MẪU CỬU TRÙNG THIÊN, ĐẠO BA & TẾT TRÙNG CỬU

Loading

ĐỀN THỜ MẪU CỬU TRÙNG THIÊN

Tên : Mẫu Cửu Trùng Thiên hay Cửu Trùng Thiên Thanh Vân Công chúa

Đền thờ : Đền Bằng Sở, thuộc thôn Bằng Sở, xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, Hà Nội

Lễ hội : 9/9 âm lịch

Sự tích : Ở một ngôi làng có ông lão làm nghề mây tre đan đang qua sông đi bán hàng thì bỗng dưng nhìn thấy bức tượng gỗ trôi sông liền vớt và cột vào bờ và nói: “Tôi còn phải đi bán hàng đã, nếu ngài linh thiêng thì phù hộ cho tôi bán hết hàng, rồi tôi sẽ vớt ngài sau”. Trong ngày hôm đó người đàn ông đã bán hết hàng rất nhanh. Khi về ông đã vớt pho tượng lên định mang về nhà, thật ngạc nhiên pho tượng bỗng dưng nhẹ tênh trên tay, tuy nhiên khi đi đến đoạn đường hiện nay là Đền Bằng Sở, thuộc thôn Bằng Sở, xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, Hà Nội ngày nay thì pho tượng bỗng dưng nặng không thể mang theo được nữa nên ông đành để lại đây. Hàng ngày ông đi bán hàng vẫn qua thắp hương phúng vái quả nhiên bán hàng rất chạy, tiếng lành đồn xa mọi người cũng lui tới khấn vái xin điều tốt lành và rất linh ứng. Nhân dân trong vùng đã xây Đền tại đây để ghi nhớ công ơn của Mẫu Cửu Trùng tại đây.

Mẫu Cửu Trùng Thiên thường được thờ ngoài trời trong các đền phủ, với tên gọi là ban Mẫu Cửu Trùng Thiên hay Ban thờ thiên.

Mẫu Cửu Trùng Thiên tương đồng với
– Bà chúa Xứ : Ngày lễ của Mẫu Cửu Trùng Thiên cũng khá trùng với dịp lễ Katê của người Chăm, bởi vì Mẫu Cửu Trùng Thiên chính là bà chúa xứ Thiên Y A Na hay Po Nagar của người Chăm.
– Mẫu bản đền
– Mẫu bán Thiên, Mẫu bản Thiên

Ban thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên đối xứng với
– Ban thờ Thần tài – Thổ địa : Sự tích mẫu Cửu Trùng Thiên có những nét tương đồng với sự tích của Thần Tài, bởi vì Mẫu Cửu Trùng Thiên là một vị thần xứ sở, đối xứng với bộ đôi nam thần là Thần Tài & Thổ Địa, dù bà thường được thờ một mình như bà chúa xứ.
– Ban thờ Ông địa,
– Ban thờ Thần bản thổ
– Ban thờ Thần bản địa, Thần bản đền

Trong thờ cúng, phải có đủ âm dương trời đất, thiên địa trong đó
– Mẫu Cửu Trùng Thiên, Bà chúa xứ, Mẫu bản đền … là phần âm
– Thần Tài, Thổ Địa, Ông Địa, Thần Bản Thổ … là phần dương

—o—o—o—o—o—

CÁC NHẦM LẪN VỀ MẪU CỬU TRÙNG THIÊN

Cửu Thiền Huyền Nữ thường bị nhầm lẫn với Mẫu Cửu Trùng Thiên
– Cửu Thiền Huyền Nữ đối xứng với đức Huyền Thiên của một dòng đầu thai, ví dụ dòng đầu thai của Bách Việt
– Mẫu Cửu Trùng Thiên đối xứng với Thần Tài – Thổ địa của một bộ xứ sở.

Mẫu Cửu Trùng Thiên thường bị nhầm lẫn với
– Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên trong Tam Toà Thánh Mẫu hay Mẫu Liễu Hạnh vì mẫu Liễu Hạnh là hoá thân của Mẫu Thượng Thiên
– Cửu Thiền Huyền Nữ

Tam toà thánh mẫu liên quan đến ba người mẹ của mỗi con người, và là các vận hành của Mẫu Địa
– Mẫu Thượng Thiên – Mẹ xứ sở
– Mẫu Thượng Ngàn – Mẹ trứng
– Mẫu Thoải – Mẹ thân thể

Lúc này Mẫu Cửu Trùng Thiên có thể được thờ với Mẫu Thoải và Mẫu Thượng Ngàn như ở Đền Bằng Sở.

Dù Mẫu Thượng Thiên chính là Mẹ xứ sở trong Tam toà thánh mẫu nhưng cả hai không phải là một.
– Có nhiều loạị xứ sở mà Mẫu Thượng Thiên chỉ là mẹ xứ sở của một loại xứ sở cụ thể liên quan đến một đầu thai cụ thể, trong khi Mẫu Cửu Trùng Thiên là cả bộ xứ sở đầy đủ cho nhiều cá thể sự sống.
– Mẫu Thượng Thiên là đi từ đất lên trời, nói chung vẫn là một khía cạnh của Mẫu Địa như mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải.
– Mẫu Cửu Trùng Thiên là giáng từ trời xuống đất hay còn gọi là Mẫu Tiên Thiên

Cả bộ Tam Toà Thánh Mẫu là vận hành và cấu trúc chuyển hoá của Mẫu Địa, mới đối xứng với Mẫu Cửu Trùng Thiên.

Ở đền Bằng Sở, hai bộ ba này được thờ lồng vào nhau trong trạng thái Thổ Mộc Thuỷ, chính vì thế mới tạo nên cái tên Bằng Sở và Ninh Sở. Tính chất Mộc Thổ Thuỷ của khu vực này rất rõ ràng vì ngoài đền Dầm, đền Bằng Sở, làng còn có đền Đại Lộ, còn làng bên cạnh có đền Mẫu hay mẫu Địa Cầu. Trong các trường hợp bình thường khác, thì hai bộ này sẽ được phân tách nhau ra.

—o—o—o—o—o—

MẪU CỬU TRÙNG THIÊN & ĐẠO BA

Đạo Ba trong ca dao tục ngữ nhắc liên quan đến sinh và tử giữa các cặp đôi

Cùng nhau cho trọn đạo ba
Thà là lìa thác, chẳng thà lìa sinh

—o—

Làm người giữ trọn đạo ba
Sau dầu có thác cũng là thơm danh

—o—

Ghi lời hẹn ước ba sinh
Theo nhau trong trọn nghĩa tình phu thê

—o—

Đôi đứa mình chút nghĩa ba sinh
Có làm răng đi nữa, cũng không đành bỏ nhau

—o—

Chẳng qua duyên nợ ba sinh
Mơ màng ngó xuống cõi trần làm chi

—o—

Cũng vì duyên nợ ba sinh
Sáng trăng câu hát huê tình mà theo

Có hai bộ ba trong Đạo Ba liên quan đến chuyển hoá sinh tử
– Ba ông bà Đầu Nhau hay bộ ba Táo Quân gồm ông Công, ông Táo, bà Thị liên quan đến chuyển hoá sinh hay Ba sinh. Đây là bộ Cha Trời Mẹ Đất.
– Bộ ba Thần Tài – Thổ Địa – Bà chúa xứ/Mẫu Cửu Trùng Thiên liên quan đến Ba thác. Đây là bộ Cha Đất Mẹ Trời.

Bộ ba sinh mang tính Mộc nên đi cùng nhau như trong sự tích ngày lễ ông Công ông Táo là cả ba ông bà cùng nhảy vào ngọn lửa.

Bộ ba thác mang tính Kim nên không đi cùng nhau.

Kết hợp hai bộ ba này tạo ra bộ 5 bật và bộ 6 bật tắt mới sẽ được vận hành và cấu trúc đầy đủ âm dương trời đất

—o—o—o—o—o—

MẪU CỬU TRÙNG THIÊN & CÁC VUA CHA

Câu đối ở đền Bằng Sở

Tứ phủ linh thanh, hộ quốc bảo dân thiên hạ mẫu
Cửu trùng trắc giáng, đằng vân giá vũ địa trung tiên.

Dịch:
Tứ phủ linh thiêng, giúp nước cứu dân mẫu nghỉ thiên hạ
Cửu trùng lên xuống, đi mây về gió vị tiên thế gian.

Tứ phủ trong đạo Mẫu liên quan đến Phủ của các Mẫu đối xứng với bốn xứ sở của các vua cha là
– Cha Ngọc Hoàng
– Cha Diêm Vương
– Cha Tản viên
– Cha Long Vương

Trong đó, Mẫu Cửu Trùng Thiên đối xứng với Bà Thị
– Mẫu Cửu Trùng Thiên liên quan đến
– – – Thần Tài : Diêm Vương + Long Vương
– – – Thổ Địa : Tản Viên + Ngọc Hoàng
– Bà Thị liên quan đến
– – – Ông Công : Ngọc Hoàng + Long Vương
– – – Ông Táo : Tản Viên + Diêm Vương

—o—o—o—o—o—

LỜI KHẤN NGÀY TẾT TRÙNG CỬU

Bát hương trung tâm
– Âm dương ngũ hành tương sinh tương khắc
– Chín phương Trời, mười phương Phật
– Thần linh : Mẫu Cửu Trùng Thiên
– Thần tài, Thổ địa
– Ông bà Đầu nhau :

Bát hương bên trái
– Bà cô, ông mãnh
– Các vị thần xứ sở : Đức Huyền Thiên & Cửu Thiên Huyền Nữ

Bát hương bên phải
– Gia tiên nội ngoại (khấn từng người đã mất đời gần nhất)
– Gia tiên tiền tổ : Cửu huyền thất tổ,
– Về cái gốc của dòng máu : Cửu huyền trăm họ

Xin kiết giới và xin an :
– Thân thể, nhà đất, ban thờ
– Cổng sinh, cây linh hồn & cây dòng họ

Chia sẻ:
Scroll to Top