LỤC ĐẦU GIANG

Loading

SÔNG CỦA LỤC ĐẦU GIANG

– Sông Thương – Nhật Đức
– Sông Cầu – Nguyệt Đức
– Sông Lục Nam – Minh Đức
– Sông Đuống – Thiên Đức
– Sông Kinh Thầy
– Sông Thái Bình

SÔNG ĐẦU NGUỒN

– Sông Thương – Nhật Đức
– Sông Cầu – Nguyệt Đức
– Sông Lục Nam – Minh Đức
– Sông Đuống – Thiên Đức

SÔNG CUỐI NGUỒN

– Sông Kinh Thầy – cửa sông Bạch Đằng
– Sông Thái Bình – cửa sông Văn Úc & sông Hồng

NGÃ BA SÔNG

– Ngã ba Nhãn : giao sông Thương (Nhật Đức) và sông Lục Nam (Minh Đức) là ngã ba cao nhất ở cực Bắc của Lục Đầu Giang

– Ngã ba Lác : sông Cầu gặp dòng chảy về hạ lưu ở phía nam của Lục Đầu Giang từ Ngã ba nhãn

– Bến Bình Than : sông Đuống gặp dòng chảy về hạ lưu ở phía nam của Lục Đầu Giang từ ngã ba Lác

– Cửa Đại Than : đầu nguồn sông Kinh Thày & Thái Bình là ngã ba thấp nhất ở cực Nam của Lục Đầu Giang

CỒN CỦA LỤC ĐẦU GIANG

– Bãi Nguyệt Bàn : Vua quan nhà Trần trong hội nghị Bình Than để bàn kế sách đánh thắng giặc Nguyên – Mông xâm lược nước ta vào thế kỷ XIII (năm 1282) đã lên bãi Nguyệt Bàn – Đền Tam Phủ làm lễ tế cáo trời đất, cầu mong thắng giặc, giữ yên bờ cõi.

HỒ & KÊNH CỦA LỤC ĐẦU GIANG

– Hồ Bình Giang

– Hồ Thải Xỉ

NGUYÊN TỐ CỦA LỤC ĐẦU GIANG

– Lục Nam : Mộc – hình lục giác
– Thương : Khí – hình sóng
– Cầu : Thổ – hình quả cầu đất
– Đuống : Hoả – hình sóng
– Thái Bình : Thuỷ – hình giọt nước
– Kinh Thày : Kim – hình đường

Xét theo yếu tố của 6 góc giữa 6 dòng sông

– Góc Lục Nam – Kinh Thày : Hoả
– Góc Kinh Thày – Thái Bình : Thuỷ
– Góc Thái Bình – sông Đuống : Mộc
– Góc sông Đuống – sông Cầu : Thổ
– Góc sông Cầu – sông Thương : Khí
– Góc sông Thương – sông Lục Nam : Kim

CÁC TỈNH/XỨ LIÊN QUAN
– Bắc Giang – xứ Kinh Bắc
– Bắc Ninh – xứ Kinh Bắc
– Hải Dương – Xứ Đông
– Thái Bình – Xứ Đông
– Hưng Yên liên quan gián tiếp qua mạng lưới sông Thái Bình – xứ Đông
– Quảng Ninh, xứ viễn Đông so với Thăng Long – Hà Nội liên quan gián tiếp qua cánh cung núi Đông Triều
– Lạng Sơn, xứ Lạng, xứ viễn Bắc so với Thăng Long – Hà Nội liên quan gián tiếp qua cánh cung núi Bắc Sơn & sông Thương, sông Lục Nam mà đều bắt nguồn từ Lạng Sơn
– Bắc Cạn liên quan gián tiếp vì là đầu nguồn sông Cầu

Nói chung toàn bộ vùng đồng bằng phia Đông sông Hồng, hay Đông Bắc Bộ liên quan đến Lục Đầu Giang, lấy Lục Đầu Giang làm trung tâm

SÔNG LỤC NAM :

– Tên sông : sông Minh Đức, sông Lục, sông Chũ
– Bắt nguồn : Núi Kham (Lạng Sơn)
– Kết thúc : Ngã 3 Nhãn, đền Phượng Nhãn (giao với sông Thương, nằm ở phía bắc Lục Đầu Giang, thuộc tỉnh Bắc Giang)
https://svhttdl.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-/asset_publisher/xqtf4Gcdcef5/content/ngay-xuan-ke-chuyen-cac-vi-thanh-mau-uoc-tho-o-tinh-bac-giang
Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh
Ai lên xứ Lạng cùng anh
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em
Tay cầm bầu rượu nắm nem
Mải vui quên hết lời em dặn dò.
—o—
Đường lên xứ Lạng bao xa?
Cách một trái núi với ba quãng đồng
Ai ơi đứng lại mà trông
Kìa núi thành Lạng, kìa sông Tam Cờ
Em chớ thấy anh lắm bạn mà ngờ
Bụng anh vẫn thẳng như tờ giấy phong
—o—
Cao Bằng, Cao Bẳng, Cao Băng
Cao lên tỉnh Lạng, cao bằng ngọn tre
—o—

Gái chính chuyên lấy được chín chồng
Ba chồng thành Lạng, ba chồng thành Cao
Ba chồng để ngọn sông Đào
Trở về đỏng đảnh làm cao chưa chồng

—o—

Đường về xứ Lạng mù xa
Có về Hà Nội với ta thì về
Đường thủy thì tiện thuyền bè
Đường bộ cứ bến Bồ Đề mà sang

SÔNG THƯƠNG :

– Tên sông Nhật Đức, sông Nam Bình, sông Lạng Giang, sông Long Nhỡn

– Bắt nguồn :
– – – Sông Thương nhánh chính Dãy núi Na Pa Phước, làng Man, xã Vân Thủy, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn
– – – Sông Trung : từ thung lũng Đình Cả, Thái Nguyên
– – – Sông Sỏi : từ Yên Thế,
– – – Sông Máng
– – – Sông Sim
– – – Sông Hoá (chạy về ải Chi Lăng)
– Kết thúc : Ngã 3 Nhãn, đền Phượng Nhãn (giao với sông Lục Nam, nằm ở phía bắc Lục Đầu Giang, thuộc tỉnh Bắc Giang)’

Sông Thương nước chảy hai kì
Bên thì dòng đục, bên thì dòng trong

Sông Thương nước chảy đôi dòng
Bên trong bên đục em trông bên nào?

Sông Ngâu, sông Cả, sông Đào
Ba con sông ấy đổ vào sông Thương
Con sông sâu nước dọc đò ngang
Mình về bên ấy ta sang bên này
Đương con nước lớn đò đầy…

SÔNG CẦU

– Tên Sông : sông Phú Lương (Phú Lương Giang), sông Như Nguyệt, sông Thị Cầu, sông Nguyệt Đức

– Bắt nguồn : Đỉnh Phia Booc, chợ Đồn, Bặc Kạn

– Chảy qua : Dãy núi Ngân Sơn và dãy núi sông Gâm

– Kết thúc : Ngã 3 Lác

Chợ Sông Cầu một tháng sáu phiên
Anh đi không đặng, gửi lời nguyền cho em

Sông Cầu đất thấp, nền cao
Ai qua đến đó lao đao cửa nhà

Sông Cầu nước chảy lơ thơ
Có đôi trai gái ngồi hơ quần đùi

Sông Cầu làm đầu câu chuyện

Sông Cầu nói đâu bỏ đấy

SÔNG ĐUỐNG

– Bắt nguồn : Ngã ba Dâu với sông Hồng và sông Ngũ Huyện Khê

– Di tích hai bên bờ sông : lăng Kinh Dương Vương, Chùa Phật Tích, Đền Cao Lỗ

– Núi : Tam Thai

– Kết thúc : Bến Bình Than (Bãi Nguyệt Bàn)

SÔNG KINH THÀY

– Tên sông : Sông Kinh Thầy hay còn gọi là Sông Kinh Thày, tên chữ là “Sài Giang”, hoặc Cổ Châu

– Đầu nguồn : ngã 3 Nấu Khê

– Kết thúc : ngã 3 Tri Sơn

– Cửa biển : Nam Triệu

– Dòng chảy : Sông Kinh Thày/Sông Kinh Môn – Sông Cấm – Sông Bạch Đằng

– – Sông Kinh Thầy

– – – Tại ngã ba Bến Triều, nó chia nước với sông Mạo Khê.

– – – Tại ngã ba Trại Sơn nó chia thành hai sông nhỏ chiều dài khoảng 9 km mỗi sông, có tên gọi là sông Phi Liệt (lại đổ vào sông Mạo Khê một lần nữa, tại ngã ba Bến Đụn, để tạo thành sông Đá Bạch) và sông Hàn để chảy vào sông Kinh Môn tại ngã ba Nống, tạo thành sông Cấm.

– – – Sông Kinh Thày và sông Kim Môn nhập lại thành sông Cấm, con sông chảy qua trung tâm thành phố Hải Phòng. Trước đây sông Cấm đổ ra biển tại cửa Cấm, tuy nhiên từ năm 1978 chính quyền thành phố Hải Phòng đã cho xây dựng đập Đình Vũ nên sông Cấm không còn thông ra biển mà thay vào đó toàn bộ dòng chảy hợp lưu với sông Bạch Đằng đổ ra cửa Nam Triệu.

– – Sông Kinh Môn

– – – Sông Rạng hay sông Lai Vu, còn có tên khác là sông Tường Vu là phân lưu của sông Kinh Môn

– – – Sông này tách khỏi sông Kinh Thầy gần như cùng một nơi với sông Kinh Môn. Sông có chiều dài khoảng 26 km. Phần thượng lưu có hướng Bắc-Nam qua ranh giới giữa hai huyện Nam Sách và Kim Thành, sau đó theo hướng Tây Bắc-Đông Nam rồi lại Bắc-Nam qua ranh giới hai huyện Kim Thành và Thanh Hà. Đến cuối địa phận Thanh Hà, nó hội lưu với sông Gùa của hệ thống Thái Bình để tạo thành sông Văn Úc tại ngã ba Cửa Dưa, cuối huyện Thanh Hà

Sâu nhất là sông Bạch Đằng
Ba lần giặc đến, ba lần giặc tan
Cao nhất là núi Lam San
Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra.

Bạch Đằng giang là sông cửa ải
Tổng Hà Nam là bãi chiến trường

Con ơi nhớ lấy lời cha
Gió to, sóng cả chớ qua sông Rừng
Đánh giặc thì đánh giữa sông
Đừng đánh chỗ cạn mắc chông mà chìm

Đố ai trên Bạch Đằng giang
Làm cho cọc nhọn dọc ngang sáng ngời
Phá quân Nam Hán tơi bời
Gươm thần độc lập giữa trời vang lên?

Là ai?

SÔNG THÁI BÌNH

– Tên : Sông Thái Bình còn gọi là sông Hàm Giang hay sông Phú Lương (trùng với tên thượng nguồn sông Cầu)

– Đầu nguồn : Ngã 3 Lác, đón nước sông Lục Nam và sông Thương, nhánh chính tại đây gọi là sông Lục Đầu, Lục Đầu Giang hay Phù Lan

– Dòng chảy

– – – Sông Thái Bình – sông Mía – sông Văn Úc – sông Mới – sông Thái Bình.
– – – Sông Thái Bình – sông Cầu Xe – sông Luộc – sông Thái Bình.

– Liên kết với sông Hồng qua sông Đuống & sông Luộc

– Cửa biển

– Ở đâu năm cửa, nàng ơi?
Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng ?
Sông nào bên đục bên trong?
Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh?
Đền nào thiêng nhất tỉnh Thanh?
Ở đâu lại có cái thành tiên xây?
Ở đâu là chín từng mây?
Ở đâu lắm nước, ở đâu nhiều vàng?
Chùa nào mà lại có hang?
Ở đâu lắm gỗ thời nàng biết không?
Ai mà xin lấy túi đồng?
Ở đâu lại có con sông Ngân Hà?
Nước nào dệt gấm thêu hoa?
Ai mà sinh cửa, sinh nhà, nàng ơi?
Kìa ai đội đá vá trời?
Kìa ai trị thủy cho đời được yên?
Anh hỏi em trong bấy nhiêu lời
Xin em giảng rõ từng nơi từng người.
– Thành Hà Nội năm cửa, chàng ơi
Sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng
Nước sông Thương bên đục bên trong
Núi đức thánh Tản thắt cổ bồng mà lại có thánh sinh
Đền Sòng thiêng nhất tỉnh Thanh
Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây
Trên trời có chín từng mây
Dưới sông lắm nước, núi nay lắm vàng
Chùa Hương Tích mà lại ở hang
Trên rừng lắm gỗ thời chàng biết không
Ông Nguyễn Minh Không xin được túi đồng
Trên trời lại có con sông Ngân Hà
Nước Tàu dệt gấm thêu hoa
Ông Hữu Sào sinh ra cửa, ra nhà, chàng ơi
Bà Nữ Oa đội đá vá trời
Vua Đại Vũ trị thủy cho đời yên vui
Anh hỏi em trong bấy nhiêu lời
Em xin giảng rõ từng nơi từng người.

BỘ TÊN CỦA LỤC ĐẦU GIANG

Các con sông không chỉ nối với nhau bởi dòng nước, mà còn nối với nhau bởi thanh âm, bởi trường âm xứ sở, liên quan đến tên sông. Bộ tên sông của Lục Đầu Giang phức tạp vào bậc nhất

– LỤC :

– – – Sông số :

– – – – – – – Sông Lục Đầu, sông Lục Nam, sông Lục Đức (còn có tên là sông Luộc, sông Hải Triều, sông Phổ Đà, sông Đà Lỗ, sông Lục Đức, sông Nông Kỳ) : Nếu sông Lục Nam được coi là sông cực bắc của Lục Đầu Giang thì có thể coi Lục Đức là sông cực nam của Lục Đầu Giang, nối Lục Đầu Giang về sông Hồng qua Thái Bình thay vì qua sông Đuống

– – – – – – – Sông Nhất là sông Thái Bình và Sông Cái. Sông Thái Bình vì đứng chữ Thái trong bộ Thái Dương, Thái Âm. Sông Cái gồm sông Cái sông Hồng, sông Cái Phan Thiết, sông cái Phan Rang, sông Cái Nha Trang, sông Cái Ninh Hoà (chính là sông Dinh), sông Cái Phú Yên, sông Cái Quy Nhơn, sông cái Quảng Nam và sông Cái Mép (cửa sông Thị Vải), sông Cái Tàu

– – – – – – – Sông Nhị Hà (sông Hồng) cũng là một sông Cái

– – – – – – – Sông Tam Kỳ (Quảng Nam), sông Tam Giang (Cà Mau), phá Tam Giang (thực chất thuộc cửa sông Hương, Huế) : Tam Giang có thể được coi là vị thánh sông nước lớn nhất cúa Việt với hơn 400 điểm thờ dọc con sông Cầu

– – – – – – – Sông Tứ Kỳ (nhánh sông Luộc, chảy ở Tứ Kỳ, Hải Dương), sông Tứ Câu (quận Ngũ Hoàng Sơn, Đà Nẵng)

– – – – – – – Sông Ngũ Huyện Khê (phụ lưu sông Đuống tại ngã ba Dâu)

Như vậy, trực tiếp thuộc hệ thống Lục Đầu Giang là sông Lục Đầu, sông Lục Nam, sông Thái Bình (Nhất), sông Nhị Hà, sông Cầu (Tam), sông Tứ Kỳ (thuộc Lục Đức) & Ngũ Huyện Khê (thuộc Thiên Đức)

– – – Sông màu

– – – – – – Sông Lục,

– – – – – – Sông Hồng, theo sông Đuống về Lục Đầu Giang

– – – – – – Đá Bạch, Bạch Đằng (Hải Phòng) nhận nước sông Kinh Thày đổ ra biển

– – – – – – Sông Hoàng Giang (Đông Anh, Hà Nội nối với sông Cầu ở Thổ Hà), sông Hoàng Giang (Ninh Bình), Vị Hoàng (hay sông Hoàng) là sông đào chảy qua đất Vị Hoàng, tỉnh Nam Định), Hoàng Tuyền hay suối Vàng là sông ở Âm Phủ,

– – – – – – Sông Lam,

– – – – – – Sông Chu (Thanh Hoá)

– – – – – – Suối Cửa Tử, suối Yên Tử

Bộ sông sắc màu đối xứng với bộ sông Mùi – Vị – Âm

– Mùi : Sông Hương Huế và sông Hương ở Thanh Hà, Hải Dương thuộc hệ thống sông Thái Bình

– Vị : sông Vị Hoàng Nam Định thuộc hệ thống sông Đáy

– Âm : Sông Thanh (Quảng Ngãi và Kontum)

Bộ sông cùng tên với tên các con sông của Lục Đầu Giang

– ĐỨC : Nhật Đức (sông Thương), Nguyệt Đức (sông Cầu), Minh Đức (sông Lục Nam), Thiên Đức (sông Đuống)
– THIÊN : Thiên Đức (sông Đuống), Thiên Phù (giao với sông Tô Lịch ở chợ Bưởi), suối Thiên Thai (núi Bidoup, Lâm Đồng), núi Thiên Thai (sông Đuống),

– NGUYỆT : Nguyệt Đức (sông Cầu), Như Nguyệt (sông Cầu)

– NHẬT : Nhật Đức (sông Lục Lam), Nhật Lệ (Quảng Bình)

– THỊ : Thị Cầu (sông Cầu), Thị Vải (ra biển bằng sông Cái Mép)

– CẦU : sông Cầu, sông Cầu Nhí (đổ vào sông Thu Bồn)

Bao giờ trả hết nợ Cao Hoàng
Đào sông Câu Nhí, bòn vàng Bồng Miêu

– PHÚ : Sông Phú Lương (sông Cầu), Sông Phú An (tên khác: Rạch Xẻo Trâu là một con sông đổ ra sông Cái Tàu), sông Phú Lộc (Đà Nẵng), sông Phú Vinh (Quảng Bình)

– THÁI : Sông Thái Bình

Bộ sông xung quanh Lục Đầu Giang

– CÔN : Suối Côn Sơn chảy ở chân Núi Côn Sơn thuộc dãy Yên Tử nơi có đền Côn Sơn Kiếp Bac, sông Côn (Bình Định), sông Công (Thái Nguyên, phụ lưu của sông Cầu), sông Mê kông
– TRANH : Sông Tranh (Ninh Giang, Hải Dương, thuộc hệ thống sông Luộc và sông Thái Bình), sông Tranh Vĩnh Phúc, sông Tranh (Quảng Nam), sông Tranh (sông Kỳ Cùng, Lạng Sơn), sông Đồng Tranh (huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh, thuộc hệ thống sông Đồng Nai)

– ĐÀ : Sông Phổ Đà (sông Luộc), sông Đà Lỗ (sông Luộc), sông Đà, sông Đà Rằng

NÚI CỦA LỤC ĐẦU GIANG

– NÚI ờ giữa sông THƯƠNG & sông LỤC NAM

– – – Dãy núi Cai Kinh : Dãy núi đá trùng điệp kéo dài từ các huyện Hữu Lũng, Chi Lăng, qua Văn Quan, Bình Gia, Bắc Sơn (Lạng Sơn) sang đến huyện Võ Nhai (Thái Nguyên), nơi nghĩa quân làm căn cứ hoạt động đã được cả người Pháp và nhân dân ta gọi là “dãy núi Cai Kinh” – tên người thủ lĩnh Hoàng Đình Kinh của cuộc khởi nghĩa.

– – – Núi Cô Tiên ngay gần ngã ba Nhãn

– NÚI ở góc giữa sông LỤC NAM & sông KINH THÀY :

– – – Dãy núi Huyền Đinh thuộc cánh cung Đông Triều nằm ở góc giữa sông Lục Nam và sông Kinh Thày.

– – – Dãy Yên Tử nằm về phía sông Kinh Thày thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương :

– – – – – – có Núi Tổ Sơn

– – – – – – núi Côn Sơn (còn gọi là núi Kỳ Lân) : đền thờ Trần Nguyên Đán, bàn cờ Tiên

– – – – – – Núi Trán Rồng : Dược Sơn, Bắc Đẩu là hai nhánh của dãy núi Trán Rồng tiến ra sông Thương thành hình tay ngai ôm lấy đền Kiếp Bạc. Đứng trên hai đỉnh núi này có thể quan sát được cả một vùng làng mạc rộng lớn, sông nước mênh mông. Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông, Trần Hưng Đạo đã đặt vọng gác tiền tiêu trên hai đỉnh núi này có tên Trạm Điền.

– – – – – – – – – – Núi Bắc Đẩu : Đền Bắc Đẩu

– – – – – – – – – – Núi Dược Sơn : Đền Nam Tào nằm, đều thuộc xã Hưng Đạo (Chí Linh).

– – – – – – núi Ngũ Nhạc : có Tây Nhạc Miếu, Trung Nhạc Miếu

– – – – – – núi Phượng Hoàng : đền Chu Văn An,

– – – – – – núi Rùa : chùa Sùng Nghiêm

– – – – – – núi Thanh long,

– – – – – – núi Bạch hổ,

– – – – – – núi Trúc Thôn,

– – – – – – núi An Lạc.

– NÚI ở giữa sông KINH THÀY & sông THÁI BINH : Đây là ngã ba Đại Than, góc duy nhất của Lục Đầu Giang không có núi

– NÚI ở góc giữa sông THÁI BÌNH & sông ĐUỐNG

– – –  Núi Thiên Thai thuộc huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Thiên Thai có hình con rồng uốn lượn 9 khúc (dãy núi này gồm 9 ngọn núi liền nhau). Trên núi có đền Thái sư Lê Văn Thịnh, với tượng rồng đá, xây cất trên nền nhà cũ của ông  Ngày xưa rừng thông phủ kín núi, trên đỉnh ngọn Thiên Thai có một ngôi chùa cổ trăm gian và một vườn hồng đào, đây là một giống đào đặc biệt, hoa nở thành từng chùm buông xuống như những chiếc đuôi cáo nên mới có cái tên là Hồng đào. Ngày xuân khách lên lễ chùa vãng cảnh vườn đào, dạo chơi rừng thông rồi hướng ra bể đông xem loan phượng ăn xoài.

Trèo lên trái núi Thiên Thai,
Thấy đôi chim phượng ăn xoài trên cây.
Đôi ta được gặp nhau đây,
Khác gì chim phượng gặp cây ngô đồng.

—o—

Trăm năm cũng chẳng có suy
Gia Bình ngũ hổ chầu về Thiên Thai

– NÚI ở góc giữa sông ĐUỐNG và sông CẦU

– – – Núi Phả Lại trên đó có chùa Phả Lại nằm gần ngã ba sông nhất

– – – Núi Phù Lãng, Núi Phù Lương ở quanh làng gồm Phù Lãng, làng Ngọc Xá và làng Đồng Sài, Quế Võ Bắc Ninh

– NÚI ở góc giữa sông CẦU & sông THƯƠNG

– – – Dãy núi Nham Biền nằm ở góc giữa sông Thương và sông Cầu là dãy núi 99 đỉnh, là 99 con phượng hoàng, gồm hai dãy núi

– – – – – – Dãy Núi Bài với ngọn cao nhất ở khu Vân Cốc (Việt Yên) với cái tên là núi Ông Già hay núi Ngự;

– – – – – – Dãy núi Neo (Yên Dũng), đỉnh cao nhất là ngọn Non Vua (còn gọi là Vua Bà)

DI TÍCH

– Chùa Vĩnh Nghiêm, bên bờ sông Lục Nam

Thứ nhất là chùa Đức La,
Thứ nhì chùa Bổ, thứ ba chùa Dền

– Đền Phượng Nhãn, xã Trí Yên, Yên Dũng, Bắc Giang ở chính xác ngã ba Nhãn giữa sông Thương và sông Lục Nam, thờ Trương Đạm Nương, dân gian gọi Thánh Cô Tam Giang, em gái của đức Thánh Tam Giang.

– Chùa Phả Lại (bên bờ sông Thương) : ngã ba Lác

Xa đưa văng vẳng tiếng chuông
Kìa chùa Phả Lại chập chùng bên sông

– Làng gốm Phù Lãng (bên bờ sông Thương)

– Đền Tam Phủ (Bãi Nguyệt Bàn) : thờ Thiên Phủ, Địa Phủ, Thuỷ Phủ, là 3 trong 4 vị vua cha (thiếu Nhạc Phủ của Tản Viên nhưng ngay sau lưng Côn Sơn Kiếp Bạc lại là núi Ngũ Nhạc)

– Đền Cao Lỗ ở bên bờ sông Đuống

– Đền Côn Sơn Kiếp Bạc : nằm giữa ngã ba Nhãn & ngã ba Lác

– Chùa Côn Sơn, đền Nguyễn Trãi, đền Chu Văn An ở phía Bắc của sông Kinh Thày

Chia sẻ:
Scroll to Top