Hết thuốc chạy rong như Tào Tháo bại trận Xích Bích!
– Tiên nữ, bà tiên
Bố đĩ giàu, bố đĩ tiên
Ông tổng không tiền, ông tổng tểnh
—o—
TIÊN (danh từ)
– Tiên cung, cung tiên
Đêm qua bước chân lên trời
Lạc đường lạc ngõ gặp người cung tiên
Ước gì duyên sẽ bén duyên
Cho duyên cõi thọ thành duyên cõi trần
Dạ buồn chân bước phân vân
Trời xui anh thẳng tới sân tơ hồng
– Ông Tơ ông có nhà không
Ông ra xua chó tôi cùng với nao!
Tơ duyên ông cất nơi nào
Cất trong chum quả hay vào ao sen?
Người nào trái kiếp lỡ duyên
Thì ông xe lại cho liền một đôi
Còn như cô ấy với tôi
Thì ông xe thẳng làm đôi vợ chồng.
– Động tiên
Bây giờ ta gặp nhau đây
Khác chi Từ Thức lạc rày động tiên
—o—
Nghìn thu gặp hội thái bình,
Trải xem phong cảnh khắp thành Thăng Long.
Phố ngoài bao bọc thành trong,
Cửa Nam, Giám, Bắc, Tây, Đông rõ ràng.
Ba mươi sáu mặt phố phường,
Hàng Giầy, Hàng Bạc, Hàng Ngang, Hàng Đào.
Người đài các, kẻ thanh tao,
Qua hàng thợ Tiện lại vào Hàng Gai.
Hàng Thêu, Hàng Trống, Hàng Bài,
Hàng Khay trở gót ra chơi Tràng Tiền
Nhác trông chẳng khác động tiên,
Trên đồn cờ kéo, dưới thuyền buồm giăng.
Phong quang lịch sự đâu bằng,
Dập dìu võng lọng, tưng bừng ngựa xe.
– Cõi tiên
Trách chàng Từ Thức vụng suy
Cõi tiên chẳng ở, về chi cõi trần
Huyện Tống Sơn có chàng Từ Thức,
Rắp mon men lên cõi thiên đường.
Rủ nhau lên núi lên nương,
Tìm thời chẳng thấy những thương cùng sầu.
– Am tiên
– Cầu Tiên
Chè vối Cầu Tiên,
Bún sen Tứ Kỳ
– Suối tiên
Suối Tiên nước chảy lững lờ
Tiên đi đâu, để bàn cờ rêu phong
Nước mây vắng vẻ tăm mòng
Bền gan ta vẫn rày mong mai chờ
– Giếng tiên
– Tiên cảnh, Bồng lai tiên cảnh
– Bàn cờ tiên
– Xích đu tiên : Đu tiên Một trò chơi có nguồn gốc từ miền Bắc, được tổ chức trong các dịp lễ hội, nhất là dịp Tết Nguyên đán. Bên cạnh cây đu, người ta treo một chiếc khăn hồng ở độ cao xấp xỉ chiều cao giá đu. Người dự cuộc đu phải đưa cánh đu bay cao, giật cho được chiếc khăn kia, mới được coi là thắng cuộc. Ngoài việc đu cao, họ còn phải nhún sao cho đẹp mắt, thì mới được tán thưởng. Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết: “Ất Tị, năm thứ tám niên hiệu Đại Trị đời Trần Dụ Tông (1363)… mùa xuân, tháng Giêng, người Chiêm Thành đến bắt dân ở châu Hóa. Hàng năm, cứ đến mùa xuân tháng Giêng, con trai, con gái họp nhau đánh đu ở Bà Dương. Người Chiêm Thành khoảng tháng 12 năm trước, nấp sẵn ở nơi đầu nguồn của châu Hóa, đến khi ấy ụp đến cướp bắt lấy người đem về.”
Xích đu tiên lấy tiền cưới vợ,
Xích đu bầu ở đợ ba năm.
– Non tiên
Chân mày vòng nguyệt có duyên
Tóc mây dợn sóng tợ tiên non Bồng
– Nước tiên
Bấy lâu mới gặp duyên mình
Giả như vạn thọ gặp bình nước tiên
– Phép tiên
– Thuốc tiên
– Bột tiên
– Quạt tiên
– Đàn tiên
– Kiếm tiên
– Can tiên, thiết tiên, gậy tiên
– Dấu chân tiên
– Gót tiên
– Lầu tiên
Chàng xa thiếp cách, tội đách gì rầu
Thác như Lã Vọng té xuống lầu non tiên
Ngửa tay em trao một đồng tiền
Phận sao chịu vậy, đừng phiền mà hư
– Mã tiên, áo mã tiên
Mình vàng vận áo mã tiên
Ngày ba bốn vợ tối nằm riêng một mình
Là con gì? Con gà trống.
– Cánh tiên, áo cánh tiên
Bới tóc cánh tiên, bỏ vòng lá liễu
Thấy miệng em cười trời biểu anh thương
Đầu rồng đuôi phụng cánh tiên
Nửa đêm tỉnh giấc nổi điên la làng
Là con gì? Con gà trống.
—o—
TIÊN :
– Tiên sinh
– Tiên nhân
– Tiên hiền
– Tiên sư
– Tiên đế
– Tiên vương
—o—
TIÊN : Dòng máu
– Gia tiên
– Quy tiên
– Tiên rồng,
– – – Mẫu Vụ Tiên, Hương Vân Cái Bồ Tát (mẹ Kinh Dương Vương)
– – – Mẫu Tiên Cát (vợ Kinh Dương Vương, mẹ Lac Long Quân)
– – – Mẫu Tiên chim Âu Cơ (vợ Lạc Long Quân)
Con rồng cháu tiên
Dòng máu tiên rồng
Là dòng dõi của Tiên Rồng
Nhân dân Đồng Tháp ta không biết quỳ
Ai là con cháu Rồng Tiên
Tháng hai nhớ hội Trường Yên mà về
Về thăm đất cũ Đinh, Lê
Non xanh nước biếc bốn bề như xưa
—o—
TIÊN : thực vật
– Hoa tóc tiên
– Hoa thuỷ tiên
– Hoa tiên ông
– Cây lạc tiên
– Cây đào tiên
TIÊN : động vật
– Cá thần tiên
– Cá cánh tiên
– Chim tiên đẹp (Malurus splendens) là một loài chim sẻ trong họ chim chích Úc , Maluridae. Người ta còn gọi nó đơn giản là chim chích đẹp hoặc thông tục hơn ở Tây Úc là chim chích xanh
– Chim tiên (chim phượng)
—o—
TIÊN (Đạo)
– Đạo Tiên, Đạo Lão
—o—
TIÊN : sự tích & nhân vật
– Tiên đồng & Ngọc nữ (hai bên mẹ Quán Âm)
– Vụ Tiên, Hương Vân Cái Bồ Tát (mẹ Kinh Dương Vương) : Mộ bà Đỗ Thi Quý, gò Thiềm Thừ, Ba La Bông Đỏ, Hà Đông
– Tiên Cát (vợ Kinh Dương Vương) : đền Tiên, Tiên Cát, Việt Trì (ngã ba Bạch Hạc)
– Tiên chim Âu Cơ (vợ Lạc Long Quân)
– Tiên Chúa, Đệ nhất thiên tiên, Mẫu Liễu Hạnh làm vỡ chén ngọc nên giáng sinh : Phạm Giáng Tiên (giáng sinh lần đầu), Lê Giáng Tiên (giáng sinh lần 2)
– Tiên trong sự tích Lang Liêu sau khi gặp Tiên sáng tạo ra bánh chưng bánh dày
– Chử Đồng Tử và Tiên Dung : Núi Nam Giới hay Quỳnh Viên Sơn thuộc Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh : Trên núi còn có ngôi cổ tự là chùa Quỳnh Viên, tương truyền đời Hùng Vương là nơi Chử Đồng Tử và Tiên Dung đã tu tiên đắc đạo.
– Tiên La : Vũ Thị Thục (17 – 43), còn thường được gọi là Thục Nương, một danh tướng thời khởi nghĩa Hai Bà Trưng trong trận khởi nghĩa năm 40. Với khả năng của mình bà đã được phong danh là “Đông Nhung Đại Tướng Quân”. Bà còn được gọi Bát Nạn Tướng Quân (tướng quân phá nạn cho dân – còn gọi là Bát Nàn hay Bát Não).
– Bạch Y Tiên Nương : tích động Tiên Sơn, núi Hàm Rồng, thành phố Thanh Hoá
– Tiên Nga
– Bát Tiên : thờ ở đền Ngọc Sơn, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
– Ma cô tiên nữ : Câu “Bãi bể nương dâu”. Bức vẽ “Ma Cô hiến thọ đồ”.
– Tiên ông trong cổ tích Tấm Cám : ông Bụt
– Tiên ông trong cổ tích Cây tre trăm đốt
– Bát Tiên
– – – Hà Tiên Cô
– Tiên trong sự tích đình, đền, miếu các địa phương
– Vua gặp tiên : rất nhiều, vài ví dụ
– – – Linh Lang con vua Hùng Vương thứ 6, sau là vua Hùng Vương thứ 7 gặp tiên ở Tam Đảo
– – – Lê Thánh Tông gặp tiên ở chùa Ngô, quận Đống Đa.
– Lục Vân Tiên
—o—
TIÊN (Địa danh)
Nước ta là nước của tiên, các địa danh mang tên tiên vô cùng nhiều mà có lẽ nhiều “tiên” nhất là huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam
– Hà Tiên (tỉnh)
– Thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang : xã Tiên Hải
– Phường Tiên Cát, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
– Cầu Tiên Dung, Việt Trì, Phú Thọ
– Huyện Tiên Yên, Quảng Ninh
– Cầu Vân Tiên là một cây cầu bắc qua sông Voi Lớn trên tuyến cao tốc Vân Đồn – Móng Cái, nối liền hai huyện Vân Đồn và Tiên Yên thuộc tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam.
– Huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam : xã Tiên An, Tiên Cảnh, Tiên Châu, Tiên Hà, Tiên Hiệp, Tiên Lãnh, Tiên Lập, Tiên Lộc, Tiên Mỹ, Tiên Ngọc, Tiên Phong, Tiên Sơn, Tiên Thọ, thị trấn Tiên Kỳ, xã Tiên Kỳ
Ai về nhớ quế Trà My
Nhớ tiêu Tiên Phước, nhớ mì Hội An.
– Cầu Tiên Sơn là một trong những cây cầu bắc qua sông Hàn ở Đà Nẵng, nối liền 2 quận Hải Châu và Ngũ Hành Sơn.
– Huyện, Tiên Lãng tỉnh Hải Phòng : Tiên Cường, Tiên Minh, Tiên Phong, Tiên Thanh, Tiên Thắng
– Cầu Tiên Thanh vượt sông Thái Bình nối các huyện Vĩnh Bảo – Tiên Lãng, Hải Phòng.
– Cầu Tiên Cựu, Hải Phòng nối An Lão và Tiên Lãng
– Huyện Tiên Lữ (trước đây là huyện Phù Tiên), tỉnh Hưng Yên
Đồn rằng Tiên Lữ vui thay
Bên đông có miếu, bên tây có chùa
Giữa làng có đình thờ vua
Xung quanh nước chảy, đò đưa sớm chiều
– Xã Tiên Lục, Huyện Lạng Giang, tỉnh Hưng Yên
– Xã Tiên Nha, Huyện Lục Nam, tỉnh Hưng Yên
– Xã Tiên Tiến, huyện Phủ Cừ, tỉnh Hưng Yên
– Huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam : Tiên Ngoại, Tiên Sơn, Tiên Tân
– Tiên Tân, Tiên Hải, Tiên Hiệp, thành phố Phủ Lý, Hà Nam
– Huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
– Cầu Tiên Sơn, Hoàn Sơn, Tiên Du, Bắc Ninh
– Huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng : xã Tiên Hoàng
– Xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội : núi Tiên Phương
– Xã Tiên Dược, huyện Sóc Sơn, Hà Nội
– Xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, Hà Nội
– Xã Tiên Phong, huyện Ba Vì, Hà Nội
– Làng Tiên Hội nay là một trong sáu thôn của xã Đông Hội, huyện Đông Anh;
– Cầu Tiên : Đường thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội, gần quốc lộ 1.
Chè vối Cầu Tiên,
Bún sen Tứ Kỳ
– Cầu Tiên Đài, tỉnh Vĩnh Phúc
– Xã Tiên Hội là một xã thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam.
– Thôn Tiên Hương, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, Nam Định : núi Tiên Hương
– Đạo Giang Tiên : địa danh cổ nay là một trong hai thị trấn của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Thị trấn nằm ở phía nam của huyện, tiếp giáp với xã Vô Tranh ở phía đông, xã Cổ Lũng ở phía đông nam và nam, xã Phục Linh thuộc huyện Đại Từ ở phía tây nam và xã Phần Mễ tại phía tây và bắc.
Trời cao còn có thánh tri
Gió mưa kéo đến Tây thì thôi ngay
Đến hai mươi, tin này đã báo
Ông Đội kéo về đóng đạo Giang Tiên
Đêm nghe súng nổ vang rền
Lính thua, lính phải băng miền Tuyên Quang
Xuyên qua đèo Khế, đèo Giàng
Lính thua, lính lại kéo sang Hoàng Đàm
(Vè đội Cấn)
—o—
NÚI SÔNG
NÚI CÓ TIÊN
– Dãy núi Tam Đảo : sự tích bàn cờ tiên, Mẫu Tây Thiên
– Núi Tiên Du, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh : Sự tích Từ Thức Gặp Tiên trong hội Khán ở chùa Tiên Du
– Dãy núi Tiên Hương (tức núi An Thái khi xưa) : nơi có phủ Tiên Hương, nơi mẫu Liễu Hạnh (Tiên Hương giáng hoá lần 2)
NÚI CÓ ĐỘNG TIÊN
– Động Tiên Sơn, ở núi Hàm Rồng, làng Đông Sơn, phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hoá, tinh Thanh Hoá : Truyền thuyết mà người Đông Sơn truyền từ đời này sang đời khác rằng: Động Tiên là nơi một nàng Tiên kiều diễm bị giam giữ bởi mẹo lừa của vợ chồng nhà Vồm khổng lồ. Chẳng là ngày trước vào một năm nọ trời xứ Thanh hạn hán nặng nề, ông Vồm người xã Thiệu Khánh đã lên trời để cầu xin Ngọc Hoàng ban mưa nhưng đã bị Ngài từ chối nên ông rất bực tức bỏ về. Vào một ngày nọ nhìn thấy một Nàng Tiên áo trắng và có đôi cánh trắng, gọi là Bạch Y Tiên Nương, đẹp nhất Tiên cung. Nàng được Vua cha cho phép xuống trần gian du ngoạn, được biết tại Động Tiên Sơn có một “Hồ nước Tiên” mát trong xanh nên nàng đã quyết định tắm ở đây. Vợ chồng nhà Vồm đã dấu bộ Cánh của nàng đi và lấp của hang lại nên giờ đây vào động có thể thấy nàng đang đứng khỏa thân một chân duỗi, một chân co, một tay vắt qua eo và một tay che ngực và ngoài ra ngay phía trước Động Tiên Sơn có thể thấy núi Cánh Tiên (sự tích núi Cánh Tiên là vậy). Quá bực tức về điều đó, Ngọc Hoàng đã sai các vị cận thần của mình xuống nhân gian để cứu công chúa như thần Mèo, thần Voi, thần Đại Bàng,… Nhưng tất cả các vị thần đều bị vợ chồng ông Vồm đánh bại nên không vị thần nào dám quay về trời nữa và đành nằm lại quanh núi Hàm Rồng nên mới có các núi Voi, núi Mèo, núi Chiềng (đại bàng bị bắn nên bay Chiềng cánh)… Chẳng thế mà quanh khu di tích Hàm Rồng lại có nhiều núi đến thế. Nên giờ đây ca dao trong vùng mới có câu: Chín chín ngọn núi bên Đông,/ Còn ngọn núi Nít bên sông chưa về./ Chín chín ngọn núi đề huề,/ Còn ngọn núi Nít chưa về bên Đông. Có nghĩa là nối từ làng Dương Xá, Thiệu Dương là hệ thống 99 ngọn núi uốn khúc, nhấp nhô dọc theo bờ sông Mã đến cầu Hàm Rồng nhô cao rồi lại chúc xuống bờ sông. Tới đây, một phần núi đá có hình đầu Rồng, có hang động như miệng Rộng đang há. Đối diện bên bờ Bắc là một hòn núi đá không cao lắm đứng một mình, đân bản địa còn gọi là núi Nít, sau này còn có tên là núi Ngọc. Để minh chứng cho câu chuyện trên bây giờ vẫn còn đó một ngôi đền rất thiêng là Chùa Vồm thuộc xã Thiệu Khánh, Thiệu Hóa, Thanh Hóa. Có truyền thuyết nói rằng 99 ngọn núi tượng trưng cho 99 chàng trai và 99 hồ tượng trưng cho 99 cô gái.
– Động Tiên Sơn, Phong Nha, Quảng Bình
– Động Tiên nằm ở trong núi Chân Quỳ, chen giữa núi Đá Đen và núi Bạch Mã, thuộc thôn Thống Nhất, xã Yên Phú, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. Quần thể này gồm 7 hang động khác nhau, gồm: Động Tiên, động Đàn Đá, động Thiên Đình, động Thiên Cung, động Thạch Sanh, động Tam Cung, động Âm Phủ.
– Động Tiên Cảnh nằm trên núi Thẻ ở bản Thâu 1, xã Xuân Thượng, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
NÚI CÓ HANG TIÊN
– Hang Tiên Ông nằm ở trung tâm hòn Cái Tai, thuộc dãy đảo hang Trai phía Nam Vịnh Hạ Long
NÚI CÓ TÊN TIÊN
– Núi Tiên, Nghĩa Đàn, Nghệ An
– Núi Tiên Du, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh : Sự tích Từ Thức Gặp Tiên trông hội Khán ở chùa Tiên Du
– Núi Tiên Lữ, Tân Hòa, Chương Mỹ, Hà Nội : chùa Tiên Lữ
– Núi Tiên Phương : xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội
NÚI CÓ BÀN CỜ TIÊN
– Núi Thạch Bàn, một trong ba đỉnh núi của dãy núi thiêng Tam Đảo, Vĩnh Phúc : sự tích tiên đánh cờ, vua gặp Tiên, tiên Mẫu
– Núi Côn Sơn, thuộc dãy Yên Tử, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương : có bàn cờ tiên
– Núi Bàn Cờ phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng : sự tích tiên đánh cờ
– Núi Lạn Kha (núi Tiên Du) ở xã Phật Tích, huyện Tiên Du : Theo sách “Đại Nam nhất thống chí”, trên núi có muông thú đá, ao rồng và nhà đá; đỉnh núi có bàn cờ bằng đá. Tương truyền Vương Chất là người hái củi, vào núi này, thấy hai ông già đánh cờ ở dưới gốc cây thông. Chất dựa búa đứng xem, đến khi tan cuộc thì cái cán búa đã mục lúc nào không biết, vì thế gọi là núi Lạn Kha.
NÚI CÓ DẤU CHÂN TIÊN
– Núi Sam – Linh Sơn Tự, TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang : Dấu chân tiên :
– Núi Trà Sư – điện Huỳnh Long, tỉnh An Giang : Dấu chân tiên
– Núi Cấm (huyện Tịnh Biên), tỉnh An Giang : Dấu chân tiên
– Núi Cô Tô (huyện Tri Tôn), tỉnh An Giang : Dấu chân tiên
– Núi Ba Thê – Sơn Tiên Tự, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang : Dấu chân tiên
NÚI TU TIÊN
– Núi Nam Giới hay Quỳnh Viên Sơn, Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh : Trên núi còn có ngôi cổ tự là chùa Quỳnh Viên, tương truyền đời Hùng Vương là nơi Chử Đồng Tử và Tiên Dung đã tu tiên đắc đạo.
NÚI CÓ AM TIÊN
– Động Am Tiên Trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình
– Am Tiêm, núi Nưa, phố Cổ Định, thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa : Am Tiên là một ngôi đền nằm ở núi Nưa, Nơi này là nơi khởi điểm dấy binh của Triệu Thị Trinh (Bà Triệu) cùng với anh trai là Triệu Quốc Đạt khởi nghĩa chống Đông Ngô.
NÚI CÓ CHÙA TIÊN
– Núi Đầu Voi, Dãy Trường Lệ Thanh Hoá : Chùa/Đền Cô Tiên
– Núi Hương Sơn, Hà Nội : Chùa Tiên
– Núi Voi, thôn Quang Thừa, xã Tượng Lĩnh, huyện Kim Bảng : Đền thờ Đức thánh Tiên ông
– Mộ tiên ở khu vực sân tiên Thủy Đài Sơn (thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn).
NÚI CÓ GIẾNG TIÊN
– Núi Dài Năm Giếng tại xã An Phú, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang : Dấu tích 5 giếng tiên trên đỉnh
– Núi Chân Tiên & Giếng Tiên, tỉnh Vũng Tàu : Tên Núi Chân Tiên là một truyền thuyết ly kỳ, theo truyền ngôn dân gian: thuở xa xưa khi đất trời còn giao hòa với nhau, nơi đây núi non cao đẹp, cây xanh bóng mát, cảnh hạ giới mà chẳng khác gì chốn bồng lai. Từ trên trời cao sau khi xin phép Mẫu Cửu Trùng xuống thăm thú chốn hạ giới. Họ đã chọn núi đá này làm nơi dừng chân. Các Tiên Ông dắt các Tiên Đồng, Tiên Cô xuống núi này vui đùa. Các Tiên Ông ngồi trên tảng đá đàm đạo và đánh cờ, các Tiên Cô thì chạy nhảy tung tăng vui đùa, nhảy từ tảng đá này sang tảng đá khác. Một số Tiên nữ khác vì say mê hoa thơm cỏ lạ, cảnh vật hiền hòa nên chẳng chịu rời. Rồi có một nàng tiên, trong một lần đuổi theo con bướm vàng sáu cánh đã vô tình dẫm phải lông của một con nhím. Chân bị đau, nàng không thể đi được nên phải dùng ngựa để về trời. Trước khi về, các nàng tiên khác đã dùng nước Giếng Ngọc (Giếng Tiên) ở dưới chân núi để rửa chân cho nàng và chẳng may gót ngọc in dấu trên mặt đá. Bởi thế, ngày nay ở núi này vẫn còn in hai dấu chân, một dấu chân lớn gọi là dấu chân Tiên Ông, dấu chân nhỏ gọi là dấu chân Tiên Cô và bàn Cờ Tiên trên đá cho đến ngày nay. Cũng chính vì thế nên người ta gọi núi này là núi Chân Tiên hay Tiên Cước.
NÚI CÓ SUỐI TIÊN
– Suối Tiên, Ba Vì, Hà Nội
– Suối Tiên, Thuỷ Yên, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế
– Suối Tiên, Quế Hiệp, Quế Sơn, Quảng Nam
– Suối Tiên, Diên Khánh, Khánh Hoà
– Suối TIên, Phan Thiết, Bình Thuận
– Suối Tiên, Suối Đá ở chân ngọn núi Dinh, xã Tân Hải, huyện Tân Thành, cách trung tâm thành phố Vũng Tàu khoảng 7 – 8 km về phía Bắc.
– Suối Tiên thuộc thôn Suối Giếng, xã Công Hải, huyện Thuận Bắc, thuộc Vườn quốc gia Núi Chúa, Ninh Thuận.
Suối Tiên nước chảy lững lờ
Tiên đi đâu, để bàn cờ rêu phong
Nước mây vắng vẻ tăm mòng
Bền gan ta vẫn rày mong mai chờ
CỒN TIÊN
– Cồn Tiên, Châu Đốc, An Giang
– Cồn Tiên Cồn Tiên – Dốc Miếu, xã Gio Phong, huyện Gio Linh, Quảng Trị
– Cồn Tiên ở trên sông Hàm Luông thuộc xã Tiên Long, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre
– Cồn Tiên, Phong Hoà, Lai Vung, Đồng Tháp
Chớp ngã Cồn Tiên, mưa liền một trộ
BÃI TIÊN
– Bãi biển Cồn Tiên, xã Đông Hoàng, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
– Bãi biển Tiên Trang, huyên Quảng Xương Thanh Hoá
– Bãi biển Tiên Sa, Đà Nẵng
Thà làm hạt cát Tiên Sa
Còn hơn làm mảnh đá hoa trong chùa
– Bãi Ghềnh Ráng – Tiên Sa, Quy Nhơn
– Bãi Tiên, Đèo Lương Sơn, Nha Trang
– Bãi biển Nhũ Tiên, Nha Trang
– Bãi Tiên thuộc khu vực Cù Mông, vịnh Xuân Đài, Phú Yên
Sừng sững Đá Chồng mọc lên
Bia tạc để truyền nối đức Hùng Vương
Hướng lên một đỗi dặm trường
Vũng Rô núi tấn bốn phương như nhà
Đầu gành Mũi Nạy xê ra
Bên trên có bãi hiệu là Bãi Môn
Bãi Tiên, Bãi Xép kề bên
Hòn Khô nằm trước ấy miền Trà Nông
Biển bờ lai láng mênh mông
Ngó vô thấy tháp Dinh Ông, Đà Rằng
Chóp Chài, Ma Liên, Mây Nứt chừng ngằn
Hòn Chùa, Hòn Dứa nằm giăng kia là
Hòn Yến, Cát Xối đã qua
Mồ xây mả đắp đồn xa ông Cao Biền
Vốn là người ở Đại Niên
Tìm long điểm huyệt, dựng nên chốn này
Bàn Thang lum lúp lá, cây
Anh em cố nhớ, kẻo rày dễ quên
CỬA BIỂN TIÊN
– Cửa biển Tiên Châu : một cửa biển thuộc xã An Ninh Tây, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, nằm ở hạ lưu sông Cái, sát bên bờ biển. Tiên Châu là vùng đất có phong cảnh đẹp, đồng thời là một cảng biển sầm uất từ thế kỉ 17.
Thôn Tiên Châu nối liền Gành Đỏ
Lỡ thương nhau rồi, anh bỏ sao nên?
Tiên Châu có bãi cát vàng
Có cầu Vạn Củi, có hàng dừa xanh
Mặn mà nước mắm Tiên Châu
Khoai lang Bàu Súng, rau câu Xuân Đài
Mặn mà nước mắm Tiên Châu
Khoai lang Bàu Súng, Sông Cầu dừa tươi
BÃI ĐÁ TIÊN
– Bãi Tiên : một bãi đá nằm trên vùng đất thiêng của đồng bào S’tiêng ở ấp 2, xã Lộc An, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước
NÚI CÔ TIÊN
– Núi Cô Tiên, thị trấn Mường Khương, Lào Cai
– Núi Đôi Cô Tiên thuộc thị trấn Tam Sơn và xã Quản Bạ, Hà Giang
– Núi Cô Tiên (hay gọi là núi Bạch Tuyết) xã Vân Côn, huyện Hoài Đức, Hà Nội
– Núi Cô Tiên Nha Trang là quần thể 3 ngọn núi kề nhau nằm về phía Bắc của thành phố Nha Trang.
—o—
TIÊN : ĐỀN, CHÙA, PHỦ, AM, THÁP
TIÊN : THÁP
– Tháp Cánh Tiên, Bình Định : Còn có tên gọi là tháp Đồng, một ngôi tháp nằm ở chính giữa thành Đồ Bàn, thuộc thôn Nam An, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.
Trông lên hòn tháp Cánh Tiên
Có bà Mẫu Thiện, Tây khiêng mất rồi
Mẫu Thiện : Po Ina Nagar, Thiên Y Thánh Mẫu, Bà Đen.
Ngó lên ngọn tháp Cánh Tiên
Cảm thương ông Hậu thủ thiềng ba năm.
Võ Tánh Danh tướng triều Nguyễn dưới thời Nguyễn Ánh. Ông có công giúp Nguyễn Ánh chống nhà Tây Sơn và mất trước khi nhà Nguyễn chính thức thành lập. Năm 1800, ông và Lễ bộ tham tri Ngô Tùng Châu trấn giữ thành Bình Định. Thành bị hai đại tướng Tây Sơn là Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng bao vây suốt 18 tháng liền. Đến ngày 7/7/1801, nhắm không cầm cự được nữa, ông cho người trao Trần Quang Diệu bức thư xin tha chết cho quân sĩ trong thành, rồi sai thuộc hạ lấy rơm củi chất dưới lầu Bát Giác, đổ thuốc súng vào, châm ngòi tự vẫn. Đương thời, ông được xếp cùng với Đỗ Thành Nhơn và Châu Văn Tiếp là “Gia Định tam hùng” (ba người hùng đất Gia Định). Ông giữ chức Hậu quân nên nhân dân yêu mến gọi ông là quan Hậu, hoặc ông Hậu.
TIÊN : PHỦ
– Phủ Tiên Hương, Nam Định
– Phủ Tiên, xã Nga Giáp, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa
TIÊN : AM
– Am Tiêm, núi Nưa, phố Cổ Định, thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa
TIÊN : ĐỀN
– Đền Tiên Hạ, ngõ Phất Lộc, Quận Hoàn Kiếm
– Đền Thuỷ Trung Tiên, phố Yên Hoa, hồ Trúc Bạch, Hà Nội
– Đền Mẫu Tiên La, Đoan Hùng, Hưng Hà, Thái Bình
– Đền Tiên La, Phố Lê Lợi, Ngô Quyền, Hải Phòng
– Đền Tiên La, Tiên La, Yên Dũng, Bắc Giang
– Đền Tiên Du, thôn Dền, Tiên Du, Bắc Ninh.
– Đền Tiên Kiều, Tam Sơn, Xuân Sơn, Sơn Tay, Hà Nội
– Đền Tiên Nga, phố Lê Lợi, máy tơ, Hải Phòng
– Đền Tiên Hương, Hành Lạc, thi trấn Như Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên
TIÊN : CHÙA
– Chùa Tiên, quần thể Hương Tích, Hương Sơn, Hà Nội
Ai lên Hương Tích chùa Tiên
Gặp cô sư bác, anh khuyên đôi lời
Đem thân làm cái kiếp người
Tu sao cho trọn kiếp người mà tu
– Chùa Tiên – Đầm Đa, xã Phú Lão, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình (phía bên kia dãy núi Hương Sơn)
– Chùa Tiên Tích, đường Lê Duẩn, Cửa Nam, Hoàn Kiếm : Về niên đại khởi dựng và tên gọi của ngôi chùa, có truyền thuyết cho rằng vào đời nhà Lý, một hoàng tử đi chơi bị lạc đường, được tiên đưa về cung, nên nhà vua sai dựng chùa để tạ ơn. Truyền thuyết khác lại kể, vào đầu đời Lê Cảnh Hưng (1740 – 1786), nhân vua đi chơi ở hồ Kim Âu, thấy có nàng tiên hiện ra gần hồ, ông bèn cho xây một ngôi chùa ở nơi tiên hiện, gọi là chùa Tiên Tích (vết tích người tiên). Kính Phủ – Nguyễn Án đã ghi chép tỉ mỉ về ngôi chùa này trong Tang thương ngẫu lục: “Chùa Tiên Tích nằm ở phía nam kinh thành, đời chúa Trịnh có cho sửa chữa lại. Người ở kinh thành khuân tre, gỗ, vác xẻng cuốc, bôn tẩu ở đường sá mấy năm công việc mới xong. Chùa rộng lớn, nóc chồng cửa kép. San bày tám miếng đá vuông, cao chừng hai thước, trên bày những chậu lan, gió thổi hay hay, thơm đưa phưng phức. Chùa đằng sau dựa vào đường cái, đằng trước trông xuống một con ngòi nước trong. Cây tháp ở phía hữu cao chín tầng, bốn góc đeo chuông, trang sức bằng những nét vàng xanh rực rỡ. Từ đằng phía tây đi về phía nam vào đến chùa, đường đi quanh co đều lát đá cả. Con ngòi cừ ngoằn nghèo chảy qua một cái hồ. Hồ sâu mà rộng, nước rất trong, mùa hè hoa sen nở nhiều, mùi hương bay ra xa mấy dặm. Men bờ hồ vào đến bờ cừ, chỗ cây chỗ đá chen lẫn nhau. Phía trước chùa về phía tả, chỗ nước cừ chảy thông ra hồ có bắc cái cầu, dưới cầu, ghe thuyền đi lại được. Trên cầu dựng thành mái nhà, khắc vẩy rồng lên những tấm ván. Bên cạnh cầu mấy chục bước, phía nam cừ và phía bắc hồ, dựng một cái ly cung để làm chỗ vua chúa ngự chơi, trồng sáu, bảy cây muỗm, cây trắc và cây thông, cành lá chi chít đến nỗi ánh mặt trời không lọt xuống được. Dưới đất bày trâu đá, hươu đá mỗi thứ một con châu đầu vào nhau, chế tạo rất tinh tế và hoạt động”.
– Chùa Tiên Cảnh, Nguyên Khê, Đông Anh, Hà Nội
– Chùa Tiên Hội, Tiên Hội, Đông Anh, Hà Nội
– Chùa Tiên Tường, Kim Động, Hưng Yên
– Chùa Tiên, Đồi Ngang, Thanh Lưu, Thanh Liêm, Hà Nam : Một ngôi chùa cổ, thờ Mẫu, nằm trên núi Đụn, thôn Đồi Ngang, xã Thanh Lưu huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Lễ hội chùa diễn ra từ mùng 1 đến 3 tháng Ba âm lịch.
Ngày xuân em liệu có dài
Chơi chùa Tiên kẻo một mai nữa già
– Chùa Tiên Linh, đường Nguyễn Tất Thành, Minh Quyết, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc
– Kim Tiên : chùa cổ, tọa lạc trên núi Bình An, xưa thuộc ấp Bình An, huyện Hương Thủy, nay thuộc phường Trường An, thành phố Huế.
Vì ai nên nỗi sầu này
Chùa Tiên vắng vẻ, tớ thầy xa nhau
—o—
TIỂN
– Tiển: lông mới mọc đều và đẹp của các loài chim thú
– Tiển : Lửa bốc lan tràn
— Binh tiển: chiến tranh loạn lạc, đốt phá tan hoang
– Tiển thiết là gang đúc, tiển là gang hợp kim sắt–carbon
TIẾN
TIỀN
TIỄN
TIỆN
TIỆN (danh từ)
– Tiện nhân
– Hạ tiện
TIỆN (trang từ)
– Nhân tiện
TIỆN (tính từ)
– Tiện lợi, tiện dụng, tiện ích, bất tiện
– Phương tiện
BỘ TIÊN
– Tiên tiến
– Tiền tiện
– Tiến tiển
– Tiên tiễn
– Tiến tiện
BỘ TIÊN – QUY
Quy lão Tiên sinh – Lão Tử >< Trẻ Sinh
Quy tắc, quy phạm, quy chụp >< Giang rộng cánh bay
Quy kết thúc : Tiên đề (đầu tiên, tiền đề)
Quy hồi : Tiên quyết., Tiên đề (Tiến)
Quy cấu trúc : Tiên vận hành
Quy : Mặt sau, lưng, mặt kim – Tiên : Tiền đề, mặt tiền (mặt trước, mặt tiếp)
Quy : Quy đổi ra sản phẩm – Tiền : tiên tiêu, để mua, đưa tiền ra
Quỹ đạo, Quỹ tiền, Quỹ tích (điểm thoả mãn hàm số) – Tiễn đưa, hoả tiễn
Quý – Tiện (con tiện gỗ hình cầu), tiện lợi
Quỳ –
Quỵ
QUY – TIÊN
QUÝ – TIỆN
QUỲ – TIẾN
QUỶ – TIỀN
QUỴ – TIỂN
QUỸ – TIỄN