Cây, đặc biệt là cỏ dại, không chỉ sinh sản bằng củ và hạt như chúng ta nghĩ mà có thể sinh sản bằng bất kỳ bộ phận nào của cây
CÂY SINH HẠT & CÂY HẠT SINH
Cây mẹ sinh hạt, gọi là cây sinh hạt và cây con nảy mầm từ hạt, trên đất, gọi là cây hạt sinh.
Hạt do cây mẹ sinh tiếp đất để nảy mầm theo nhiều cách
– Cây mẹ thả hạt xuống đất, với quả chín trên cây, ví dụ các cây gia vị như cây xuyến chi, cây hương nhu … và cây con nẩy mầm trong đất
– Cây mẹ thả quả mềm chứa hạt xuống đất, ví dụ các cây ăn trái như cây sấu, cây bưởi, cây cam, cây hồng, cây mít, cây na …, và quả thối rữa hoà vào đất, và hạt cây trở về với đất
– Cây mẹ thả quả cứng chứa hạt xuống đất nhưng quả rất cứng, bảo vệ hạt bên trong, hạt nảy mầm phá quả chui ra
– Chim, sóc và các con vật khác ăn quả trên cây thả hạt xuống đất
– Chim, sóc và các con vật khác ăn rụng dưới đất, thả hạt xuống đất
– Chim, sóc và các con vật khác ăn quả trên cây, thải hạt ra đất bằng đường phân
– Chim, sóc và các con vật khác ăn rụng dưới đất, thải hạt ra đất bằng đường phân
CÂY SINH CỦ & CÂY CỦ SINH
Cây mẹ sinh củ rồi lụi đi, củ vùi trong đất đến mùa sinh ra cây con
Cây mẹ sinh củ, củ nảy mầm sinh ra cây con, tách khỏi cây mẹ
Cây mẹ sinh củ con từ củ mẹ, củ con tách ra khỏi củ mẹ cây dong trắng, cây khoai sọ
Cây mẹ sinh củ, các loài thú bao gồm người ăn củ và tha củ ra xa cây mẹ, một số của hoặc phần của củ không bị ăn, nảy mầm
CÂY SINH BÀO TỬ
Ví dụ nấm, dương xỉ, địa y …
CÂY SINH BẰNG THÂN RỄ
Thân có thể mọc rễ và sinh cây mới như rau muống, rau má, đa
CÂY SINH BẰNG THÂN
Cây có thể sinh ra cây con từ các mắt của thân, nằm cao trên mặt đất, cây con có thể phát triển lớn trên cây mẹ cho đến khi tiếp đất hoặc rụng xuống đất ví dụ xương rồng thân tròn, mía
CÂY SINH BẰNG CÀNH
Cây có thể sinh ra từ các mắt của cành, ví dụ dâu, vạn niên thanh, cây đa …
Cây sinh ra cây con từ cành là cây đẻ cành hay cây con gọi là cây cành sinh.
Cây mọc nhánh và mọc rễ từ cành là trường hợp rất phổ biến, cây hàng rào thuộc nhóm này nên để trồng cây hàng rào phải trồng từ cành. Nhưng cây mẹ tách cây con ra từ cành của mình thì ít gặp hơn.
CÂY SINH BẰNG KẼ LÁ
Cây có thể sinh ra cây con từ các mắt của lá, ví dụ cây bỏng, cây sống đời

CÂY SINH BẰNG NÁCH LÁ
Rất nhiều loài cỏ sinh sản qua nách lá. Hoa đá cũng là loài cây sinh sản được qua nách lá
—o—o—o—
CÂY MẸ MANG THAI & CÂY CON THAI SINH
Cây ra hoa, hoa kết quả, quả tạo hạt và hạt gặp mặt đất nảy mầm phát triển thành cây con giống như chim đẻ trứng, với hạt cây là trứng và quả cây là ổ đỗ trứng. Mặt đất là cái ổ lớn hơn đỡ cả quả và hạt. Cây ăn quả nói chung là cây đẻ trứng. Để trồng cây ăn quả phải trồng từ hạt mới chuẩn.
Có những hạt cây nảy mầm ngay khi còn trong quả, thậm chí cây con phát triển khi còn lủng lẳng trên cây mẹ, không cần rơi xuống mặt đất. Trường hợp này, cây mẹ mang thai và đẻ cây con. Khoa hoc gọi giống này là cây thai sinh.
Nếu như cây thả hạt bay trong không khí có tính trời mạnh thì những cây mang thai có tính đất mạnh. Nhờ tính đất của mình, cây mẹ có thể cung cấp một trường năng lượng đất cho hạt ngay khi hạt còn trong quả và quả còn trên cây.
Cây mít : Khi bổ một quả mít quá già, thì có thể thấy nhiều hạt mít đã mọc rễ bên trong các múi mít.
Ngoài ra các cây sau có hạt có thể nảy mầm trong quả khi quả còn trên cây : dâu tây, dưa lê, đủ đủ, táo, bơ, cà chua, ớt chuông …
Cây lê rau hay cây dưa tay Phật : Ở Mêhicô, Trung Mỹ, quần đảo Tây Ấn Độ có loại cây sinh sản cây con trong thân cây mẹ như cách sinh sản bào thai của động vật có vú, nó được gọi là “dưa tay Phật”, hay còn gọi là “lê rau”, quả dưa non có thể ăn như rau. Đầu nhọn của quả phình to bên trong có một hạt. Trong mùa khô hạn, dây dưa chết khô, nhưng hạt giống ở bên trong quả mọng trên dây khô vẫn này mầm thành cây non mới. Chờ khi có mưa là cây non mới này nhanh chóng vứt ngay cái “nhau” xuống đất, nảy ra vô số rễ cắm sâu vào trong đất, rồi mọc ra vô số dây bò tràn lan xung quanh. Trước khi kết thúc mùa mưa nó đã kịp ra hoa kết trái, sinh sản thế hệ sau.
Cây đước : Cây “thai sinh” kỳ lạ nhất phải kể đến cây đước. Nếu bạn nhìn thấy “quả cạnh” treo trên cây đước giống như quả đậu tứ quý lủng lẳng trên giàn, bạn sẽ nghĩ ngay nó không phải là quả mà là những cây non mới nảy mầm từ hạt giống. Đến khi cây mầm cao trên 30cm, nhờ sức nặng, nó sẽ rời khỏi cây mẹ. Khi rời khỏi thân cây mẹ, thực tế chúng đã là những cây con hoàn chỉnh, nên gọi là “thai sinh”. Những cây con này một khi rơi chạm đất mùn tơi xốp, chúng sẽ bát đầu mọc rễ cắm sâu vào đất, chẳng bao lâu sau đã vươn thẳng đứng đó, nếu thủy triều ập đến thì đã được “neo”chắc chắn rồi, cũng không đến nỗi bị thủy triều cuốn đi. Nếu như cây non rơi xuống gặp lúc thủy triều đang lên thì cũng không sao vì cây non đã được cây mẹ “di truyền” tính năng chịu đựng được nước biển mặn đắng, chịu đựng được một phen trôi nổi trên biển. Sau khi bị sóng gió vùi dập, thủy triều xô dẩy trôi dạt vào bãi biển (có thể xa đến vài chục cây số, thậm chí xa đến vài trăm cây số), vẫn có thể đâm rễ và nhanh chóng lớn lên. Trong một năm, mỗi cây đước ít nhất cũng “đẻ” được 300 cây con, thế là trên nhiều bãi biển đã có rừng.
—o—o—o—
CÁC CÁCH SINH SẢN CỦA CỎ
Một trong các nguyên nhân mà cỏ dại phát triển mạnh mẽ và là cây nền của các hệ sinh thái là nhờ cách sinh sản phong phú và linh hoạt trong mọi hoàn cảnh không gian và thời gian của chúng.
Gen của cỏ là gen rất gốc, rất cổ, bởi vì chỉ có các gen gốc và gen cổ mới có khả năng có nhiều cách sinh sản.
Muốn khôi phục đất bạc màu, đất suy cây đặc trưng, đất thiếu nguồn gen thì phải để cho cỏ phát triển, để khôi phục lại hệ sinh thái nền.