PHẠM – PHÀM – PHẢM – PHÁM – PHAM – PHÃM
PHẶM – PHẰM – PHẢM – PHẮM – PHĂM – PHẴM
PHẬM – PHẦM – PHẤM – PHẨM – PHÂM – PHẪM
PHẠM
PHẠM : danh từ
Bất kỳ cái gì tồn tại như nguyên tử, vũ trụ, thân thể, sinh giới, linh hồn … đều có phạm (vi) của nó. Mhận ra được phạm vi của một thứ là nhận thức được thứ đó tồn tại, vi phạm một thứ nghĩa là mình không nhận thức được thứ đó tồn tại. “Phạm vi” và “vi phạm”, chỉ cần đổi trật tự cho nhau.
– Trần là giới hạn trời của Phạm, giới hạn của trời là Phạm Thiên. Đức Thánh Trần chính là hoá thân của Phạm Thiên, vua Trời hay Giàng.
– Mẫu là giới hạn đất của Phạm, tử là con của mẫu, tử số là các phần của mẫu số
– Giới là biên của Phạm, sinh ra các từ như cảnh giới, thiên giới, giới tính, giới thiệu và phạm giới
– Phương là các thuật toán của Phạm, như phương trình, phương pháp, phương cách, chín phương Trời, mười phương Phật
– Trấn là bảo vệ Phạm, sinh ra trấn yểm, trấn ấp, phiên trấn, tứ trấn
– Xâm là xâm lấn phạm vị, là phạm giới
Nghĩa của một từ hay sự tồn tại cúa bất kỳ cái gì liên quan đến pham vi của cái đó
Ăn như sư, ở như phạm
Sư ăn gì cũng được, phạm ở đâu cũng được
PHẠM : danh từ
– Phạm vi
Nghĩa của một từ hay sự tồn tại cúa bất kỳ cái gì liên quan đến pham vi của cái đó
– Phạm trù
– Phạm nhan : phạm vào trạng thái tiếp xúc âm dương
PHẠM : danh từ
– Điển phạm
– Mô phạm
– Quy phạm
– Sư phạm
Nhất Y nhì Dược,
Tạm được Bách khoa,
Sư phạm bỏ qua,
Nông lâm xếp xó
—o—
Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm
– Văn phạm
PHẠM : động từ
– Phạm
– Phạm vào
– Phạm phải,
– Phạm tới,
– Phạm đến
PHẠM : động từ
– Phạm tay, phạm chân : tự mình làm đứt, làm sứt . .. tay chân mình
Ba năm củi quế phạm rìu
Thất danh anh chịu, không chiều lòng ai
PHẠM : động từ
– Phạm giới
– Phạm huý
– Phạm luật
– Phạm nhan là phạm vào tiếp xúc âm dương
– Phạm phòng
Thứ nhất phạm phòng,
Thứ nhì lòng lợn
– Phạm quy
– Phạm thượng
– Phạm tội
PHẠM : hành động
– Mạo phạm
– Thị phạm
– Vi phạm
– Xâm phạm
– Xúc phạm
PHẠM
– Tội phạm
– Nghi phạm
– Đồng phạm
– Can phạm
– Tòng phạm
PHẠM
– Phạm nhân
PHẠM
– Phạm cơm : Chén cơm
PHẠM : trạng từ
– đẹp phạm : đẹp trong mọi phạm vi của đẹp
PHẠM : họ
– Họ Phạm nhà nước Lâm Ấp, dòng máu Chămpa lấy từ gốc Phạm của vua trời Phạm Thiên
- Phạm Hùng (Champa): vua của triều vương thứ nhất (192-336) của nước Lâm Ấp, trị vì 270 – 282. Ông bị tướng Đào Hoàng của nhà Tây Tấn đánh bại.[1]
- Phạm Duật (Champa): con của Phạm Hùng, trị vì từ 283 – 336.[1]
- Phạm Văn: tể tướng Lâm Ấp, lên ngôi khi Phạm Dật mất, mở đầu triều vương thứ hai (336 – 420), trị vì từ 336 đến 349.[1]
- Phạm Phật: con của Phạm Văn, trị vì từ 349 – 380.[1]
- Phạm Tuấn Đạt: con của Phạm Phật, trị vì từ 380 – 413.[1]
- Phạm Dương Mại I mở đầu triều vương thứ ba (420 – 530), trị vì 420 – 421.[1]
- Phạm Dương Mại II: trị vì 421 – 446, nhiều lần tiến quân đánh Nam – Bắc triều của Trung Quốc (nhà Lưu Tống).[1]
- Phạm Thần Thành: con của Phạm Dương Mại II, trị vì từ 455 – 472.[1]
- Phạm Đang Căng Thuần, con vua Phù Nam tị nạn tại Lâm Ấp, cướp ngôi và trị vì từ 472 – 492.[1]
- Phạm Chư Nông: con của Phạm Thần Thành, giết Phạm Đăng Căn Thăng, được vua Nam Tề Vũ Đế phong vương Lâm Ấp năm 492, trị vì từ 492 – 498 thì chết đuối vì gặp bão khi đang trên đường sang Nam Tề.[1]
- Phạm Văn Tẩn: trị vì 498 – 502.[1]
- Phạm Phạn Chi: trị vì từ 577 – 629. Năm 605, ông bị tướng Lưu Phương của nhà Tùy đánh bại,
– Họ Phạm Việt
PHẠM : Thần & Nhân thần
– Phạm Thiên (Phạm Thiên Vương) : vua trời, giàng
– Phạm Tiên Nga (tên của Mẫu Liễu Hạnh trong lần giáng hoá đầu tiên ở phủ Quảng Cung)
– Phạm Lãi – Tây Thi
– Phạm Tải – Ngọc Hoa
Đôi ta kết nghĩa đá vàng
Cầm bằng Phạm Tải sánh nàng Ngọc Hoa
– Phạm Công – Cúc Hoa
– Phạm Công : Phạm Công Tức Phạm Huyên, hiệu là Minh Dực, thân phụ của bà Phạm Thị Uyển, vợ vua Mai Hắc Đế.
Sông Tô nước chảy quanh co
Phạm Công hiển hóa, âm phò quốc vương
– Phạm Thị Uyển – Mai Hắc Đế : Trong trận quyết chiến ở phủ thành Tống Bình, hoàng hậu Phạm Thị Uyển cũng dẫn đầu một cánh quân thủy giao chiến ác liệt với quân địch trên dòng Tô Lịch, bấy giờ còn là một nhánh của sông Hồng và là mặt án ngữ phía tây của thành Đại La. Thế giặc mạnh, quân ta bị đuối dần. Quyết không để rơi vào tay giặc, bà đã nhảy xuống sông tự vẫn. Xác bà trôi dạt đến địa phận trang Nhân Mục (nay là làng Hòa Mục) thì được nhân dân lén vớt lên chôn cất, rồi lập đền thờ. Đó chính là đền Dục Anh, nay nằm trên đường Nguyễn Ngọc Vũ, quay mặt ra sông Tô Lịch ở đoạn gần cầu Trung Hòa.
– Phạm Tử Nghi (Thiên Lôi)
– Phạm Công Tắc (đạo Cao Đài)
– Những người họ Phạm liên quan đến đức thánh Trần
– – – Phạm Tiên Nga : Đứng thánh Trần đứng bên Cha, Mẫu Liễu Hạnh đứng bên mẹ
– – – Phạm Ngũ Lão : Con nuôi Đức Thánh Trần
– – – Phạm Linh : Tướng giặc bị Thuỷ Tinh Công Chúa, vợ sau của Phạm Ngũ Lão giết
– – – Giặc Phạm Nhan : Tướng giặc bị Đức Thánh Trần giết
PHÀM
PHÀM : danh từ
– Phàm trần
Quê cha thì ở trên trời
Quê mẹ dưới đất xuống chơi phàm trần
Đường đi không ngại mỏi chân
Mùa hè thì ú, mùa xuân thì gầy.
—o—
Em than một tiếng than, trời đất xây vần,
Chim trên cành còn khóc tức tưởi, huống chi kẻ phàm trần lại ngó lơ?
PHÀM : danh từ
– Người phàm
– Phàm nhân
PHÀM : động từ
– Hạ phàm
– Giáng phàm
PHÀM : tính từ
– Siêu phàm
– Phi phàm
– Phàm phu
Đất xấu trồng cây khẳng khiu
Những người thô tục nói điều phàm phu
PHÀM : trạng từ
– Phàm ăn tục uống
– Phàm phu tục tử
PHÀM : trạng từ
– Phàm sống/ăn/làm người thì : trong phạm vi sống và ăn. hễ làm người thì
PHẠM : địa danh
– Phạm Pháo
Bao giờ Phạm Pháo có đình,
Phương Đê có chợ thì mình lấy ta.
Nỗi nàng khó nói cho ra,
Muốn chia phải trái quan nha cũng hèn
PHĂM
PHĂM ; Tinh từ
– Phăm phăm
PHẨM
PHẨM
– Sản phẩm
Quảng Nam sản phẩm muôn ngàn
Trà My rừng quế, kho vàng Bông Miêu
PHẨM
– Phẩm mầu
– Phẩm nhuộm
PHẨM
– Nhuộm phẩm
– Dãi phẩm
Nhất cao là núi Đan Nê
Nhất đông chợ Bản, nhất vui chợ Chùa
Vải chợ Chùa năm quan một tấm
Em mua về dãi phẩm cho tươi
Một năm được mấy tháng vui
Tháng sáu là một, tháng mười là hai
PHẨM
– Phẩm oản
Con tôi buồn ngủ buồn nghê
Buồn ăn cơm nếp cháo kê thịt gà
Nhà còn có một quả cà
Làm sao đủ miếng cơm và cho con
Con tôi khóc héo, khóc hon
Khóc đòi quả thị méo trôn đầu mùa
Con thèm phẩm oản trên chùa
Con thèm chuối ngự tiến vua của làng
Con thèm gạo cốm làng Ngang
Con thèm ăn quả dưa gang làng Quài
Con thèm cá mát canh khoai
Con thèm xơ mít, thèm tai quả hồng
Con thèm đuôi cá vây bông
Thèm râu tôm rảo, thèm lòng bí đao
PHẨM
– Phế phẩm
– Siêu phẩm
PHẨM
– Nhất phẩm
Lạy cha hai lạy một quỳ
Lạy mẹ bốn lạy con đi lấy chồng
Mẹ sắm cho con cái yếm nhất phẩm hồng
Thắt lưng đũi tím, bộ nhẫn đồng con đeo tay
– Tứ phẩm
Văn thì cửu phẩm là sang
Võ thì tứ phẩm còn mang gươm hầu.
– Lục phẩm
Quan văn lục phẩm thì sang
Quan võ lục phẩm thì mang gươm hầu
– Cửu phẩm