THỜI HẠN
– Bất kỳ thay đổi lớn nào cho ban thờ chỉ được thực hiện trước nửa đêm ngày 23 tháng Chạp
– Sau ngày này, chúng ta không được thay đổi gì nữa mà phải đợi sang giữa và cuối năm sau
– Có thể lau ban thờ bất kỳ lúc nào nhưng không được di chuyển bát hương, ba cái hũ và cả bàn thờ
—o—
ĐỐI TƯỢNG
Người thay tốt nhất theo thứ tự sau
– Chủ ban thờ, chủ nhà đất, chủ gia đình
– Chủ ban thờ, chủ gia đình nhưng không phải chủ nhà đất, ví dụ nhà đi ở nhờ, ở thuê hoặc của ông bà để lại chưa sang tên
– Chủ ban thờ, chủ nhà đất nhưng không phải chủ gia đình, ví dụ bố mẹ sang tên nhà đất cho con nhưng con lại vẫn ở nhà riêng chứ chưa về ở với bố mẹ
– Người sống trong nhà, người trong gia đình được phép của chủ ban thờ, như con được phép của cha mẹ sau khi tự tay thay các đồ trên ban thờ đến mức độ nào coi như sẽ thành đồng chủ ban thờ đến cấp độ đó
Người không được phép thay đổi ban thờ
– Người ngoài gia đình kể cả họ hàng
– Người không sống trong nhà (con cái đi làm xa và Tết về nhà vẫn được coi là người nhà)
—o—o—o—
Các thay đổi
– Vật chất cố định trên ban thờ :
– – Bàn thờ : thay bàn mới hoặc thay vị trí kê bàn cũ
– – Bát hương, tro bát hương, chân hương
– – Lọ muối, nước, gạo, và muối, nước, gạo trong lọ
– Vật chất vận hành trên ban thờ :
– – Chén nước & nước
– – Lọ hoa & hoa
– Các vật chất bổ trợ
– – Hương
– – Bật lửa hoặc diêm
Hương và bật lửa có thể mua để dự trữ sẵn cho Tết và năm mới. Tất cả những đồ nằm ngoài vật chất cơ bản trên, chỉ nên dọn ra khỏi ban thờ chứ không nên mua thêm, chất thêm lên ban thờ.
Nói chung, chúng ta chỉ thay tro bát hương nếu tro bát hương cũ có vấn đề, chứ cơ bản không nên đụng đến
Chân hương nếu đầy thì rút ra và đốt như hoá vàng, tro đổ ra đất thật của nhà mình là tốt nhất,
– không tro đổ như rác,
– không được vứt tro của bát hương từ trong nhà ra ngoài nhà, vì làm vậy sẽ làm hở cổng ban thờ, càng không được vứt chân hương ra sông ra hồ, trừ khi chúng ta muốn vứt bỏ bát hương tà thuật, làm lại ban thờ từ đầu
Hũ muối, nước, gạo là phần phức tạp nhất, với nguyên tắc như sau
– Nước, gạo, muối mới cần lấy từ ngôi nhà, căn bếp của mình đang dùng và lấy từ nguồn nơi mình và chồng được sinh ra, nghĩa là lấy theo nguồn cha mẹ đẻ và nguồn cha mẹ vợ/chồng.
– – – Nước tự nhiên như giếng khoan, giếng đào của nhà, từ nước sông và nước hồ gần nhà. Không dùng nước đóng chai. Nước mưa hạ thổ thì rất tốt nhưng hứng trực tiếp rồi mang lên ban thờ luôn thì hơi mang tính trời thiếu tính đất.
– – – Gạo lấy từ bếp ăn hiện có và từ bếp ăn của quê cha mẹ đẻ và quê chồng. Nếu đang sống ở quê của cha mẹ đẻ hoặc cha mẹ chồng thì chỉ cần lấy từ bên còn lại. Không dùng gạo nhập khẩu. Không dùng gạo mang thẳng từ chợ lên ban thờ không qua vận hành của bếp lửa và bữa ăn.
– – – Muối lấy từ bếp ăn hiện có và bếp ăn của cha mẹ chồng, cha mẹ đẻ. Nếu đang sống ở quê của cha mẹ đẻ hoặc cha mẹ chồng thì chỉ cần lấy từ bên còn lại. Chỉ dùng muối biển hạt. Không dùng muối nhập khẩu, muối mỏ, muối tinh, muối i ốt.
– Nước, gạo, muối cũ cần thay về nguyên tắc lấy ở đâu thì trả về đúng nơi đó để kết thúc một chu trình vận hành
– Đây chỉ là nguyên tắc mà chúng ta phải hiểu và không được làm trái, nhưng vì đây là cấu phần phức tạp bậc nhất và mang tính cá nhân hoá nhất trên ban thờ, nên nếu mình đủ sức tự kết nối với gia tiên và thần linh để được nhắc khi nào cần thay và thay thế nào thì mình không đặt ba hũ này lên ban thờ.
—o—o—o—
Nếu chúng ta không biết phải làm gì với ban thờ vào dịp Tết thì nghĩa là chúng ta chẳng làm gì cả
– Không được trang trí, làm mới, di chuyển đồ thờ để làm sạch ban thờ đón Tết, mà bàn thờ cần được yên ổn, càng Tết càng phải yên ổn
– Không được nhờ thày bà đặt, thay đồ trên ban thờ gia tiên, cũng không được nhận các đồ từ thày bà để tự tay đặt lên ban thờ gia tiên. Đây là nguyên tắc dành cho tất cả moi người và mọi thời điểm và sai lầm với nguyên tắc này sẽ rất nặng nề nếu xảy ra vào Tết.
– Cũng không nên tự hỏi han lung tung để xem có cần thay đổi ban thờ không vi việc này cực kỳ khó và nghiêm trọng, lại xảy ra vào lúc Tết rất nguy hại nếu có sai lầm