TÊN ĐI CẢ BỘ : LỤC – SÁU

Loading

LỤC

LỤC : vùng đất lớn

– Lục địa : Lục đia Á Âu

– Châu lục : Châu Á, Âu, Mỹ, Phi, Ấn, châu Đại Dương, châu Úc, châu nam cực, châu Bắc cực

– Đại lục : Đại lục Trung Quốc

– Lục tỉnh : Nam kỳ lục tỉnh

  • Phiên An sau đổi thành Gia Định, tỉnh lỵ là tỉnh thành Gia Định
  • Biên Hoà tỉnh lỵ là tỉnh thành Biên Hoà
  • Định Tường : tỉnh lỵ là tỉnh thành Mỹ Tho
  • Vĩnh Long, tỉnh lỵ là tỉnh thành Vĩnh Long,
  • An Giang tỉnh lỵ là tỉnh thành Châu Đốc
  • Hà Tiên tỉnh lỵ là tỉnh thành Hà Tiên.

LỤC ĐỊA DANH

– Lục ngan, lục nam, Bắc giang
– Lục bình, Bắc kan
– Lục yên, yên bái
– Lục linh, thái bình
– Bình lục, hà nam
– Lục đầu giang, chí linh, hải dương
– Nam kỳ lục tỉnh

Nội trong lục tỉnh Nam Kỳ
Thấy em ăn nói nhu mì anh thương
– Có mặt tui mình nói mình thương
Tui về chốn cũ mình vấn vương nơi nào?

—o—

Cần Thơ là tỉnh
Cao Lãnh là quê
Anh đi lục tỉnh bốn bề,
Mải lo buôn bán không về thăm em

—o—

Ngó lên trời, trời cao lồng lộng,
Ngó xuống đất, đất rộng mênh mông,
Cá lòng tong ẩn bóng ăn rong,
Anh đi Lục Tỉnh giáp vòng,
Đến đây xui khiến đem lòng thương em.

—o—

Cây trên rừng hoá kiểng,
Cá dưới biển hoá long,
Con cá lòng tong ẩn bóng ăn rong.
Anh đi Lục Tỉnh giáp vòng,
Đến đây trời khiến đem lòng thương em.

—o—

Trên trời có mây hóa kiểng,
Dưới biển có cá hoá long.
Anh đi Lục Tỉnh giáp vòng,
Tới đây trời khiến đem lòng thương em.

—o—

Trên rừng có cây hoa kiểng,
Dưới biển có cá hóa long.
Con cá lòng tong ẩn bóng ăn rong,
Anh đi Lục Tỉnh giáp vòng,
Tới đây trời khiến đem lòng thương em.

—o—

Cây trên rừng hóa kiểng, cá ngoài biển hóa rồng
Cá lòng tong giữa bóng ăn rong
Anh đi lục tỉnh giáp vòng
Tới đây ông trời khiến đem lòng yêu em.

– LỤC LỄ
Muốn về Lục Lễ ăn dưa
Sợ e nước lớn đò đưa không đều
– BÌNH LỤC
Bình Lục đồng trắng nước trong
Ngô khoai thì ít, rêu rong thì nhiều
Hòa Mạc ruộng đất phì nhiêu
Nhiều mía nhiều đỗ lại nhiều ngô khoai
– SÔNG LỤC ĐẦU = LỤC ĐẦU GIANG
– Ở đâu năm cửa, nàng ơi?
Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng ?
Sông nào bên đục bên trong?
Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh?
Đền nào thiêng nhất tỉnh Thanh?
Ở đâu lại có cái thành tiên xây?
Ở đâu là chín từng mây?
Ở đâu lắm nước, ở đâu nhiều vàng?
Chùa nào mà lại có hang?
Ở đâu lắm gỗ thời nàng biết không?
Ai mà xin lấy túi đồng?
Ở đâu lại có con sông Ngân Hà?
Nước nào dệt gấm thêu hoa?
Ai mà sinh cửa, sinh nhà, nàng ơi?
Kìa ai đội đá vá trời?
Kìa ai trị thủy cho đời được yên?
Anh hỏi em trong bấy nhiêu lời
Xin em giảng rõ từng nơi từng người.
– Thành Hà Nội năm cửa, chàng ơi
Sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng
Nước sông Thương bên đục bên trong
Núi đức thánh Tản thắt cổ bồng mà lại có thánh sinh
Đền Sòng thiêng nhất tỉnh Thanh
Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây
Trên trời có chín từng mây
Dưới sông lắm nước, núi nay lắm vàng
Chùa Hương Tích mà lại ở hang
Trên rừng lắm gỗ thời chàng biết không
Ông Nguyễn Minh Không xin được túi đồng
Trên trời lại có con sông Ngân Hà
Nước Tàu dệt gấm thêu hoa
Ông Hữu Sào sinh ra cửa, ra nhà, chàng ơi
Bà Nữ Oa đội đá vá trời
Vua Đại Vũ trị thủy cho đời yên vui
Anh hỏi em trong bấy nhiêu lời
Em xin giảng rõ từng nơi từng người.

Lục quân, thuỷ quân lục chiến, súng lục,

– Lục quân : quân binh chủng trên bộ

– Thuỷ quân lục chiến : quân đội vũ trang đổ bộ từ biển

– Súng lục : súng bắn cự ly ngắn, đường bộ, so với súng trường bắn cự ly dài, đi đường khí nhiều

Lục lâm : giặc cướp đường bộ, khác cướp biển, cướp sông hay bọn trộm đột nhập vào nhà

LỤC BÌNH : hoa lục bình, lọ lục bình, con tiện lục bình

– LỤC BÌNH (CÂY)
Đò đưa mấy chuyến An Bình
Lục bình còn có bạn, sao chúng mình lẻ đôi?
—o—
Lục bình bông trắng, điên điển bông vàng
Ðiên điển mọc ở đất làng
Lục bình trôi nổi như chàng hát rong
—o—
Ăn như xáng xúc
Làm như lục bình trôi
—o—
Nước chảy liu riu, lục bình trôi líu ríu
Anh thấy em nhỏ xíu anh thương
– Thương em sao được mà thương
Quần em cột thắt gút như rương khóa rồi
– Khóa rồi mặc kệ khóa rồi
Chờ cha mẹ ngủ, anh lần anh vô
—o—
Gió thổi hiu hiu, lục bình trôi líu ríu,
Anh đừng bận bịu, bớ điệu chung tình,
Nhạn bay cao khó bắn, cá ở ao huỳnh khó câu.
—o—
Lục bình mấy kiếp trôi sông
Trôi ra rồi lại theo dòng trôi vô
Vì tình em đã đợi chờ
Bạc tình, người đã đi về chốn xa
—o—
LỤC BÌNH = LỘC BÌNH = ĐỘC BÌNH
Bẻ bông mà cắm lục bình
Mùi thơm ai hưởng cho mình gặp oan
—o—

Trời sinh cái cửa ra vào
Cửa còn để ngỏ, đã nào có ai
Sao em khoe sắc khoe tài
Độc bình để trống nhành mai anh cắm vào

—o—

Một ngày cũng nghĩa bướm hoa
Dầu tình, dầu nghĩa, dầu xa cũng tình
Bẻ bông mà cắm độc bình
Nẫu xa mặc nẫu, đôi đứa mình đừng xa

—o—

Lục bình bát giác cắm các bông hường
Má anh kén dâu, anh thì kén vợ, đạo cang thường sẽ ra sao?

– LỤC TÀU XÁ

Lục tàu xá,
Đánh cái vá,
Bể cái đầu,
Ai ăn lục tàu xá
– LỤC SOẠN : một loại lụa
Thấy anh áo lượt xênh xang
Đồng hồ quả quít, nhẫn vàng đeo tay
Cái ô lục soạn cầm tay
Cái khăn xếp nếp, cái dây lưng điều
Các cô trông thấy mĩ miều
Chạy theo thỏ thẻ những điều nhỏ to
Thôi đừng chuyện nhỏ chuyện to
Đến tháng lĩnh bạc anh cho vài đồng
Mồ cha những đứa nói không
Đến tháng lĩnh bạc một đồng chẳng cho
—o—
Mười giờ quan đã ăn xong
Cậu bồi cậu bếp đi rong phố phường
Hầu bao rủng rỉnh bạc vàng
Đồng hồ quả quýt, nhẫn vàng đeo tay
Lược ngà, khăn nhiễu, giày Tây
Che ô lục soạn, thắt dây lưng điều
Các cô trông thấy mĩ miều
Ngỡ được chúng thấy, chạy theo chuyện trò
Chuyện rồi chuyện nhỏ chuyện to
Đến tháng lĩnh bạc, cậu cho mấy hào
—o—
Mười giờ quan đã ăn xong
Cậu bồi cậu bếp đi rong phố phường
Hầu bao rủng rỉnh bạc vàng
Đồng hồ quả quýt, nhẫn vàng đeo tay
Lược ngà, khăn nhiễu, giày Tây
Che ô lục soạn, thắt dây lưng điều
Các cô trông thấy mĩ miều
Ngỡ được chúng thấy, chạy theo chuyện trò
Chuyện rồi chuyện nhỏ chuyện to
Đến tháng lĩnh bạc, cậu cho mấy hào

LỤC : Mục lục, phụ lục, kỷ lục

– Lục đục, lục tục, lục cục : do các đối tượng bên trong gây ra, làm vỡ cái bao (là lục) đẩy đối tượng bên trong ra bên ngoài

Lục đà lục đục.

Lục tà lục tục

Gia đình lục đục, chuẩn bị tan vỡ

Cả nhà lục tục kéo nhau dạy, chuẩn bị đi làm

– Lục túi, lục lọi, lục tìm : tìm một đối tượng bên trong để đưa ra bên ngoài

– Lục soát : do các đối tượng bên ngoài vào trong gây ra nhằm đưa ra ngoài một đối tượng bên trong

LỤC MÀU

– lục lam,

– rắn lục,

– tảo lục

– lục lạp,

– (ngọc) lục bảo

LỤC THÂN : Cha mẹ vợ chồng anh em con

LỤC PHỦ (6 phủ): Bao gồm 6 cơ quan là đởm (mật), tiểu trường (ruột non), vị (dạ dày), đại trường (ruột già), tam tiêu (thượng tiêu, trung tiêu, hạ tiêu), bàng quang (bọng đái).

Lục phủ ngũ tạng

LỤC SÚC : Lục súc tranh công : Lục súc là sáu con vật nuôi trong nhà là Trâu, Chó, Ngựa, Dê, Gà, và Lợn, tranh nhau kể công trạng của mình đối với nhà chủ. Mỗi con vật đều cho rằng công trạch của mình là quan trọng nhất.

  • Trâu thì rằng làm ăn vất vả, có công sinh ra thóc, gạo, ngô, đỗ;
  • Chó thì rằng có công coi nhà giữ trộm;
  • Ngựa thì rằng có công đem chủ đi quán về quê, đánh đông dẹp bắc;
  • Dê thì rằng có công trong việc tế lễ;
  • Gà thì rằng có công gáy sáng, xem giờ,bói toán;
  • Lợn thì rằng có công trong việc quan, hôn, tang, tế.

LỤC LẠC : nhạc cụ

LỤC : SỐ HỌC

– Sáu là số hoàn hảo nhỏ nhất, là 1 số nguyên dương mà tổng các ước nguyên dương thật sự = chính nó 6 = 1+2+3

– Sáu là 1 số tam giác

THÁNG LỤC
Tháng giêng trồng trúc
Tháng lục trồng tiêu
—o—

Tam thủ nhất vĩ
Lục nhĩ lục nhãn
Tứ túc chỉ thiên
Tứ túc chỉ địa

(Tạm dịch:

Ba đầu một đuôi
Sáu tai sáu mắt
Bốn cẳng chỉ trời
Bốn chân chống đất
)

Là gì?

LỤC : HÌNH HỌC

– Lục giác hexagon, tổ ong, mắt côn trùng, các cột đá bazan:

– lục giác là hình giảm thiểu chu vi nhất cho 1 khu vực nhất định, với F ổn định nhất, tiết kiệm NL nhất

– Khối lập phương có 6 mặt.

– Khối xúc sắc 6 mặt đánh số từ 1 –> 6

LỤC : HOÁ HỌC

– Sáu là số hiệu của ng tử Cacbon. C có 6p, 6n, 6e

– Hệ tinh thể lập phương: kim loại

LỤC Đạo phật:

– Lục đạo luân hồi :

  • Cõi trời (tiếng Phạn: deva)
  • Cõi thần (A-tu-la) (tiếng Phạn: asura)
  • Cõi người (tiếng Phạn: manussa)
  • Cõi súc sinh (tiếng Phạn: tiracchānayoni)
  • Cõi ngạ quỷ (quỷ đói) (tiếng Phạn: preta)
  • Cõi địa ngục (tiếng Phạn: niraya)

– Lục căn

– – – Nhãn là mắt, dùng để nhìn, thị giác

– – – Nhĩ là tai, dùng để nghe, thính giác

– – – Tỷ là mũi, dùng để ngửi, khứu giác

– – – Thiệt là lưỡi, dùng để nếm, vị giác

– – – Thân là da bọc thân người, dùng để nhận biết những cảm giác như nóng, lạnh.., xúc giác

– – – Ý là tư tưởng, dùng để phân biệt, 

– Lục trần:

– – – Sắc: là màu sắc, hình dáng.

– – – Thanh: là âm thanh phát ra.

– – – Hương: là mùi vị.

– – – Vị: là chất vị do lưỡi nếm được.

– – – Xúc: là cảm giác như cứng, mềm, nóng, lạnh.

– – – Pháp: là những hình ảnh, màu sắc, hương vị được lưu lại từ 5 trần ở trên.

– Lục thức : Khi Lục căn (six sense organs) tiếp xúc với Lục trần (six sense objects), có nghĩa là: mắt thấy được hình ảnh nào, mũi ngửi được mùi thơm nào đó, lưỡi nếm được chất chua, cay hay ngọt, tai nghe được điệu nhạc êm đềm, thân thì cảm thấy đau đớn, hay lạnh lẽo, còn ý thì bắt đầu suy nghĩ, thì ký ức của chúng ta phát sinh ra sự phân biệt. Và chính sự phân biệthiểu biết và phán đoán này được gọi là thức. Cũng như căn, thức cũng có 6 thức nên thường được gọi là Lục thức (six sense of consciousness).

– – – Nhản thức,

– – – Nhĩ thức,

– – – Tỷ thức,

– – – Thiệt thức,

– – – Thân thức

– – – Ý thức.

– Lục căn, lục trần, lục thức ( 6 giác quan, 6 đối tượng của giác quan, 6 thức)

– Thất tình lục dục :

– – – Thất tình : hỉ=vui mừng, nộ=giận dữ, ai=buồn bã, lạc=vui vẻ, ái=yêu thương, ố=ghét và dục=ham muốn

– – – Sáu ham muốn : sắc dục, hình mạo dục, uy nghi tư thái dục, ngữ ngôn âm thanh dục, tế hoạt dục, nhân tượng dục

– Lục môn, lục nhập, lục niệm,

– lục thân, lục thông, lục chủng chấn động, lục tướng viên dung, lục giới

lục hòa,

lục độ

lục diệu môn,

lục khí, lục sát,

lục mã truy phong,

LỤC BỘ : lục hợp, lục hại

LỤC THẬP HOA GIÁP : chu kỳ 60 năm ghép 6 chi với 10 can, hay 12 chi với 5 can

LỤC LỄ : Tam thư lục lễ là nghi lễ kết hôn truyền thống

– Tam Thứ : Sính thư, lễ thư, nghênh thân thư

– Lục Lễ : Nạp thái, Vấn danh, Nạp cát, Nạp chính, Thỉnh kỳ, Thân nghênh

LỤC : văn xuôi

– Phú lục : phú văn vần – lục văn xuôi

Văn chương phú lục chẳng hay,
Trở về làng cũ học cày cho xong.
Sớm ngày vác cuốc thăm đồng,
Hết nước thì lấy gàu sòng tát lên.
Hết mạ ta lại quẩy thêm,
Hết lúa ta lại mang tiền đi đong.
Nữa mai lúa chín đầy đồng,
Gặp về đập sảy bõ công cấy cày.

– Truyền kỳ mạn lục

– Thơ lục bát

LỤC NHÂN VẬT

– Ông lục người khmer,

– Chầu lục cung nương,

– Lục nhĩ mĩ hầu,

– Lục vân tiên,

– Lục tổ huệ năng,

– lục độ phật mẫu

LÚC

Lúc này

Lúc khác

Lúc nào

Trục lúc : tròn, ko góc cạnh

Bánh bèo trục lúc không tai
Bánh in to hột, dện hoài đổ ra

Lúc lắc

LỤC – LÚC

Lúc này, lúc khác

Đúng lúc

Đang lúc

Thừa lúc, nhân lúc

LỰC

Bất lưc

Bạo lực

Cật lực, tận lực

Lao lực

Lao lực bất như lao tâm

Hao lực, phí lực, tổn lực

Tiềm lực

Thực lực

Binh lực

Tinh lực

Hoả lực, thuỷ lực

Chi lực

Nhất tốt độ hà, bán xa chi lực

Lực điền

Một năm chia mười hai kì
Em ngồi em tính khó gì chẳng ra
Tháng giêng ăn tết ở nhà
Tháng hai rỗi rãi quay ra nuôi tằm
Tháng ba đi bán vải thâm
Tháng tư đi gặt, tháng năm trở về
Tháng sáu em đi buôn bè
Tháng bảy tháng tám trở về đong ngô
Chín, mười cắt rạ đồng mùa
Một, chạp vớ được anh đồ dài lưng
Anh ăn rồi anh lại nằm
Làm cho em phải quanh năm lo phiền
Chẳng thà lấy chú lực điền
Gạo bồ thóc đống còn phiền nỗi chi?

Lực lưỡng

LỨC

CÂY LỨC

Ngó vô đám lức có con ong vàng
Coi đi coi lại duyên nàng còn nguyên

Gạo lức

Đi đâu cũng nhớ quê mình
Nhớ cầu Bến Lức, nhớ chình gạo thơm

—o—

Bao phen quạ nói với diều
Dưới cầu Bến Lức có nhiều cá tôm

SÁU

SÁU THỜI GIAN

– NGÀY MỒNG SÁU

Ấy ngày mồng sáu tháng ba
Ăn cơm với cà, đi hội chùa Tây

—o—

Bơi Đăm, rước Giá, hội Thầy
Vui thì vui vậy, chẳng tày Giã La
Ấy ngày mồng sáu tháng ba
Ăn cơm với cà đi hội chùa Tây

—o—

Năm Thìn mười sáu tháng ba
Gặp một trận bão cửa nhà tan hoang

– THÁNG SÁU

Buồn về một tiết tháng giêng
May áo cổ kiềng người mặc cho ai
Buồn về một tiết tháng hai
Bông chửa ra đài người đã hái hoa
Buồn về một tiết tháng ba
Con mắt la đà trong dạ tương tư
Buồn về một tiết tháng tư
Con mắt lừ đừ cơm chả buồn ăn
Buồn về một tiết tháng năm
Chưa đặt mình nằm gà gáy chim kêu
Buồn về tiết tháng sáu này
Chồng cày vợ cấy chân chim đầy đồng
Bấy giờ công lại hoàn công

—o—

Bước sang tháng sáu giá chân
Tháng chạp nằm trần bức đổ mồ hôi
Con chuột kéo cày lồi lồi
Con trâu bốc gạo vào ngồi trong cong
Vườn rộng thì thả rau rong
Ao sâu vãi cải lấy ngồng làm dưa
Đàn bò đi tắm đến trưa
Một đàn con vịt đi bừa ruộng nương
Voi kia nằm dưới gậm giường
Cóc đi đánh giặc bốn phương nhọc nhằn 

– SÁU NĂM

Anh thương em thì phải thương luôn
Đừng cho kẻ biển người nguồn Thuấn, Nghiêu
Em dặn chàng ai dỗ đừng xiêu
Ở sao có nghĩa như Kiều Nguyệt Nga
Vân Tiên mắc nạn đường xa
Thủy chung chờ đợi thiệt là sáu năm

– BA TRĂM SÁU MƯƠI NGÀY

Một năm ba trăm sáu mươi ngày
Ước gì được sống một ngày bên em
Miếng trầu cánh phượng em têm
Trao anh anh giữ cả đêm lẫn ngày
Khi mô rỗi rãi cấy cày,
Giở ra xem chút cho khuây dạ buồn
Khi mô lội suối trèo non
Đói cơm, anh giở ra hôn trầu này
Trầu này có mặn có cay,
Cũng là duyên nghĩa một ngày trao nhau

– SÁU PHIÊN

Đò sông Gianh còn đương qua lại
Chợ Ba Đồn một tháng sáu phiên

SÁU KHÔNG GIAN

– SÁU – BA

Thương nhau cau sáu bổ ba
Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười

—o—

Yêu nhau cau bảy bổ ba
Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười

—o—

– Thân em thái thể đồng tiền
Lớn thời ăn sáu nhỏ nguyền ăn ba
Chữ đề thông bửu quốc gia
Dân yêu quan chuộng nghĩ đà sướng chưa?
– Thân anh thái thể chuối già
Ăn sáu anh cũng xỏ, ăn ba không từ
Đi ra mua bán đời chừ
Đồng sứt đồng mẻ anh không từ đồng mô
Nói ra thì sợ mất lòng cô
Chứ đường ngay tôi xỏ thẳng, lẽ mô cô giận hờn

– NHÀ SÁU CHÁI BA GIAN

Nhà ta nghèo một gian, hai chái
So làm chi nhà lá mái, sáu chái ba gian.

– BA SÁU PHỐ PHƯỜNG

Hà Nội băm sáu phố phường
Hàng Gạo, hàng Ðường, hàng Muối trắng tinh
Từ ngày ta phải lòng mình
Bác mẹ đi rình đã mấy mươi phen
Làm quen chẳng được nên quen
Làm bạn mất bạn ai đền công cho

—o—

Nghìn thu gặp hội thái bình,
Trải xem phong cảnh khắp thành Thăng Long.
Phố ngoài bao bọc thành trong,
Cửa Nam, Giám, Bắc, Tây, Đông rõ ràng.
Ba mươi sáu mặt phố phường,
Hàng Giầy, Hàng Bạc, Hàng Ngang, Hàng Đào.
Người đài các, kẻ thanh tao,
Qua hàng thợ Tiện lại vào Hàng Gai.
Hàng Thêu, Hàng Trống, Hàng Bài,
Hàng Khay trở gót ra chơi Tràng Tiền
Nhác trông chẳng khác động tiên,
Trên đồn cờ kéo, dưới thuyền buồm giăng.
Phong quang lịch sự đâu bằng,
Dập dìu võng lọng, tưng bừng ngựa xe. 

—o—

Bực mình lên tận thiên cung
Bắt ông Nguyệt lão hỏi thăm vài lời
Nỡ lòng trêu ghẹo chi tôi
Lênh đênh bèo nổi mây trôi một thì
Biết người biết mặt nhau chi
Để đêm em tưởng ngày thì em mơ
Bắc Ninh cho đến Phủ Từ
Qua cầu sông Nhị ngẩn ngơ tìm người
Tìm người chẳng biết mấy nơi
Tìm ba mươi sáu phố thấy người ở đây. 

—o—

Ðêm qua mưa bụi gió may
Gió rung cành bạc, gió lay cành vàng
Em với chàng cùng tổng khác làng,
Nào em có biết ngõ chàng ở đâu?
Một thương, hai nhớ, ba sầu,
Cơm ăn chẳng được, ăn trầu cầm hơi.
Thương chàng lắm lắm chàng ơi!
Biết đâu thanh vắng em ngồi thở than.
Muốn than mà chẳng gặp chàng,
Kìa như lá đổ bên ngàn Lũng Tây,
Lá đổ còn có khi đầy,
Thương chàng biết thuở nào khuây hở chàng?

—o—

Rủ nhau chơi khắp Long Thành,
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai:
Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai,
Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Hài, Hàng Khay.
Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giầy,
Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn.
Phố Mới, Phúc Kiến, Hàng Ngang,
Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Than, Hàng Đồng.
Hàng Muối, Hàng Nón, Cầu Đông,
Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè.
Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre,
Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà.
Quanh đi đến phố Hàng Da,
Trải xem hàng phố thật là cũng xinh.
Phồn hoa thứ nhất Long Thành,
Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ.
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ,
Bút hoa xin chép vần thơ lưu truyền.

SÁU SỐ ĐẾM, SỐ THỨ TỰ

– SÁU = 1+2+3

Em một khuyên anh bớt thảm
Hai khuyên đó giảm sầu
Ba khuyên anh bớt buồn rầu
Hãy kiếm nơi cầm sắt nối cơ cầu về sau

—o—

Một vui, hai sướng, ba mừng
Còn sầu một nỗi chưa hun được nàng

– 1, 2, 3, 4, 5, 6

Một li nhâm nhi tình bạn
Hai li uống cạn lòng sầu
Ba li mũi chảy tới râu
Bốn li ngồi đâu gục đó
Năm li cho chó ăn chè
Sáu li vợ đè cạo gió

—o—

Một chén giải cơn sầu
Hai chén còn nhơn đạo
Ba chén còn gượng gạo
Bốn chén nổi sân si
Năm chén sập thần vì
Sáu chén ngồi ghì xuống đó
Bảy chén thì đuổi chẳng đi
Tám chén lóc trộn lộn ra
Chín chén lóc trộn lộn vô
Mười chén ai xô tôi ngã
Mười một chén chửi cha ai xô

– 6 = 3+3

Ba với ba là sáu
Sáu với bảy mười ba
Bạn nói với ta không thiệt không thà
Như cây đủng đỉnh trên già dưới non
Khi xưa bạn nói với ta chưa vợ chưa con
Bây giờ ai đứng đầu non đó bạn tề
Bạn nói với ta bạn chưa có hiền thê
Bây chừ hiền thê mô đứng đó bạn trả lại lời thề cho ta

– 3, 6, 7

Ba chìm bảy nổi sáu lại lênh đênh
Bạn nghe ai bào trơn chuốt mỏng bỏ mình bơ ngơ

SÁU CHÂN, CẦU, THANG, ĐƯỜNG

– 3, 6, 36

– Đố anh hát thử một câu,
Có ba cái đầu, ba mươi sáu cái chân?
– Le le, vịt nước, bồng bồng
Con cua, con cáy, con còng sáu con

– THANG BA MƯƠI SÁU TẤC

Mướn ông thợ mộc
Đủ đục đủ chàng
Mần một cái thang
Ba mươi sáu tấc
Bắc từ dưới đất
Lên hỏi ông trời
Trời cao hơn trán
Nước sáng hơn đèn
Kèn kêu hơn quyển
Biển rộng hơn sông

– THANG 136

Ai về ngoài Huế cho tôi nhắn với ông thợ rèn
Rèn cho tôi một trăm cái đục
Một chục cái chàng
Về tôi đốn một cây huỳnh đàn
Tôi cưa làm tư, tôi xẻ làm tám
Tôi đóng một cái thang một trăm ba mươi sáu nấc
Bắc từ dưới đất lên trời
Hỏi thăm duyên nợ đổi dời về đâu

– BA SÁU CÁI CHÂN

– Đố anh hát thử một câu,
Có ba cái đầu, ba mươi sáu cái chân?
– Le le, vịt nước, bồng bồng
Con cua, con cáy, con còng sáu con

– BA SÁU NHỊP CẦU

Cái cầu ba mươi sáu nhịp
Em đi chẳng kịp nhắn vội với chàng
Nghĩa tao khang sao chàng vội dứt
Đêm nằm thao thức tưởng bức thư người
Bấy lâu nay em mang tiếng chịu lời
Bây giờ anh ở bạc, có ông Trời xét soi

– BA SÁU CHIẾC CẦU

Nghe anh bôn tẩu bấy lâu
Nghệ An có mấy chiếc cầu hỡi anh?
– Nghệ An có ba mươi sáu chiếc cầu
Phồn hoa đi lại bốn cầu mà thôi
Cầu danh, cầu lợi, cầu tài
Cầu cho đây đó làm hai giao hòa

– BA SÁU ĐƯỜNG TU

Trong ba mươi sáu đường tu
Đường nào phú quý phong lưu thì làm

– BA SÁU TÀN VÀNG

Vua Ngô ba mươi sáu tàn vàng
Thác xuống âm phủ chẳng mang được gì
Chúa Chổm uống rượu tì tì
Thác xuống âm phủ kém gì vua Ngô.

—o—

Vua Lê ba mươi sáu tàn vàng
Thấy gái đi đàng, ngó ngó nom nom
Cô nào óng ả son son
Vua đóng cũi hòm, đem trẩy về kinh

– BA SÁU PHO TƯỢNG (18 vị La Han = 1/2 của 36)

Chùa Cao ba mươi sáu pho tượng bụt ngồi
Trước dâng hương lễ Phật sau thỉnh một hồi chuông thanh

– BA MƯƠI SÁU CÁNH
Dì thằng cu như cánh hoa nhài
Ba mươi sáu cánh tiếc tài nở đêm
Sáng trăng trong sáng cả ngoài thềm
Lại đây ta chắp áo mền đắp chung
Đêm đông thắp ngọn đèn lồng
Mình về có nhớ ta không hỡi mình
Chiếc thuyền nan anh giậm thình thình
Anh thì cầm lái cô mình phách ba
Có thương anh bẻ mái chèo ra
Sợ mẹ bằng biển sợ cha bằng trời
Anh thấy em anh cũng ưa đời
Biết rằng chốn cũ có rời ra chăng.
– BA MƯỚI SÁU CHỒNG
Trai năm thê bảy thiếp
Gái chính chuyên ba mươi sáu thằng chồng
Mười thằng đem nhận biển Đông
Mười thằng đem đổ xuống sông Ngân Hà
Mười lăm thằng đem bỏ ngã ba
Một thằng kết nghĩa giao hòa ngàn năm.
– BA MƯƠI SÁU CON
Vừa gà vừa chó
Bó lại cho tròn
Ba mươi sáu con
Một trăm chân chẵn

Có bao nhiêu con chó, con gà?

– BA SÁU ÔNG THỔ CÔNG

Một rằng mình quyết lấy ta
Ta về bán cửa bán nhà mà đi
Ta về bán núi Ba Vì
Bán chùa Hương Tích, Phật đi làu làu
Ta về bán hết ngựa trâu
Bán hột thầu dầu, bán trứng gà ung
Bán ba mươi sáu Thổ công
Bán ông Hành khiển, vợ chồng Táo quân
Bán từ giờ Ngọ giờ Dần
Giờ Tí giờ Sửu giờ Thân giờ Mùi
Ta về bán cả que cời
Bán tro đun bếp bán trăm khêu đèn
Ta về bán trống bán kèn
Có gì bán hết, lấy tiền cưới em

SÁU TIỀN

—o—

Chị em nắm nem ba đồng
Muốn ăn thì trả sáu đồng mà ăn!

—o—

Hôm qua dạo phố cầm khăn
Cầm được đồng bạc để dành cưới em
Ba hào anh để mua tem
Gửi nhà dây thép mời anh em xa gần
Họ hàng ăn uống linh đình
Ai ai cũng biết là mình lấy ta
Hào tư anh để mua gà
Sáu xu mua rượu hào ba đi tàu
Bảy xu anh để mua cau
Một hào mua gói chè tàu uống chơi
Một hào cả đỗ lẫn xôi
Một hào gạo tẻ với nồi rau dưa
Anh ngồi anh nghĩ cũng vừa
Cưới em đồng bạc chẳng thừa một xu.

– BA ĐỒNG SÁU MAO

Em ơi! Chừ anh muốn làm đàn bà, không muốn làm đàn ông
Khỏi xâu cao thuế nặng, khỏi ba đồng sáu mao
Thôi! Chị em ơi! Đừng nói lao xao
Có chị mô đi Huế, tôi gửi rèn một con dao cho tinh thần
Tôi về, tôi hớt trất cục gân
Hớt luôn cái nớ cho ra thân đàn bà

– BA SÁU KÝ

Cái cân có quỷ có ma
Gạo vào một lối gạo ra một đường
Thẻ tôi ba mươi sáu kí rõ ràng
Về nhà khảo lại chỉ còn ba mươi

– BA TRĂM SÁU CHỤC

– Sáng nay đi chợ tất niên
Em đây cầm một quan tiền trong tay
Sắm mua cũng khá đủ đầy
Nào cau, nào thuốc, trái cây, thịt thà
Độc bình mua để cắm hoa
Hột dưa, bánh mứt, rượu trà, giấy bông
Tính hoài mà cũng chẳng thông
Còn ba trăm sáu chục đồng tiền dư

– Vội chi, em cứ thư thư
Anh đây sẽ tính chừ chừ cho em
Sáu mươi đồng tính một tiền
Mà ba trăm sáu chục đồng nguyên vẫn còn
Vị chi em mới tiêu xong
Cho hột dưa, bánh mứt, giấy bông, rượu, trà
Trái cây, cau, thuốc, thịt thà
Độc bình cùng với hương hoa là bốn tiền
Ba trăm sáu chục đồng nguyên
Tính ra chính thị sáu tiền còn dư

– BA VẠN SÁU NGHÌN

Bướm xa hoa, bướm khô hoa tẻ
Liễu xa đào, liễu ngẩn đào ngây
Đôi ta tình nặng nghĩa dày
Dù xa nhau đi nữa, cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa

– 3, 9, 18, 10, 90, 100, 1000,

Em là thân phận nữ nhi
Thầy mẹ thách cưới làm chi bẽ bàng
Tiền thời chín hũ lồng quang
Cau non trăm thúng họ hàng ăn chơi
Vòng vàng kéo đủ mười đôi
Nhẫn ba trăm chiếc, tiền thời mười quan
Còn bao của hỏi của han
Của mất tiền cưới của mang ta về
Cưới ta trăm ngỗng nghìn dê
Trăm ngan nghìn phượng ta về làm dâu
Cưới ta chín chục con trâu
Ba trăm con lợn đưa dâu về nhà
Chàng về nhắn nhủ mẹ cha
Mua tre tiện đốt làm nhà ở riêng
Chàng về nhắn nhủ láng giềng
Quét cổng quét ngõ, ra giêng ta về
Ta về ta chẳng về không
Voi thì đi trước ngựa hồng theo sau
Ba bà cầm quạt theo hầu
Mười tám người hầu đi đủ thì thôi

SAU

Làm người giữ trọn đạo ba
Sau dầu có thác cũng là thơm danh

—o—

MAI SAU

– Thân em thái thể đồng tiền
Lớn thời ăn sáu nhỏ nguyền ăn ba
Chữ đề thông bửu quốc gia
Dân yêu quan chuộng nghĩ đà sướng chưa?
– Thân anh thái thể chuối già
Ăn sáu anh cũng xỏ, ăn ba không từ
Đi ra mua bán đời chừ
Đồng sứt đồng mẻ anh không từ đồng mô
Nói ra thì sợ mất lòng cô
Chứ đường ngay tôi xỏ thẳng, lẽ mô cô giận hờn

TRƯỚC SAU

Trước tôi chào anh em đông đủ
Sau tôi chào bạn cũ lưu niên
Anh hùng hội ngộ tôi chào riêng anh hùng
Chào cô chào bác, tôi chào cùng chủ gia
Áo đen, áo trắng, áo dà
Chào áo cụt lỡ, chào qua vá quàng
Nghèo hèn cho chí giàu sang
Vải nhuộm nâu tôi chào trước, lụa hồng đào tôi chào sau.

SÂU

Đàn ông nông nổi giếng khơi
Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu

—o—

Đàn bà lòng dạ hiểm sâu
Ngồi đâu cũng nói những câu ân tình

—o—

Sâu nhất là sông Bạch Đằng
Ba lần giặc đến, ba lần giặc tan
Cao nhất là núi Lam San
Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra.

—o—

Từ rày tôi cạch đến già
Tôi chẳng thèm cấy ruộng bà nữa đâu
Ruộng bà vừa xấu vừa sâu
Vừa bé bát gạo vừa lâu đồng tiền
Tôi về cấy ruộng quan điền
Bát gạo đã lớn, đồng tiền trao tay

SẦU

Ba tàn ba héo vì cây
Con sầu vì mẹ vì thầy ép duyên

—o—

Một vui, hai sướng, ba mừng
Còn sầu một nỗi chưa hun được nàng

—o—

Em một khuyên anh bớt thảm
Hai khuyên đó giảm sầu
Ba khuyên anh bớt buồn rầu
Hãy kiếm nơi cầm sắt nối cơ cầu về sau

—o—

Thương thương, nhớ nhớ, sầu sầu
Một ngày ba bận ra cầu đứng trông
Thấy người nam, bắc, tây, đông
Thấy người thiên hạ mà không thấy chàng

—o—

Một thương hai nhớ ba sầu
Cơm ăn chẳng đặng nhai trầu ngậm hơi

—o—

Ðêm qua mưa bụi gió may
Gió rung cành bạc, gió lay cành vàng
Em với chàng cùng tổng khác làng,
Nào em có biết ngõ chàng ở đâu?
Một thương, hai nhớ, ba sầu,
Cơm ăn chẳng được, ăn trầu cầm hơi.
Thương chàng lắm lắm chàng ơi!
Biết đâu thanh vắng em ngồi thở than.
Muốn than mà chẳng gặp chàng,
Kìa như lá đổ bên ngàn Lũng Tây,
Lá đổ còn có khi đầy,
Thương chàng biết thuở nào khuây hở chàng?

—o—

Buôn bấc rồi lại buôn dầu
Buôn nhiễu đội đầu, buôn nhẫn lồng tay
Sầu về một tiết tháng giêng
May áo cổ kiềng người mặc cho ai
Sầu về một tiết tháng hai
Bông chửa ra đài người đã hái hoa
Sầu về một tiết tháng ba
Mưa héo ruộng cà nắng cháy ruộng dưa
Sầu về một tiết tháng tư
Con mắt lừ đừ cơm chẳng buồn ăn
Sầu về một tiết tháng năm
Chưa đặt mình nằm gà gáy sang canh

SẦU RIÊNG

Đồng Bến Tre nhiều bưng, nhiều lác
Đường về Ba Vát nặng trĩu sầu riêng
Anh ra đi đã bốn năm liền
Sao không trở lại kết bạn hiền với em

SẤU

Hùm tha sấu bắt

XẤU

Từ rày tôi cạch đến già
Tôi chẳng thèm cấy ruộng bà nữa đâu
Ruộng bà vừa xấu vừa sâu
Vừa bé bát gạo vừa lâu đồng tiền
Tôi về cấy ruộng quan điền
Bát gạo đã lớn, đồng tiền trao tay

SẬU

Con chim sáo sậu
Ăn cơm nhà cậu
Uống nước nhà cô
Đánh vỡ bát ngô
Bà cô phải đền.

 

Chia sẻ:
Scroll to Top