Dinh, hư, tiêu, trưởng

Loading

Đạo Phật có câu “Sinh – Lão – Bệnh – Tử” để nói về chu kỳ sống của con người từ lúc sinh ra đến lúc chết đi. Đạo Phật cũng có 4 ngày kỷ niệm của các đức Phật ứng với Sinh – Lão – Bệnh – Tử là

  • Ngày vía đức Phật đản sinh – Sinh
  • Ngày vía đức Phật xuất gia – Lão
  • Ngày vía đức Phật đi học – Bệnh
  • Ngày vía đức Phật thành đạo – Tử

Dân gian có câu “Dinh, hư, tiêu, trưởng”, nghĩa là đầy, vơi, mất đi, lớn lên, để nói về vận hành sống, cũng ứng chính xác với 4 chu kỳ đức Phật mô tả ở trên.

  • Dinh : Sinh
  • Lão : Hư
  • Bệnh : Tiêu
  • Trưởng : Tử

DINH/RINH

  • Dinh (danh từ)
    • Dinh : Ngôi nhà lớn, vừa để ở vừa để làm việc
      • Dinh thự
      • Dinh cơ
    • Dinh của quân đội : một cách đóng đinh quân đội tại một chỗ
      • Dinh luỹ
      • Tổng hành dinh của quân đội
      • Dinh trại (doanh trại)
      • Đại bản dinh (đại bản doanh)
    • Dinh của ai đó
      • Dinh của người có địa vị và quyền lực trong thế giới vật lý, nhà ở này cũng để định vị
        • Dinh quan
        • Dinh tham biện
        • Dinh tỉnh trưởng
        • Dinh tổng đốc
        • Dinh độc lập
        • Dinh tổng thống
        • Dinh toàn quyền
      • Dinh của thần thánh, tiên mẫu được gọi là dinh Cô, dinh Cậu, dinh Ông, dinh Bà, dinh Thày Thím … : nửa như đình, nửa như nghè và miếu
        • Núi Dinh Cố, ở Long Điền, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, trên núi có Dinh Bà Cố
        • Dinh Cô là một khu đền tại thị trấn Long Hải, thuộc huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
        • Dinh thày thím là một quần thở có kiến trúc tương tự đình làng tại xã Tân Tiến, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận 
  • Dinh (động từ)
    • Về dinh
  • Dinh (danh từ)
    • Dinh dưỡng : Khả năng dưỡng để tạo nên dinh thự, dinh cơ là các cơ quan trong cơ thể và vận hành
    • Dinh điền : Chính sách định cư cho dân tại một vùng đất mới cho những dân mở đường, khai khẩn rừng và lấn biển
  • Dinh (thanh âm, nhịp điệu)
    • Tùng dinh dinh, tùng cắc cắc
    • Tùng tùng dinh dinh
  • Dinh (tính từ)
    • Dinh dính
    • Chợ dinh : chợ đầu mối, chợ bán buôn cho người sản xuất
    • Chợ Dinh (ở Quy Nhơn, Bình Định)

BỘ DINH

Dinh liên quan đến bộ dinh đều là các vận hành hướng tâm hoặc xung quanh tâm

  • Dinh/Rinh :
    • Rinh về dinh, rinh về giải thưởng
    • Rung rinh là dinh rung tại chỗ hoặc rung đối xứng qua trục của chính nó
    • Rinh tê : Bỏ vùng tự do để vào ở trong vùng bị thực dân Pháp kiểm soát, trong thời kì kháng chiến (biến âm của từ rentrer)
  • Dính/Rính : Dính vào dinh
  • Dình/Rình : Rình mò quanh dinh
  • Dịnh/Rịnh : Lịm âm, hay dao động tại chỗ tắt dần —> Bịnh
  • Dĩnh/Rĩnh : Giãy ra khỏi dinh, rãnh viền tách ra khỏi dinh
  • Dỉnh/Rỉnh : Rỉnh rang, đi ra ngoài dinh

CA DAO, TỤC NGỮ, THÀNH NGỮ

– Tôi đi chở đá xây đình
Thờ ông quan Thượng hai dinh trong ngoài
Rồi còn cái hội tháng hai
Tôi lại cầm lọng che ngai rước thần
Cỗ làng thì chẳng đến phần
Việc làng thì lụy đến thân sống nhờ

Dinh thực chất là một cái đình cho thần ở

– Ngựa ô anh thắng kiều vàng,

Anh tra khớp bạc đưa nàng về dinh

Người ta hay dịch nghĩa của câu này là

  • Ngựa ô anh thắng kiệu vàng : anh thắng cái kiệu màu vàng, bằng vàng, mạ vàng vào con ngựa ô màu đen
  • Anh tra khớp bạc đưa nàng về dinh : anh tra khớp bằng bạc, mạ bạc cho móng con ngựa, để đưa nàng về dinh thự, dinh cơ của anh, để nàng làm vợ của anh

Thực tế nghĩa của Ngựa ô là vận hành kết nối âm dương về không gian. Ngựa ô có khả năng kết nối âm dương như là cầu ô hay cầu ô thước nối Ngưu Lang – Chức Nữ. Ngựa ô đối xứng với ngựa ô là Bạch Mã, kết nối âm dương về thời gian, ví dụ vào Chính ngọ. Kiều vàng không phải là cái kiệu vàng, mà kiều vàng ở đây là cái kiều kết nối hai bờ âm dương trong câu ca dao

– Muốn sang thì bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

===

– Gió đưa ông đội về dinh
Bà đội thương tình xách nón chạy theo
Ông đội thì cưỡi con heo
Bà đội thì cưỡi con mèo cụt đuôi

– Gió đưa ông đội về dinh
Bà đội thương tình xách nón chạy theo
Ông đội thì cưỡi con heo
Bà đội thì cưỡi con mèo cụt đuôi

===

Chúng ta hãy cùng đọc câu ca dao nghe cứ như ca ngợi bốn khu chợ nổi tiếng của đất nước ta mà đúng là có thật ở Bình Định
Muốn ăn đi xuống
Muốn uống đi lên
Dạo khắp bốn bên
Chợ Thành, chợ Giã
Chợ Dinh bán chả
Chợ Huyện bán nem
“Muốn ăn đi xuống” & “Muốn uống đi lên” cần được hiểu chính xác theo vận hành thức và nước uống trong cơ thể chúng ta
– Muốn ăn thì phải tự đi xuống theo đường tiêu hoá từ miệng về hậu môn theo luồng tiêu hoá thức ăn.
– Muốn uống thì đi lên vì nước chảy xuống đường tiêu hoá sẽ không đi một mạch xuống hậu môn mà ngấm vào ruột, rồi đi vào máu và theo dòng máu chảy đi lên tim.
Muốn ăn chả, ăn nem phải đi chợ Thành, chợ Giã, chợ Dinh, chợ Huyện.
– Chợ Huyện, chợ Dinh là chợ lớn, chợ đầu mối, chợ tổng, nơi thường xuyên có bán đồ ăn chế biến sẵn, đặc biệt dùng cho mâm cỗ vào các ngày lễ tết, như nem hay chả.
– Chợ Thành là chợ mà đóng gói hết mọi thứ, chợ bán đồ ăn chín, đồ ăn sẵn đã đóng thành gói, đóng thành hộp, đóng thành khối chặt như nem hay chả.
– Chợ Giã, là chợ bán đồ chế biến sẵn, vì muốn có chả và nem là phải giã thịt. Giã là hành động làm tới xốp, làm rời rạc từng phần của một tảng hay một khối thực phẩm liên kết chặt. Cơ bản muốn chế biến thực phẩm gói cả mớ, đóng cả tảng, cả bao, cả hộp, chúng ta đều phải giã nó ra như giã mớ rau ra trước khi nhặt hay giã lạc, giã vừng, giã ruốc, giã thit, giã tôm, giã cua, hoặc gĩa đông. Chặt, thái bản chất cũng là làm thức ăn giã ra. Giã do đó đại diện cho hành động chế biến thực phẩm, nên chợ Giã là chợ bán đồ ăn chế biến sẵn.
Bài ca dao có ý nghĩa rằng
– người muốn mua đồ ăn ngon, có sẵn, mà không phải tự làm, thì đi chợ lớn, chợ đầu mối, một bữa ăn đi bốn cái chợ
– người muốn mua đồ ăn thức tươi sống về, để tự chế biến hàng ngày cho gia đình thì chỉ đi một cái chợ vừa vừa phải phải, tự nhiên, bình thường ở gần nhà mình thôi.
Siêu thị hiện đại và siêu thị online chính xác là sự tổng hợp của chợ thành, chợ giã, chợ dinh, chợ huyện, mà người đi chợ mua thức ăn đóng gói sẵn, chế biến sẵn như mua buôn, cho vào tủ lạnh, ăn dần cả tuần. Cho nên, các bạn cũng đừng bảo các cụ ngày xưa không cảnh báo về việc đi siêu thị hoặc mua đồ ăn đóng gói sẵn online rồi để tủ lạnh cả tuần nhé. Các cụ ngày xưa sâu cay lắm các bạn ạ, các cụ biết trước hết vấn nạn của xã hội hiện đại mà con cháu sẽ vưỡng phải từ cả trăm năm trước rồi 🙂
Chợ Thành, chợ Giã, chợ Dinh bán nem, chợ Huyện bán chả về tinh thần là gì ?
– Chợ Thành là thành hôn, thành công, thành tựu, thành quách, thành trì. Chợ Giã là giã từ, giã biệt, giã đám, giã gạo, giã cua, giã tôm, giã thịt, giã đông ….
– Chợ Dinh bán chả, chợ Huyện bán nem chả liên quan đến chuyện ông ăn chả, bà ăn nem. Quan hệ vợ chồng là bữa cơm ăn hàng ngày, trong khi đó người tình của ông là chả, người tình của bà là nem, lâu lâu ông bà mua nhà người khác làm sẵn về ăn đổi bữa, ăn thay cơm nhà mình. Chợ dinh là chợ đầu mối, tập trung mọi thứ về đó, không bán lẻ, mà đi chợ dinh là rinh cả đống đồ về dinh. Chợ huyện là chợ tổng, chợ trấn, rất đông người đến, cho nên người ta nói cả huyện người. Chợ dinh bán chả, chợ huyện bán nem không phải nơi để đi chợ cho bữa cơm hàng ngày, đi chợ để vun đắp tình cảm gia đình mà là chốn đông người, dành cho các bữa ăn xã hội và quan hệ kiểu ông ăn chả và bà ăn nem mà thôi.
Cả bài ca dao có ý nghĩa rằng người muốn cái gì sẽ tự tìm đến nơi chốn và các quan hệ cho họ thoả mãn điều đó, cụ thể là
– muốn thành hôn, thành công, thành tựu, thành quách, thành trì … thì đi chợ Thành
– muốn giã từ, giã biệt, giã đám, giã gạo, giã cua, giã tôm, giã thịt, giã đông … thì đi chợ Giã
– muốn ông ăn chả thì đi chợ Dinh bán chả,
– muốn bà ăn nem đi chợ Huyện bán nem
Tổng hợp tất cả các ý trên, bài ca dao nói rằng
– Người ăn uống, tiêu hoá kiểu nào, sẽ chế biến và đi chợ kiểu nấy.
– Người ăn uống và đi chợ kiểu nào sẽ gia đình và cuộc đời như thế nấy.
===

– Đố anh con rết mấy chân,
Cầu ô mấy nhịp, chợ dinh mấy người
Chợ dinh bán nón quan hai,
Bán tua quan mốt, bộ quai năm tiền,
Năm tiền một giạ đỗ xanh,
Một cân đường cát, đưa anh lên đường.
– Thôi thôi đường cát làm chi
Đỗ xanh làm gì, có ngãi thì thôi.

Cầu ô không phải là cầu có ô như ở Hội An hay cầu có nhịp như ở Huế mà là một loại cầu nối âm dương. Ví dụ nổi tiếng nhất của cầu ô là câu Ô Thước để Ngưu lang – Chức nữ gặp nhau. Cây cầu ô là cầu nối hai đầu Âm Dương.

Con ngựa ô bài ca dao trên cũng y như cái cầu ô, để nối âm dương, chỉ là cầu đứng yên bắc qua hai bờ của dòng sông chảy, còn ngựa thì chạy.

Chợ dinh cũng không phải chợ Dinh ở Quy Nhơn, Bình Định. Chợ dinh là chợ gì mà nón quai thao sắt ra ba phần là nón, tua và quai, và phần nào cũng bán đắt khủng khiếp và chè đỗ xanh bán bán riêng từng cân đỗ và từng cân đường. Bởi vì chợ dinh là chợ đầu mối, chợ bán buôn cả lô cho người sản xuất, chứ không bán lẻ từng sản phẩm cho người tiêu dùng.

Đỗ cũng có thể hiểu là đỗ đạt nên đỗ xanh là đỗ chưa đạt, đỗ còn xanh. Đường này cũng được hiểu là đường đi, cho nên nếu anh muốn ra đường, muốn lên đường, mà ra chợ dinh thì người ta không có đường mà mà người ta bán đường cát hay cát làm đường.

Sau khi nhận được câu đố kiểu này từ em, anh mới bảo em rằng

“Thôi thôi đường cát làm chi
Đỗ xanh làm gì, có ngãi thì thôi”

Một đối tượng, một từ ngữ đặt trong một hoàn cảnh, một ngữ cảnh cụ thể, sẽ tạo ra nghĩa, ra ngãi phù hợp. Vợ chồng cũng thế, là đối tương, là hoàn cảnh, là âm dương của nhau, lúc đó quan hệ vợ chồng mới có nghĩa. Tóm lại, đôi ta hợp nhau, có tình và có nghĩa là được, không cần mua thêm hàng đống mang thêm hàng đống việc thứ không hợp với hai ta trong khi hai ta chưa biết có thành nghĩa thành tình với nhau hay không.

– Đố eng con tít mấy chân
Núi Đầu Mâu mấy trượng chợ Dinh Xuân mấy ngài
– Em ơi con tít trăm chân,
Núi Đầu Mâu ngàn trượng, chợ Dinh Xuân vạn ngài.

Eng là anh. Con tít là con tôm tít, có thể đếm được chân, mà cũng là con gì đi tin tít, cái gì quay tin tít, vân hành quá nhanh như trăm cái chân cùng chạy. Núi Đầu Mâu là ngọn núi cụ thể ở Lệ Thuỷ Quảng Bình, mà chợ Dinh cũng là cái chợ cụ thể ở Quy Nhơn, Bình Định, mà cũng là cái núi, cái chợ ước lệ. Một cái đầu cao và dài mấy vẫn tới được, một ngọn núi cao và dài mấy vẫn đo được, nhưng Đầu Mâu là cao không đếm được. Chợ Dinh Xuân là chợ đầu mối của mùa xuân, chợ đầu năm thì không thể nào đếm được có bao nhiêu ngài. Ngài là quý ông mà cũng là con ngài, nở vào mùa xuân.

– Ru em em théc cho muồi
Để mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu
Mua vôi chợ Quán chợ Cầu
Mua cau Nam Phổ mua trầu chợ Dinh
Chợ Dinh bán áo con trai
Triều Sơn bán nón, Mậu Tài bán kim 

Các địa danh ở bài ca dao này đều có thật mà cũng đều là ẩn dụ.

– Ngó lên hòn tháp chợ dinh
Biết ai còn tưởng nghĩa mình hay không?

  • Hư (động từ, tính từ)
    • Ai đó hư
      • Hư hỗn
      • Hư hỏng
      • Hư nhược
      • Hư đốn
      • Hư thân

– Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà

– Con hư bởi tại cha dong,

Vợ hư bởi tại anh chồng cả nghe

– Cá không ăn muối cá ươn,

Con cãi cha mẹ trăm đường con hư

– Hư thân mất nết

– Thói hư tật xấu

– Hư ăn như lợn

    • Cái gì đó tự hư : xe hư, máy hư
      • Hư hỏng
      • Hư hao

– Hư hao tài sản

      • Hư hoại
      • Hư hại
      • Hư tổn
    • Ai đó làm cái gì đó hư : làm hư xe, làm hư máy, làm hư người
      • Hư hoá
  • Hư (tính từ)
    • Hư ảo
    • Hư khí
    • Hư không
    • Hư vô
    • Hư dương : chứng dương do âm quá hoá dương hoặc âm hỏng thành dương
    • Thực hư, thật hư

– Thực hư chưa biết thế nào,

– Hư hư thực thực

– Biết đâu là phải, đâu sai,

Thực hư hai lẽ nào ai đặng tường

– Không rõ thực hư

    • Hư truyền, bất hư truyền

– Danh bất hư truyền

    • Hư văn học
      • Hư cấu
      • Hư văn
      • Hư từ
    • Hư toán học
      • Hư số – Số thực
    • Hư trạng thái xã hội
      • Hư danh
      • Hư vinh
      • Hư vị
      • Hư hàm
      • Hư báo : báo cáo láo, tế cáo sai
      • Hư kinh : sợ hãi hoang tưởng, quá đá, vô căn cứ

– Hư trương thanh thế : Phô trương thanh thế

– Hư vị cuộc đời

    • Hư (cơ thể học)
      • Khí hư, huyết hư
      • Hư hãn : thịt hư không sinh lại, hoại tử
      • Hư hoàng : chứng vàng da do khí hư
      • Hư lung : Chứng điếc do thận và khí huyết bị hư.
      • Hư nhiệt : Chứng sốt nóng do viêm nhiễm, do hư
      • Hư phong : trái gió trở trời
      • Hư suyễn : Chứng khó thở do hư, làm cho thở ngắn và gấp, hễ cử động thì càng khó thở, mạch nhỏ và yếu.
      • Hư thũng : Bệnh phù thũng do hư, làm cho nước tiểu màu vàng nhạt, phân lỏng, khí sắc không tươi sáng, tiếng nói nhỏ yếu, mạch nhỏ và yếu.
      • Hư trướng : Chứng trướng do hư, trước trướng ở phần ngoài, sau trướng ở phần trong, nước tiểu vàng nhợt, phân lỏng, loãng, tiếng nói nhỏ yếu, mạch huyền mà nhỏ.
      • Hư tiết : Bệnh ỉa chảy, mạch nhỏ yếu

BỘ HƯ 

  • Hự
  • Hứ
  • Hừ
  • Hử
  • Hữ

KẾT HỢP : DINH – HƯ

  • Dinh là tập hợp vật chật và tinh thần tại một trung tâm, định hình, định vị, định danh, định thần … tại trung tâm, để từ đó kiểm soát tổng thể. Dinh là định tại đình, tại tâm.
  • Hư là vận hành và cấu trúc đi ngược lại dinh. Hư là bất đinh, không có tâm, phá tâm và phá đinh, vô hình biến ảo

Dinh và Hư là hai trạng thái âm dương. Nói chung dinh là dương và hư là âm. Việc chuyển đổi từ “Dinh” sang “Hư” đi theo quy luật : Quá âm hoá dương, Qúa dương hoá âm.

TIÊU 

  • Tiêu thanh âm, nhịp điệu
    • Tiêu tùng : mất nhịp tim, vì mất nhịp dẫn
    • Tiêu cực : mất nhịp thở, vì mất âm dương
    • Tiếng tiêu
  • Tiêu cấu trúc 
    • Tiền tiêu
    • Tiêu đề,
    • Tiêu mục
    • Tiêu biểu
    • Tiêu điểm,
    • Mục tiêu
    • Hạt tiêu
    • Chuối tiêu
    • Cây tiêu, ống tiêu
  • Tiêu vận hành 
    • Tiêu dao tự tại : tiêu giao động, thì định được ở giữa, thì định được ở chính mình
    • Tiêu dùng, tiêu xài
    • Tiêu pha
    • Chi tiêu, tiêu tiền
    • Tiêu hao, tiêu trừ,
    • Tiêu tán
    • Tiêu ma, tiêu vong
    • Tiêu hoá, tiêu biến
    • Tiêu nhiệt, tiêu hoả
    • Tiêu độc
    • Tiêu thuỷ, tiêu úng, tiêu lũ, tiêu nước, tiêu ngập
    • Tiêu thổ : Tiêu thổ kháng chiến
    • Tiêu điều
  • Tiêu hàn đối xứng với bốn tiết Hàn
    • Đại hàn (tiết cuối cùng của mùa Đông, có Tết ông Công ông Táo),
    • Tiểu Hàn (Tiết trước Đại Hàn),
    • Hàn Lộ (Tiết trước Sương Giáng sau Thu Phân)
    • Hàn Thực (Tết 3/3, tiết Thanh Minh)
  • Nguyên tiêu đối xứng với bốn tiết Nguyên
    • Thượng nguyên, chính là Nguyên tiêu (rằm tháng giêng)
    • Trung Nguyên (rằm trung thu)
    • Hạ Nguyên (rằm tháng 10 âm lịch)
    • Nguyên Đán

BỘ TIÊU

  • Tiêu
  • Tiểu
  • Tiều
  • Tiếu
  • Tiễu
  • Tiệu

TRƯỞNG

  • Trưởng cấu trúc
    • Con trưởng, trưởng nam, trưởng nữ
    • Gia trưởng
    • Lý trưởng
    • Hiệu trưởng
    • Tỉnh trưởng
    • Bộ trưởng
  • Trưởng thanh âm
    • Đô trưởng, son trưởng, rê trưởng, pha trưởng
  • Trưởng vận hành 
    • Sinh trưởng
    • Tăng trưởng
    • Trưởng thành
  • Trưởng tính chất
    • Gia trưởng
    • Phương trưởng

BỘ TRƯỞNG

  • Trưởng / Chưởng
    • phóng chưởng, đánh chưởng, ra chưởng, đỡ chưởng, một chưởng, phim chưởng …
  • Trường / Chường
    • Trường cấu trúc
      • Đường trường
      • Đoạn trường

– Da non mà bọc lấy xương
Lửa cháy trên đầu chúa chẳng thương
Đêm năm canh tiêu hao mình thiếp
Nghĩ đến đoạn trường nước mắt nhỏ sa

Là gì?
      • Phi trường
      • Quan trường

– Quan trường khốn nạn giết bạn như chơi

      • Trường học, trường thi
      • Trường bắn
      • Từ trường
      • Trương lượng tử
      • Trường âm
      • Trường thành

– Có tài thì vượt sông Gianh
Dẫu mọc thêm cánh Trường thành khó qua

    • Trường vận hành, thời gian
      • Trường kỳ
        • Đêm trường
      • Can trường

– Ngọn mía lau khô bớ cô chèo lái,
Phải đạo can trường bớt mái chờ anh.

– Ngọn mía lau khô trồng trên bờ lộ,
Phải điệu can trường lội bộ đến đây.

    • Chường : mày chường cái mặt tao ra
  • Trướng / Chướng
    • Dưới trướng

– Kẻ bằm chả, người gói nem
Kẻ dệt trướng, người thêu rèm, ngang nhau

– Trướng rủ, rèm che

    • Chướng mắt
  • Trưỡng / Chưỡng
  • Trượng / Chượng

– Cây cao nghìn trượng
Lá rụng tứ tung
Nấu thì được, nướng thì không

– Sao trên trời thiếu chiếc lẻ đôi,
Cá vực sâu ngàn trượng, bạn có thấu lời cho không?

– Mặc ai nay lọc mai lừa
Tham nơi sang trượng mà chừa khó khăn.

  • Trương / Chương
    • Trương vận hành cấu trúc
      • Trương phềnh
      • Trương nở
      • Phô trương
      • Khuếch trương
      • Bích chương
    • Chương thời gian, chương vận hành trình tự
      • Chương hồi
      • Chương lịch sử

CA DAO, TỤC NGỮ, THÀNH NGỮ

TRƯỞNG NAM

– Trưởng nam nào có gì đâu
Một trăm đám giỗ đổ đầu trưởng nam

LÝ TRƯỞNG

– Dùi đánh đục thì đục đánh săng
Đánh đòn lí trưởng thì văng cả làng

– Làng tôi có lũy tre xanh
Có ông lí trường tuần đinh đứng hầu
Lệnh quan chỉ đến đình sau
Phép vua cũng chỉ đến đầu làng tôi

KẾT HỢP : TIÊU – TRƯỞNG 

 

Chia sẻ:
Scroll to Top