ĐÓNG BAN THỜ & TRUYỀN THỪA BÁT HƯƠNG

Loading

Ca an ban thờ tháng 5 âm lịch
Một cụ tổ trước khi mất thấy các con mình, đứa thì muốn thờ cha mẹ, đứa thì không, đứa thờ cha mẹ chỉ vì cái lợi trước mắt, đứa thì chắc chắn sẽ thờ nhưng ai trên ban thờ có khi nó chả biết mà nó chỉ làm theo số đông và làm tiếp những gì bày ra sẵn trước mắt.
Cụ tổ bèn họp các con lại và bảo cha đóng ban thờ. Các con cụ đứa thờ ơ, đứa quỳ xuống khóc lóc hỏi cha sao không cho chúng con thờ tổ tiên. Cụ bảo tao đóng ban thờ tao lập trước khi chết, và tao tuyên bố cho bọn mày biết thế, để đỡ lằng nhằng sau khi tao chết, còn tao không cấm đứa nào thờ cúng thờ tổ tiên của đứa đó mà tao cũng không bắt, đứa nào không muốn thờ thì đừng bảo tao bắt thờ, đứa nào muốn thờ cũng đừng bảo tao không cho thờ.
Tuy nhiên khi ông bố chết đi, các đứa con lại bắt đầu nhìn nhau muốn lập lại bát hương cha đã đóng vì thấy tự làm mới bất tiện.
Ông anh cả được giao cho trách nhiệm lấy lại ban thờ gia tiên cũ của cha để tiếp tục thờ cúng. Ông thấy đã cha đóng ban thờ và ông không muốn làm mà vẫn bị bắt phải làm nên làm linh tinh cho qua chuyện, ông cũng chả tin mấy chuyện thờ cúng tổ tiên này.
Ông anh thứ thì lén lút mời thày tà, xin công danh tài lộc. Ông thày cúng bảo phải đoạt bát hương từ ông anh cả, thì bát hương mới mạnh còn ông này tự lập bát hương thì yếu. Ông này muốn bát hương rơi vào tay mình tự nhiên, thằng thày tà ở đằng sau xúi giục bảo ông làm thế này đi, thế kia đi. Ông giấu mặt gây ra một số vụ trong gia đình, rồi giả vờ bảo người này người kia không biết có phải do gia tiên quở trách không mà gia đình gặp những chuyện thế này thế kia. Rồi ông hai tự lập ban thờ, như một hình mẫu, thờ cúng chăm chỉ thờ.
Ông út quan sát, biết mưu đồ của ông anh thứ và hỏi với ông cả là anh cả định làm gì. Ông út bảo anh là người đứng mũi chịu sào, anh làm được thì anh nhận, mà anh không làm được cũng phải làm gì đó chứ không thể để tình trạng này xảy ra trong gia đình. Là người đơn giản, ông anh cả không nhận thức được mức độ trầm trọng của sự việc, ông bảo nếu chú hai muốn thì ông đưa luôn ban thờ cho chú đó thờ cúng, ông có muốn nhận ban thờ đâu. Ông út bảo ông cả sao đã muốn nhận sao không nói luôn từ đầu. Ông cả tức lắm bảo ông út muốn nhận ban thờ thì nhận đi. Ban thờ có phải ngai vàng hay tiền đâu mà nói nhận về hay cho đi, ông út đáp trả.
Ông út tự lập ban thờ, vì ông có tư tưởng đây là trách nhiệm cá nhân, chứ không phải ngôi vị mà nhận, nhường hay tranh giành. Ông cũng quyết không nói thêm lời nào với hai ông anh.
Ông khấn với gia tiên rằng ông thấy tình trạng thờ cúng của dòng họ đang là như thế, như thế, ông muốn thờ cúng gia tiên. Thời khắc này ông như nhập được vào trái tim của cây dòng họ, trên đầu ông là gia tiên và dưới ông là các thế hệ sau của dòng họ.
Lúc đầu ông thờ một bát hương, nhưng lúc quyết định đứng ra gánh vác cả dòng họ, ông chuyển sang thờ ba bát hương, ông tự xin âm dương xem tổ tiên có đồng ý với ông không thì bố ông hiện ra và nói đồng ý.
Trước khi ông này chết, ông hiểu được hơn quyết định của ông bố. Ông thấy vấn đề của thờ cúng tổ tiên là có đời tất cả các con đều rất ổn, nhưng có đời các con toàn thằng dở hơi, như các con ông đời này. Cây dòng họ có thể trường tồn nhưng đời người và ban thờ thì có bắt đầu và có kết thúc.
Trước lúc chết, ông đóng ban thờ y như cha ông đã làm và lại có một đứa con quỳ xuống xin ông cho thờ. Ông bảo con muốn thờ thì thờ nhưng phải biết tự lập ban thờ và kết thúc ban thờ. Con ông lại không có được cái chí tự lập và tự dừng như ông mà chỉ mạnh đi theo giữ gìn cái có sẵn nên rất hoang mang khi nghe bố nói vậy. Ông bố nói với con rằng nếu con không chắc chắn về việc thờ cúng gia tiên lúc này hay việc sau này trao ban thờ cho con cháu về sau, thì lúc nào hoang mang con cứ dừng việc thờ cúng lại ngay lúc đó. Ông nói thì cứ nói, nhưng ông cho rằng thằng con không hiểu được.
Ông cho rằng ông bố cuối đời đã đóng ban thờ, như một phép thử với các con trai để tìm ra ông, người nhận truyền thừa, còn ông phải đi xa hơn bố. Ông không cần thử các con vì ông biết không có đứa con nào của ông có năng lực tự lập, tự giữ và tự đóng được ban thờ. Cho nên ông chặn toàn bộ kết nối dòng máu với gia tiên của tất cả các đứa con.
Khi thờ cúng gia tiên kết thúc hoàn toàn ở một nhánh dòng họ thì nhánh dòng họ đó cũng đi đến tuyệt tự. Việc kết thúc này xảy ra do người sống không thờ gia tiên và gia tiên của dòng họ không về bát hương. Nhưng ông cho rằng như vậy có khi tốt hơn là cứ duy trì thờ cúng ở một nhánh dòng họ suy để cho nó sống lay lắt.
Khi ông đã khoá toàn bộ dòng máu và truyền thừa bát hương lại, thì các con ông có thờ cũng như không. Một số đứa con cứ thờ cúng chung chung theo thói quen, chẳng biết là thờ cúng vô tác dụng, nên gia đình suy dần. Môt số đứa con có dã tâm thì tìm đến thày bà tà thuật, rồi bị thày bà thao túng mà suy. Nhưng không có đứa con nào có thể làm ảnh hưởng đến gia tiên vì gia tiên không có liên hệ với những đứa con ông.
Dòng máu của cây dòng họ sẽ được dồn từ các nhánh không phát triển được sang các nhánh phát triển được. Trong vòng ba đời, cây dòng họ sẽ xuất hiện một nhân vật xuất sắc ở nhánh phát triển được, gia tiên sẽ dồn sức cho người này và người này sẽ đứng lên vực lại ban thờ gia tiên, ở tầm mức cây dòng họ xuyên nhiều thế hệ cho đến các cụ tổ đã đóng ban thờ các đời trước.
Cách đóng ban thờ sau mỗi đời và lập lại ban thờ sau một hoặc vài đời bởi một số cá nhân xuất sắc nhưng lại rất âm thầm, khiến dòng họ này không bi thâu tóm toàn bộ như các dòng họ có truyền thống truyền thừa bát hương và dồn thờ cúng dòng họ vào con trưởng, người mà không phải lúc nào cũng đủ xuất sắc mà lại chịu rất nhiều nguy hiểm từ những kẻ muốn tấn công và thâu tóm toàn bộ dòng họ thông qua việc tấn công người nắm truyền thừa, và người truyền thừa cũng chịu nguy hiểm từ chính bản ngã của mình.
Tuy nhiên, gần cuối đời ông nhận ra rằng ngoài những đứa con đẻ khá tầm thường, ông còn có một đứa con rơi phá gia chi tử nhưng thực sự có tiềm năng. Người tình cũ của ông nhờ ông dạy con của hai người nhưng phủ nhận việc đó là con ông. Ông đồng ý. Ông không hề truyền thừa bát hương cho nó và cũng không hề nhận nó là con. Tuy nhiên, ông đã dạy cho nó tất cả những nguyên lý căn bản của sự sống và làm nó thay đổi hẳn cuộc đời nó, như cha ông đã làm ông thay đổi cuộc đời khi đẩy ông vào tình huống phải đứng lên tự lập bát hương.
Thằng bé giữa đời đã từ bỏ ăn chơi mà đi tu trong rừng. Cuối đời nó cũng đã tìm ra được nguồn cội và mở lại được khoá dòng máu của cha và của ông, để về được cây dòng họ. Ngay sau khi mở được khoá truyền thừa thì thằng bé, lúc này đã là đạo sỹ cũng đóng luôn ban thờ lại, không truyền cho bất kỳ ai kể cả đệ tử và họ hàng.
Như vậy có thể nói là dòng máu của ông coi như tuyệt tự hết với cả năm đứa con, và dòng máu chảy xuống hậu duệ của con cháu ông toàn bộ bị khoá.
Nhưng ở một chi họ khác, một vài đời sau xuất hiện một người phụ nữ gốc Chăm. Bà cũng tu tại gia y như cha ông mình và đến một ngày đã nhận được truyền thừa bằng tâm ấn từ ông đạo sỹ, lúc này đã mất và xuất hiện như một ông mãnh với bà. Cuối đời trước lúc chết vì không tìm được chân truyền bà cũng khoá ban thờ lại.
Đời này dòng họ bạn làm ca này cũng vậy việc thờ cúng hoàn toàn tự phát trong đó cha mẹ bạn không thờ cúng cũng chẳng cúng giỗ, dòng máu gần như đã dừng, bệnh tật rất nhiều. Để khôi phục lại kết nối dòng máu đến tổ tiên thì bạn đã nhận được bát hương truyền thừa từ bốn người, mà đều không phải dòng máu trực tiếp đổ vào chi họ của bạn và đều đóng ban thờ, khoá truyền từ trước khi mất
– Đời bà gốc Chăm, là cháu chắt họ hàng rất xa với ông đạo sỹ và cũng là họ hàng rất xa của cả dòng họ của bạn và của chồng bạn
– Đời của ông đạo sỹ
– Đời cha ruột của ông đạo sỹ
– Đời ông nội ông đạo sỹ
Nói chung tất cả các các dòng tu dù tu chùa, tu quán, tu đình, tu tại gia …. thì đều có hiện tượng truyền thừa. Truyền thừa bát hương trong thờ cúng gia tiên có nhiều điểm giống với truyền thừa y bát trong Phật Giáo.
Có những truyền thừa lộ như một số dòng Phật Giáo Tây Tạng. Nếu dòng truyền thừa lộ này bị tấn công hay làm giả thì cô cùng nguy hiểm. Cho nên cuối cùng hầu hết các dòng truyền thừa lộ rồi cũng thành dòng truyền thừa ẩn. Những thứ lộ ra chỉ để số đông biết là có chuyện truyền thừa như thế mà thôi.
Có những dòng truyền thừa ẩn, khi một ai đó rất ẩn bổng nhiên giải được các bí truyền của các đời tu trước đó và bằng tâm ấn nhận được truyền thừa thằng từ các vị tiền tổ. Các dòng truyền thừa ẩn là trường hợp phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn ở khắp thế giới.
Ví dụ Lâm Tế là một dòng tu có truyền thừa, kiểu nửa ẩn nửa lộ. Hầu hết các chùa theo phái Lâm Tế không đưa ra danh sách các đời tổ, đơn giản bởi vì truyền thừa không hề đi theo danh sách này. Đến các sư tu trong dòng này và các sư tu ở các chùa có sư nổi tiếng của dòng Lâm Tế từng tu cũng chẳng biết ai là bậc chân tu, trừ khi chính họ là một người như vậy.
Không ai có thể biết được vị sư nào hay một người tu tại gia nào đã nhận được truyền thừa và sau khi nhận truyền thừa thì họ truyền cho ai hay mang hết bí mật riêng xuống mồ, cho nên các dòng tu ẩn và các truyền thừa ẩn kiểu này hoàn toàn tránh được các ảnh hưởng của hình tướng.
Không ai có thể biết và không ai cần biết một vị sư hay một người bình thường ngoài kia đắc quả gì và thực sự tu tập đến đâu, và các bí mật của các vị chân tu thì không có cách nào mà đoán hay ăn cắp được, vì đã là chân tu thì sẽ chị hiển lộ với người chân thật đạt đến cùng cái mức độ tu tập của mình, nghĩa là mức độ nhận được truyền thừa và cũng có năng lực truyền thừa được.
Chia sẻ:
Scroll to Top