tản Viên
– Đi xa hoặc đi ra khỏi đất gốc của cha khi lấy chồng
– Tên chồng là Nguyễn Tuấn hoặc tên bố là Trần Tuấn
– Tên mẹ là Thái Vĩ hoặc tên mình là Thái Lang
– Được sự hỗ trợ của Diêm Vương và Long Vương
– Hỗ trợ nhà vua chứ không lên ngôi vua, hoặc làm vua thì đứng lên kết thúc triều đại, nghĩa là cách ly với xứ sở Ngọc Hoàng
Chia sẻ:
Scroll to Top