TÊN ĐI CẢ BỘ : VẠN

Loading

VẠN

VẠN : làng nghề
– vạn cấy
– vạn buôn
– vạn muồng
– vạn chài
—o—o—
VẠN
– Cửu vạn
—o—o—o—
VẠN : danh từ
– Vạn an
– Vạn cổ :
Vạn cổ thiên thu
Hộ, hôn, điền, thổ vạn cổ chi thù.
– Vạn cầu
– Vạn bảo
– Vạn biến
Tâm bất biến, giữa dòng đời vạn biến.
Vạn biến bất li kì tông
– Vạn bội
– Vạn chúng : Vạn chúng nhất tâm
– Vạn dặm :
Vạn dặm đường xa
Vạn dặm trùng dương
– Vạn đại :
Lưu truyền vạn đại,
Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân,
Ỉa đồng một bãi bằng vạn đại quận công
– Vạn điểm
– Vạn đồn
– Vạn hạnh
– Vạn hoa : Kính vạn hoa
– Vạn hoá : Thiên biến bạn hoá
– Vạn kiếp : Vạn kiếp lưu đày, Mối thù vạn kiếp
– Van lịch
Ðồng tiền Vạn Lịch thích bốn chữ vàng
Công anh dan díu với nàng đã lâu.
Bây giờ nàng lấy chồng đâu,
Ðể anh giúp đỡ trăm cau ngàn vàng.
Trăm cau để thết họ hàng,
Ngàn vàng anh đốt giải oan lời thề.
– Vạn liên
– Vạn lối : Nẻo đường muôn vạn lối
– Vạn lời : Vạn lời muốn nói
– Vạn lộc
– Vạn lý : Vạn lý trường thành, Vạn lý vân
Bên hữu con Thiên lý mã
Bên tả con Vạn lý vân
Hai bên nhắm cũng cần phân
Lòng anh muốn cỡi một lần đủ đôi
Thiên lý mã sải như tên bắn
Vạn lý câu chạy tế giống rồng bay
E khi anh cỡi chẳng tài
Sa cơ một phút ngàn ngày chịu đau
– Vạn năng : Đồng tiền vạn năng
– Vạn niên
– Vạn ngọc
– Vạn pháp : Vạn pháp quy tâm
– Vạn phúc
– Vạn quốc
– Vạn sự : Vạn sự như ý, Vạn sự khởi đầu nan, Vạn sự bình an, Vạn sự đại cát
Nhất cao là núi Tản Viên
Bình yên vạn sự là tiên trên đời
– Vạn thọ
– Vạn trạng : Thiên hình vạn trạng
– Vạn tuế
– Vạn toàn
– Vạn tường
– Vạn tượng
– Vạn vân
Dưa La, cà Láng, nem Báng, tương Bần
Nước mắm Vạn Vân, cá rô Đầm Sét.
– Vạn vật : Vạn vật sinh sôi, Vạn vật hấp dẫn
– Vạn xuân
—o—o—o—
VẠN : Số 10.000
Vạn – Bất (0)
– Vạn bất đắc dĩ
– Vạn kim bất hoán : Nghìn vàng khôn chuộc
Vạn – Vô (0)
– Vô vạn
– Vạn thọ vô cương
Sột sột, soạt soạt, trong nạc ngoài xương
Vạn thọ vô cương, trong xương ngoài nạc
Là gì? Quả trứng gà – Con gà
Vạn – Nhất (1)
– Vạn chúng nhất tâm
– Vạn tử nhứt sanh : vạn phần chết, một phần sống
– Nhất bản vạn lợi
– Nhất Xe sát vạn (một quân xe giết được vạn quân khác trên bàn cờ)
– Nhứt ngôn trúng, vạn sự thành,
Mấy lời anh nói có đành hay không?
– Quan nhất thời dân vạn đại
– Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân
– Sát nhất nhân, vạn nhân cụ (giết một người làm vạn người sợ)
Vạn – Ba (3)
– Ba vạn sáu nghìn ngày : 36000 ngày là khoảng 100 năm
Bướm xa hoa, bướm khô hoa tẻ
Liễu xa đào, liễu ngẩn đào ngây
Đôi ta tình nặng nghĩa dày
Dù xa nhau đi nữa, cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa
Vạn – Bát
Thương em những thuở đánh bài
Em phi bát vạn anh nài cửu văn
Vạn – Cửu (9)
– Cửu vạn
Vạn – Thập (10)
– Chữ Vạn : Thập ngoặc
– Thập vạn chúng sinh
Vạn – Trăm (100)
– Trăm người bán, vạn người mua
– Yêu nhau vạn sự chẳng nề
Một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng
– Một trăm tấm ván, một vạn thằng quân
Thằng nào cởi trần cũng lăn xuống hố
Là gì? Sàng gạo
– Một trăm tấm ván
Một vạn thằng quân
Thằng nào không quần
Thì chui xuống dưới
Là việc gì? Sàng gạo
Vạn – Thiên, Ngàn (1000)
– Thiên biến vạn hoá
– Thiên hình vạn trạng
– Thiên binh vạn mã.
– Thiên thu vạn cổ
– Thiên giáng Vạn Tường : Năm 1471, trong cuộc nam chinh vua Lê Thánh Tông đã đến động Hàng Đô, nay nằm trước UBND xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, để thị sát vịnh Dung Quất, nghỉ ngơi và biên chế lực lượng trước khi đến Sa Huỳnh và kinh đô Đồ Bàn (Bình Định), vua nói: “Thiên giáng Vạn Tường, chúc chư đô toàn thắng”. Các binh sĩ đáp: “Vạn Tường, Vạn Tường!”.
Vạn – Vạn
– Vạn vạn chúng sinh
Vạn – Ức (100.000)
– ức vạn
Vạn – Muôn
– Muôn hình vạn trạng
– Tiền muôn bạc vạn
– Nẻo đường muôn vạn lối
– Muôn vạn dặm sâu
-,Muôn vạn nẻo đường
—o—o—o—
VẠN : phép toán với vạn
– Bằng vạn
Phải duyên em nhất định theo
Nào ai có quản khó nghèo chi đâu
Đời này ai muốn chuốc lấy thảm sầu
Cầu dừa mà vững nhịp còn bằng vạn cầu Bồng Miêu
– Chán vạn
Có tiền chán vạn người hầu
Có bấc có dầu chán vạn người khêu
—o—
Còn tiền chán vạn người mời
Hết tiền anh đứng trông trời thở than
– Một vạn
Chán vạn ngày mới có một ngày
– Ngàn vạn
Một ngàn năm, một vạn năm
Con tằm vẫn kiếp con tằm vương tơ
Biết đâu trong đục mà chờ
Con thuyền còn đứng bến chờ đợi ai
—o—o—o—
VẠN : thực vật
– Vạn niên thanh
– Cây vạn tuế
– Cúc vạn thọ
Một lần gặp, năm bảy tháng lìa
Giả như cây vạn thọ ở bìa hứng sương
—o—
Trồng tre, trồng trúc hai hàng
Trồng cây vạn thọ cho chàng bẻ bông
—o—
Bấy lâu mới gặp duyên mình
Giả như vạn thọ gặp bình nước tiên
– Cây vạn nhân đả
—o—o—o—
VẠN : Nhân vật
– Vạn thắng vương Đinh Tiên Hoàng
– Sư Vạn Hạnh
– Công chúa Ngọc Vạn : Nguyễn Phúc Ngọc Vạn là con gái thứ hai của chúa Sãi – Nguyễn Phúc Nguyên. Chúa Sãi (ở ngôi 1613-1635), có 15 người con (11 công tử và 4 công nữ), trong đó Công nữ Ngọc Vạn được gả cho Quốc vương Chân Lạp Chey Chetta II. Bà là người góp công khai phá vùng đất Nam bộ nói chung, Biên Hòa – Đồng Nai nói riêng.
– Hòa thượng Thích Vạn Ân thuộc dòng Lâm Tế, tông Liễu Quán, đời thứ 42, lập chùa Hương Tích, Phú Yên
—o—o—o—
VẠN : Sự kiện
– Trận Vạn Tiên trong Phong Thần Diễn Nghĩa : Thông Thiên Giáo chủ cho rằng người hay yêu hay ma vốn không quan trọng khi truy cầu đại đạo, mâu thuẫn với Lão Tử và Nguyên Thủy Thiên Tôn (Xiển Giáo). Trong quá trình truyền đạo, Giáo chủ Thông Thiên hiềm khích với hai sư huynh nên đã xuống trần lập trận Tru Tiên và Vạn Tiên để cản trở Khương Tử Nha thảo phạt Trụ Vương. Nhờ sự trợ giúp của hai vị Giáo chủ Tây Phương giáo là Tiếp Dẫn và Chuẩn Đề nên Lão Tử và Nguyên Thủy Thiên Tôn đã phá tan 2 trận này. Các đệ tử Triệt giáo của Thông Thiên Giáo Chủ bại trận, phần lớn lên Phong Thần Bảng nhận chức ở Thiên Đình, một phần bị Phật môn độ hóa về Tây Phương, một phần bị đánh chết xuống Địa Phủ đầu thai hoặc hồn tiêu phách tán. Còn lại một số đệ tử pháp lực cao thâm nên vượt qua kiếp nạn như: Đa Bảo đạo nhân, Vô Đương thánh mẫu,…
– Trận Vạn Kiếp (Vạn Yên), Chí Linh, Hải Dương :
—o—o—o—
VẠN : địa danh
– VIỆT NAM
– Vạn Xuân : tên nước thời Lý Nam Đế (kinh đô ở Hà Nội ngày nay)
– KHÁNH HOÀ
– Vạn Ninh, huyện thuộc tỉnh Khánh Hoà : Thị xã Vạn Giã, Xã Vạn Bình, Vạn Hưng, Vạn Khánh, Vạn Long, Vạn Lương, Vạn Phú, Vạn Phước, Vạn Thạnh, Vạn Thắng, Vạn Thọ
Anh về dưới Giã hồi hôm
Gánh phân đổ ruộng, gió nồm bay lên
—o—
Ai ra Vạn Giã
Nhắn ả bán thơm:
Thế gian lắm miệng lắm mồm,
Nói Ðông thì ngọt, nói Nồm thì chua.
Thôi đừng uổng tiếng hơn thua,
Gắng sao bán được đầu mùa là hay.
—o—
Thơm Vạn Giã ngọt đà quá ngọt
Mía Phú Ân cái đọt cũng ngon
Hỡi người chưa vợ chưa con
Vào đây chung gánh nước non với mình
Quản bao lên thác xuống gành
Mía ngon thơm ngọt đượm tình nước non
—o—
Khánh Hoà biển rộng non cao
Trầm hương Vạn Giã, yến sào Nha Trang
—o—
Cây quế Thiên Thai mọc ngoài khe đá,
Trầm nơi Vạn Giã hương tỏa sơn lâm
Ðôi lứa ta như quế với trầm,
Trời xui đất khiến sắt cầm gặp nhau.
– HÀ NỘI
– Đường Vạn Xuân, xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, Hà Nội
– Đường Vạn Xuân, thôn Lai Xá, xã Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội
– Thôn Vạn Xuân, xã Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội
– Phố Vạn Phúc, phường Kim Mã, Ba Đình Hà Nội
– Xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, Hà Nội
– Thôn Vạn Phúc, xã Vạn Kim, Mỹ Đức, Hà Nội
– Đường Vạn Bảo, quận Ba Đình, Hà Nội
– Làng Vạn Bảo (Vạn Ngọc), phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, Hà Nội
– Thôn Vạn An, xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội
– Xã Vạn Điểm, huyện Thường Tín, Hà Nội
– Xã Vạn Kim, huyện Mỹ Đức, Hà Nội
– Xã Vạn Thái, huyện Ứng Hoà, Hà Nội
– Thôn Vạn Lộc 2, xã Xuân Canh, huyện Đông Anh, Hà Nội
– Xã Vạn Thắng, huyện Ba Vì, Hà Nội
– Thôn Vạn Tiên, xã Tân Tiến, Chương Mỹ, Hà Nội
– Xã Vạn Yên, huyện Mê Linh, Hà Nội
– Chùa Vạn Niên, Tây Hồ, Hà Nội (bộ ba chùa Thiên Niên, chùa Vạn Niên, chùa Ức Niên)
– BẮC GIANG
– Vạn Vân : Làng Vân Cũng gọi là Vạn Vân, tên dân gian của làng Vân Xá, nay thuộc xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Làng Vân nổi tiếng với rượu Làng Vân, loại rượu nấu bằng gạo nếp cái hoa vàng với men rượu bí truyền.
Vạn Vân có bến Thổ Hà
Vạn Vân nấu rượu, Thổ Hà nung vôi
Tưởng rằng đá nát thì thôi,
Nào ngờ đá nát nung vôi lại nồng
– PHÚ THỌ
– Xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ
– LÀO CAI
– Vạn Hòa, thành phố Lào Cai
– QUẢNG NINH
– Xã Vạn Yên, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
– Xã Vạn Ninh, thành phố Móng Cái, Quảng Ninh
– HẢI PHÒNG
– Vạn Hương là một phường thuộc quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng, Việt Nam.
– THÁI NGUYÊN
– Vạn Thọ là một xã thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
– BẮC NINH
– Vạn An là một phường thuộc thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
– Chùa Vạn Phúc Tự : Chùa Tích Tức chùa Phật Tích (Phật Tích tự) còn gọi là chùa Vạn Phúc (Vạn Phúc tự) là một ngôi chùa nằm ở sườn phía Nam núi Phật Tích (còn gọi núi Lạn Kha, non Tiên), xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Chớ khinh chùa Tích không thờ
Mà đem xôi oản cúng nhờ gốc cây
– HẢI DƯƠNG
– Vạn Phúc, Ninh Giang, Hải Dương
– Vạn Kiếp (làng Vạn Yên có tên nôm là Kiếp) ở Chí Linh, Hải Dương
– THÁI BÌNH
– Vạn Đồn : làng Vạn Đồn (Thuỵ Hồng, Thái Thuỵ, Thái Bình)
Gà Tò, lợn Tó, vó Vạn Đồn
– VĨNH PHÚC
– Vạn Xuân, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc
– NAM ĐỊNH
– Vạn Điểm, thi trấn Lâm, Ý Yên, Nam Định
– THANH HOÁ
– Thôn Vạn Bảo, xã Hà Long, huyện Tam Điệp, Thanh Hoá
– Xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân, Thanh Hoá
– Xã Vạn Hoà, Nông Cống, Thanh Hoá
– Vạn, Vạn Hà : Cũng gọi là Vãn Hà, gọi tắt là Vạn, một ngôi làng thuộc huyện Thụy Nguyên, thừa tuyên Thanh Hóa thời Hậu Lê; sau Cách mạng tháng Tám (1945) là làng Dương Hòa, xã Thiệu Hưng, huyện Thiệu Hóa và nay thuộc tiểu khu 8, thị trấn Vạn Hà, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Đây là quê hương của Nguyễn Quán Nho, một vị quan thời Lê trung hưng.
Chàng về Vạn, Vạc chàng ơi
Con chàng bỏ đói ai nuôi cho chàng?
—o—
Chàng đi Vạn Hoạch chàng ơi
Con chàng bỏ lại, ai nuôi cho chàng?
– Kinh đô Vạn Lại – An Trường hay còn gọi với các tên khác như hành cung Vạn Lại, hành điện Vạn Lại, cố đô Vạn Lại, là kinh đô của Đại Việt nam triều nhà Lê trong giai đoạn Nam – Bắc triều phân tranh của hai họ Lê – Mạc. Cả Vạn Lại và An Trường nay đều thuộc đất huyện Thọ Xuân, ở phía đông Lam Kinh và ở cách nhau không xa. Vạn Lại là một địa danh thuộc huyện Thụy Nguyên, phủ Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hoa (nay là xã Xuân Châu, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa).
NGHỆ AN
– Thành Vạn An của Mai Hắc Đế
Con ơi con ngủ cho lành
Ông Mai Hắc Đế xây thành Vạn An

– Lạch Vạn : Tên một làng nằm ở hạ lưu sông Bùng, thuộc địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, đồng thời cũng là tên sông Bùng ở khúc này.
Lạch Vạn có lèn Hai Vai
Trên thời Phủ Diễn, dưới thời xóm Trang.

– HÀ TĨNH
– Vạn Tam Sa : Tam Soa Cũng viết là Tam Sa, một ngã ba sông nay thuộc địa phận xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, là nơi giao nhau của ba con sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố và sông La.
– Vạn Nầm Địa danh nay thuộc xã Sơn Bằng, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Tại đây cũng có nhiều địa danh liên quan: rú Nầm (núi), vạn Nầm (làng chài), hói Nầm (cửa sông Khuất), vực Nầm (vực nước)…
– Vạn Phố – Phố Dương : Một huyện cổ thuộc quận Cửu Đức (Nghệ An – Hà Tĩnh ngày nay). Đời Tấn Vũ Đế tách lập huyện Phố Dương thành hai làng là Phố Châu và Phúc Dương, nay thuộc địa phận huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
Thuyền nan một chiếc vẫy vùng
Vạn Nầm vạn Phố mấy anh hùng biết cho
—o—
Thứ nhất là vạn Tam Sa
Thứ nhì vạn Phố, thứ ba vạn Nầm
– HUẾ
– Chùa Vạn Phước tọa lạc ở số 60/14 đường Điện Biên Phủ, phường Trường An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế
– Vạn Niên Cơ : Lăng Tự Đức Lăng mộ của vua Tự Đức, được chính vua cho xây từ hồi còn sống. Ban đầu lăng được đặt tên Vạn Niên Cơ, sau cuộc nổi loạn Chày Vôi của dân phu xây lăng, vua đổi tên thành Khiêm Cung, sau khi vua chết đổi thành Khiêm Lăng. Lăng nay thuộc thôn Thượng Ba, phường Thủy Xuân, thành phố Huế. Lăng có kiến trúc cầu kì, lại có phong cảnh sơn thủy hữu tình, là một trong các lăng tẩm đẹp của các vua chúa Nguyễn.
Vạn Niên là Vạn Niên nào
Thành xây xương lính, hào đào máu dân
– Lăng Vạn Vạn (Tư Thông Lăng), Huế
– Công viên – Bảo tàng nước Vạn Niên, Huế
Đi mô cũng nhớ quê mình
Nhớ Hương Giang gió mát, nhớ Ngự Bình trăng thanh
Bốn bề núi phủ mây phong
Mảnh trăng thiên cổ, bóng tùng Vạn Niên
– QUẢNG NAM
– Chợ Vạn, Tam Kỳ, Quảng Nam
Ai về Chợ Vạn thì về
Chợ Vạn có nghề nấu rượu, nuôi heo
– QUẢNG NGÃI
– Vạn Tường là tên một thôn thuộc xã Bình Hải, ven biển huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
– Vạn Tượng : Tên một làng nay thuộc xã Nghĩa Dõng, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, nơi sông Trà Khúc đổ ra biển bằng cửa Đại Cổ Lũy. Tại đây nổi tiếng với đặc sản là don.
Con gái lòng son không bằng tô don Vạn Tượng
– BÌNH ĐỊNH
– Vạn : Một làng chài nay thuộc xã Mỹ Chánh, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.
Anh về dưới Vạn ăn dưa
Về chi bên Chụt ăn dừa mỏi răng
– PHÚ YÊN
– Cầu Vạn Củi Tên một cây cầu nằm gần cửa biển Tiên Châu, Phú Yên. Có tên như vậy có lẽ vì bên bờ Nam của cầu, người dân thường làm nghề củi.
Tiên Châu có bãi cát vàng
Có cầu Vạn Củi, có hàng dừa xanh
– LÀO
– Vạn Tượng : Lan Xang – Một trong những tiểu vương quốc Lào trước thế kỷ 18.
– Vạn Tượng : Vương quốc Viêng Chăn – từ thế kỷ 18 đến 20
– Vạn Tương : Thủ đô Viêng Chăn nước Lào ngày nay.

 

Chia sẻ:
Scroll to Top