NGÔI & NGAI

Loading

Ở ngôi hình là Vua, người đứng ở trung tâm của không gian để cấu trúc và vận hành toàn bộ không gian. Ngôi vua là trái tim của không gian, của vũ trụ, của hình sắc, đồng thời là trọng tâm của thời gian, của các chu kỳ, và của âm nhạc.
Ở ngôi lời là Chúa, người đứng ở trung tâm của tất cả các quan hệ. Ngôi lời là rốn của vũ trụ, rốn của không gian và đồng thời là rốn của thời gian. Chúa chăn dắt, còn vua cai trị nên Chúa cũng là thầy và có ba ngôi
– Chúa cha
– Chúa con
– Thánh thần
Ngôi để ngồi đòi hỏi phải có cái ghế, cái ngai. Ngôi Chúa lời là ngai hình âm, thanh âm, còn ngôi Vua là ngai vàng, ngai hình sắc. Cả hai đều là ngôi báu.
Tuy nhiên còn có khái niệm gọi là ngai sắt, mà liên quan đến vua đứng đầu theo dòng máu, vì sắt là nguyên tố chính tạo nên máu. Trong tác phẩm Trò chơi vương quyền (Game of Thrones) chúng ta có hình tượng ngai sắt chứ không phải ngai vàng, và trung tâm của cuộc chiến này cũng như người dẫn truyện là nhà sói (nhà Stark) và nhà rồng (House of Dragon).
Ngai vua ở Trung Quốc là ngai vàng, vua ngai vàng thì tự xưng là hoàng đế, vì hoàng là vàng, và ông vua ngai vàng đứng ở trung tâm không gian, ở tim và cai quản không gian, bằng cả âm và hình. Ngôi vua ở Việt Nam đi theo các dòng họ, là vua dòng máu, cho nên ngôi vua ấy gốc là vua dòng máu, vua ngai sắt, vua rốn.
Phương bắc thì luôn đặt tên đất nước và triều đại theo vùng miền, không gian, lãnh thổ. Phương nam chúng ta luôn đi theo dòng máu. Tại sao lại như vậy, vì đó là năng lượng gốc. Ai cũng phải giữ lấy năng lương gốc, mới chắc được cái ngôi, cái ngai, cái định vị của mình. Các vị vua Viêt Nam luôn xưng danh và đặt hiệu theo cả ngai vàng và ngai sắt. Ngay cả ở đền đình miếu, tên hiệu và các ngôi của thánh thần cũng vây.
Trong 12 con giáp
– Tuất giữ ngai sắt, liên quan đến năng lương bầy đàn, dòng máu, dân tộc
– Dần giữ ngai vàng, liên quan đến năng lương cá thể, vùng miền, đất nước
Con cháu của Âu Cơ và Lạc Long Quân, con trai đều tên là Lang, đất nước của vua Hùng là nước Văn Lang, con vua Hùng được đặt tên là Lang, chữ Lang lúc này đi cùng chữ Hùng để cân bằng. Nhà Chu thực ra cũng mang dòng máu chó sói, sài lang này, và có gốc là Bách Việt.
Cho đến thời Tần Thuỷ Hoàng, thời vận chuyển từ năng lượng tuất sang năng lượng dần. Lúc đó bên châu Âu xảy ra sự kiện Jesus giáng sinh, bắt đầu Công nguyên, còn ở ta kết thúc thời đại Hùng Vương, Văn Lang.
Trong giai đoạn mở đầu Công nguyên, xảy ra sư kiện vua Hùng vương thứ 18 không có con phải tổ chức kén rể. Sơn Tính đánh nhau với Thuỷ Tinh. Sơn Tinh chắc thắng vì Hổ là chúa là sơn lâm, sơn đạt thì dần cực thịnh.
Nhà nước Văn Lang kết thúc, và sau đó là sự kiện xây thành Cổ Loa của nhà nước Âu Lạc. Ngôi vua mới được đồng hoá với ngai vàng, người ta chẳng còn hiểu ngai sắt là gì nữa. Cũng từ lúc đó, những từ lang sói, sài lang bắt đầu bị hiểu theo nghĩa tiêu cực.
Không chỉ vua, chúa mới có ngôi. Chẳng ai, chẳng đâu không có ngôi.
Ngôi sao trên trời cũng chẳng lơ lửng vô định, nếu không nó đã không được gọi là ngôi sao.
Vào ngôi đền, ngôi đình, ngôi miếu, ngôi chùa, ngôi mộ, ngôi mả, người cúng lễ đều phải biết rõ thần thánh ngồi trong ngôi ở mỗi nơi. Nhiều khi thờ cúng nhầm lẫn, nhận giặc làm cha mẹ, làm thày.
Chúng ta sẽ chỉ có ngôi nhà và ngôi nhà xưởng, mà không có ngôi cửa hàng hay ngôi nhà hàng. Ngôi xương đương nhiên dành cho chủ xưởng. Ngôi nhà dành cho chủ nhà, và người ở trong nhà.
Ngôi nhà cũng vậy thôi, nhà không ngôi là nhà vô chủ, nhà không có tôn ti trật tự. Khi bạn mua hay xây một ngôi nhà, hãy đặt câu hỏi, ai đã, đang và sẽ ngồi ở đây, cái ngôi này, cái ngai này thực sự của ai và dành cho ai.
– Những nhà chiếm đất đền, đình … để ở làm người đã làm chuyện cướp ngôi, chiếm ngôi, đã chạm vào ngôi, vào ngai của thánh thần, làm sao không gặp chuyện
– Những nhà xây nhà mà gặp mộ, là phải di dời cẩn thận, bởi vì chỉ có một ngôi thôi, hoặc là ngôi nhà dành cho người sống hoặc ngôi mộ dành cho người chết. Có khi di chuyển mồ mả đi về vật lý, nhưng cái ngôi không di được, cho nên ngôi nhà đó vẫn là ngôi mộ, cả người âm và người dương đều sống chẳng được yên.
Cửa hàng bản chất là cái cửa, không phải cái nhà có mái, rồi kê cái ghế, cái ngai bên dưới, nên ngôi của cửa hàng là ngôi lời, ngôi luồng, ngôi đường (như là ngôi tóc). Cho nên người ta sinh ra câu “Khách hàng là thượng đế”. Nghĩa là khách hàng là người ngồi trong ngôi, người có được cái ngôi của cửa hàng.
Hiểu được ai ngồi ở ngôi nào, trong giao tiếp, trong các mối quan hệ, trong các nơi chốn, chính là hiểu được ngôi vị của mình.
Khổng Tử có câu “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” là nói rằng mỗi người hãy chắc lấy cái ngôi của mình. Câu ấy chẳng phải của thời phong kiến của vua chúa, thời nào mà chẳng có ngôi, người nào là chẳng có ngôi. Không ngôi thì ngồi đâu trong đời.
===
TÊN ĐI CẢ BỘ : NGÔI & NGAI
Ngôi – Ngồi – Ngối – Ngội – Ngổi – Ngỗi
Ngai – Ngài – Ngái – Ngại – Ngải – Ngãi
NGÔI VUA, NGÔI LỜI & NGÔI THAI, NGÔI NHÀ
1. Ngôi
– Ngôi thứ 1, 2, 3 (đại từ nhân xưng)
– Ngôi lời
– Ngôi sao
– Ngôi vi
– Ngôi vua
– Ngôi mệnh phụ, ngôi tì thiếp, ngôi phi tần : Đổi hình tì-thiếp, thay ngôi phi-tần
– Ngôi chúa
– Chúa ba ngôi
– Ngôi báu
– Ngôi đền, ngôi đình, ngôi miếu, ngôi chùa
– Ngôi mộ, ngôi mả
– Ngôi nhà
– Ngôi thai,
– Ngôi xuôi, ngôi ngang, ngôi ngược (của thai nhi)
– Xoay ngôi (thai)
– Đường ngôi (tóc)
– Tóc ngôi )(tóc)
– Rẽ ngôi (tóc)
– Soán ngôi, soái ngôi, nối ngôi, nhường ngôi, truyền ngôi, cướp ngôi, đoat ngôi, giành ngôi, lên ngôi,
– – – lên ngôi vua o lên ngôi tiên chỉ làng.
– Đổi ngôi : Bây giờ thay bậc đổi ngôi, sao đổi ngôi
2. Ngồi
– Ngồi :
– ngồi + đông từ
– – – ngồi bàn xem việc này làm thế nào
– – – ngồi đan len
– – – ngồi nghịch đất
– – – ngồi tự cửa
– – – ngồi dựa tường
– Ngồi + tính từ (tư thế ngồi) :ngồi xuống, ngồi xổm, ngồi bệt, ngồi phệt, ngồi dựa, ngồi yên, ngồi khoanh chân, ngồi bó gối, ngồi kiết già, ngồi ngay lưng, ngồi ngay ngắn, ngồi nghiêng ngả,
– ngồi + danh từ (ngồi vào đâu) : ngồi ghế, ngồi bàn, ngồi đất, ngồi mâm, gồi hàng, ngồi lớp, ngồi chức, ngồi xe, ngồi tàu, ngồi tù
– – – ngồi bàn nào, bàn bên này hay bàn bên kia
– – – ngồi ghế chủ toạ
– – – ngồi hàng đầu
– ngồi + động từ/tính từ (ngồi như thế nào) :
– – – ngồi chơi : ngồi chơi xơi nước
– – – ngồi trốc : ăn trên ngồi trốc
– – – ngồi rỗi
– – – ngồi mát : ngôi mát ăn bát vàng
– – – ngồi ngây : ngồi ngây ra, ngồi ngây người
– ngồi + trạng từ (ngồi như thế nào) :
– – – ngồi trước : Ăn trên, ngồi trước.
– – – ngồi trên : ngồi trên đầu bao người
NGAI VÀNG, ĐỨC NGÀI
1. Ngai
Ngai vàng, ngai sắt, ngai vua,
Lên ngai
Ngai (thờ) : Để bài vị trên ngai.
2. Ngải
Cây ngải
Bùa ngải
Chơi ngải
Cây ngải cứu
3. Ngài
Ngài : Đại từ nhân xưng,
– Đức ngài
– Mời ngài ngồi
Ngài : Con bướm đêm
4. Ngái
Ngai ngái (mùi)
Ngái ngủ
5. Ngại
Ngại ngùng, ngại ngần, ngần ngại, quan ngại
Ngại (tính từ)
6. Ngãi
Ngãi : Nhân nghĩa
Tham vàng bỏ ngãi
Nhân tình nhân ngãi,
Già nhân ngãi non vợ chồng
Quảng Ngãi
Chia sẻ:
Scroll to Top