CÁC CON VẬT NUÔI
Các con vật nuôi được phân bổ trong các phân khu của ngôi nhà như sau
– Nhà ở – Khí : Ông Công/Thổ địa – Con chó
– Nhà bếp – Lửa : Ông Táo/Thần tài – Con mèo
– Nhà xí – Đất : Bà đất – Con lợn
– Nhà tắm – Nước : Bà nước – Con vịt
– Ao – Nước : Con cá
– Cánh đồng – Đất : Con trâu
– Vườn – Khí : Con gà
CHÓ
– Chó đứng sân và vận hành cơ bản như chạy nhảy và ngủ đều ở sân hoặc hiên nhà. Chó không được vào bếp, đương nhiên chó không vào nhà tắm và nhà vệ sinh. Chó có thể vào nhà ở, vì chó bảo vệ cửa của nhà ở, nhưng cơ bản chó ở ngoài sân
– Chó bảo vệ vành đai mặt đất của cái nhà, mà chính là sân và cổng. Chó bảo vệ cổng đất và cửa nhà vở, giám sát luồng vào ra hai cổng này. Chó không bảo vệ được đường trời nên trộm leo mái nhà, trèo tường, nhảy cửa sổ không tiếp đất thì chó có thể không bảo vệ được.
– Ở các vùng có nhiều chó nhà và có thú rừng vì sát rừng, những nhà không nuôi chó sẽ thu hút chó hoang và thú rừng đi vào nhà mà nguy hiểm cho người và thú nuôi khác
– Chó có tính dương và phô trương thanh thế bằng cách sủa và tấn công kẻ thù
MÈO
– Mèo đứng bếp, mèo ngủ bên bếp tro khi chủ nhà không dùng bếp
– Mèo đối xứng với chó,
– – Chó giữ cổng đất, mèo giữ cổng trời. “Chó treo mèo đậy” : Chó canh đường đất, chỉ bảo vệ phần đất, cho không bảo vệ được đường trời, còn mèo đi đường trời, trèo leo rất giỏi.
– – Chó giữ cổng vào khu vực trung tâm là nhà ở, còn mèo leo trèo ở biên của nhà như bờ tường hay mái nhà
– – Chó có tính dương, phô trương, sủa, cắn. Mèo có tính âm, đi lại âm thầm không tiếng động. Nhà có khách quen chó ra đón mừng, nhà có người lạ, chó chặn đường vào, chó sủa, chó cắn. Ngược lại, mèo ta truyền thống sẽ chuồn đi êm ru khi khách xuất hiện, nên khách thông thường không biết nhà nuôi mèo hoặc không biết mặt con mèo của nhà.
– – Nuôi chó thì phải dọn phân vì một số con chó ỉa chềnh ềnh ở đường, còn nuôi mèo ta chuẩn thì rất sạch, không thấy bóng dáng phân mèo ở nhà và sân bao giờ.
– – Đã nuôi chó thì nên nuôi cả mèo cho đối xứng. Có chó thì cần có mèo, là hai thái cực đối xứng và bổ sung cho nhau. Những nhà có giếng trời và giếng đất đồng trục, ví dụ giếng đất nằm ở mặt đất của giếng trời thì chó mèo sẽ song hành hoà hợp. Rất ít nhà có được trạng thái giếng đồng trục này, nên chó mèo ít nhiều có mâu thuẫn hoặc không gian vận hành bảo vệ không khớp nhau hoàn toàn, nhưng vẫn rất nên nuôi hai con vật này đồng thời.
– Mèo cảnh hiện nay là mèo hình, không giữ được tính âm chuẩn của mèo ta, cho nên nó cứ nằm một cục lù lù trong phòng khách bất kể ngày hay đêm, bất kể có khách hay không, năng lực vận hành biên và trời âm thầm mềm dẻo đều rất kém. Ngoài ra mèo cảnh ăn ị tại chỗ trong nhà. So sánh mèo cảnh nuôi nhốt hay nuôi buộc với mèo ta nuôi thả tự do không khác gì so sánh người già và trẻ nhỏ ốm đau bệnh tật với vận động viên chuyên nghiệp. Nuôi mèo cảnh không khác gì chủ nhà thành con ở, còn mèo lên làm chủ, một loại chủ ngẩn ngơ, ì đẫn, lúc nào cũng cần chăm sóc và bảo vệ. Góc mà con mèo nằm lù lù một cục, ăn ị tại chỗ, để chủ nhà phục vụ không khác gì góc dành cho người bệnh dài ngày của ngôi nhà, ám cả ngôi nhà và phản ánh tình trạng suy thoái của cả người và nhà.
GÀ
– Gà đứng vườn
– Gà giữ biên đất và sân là giới hạn cuối cùng của gà, gà sẽ không vào bất kỳ nhà nào như nhà ở, nhà tắm, nhà xí, nhà bếp.
– Gà trong bộ vật nuôi có các đặc trưng rõ nét sau
– – Gà có sự phân biệt giới tính rõ nét nhất : Gà trống và Gà mái. Nhà nào nữ yếu so với nam thì nên nuôi nhiều gà mái hơn và ngược lại,
– – Gà sống bầy đàn và vận hành theo gia đình với gà trống và gà mái dẫn dắt và bảo vệ đàn con
– – Gà có tổ chức trật tự về không gian và thời gian cực tốt, đến giờ thì gáy, đến giờ đi kiếm ăn, đến giờ về chuồng
LỢN
– Lợn đứng nhà xí : nhà xí xưa làm gần chuồng lợn, cả hai khu vực đều nặng mùi và thường ở một góc xa khuất của ngôi nhà
– Lợn đối xứng với gà. So với lợn, gà có tính dương, lợn có tính âm.
– Lợn chỉ quan tâm ăn ngủ, không như gà tung hoành ngang dọc cả sân, gáy vang trời.
VỊT
– Vịt đứng nhà tắm vì vịt thích lội nước chứ không phải vì vịt vào nhà tắm.
– Vịt đứng ao. Vịt thường bơi lội vòng vọng ở một khu vực, lặn chỗ này nổi lên chỗ khác. Khu vực vịt vận hành này tạo nên một trạng thái ao.
– Nếu nhà nào thả vịt ngoài đồng hay bờ sông thì phải quây được một khu chả khác gì cái ao để thả vịt
TRÂU
– Trâu đứng cánh đồng.
– Trâu có tính đồng :
– – Trâu vận hành ở biên của các trạng thái đồng.
– – Trâu vận hành ở cánh đồng.
– – Trâu đồng hành với người nuôi.
– – Trâu đồng hành với các con vật nuôi trong nhà
– – – Trâu là con vật nuôi vận hành ở biên xa nhất của ngôi nhà, liên quan đến khái niệm đồng xa. Có hai dạng đồng là đồng gần và đồng xa. Đồng gần là đồng không gian gần, đồng thân thể, còn đồng xa là đồng không gian xa, đồng dòng máu, đồng tâm hồn, đồng thời gian. Trong cổ tích Tấm Cám, mẹ con Cám đã ăn thịt Bống khi Tấm chăn trâu đồng xa, vì Bống chỉ đồng với Tấm. Khi Tấm đi chăn trâu đồng xa thì không bảo vệ được đồng gần.
– Trâu có tính đất. Huyền sử về Hồ Tây có nói rằng “Đồng đen là mẹ của trâu vàng”. Đồng đen chính là đất.
– Trâu đối xứng với hổ, là con vật hoang dã thống lĩnh rừng già. Cho nên cổ tích Việt có truyện Trí khôn của ta đây, nói về trâu và hổ. Sử thi Đẻ đất đẻ nước của người Mường cũng nói về cặp đôi trâu và hổ. Trâu có tính đất nước, tính đồng hành, tính mộc, còn hổ có tính thổ hoả, tính đơn độc, tính thống trị, tính kim. Thổ không hoà với nước, không ngấm nước, không tan trong nước, thổ khoá nước và khí trong cấu trúc lửa. Đất ngược lại vận hành lưỡng nghi cùng nước tạo nên trạng thái đất nước.
—o—o—o—
CÁC CON VẬT NUÔI VÀ BIÊN NHÀ
Tóm lại, bốn vật nuôi đứng bốn nhà cơ bản
– Vịt : Nhà tắm (Ao)
– Mèo : Nhà bếp (Sân tường)
– Chó : Nhà ở (Sân cổng)
– Lợn : Nhà xí (Khu ủ phân ở vườn)
Mèo đứng biên đất lấy nhà bếp làm trung tâm và các trạng thái nhảy giữa các biên trời như mép tường rào, cửa sổ, lỗ thông hơi và mái
Chó đứng biên đất lấy nhà ở làm trung tâm và các luồng xuyên cổng và cửa
Chó và mèo cùng nhau đứng biên đất và biên trời của một ngôi nhà
– Biên tường : Bao điều
– – Cửa ra vào : Chó
– – Cửa thông hơi, cửa sổ : Mèo
– Biên mái : Bao la
– – Cửa hiên : Chó
– – Mái : Mèo
– Biên móng : Bao nhau
– – Hiên : Chó
– – Cửa đất : Mèo
– – – Hố đất của nhà bếp
– – – Hố đất của nhà xí
– Biên tổng hợp của nhà : Bào thai
Chó mèo cùng đứng sân vườn và bao đất
– Biên sân vườn : Bào rốn
– – Biên sân – Rốn bao điều : Chó
– – Biên vườn – Rốn bao la : Mèo
– Biên đất : Bào thai
– – Cổng đất : Chó
– – Tường biên đất : Mèo
Gà đứng biên đất theo các lớp bao lấy chuồng gà mà cũng là một cái bao làm bao nhỏ nhất
– Biên chuồng gà nuôi nhốt
– Biên sân gà nuôi thả
– Biên sân vườn
– Biên sân vườn & nhà
– Biên đất chứa sân vườn và nhà
—o—o—o—
CÁC CON VẬT KHÔNG PHẢI VẬT NUÔI SỐNG TRONG NHÀ
Các con vật không phải vật nuôi trong nhà
– Chuột
– Chim
– Dơi nửa chim nửa chuột
– Côn trùng
– – Kiến
– – Nhện
– – Ong
– – Gián
– – Các loại sâu bọ
Các con vật không được để xuất hiện trong nhà ở và cực kỳ tránh trong các nhà khác dù có thể ở trên đất nhưng tránh tiếp xúc trực tiếp với người
– Rắn
Một số con vật chúng ta không nên đánh đuổi bởi vì sự xuất hiện của chúng thể hiện sự vận hành phù hợp tự nhiên của ngôi nhà.
Một số con vật có thể đánh đuổi khi chúng phá cấu trúc và vận hành của ngôi nhà nhưng phải bằng cách phù hợp.
Không được phá hoại cấu trúc và cản trở vận hành cơ bản của mái chỉ để chống lại các con vật trong các trường hợp
– các con vật này không làm hỏng cấu trúc và cản trở vận hành của ngôi nhà, chúng là các con vật đồng hành cùng với con người trong ngôi nhà,
– sự phá hoại của các con vật ít hơn sự phá hoại do nỗ lực đánh đuổi chúng gây ra
CHIM
– Chim không nuôi mà tự do
– Chim bay nhảy trong vườn là điểm lành. Chim là khách, mang luồng trời vào đất.
– Không đánh bắt chim trong vườn nhà cũng như trên cánh đồng nhà.
—o—o—o—
MỐI QUAN HỆ CỦA GIA CHỦ & VẬT NUÔI
Khi bắt tay vào nuôi bất kỳ con vật nào thì đều sẽ có vấn đề như
– vật nuôi bị bệnh, bi dịch, bị chết
– chó mèo bị bắt, bị đánh bả,
– gà vịt bi trộm
Chủ nhà thường nuôi các con vật với đủ kỳ vọng, nhiều khi hoàn toàn sai lầm với đặc trưng giống loài và bản chất của việc nuôi các con vật này. Càng nhiều kỳ vọng thì càng sai lầm và càng chóng chán.
Khi chủ nhà gặp vấn đề với vật nuôi, mà bỏ nuôi thì phần năng lượng mà vật nuôi giữ trong ngôi nhà sẽ chết luôn, cùng với các cổng mà các con vật bảo vệ. Vật nuôi dù bị bệnh, bi tai nạn hay bị đánh bả mà chết vẫn sẽ hoà năng lượng với cái nhà, chỉ có phần thân xác là chết. Chết thì vẫn nuôi tiếp.
Vật nuôi là quân, chủ nhà là tướng. Tướng phải biết quân như thế nào, quân ở đâu, quân cần gì, quân chiến đấu với cái gì và quân bảo vệ cái gì cho mình. Tướng không thể mang quân về để làm cảnh. Tướng không thể thành người hầu của quân. Tướng phải nuôi quân, tướng phải giữ quân, để luôn có quân xung trận. Tướng không thể lo lắng quân bị thương hay bị chết mà không dùng quân nữa.