XỨ CÁT THEO CÁC ĐỊA DANH

Loading

XỨ CÁT QUA CÁC ĐỊA DANH
===
XỨ CÁT
Cát là một xứ sở toàn cầu, toàn vũ trụ, và bộ phim nổi tiếng Dune 1, Dune 2 là nói về xứ sở này. Cát là xứ sở của chiêm bao, vì chiêm bao chính là cát bao hay bao cát. Đó là lý do chúa tể giấc mơ được gọi là Sandman, người Người cát, trong bộ phim cùng tên.
Các địa danh về cát chính là các cánh cổng đi vào xứ sở Cát.
CÁC ĐỊA DANH “CÁT”
Đứng đầu các địa danh cát của nước ta phải nói đến Hải Phòng với hai huyện liền kề nhau là Cát Hải và Hải An.
– Huyện Cát Hải, Hải Phòng
– – Quần đảo Cát Bà,
– – – Đảo Cát Bà, Đảo Cát Hải, Đảo Cát Ông, Đảo Nam Cát
– – – Bãi Cát Cò, bãi Cát Dứa, bãi Cát Trai gái
– – – Vịnh Cát Gia – Bãi Cát Dầm
– – Thôn Cát Tiên, chùa Cát Tiên, Cát Đông, xã Quang Trung, Huyện An Lão, Hải Phòng
– Quận Hải An, Hải Phòng (nằm giữa sông Cấm, và sông Lạch Tray, giáp cửa biển Đình Vũ)
– – – Phường Tràng Cát : Cát Khê (có đình Cát Khê), Cát Vũ, Trực Cát (có chùa Trực Cát, Đình Trực Cát), Cát Linh (có chùa Cát Linh)
– – – Phường Cát Bi (có sân bay Cát Bi, đình Cát Bi)
– Phường Tiên Cát (có Đền Chi Cát, Chùa Cát Tường) ở ngã ba Bạch Hạc thuộc thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
Xứ Cát là một trong các xứ của tiên cảnh, cho nên có địa danh Tiên cát, là quê và cũng là nơi hoá của mẹ Lạc Long Quân, vợ Kinh Dương Vương. Chúng ta là con rồng cháu tiên, thì chúng ta chính là con của Lạc Long Quân và cháu của bà Tiên Cát. Ở khu vực Ngã ba Bạch hạc này còn có sự tích nổi tiếng về thánh Tam Giang, nói vị thần Thổ Lệnh và vị thần Thạch Khanh thi nhau nhảy qua hai bên bờ sông của nga ba Bạch Hạc.
– Hà Nội
– – – Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
– – – Vân Cát, Kim Nỗ, Đông Anh, Hà Nội
– – – Phú Cát, Nam Cát, huyện Quốc Oai, Hà Nội (sông Tích Giang)
– – – Thượng Cát (Hạ Cát tên cũ), quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội (dọc sông Đáy)
– – – Đại Cát, Liên Mạc, Bắc Từ Liêm, Hà Nội (dọc sông Đáy)
– – – Tràng Cát, Cát Động, huyện Thanh Oai, Hà Nội (dọc sông Đáy)
– – – Xóm Cát, Cao Thành, Ứng Hoà (dọc sông Đáy)
– – – Cát Quế, Cát Ngòi, huyện Hoài Đức, Hà Nội (dọc sông Đáy)
Hà Nội là thành phố của hồ đầm. Hồ Bãi Cát là địa danh thuộc về Đại Hồ phía Nam Thăng Long mà nay là khu phố chằng chịt ngõ ở Khâm Thiên.
– Cát Cát, Sapa, Lào Cai
– Hạ Cát & Cát Lư, Hưng Yên
– Cát Tiền & Cát Hậu, Gia Lộc, Hải Dương
– Da Cát, Thái Bình
– Cát Vinh & Tế Cát, Hà Nam
– Cát Linh, Ninh Bình
– Nam Định
– – – Vân Cát : Phủ Vân Cát (thờ Liễu Hạnh), Kim Thái, Vụ Bản, Nam Định
– – – Cát Đằng : Làng nghề Sơn Mài
– – – Cát Thành
– – – Cát Xuyên
Trong các địa danh cát của Nam Định, nổi tiếng nhất là Phủ Vân Cát nơi mẫu Liễu Hạnh giáng.
– Kẻ Cát : Tên nôm là kẻ Cát, một làng nay thuộc xã Hoằng Cát, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Hoằng Cát nằm bên bờ sông Tào, nơi có chùa Cát Lâm. Sông Tào là một trong những dòng sông của xứ Thanh mà bị khai thác cát nặng nề. Trên các dòng sông Mã, sông Chu, sông Bưởi, sông Cầu Chày, sông Tào, sông Lèn có hàng chục mỏ cát đã được cấp phép và trái phép đang hoạt động không ngừng nghỉ.
Đồn rằng kẻ Trọng lắm cau
Kẻ Cát lắm mía, kẻ Mau lắm tiền
– Nghệ An
– – – Nam Cát, Đa Cát, huyện Nam Đàn, Nghệ An
– – – Cát Ngạn, Cát Văn : Cát Ngạn là tên của cả một tổng của Nghệ An ngày trước, này chỉ là địa danh nay thuộc xã Cát Văn, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Khu vực này nằm bên bờ sông Lam và có rất nhiều sông nhỏ như sông Giăng, sông Rào Gang, sông Rộ, cùng nhiều khe, suối cắt xẻ địa hình.
Trai Cát Ngạn, gái Đô Lương
—o—
Em là con gái Đô Lương
Anh trai Cát Ngạn chung đường bán mua
Lỗ lời khi được khi thua
Ngọt bùi nỏ thiếu, chanh chua ai bằng
Đô Lương và Cát Ngạn là hai địa phương đối xứng nhau ở hai bên bờ sông Lam.
—o—
Khoai La Mạc,
Bạc Cao Điền,
Tiền Hạnh Lâm,
Mâm Văn Chấn,
Mấn Cát Ngạn
Mấn là tiếng xứ Nghệ để chỉ cái váy của phụ nữ. Tất cả các địa danh trên nói chung đều ở Thanh Chương Nghệ An, và tất cả các đia danh Cát của Nghệ An đều nằm dọc hai bên bờ sông Lam.
– Cát Xuyến, Trúc Lĩnh, Cẩm Lĩnh, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh
– Hải Cát, Phú Cát (cũ), Huế
– Đồng Cát : Tên chợ trung tâm của huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.
Kể từ sông Vệ, chợ Gò
Ngó vô Thi Phổ thấy đò Dắt Dây
Đồng Cát buôn bán sum vầy
Ngó vô Lò Thổi thấy cây xùm xòa
Tú Sơn một đỗi xa xa
Ngó vô Quán Sạn bạn hàng đà nghỉ ngơi
Chợ Huyện là chỗ ăn chơi
Trong tê Quán Vịt là nơi hữu tình
Trà Câu sao vắng bạn mình
Hai hàng châu lụy như bình nước nghiêng.
—o—
Chim mía Xuân Phổ
Cá bống sông Trà
Kẹo gương Thu Xà
Mạch nha Đồng Cát
– Huyện Phù Cát (tỉnh Bình Định) : xã Cát Hiệp, xã Cát Lâm; xã Cát Thắng, xã Cát Hưng; xã Cát Chánh, xã Cát Chánh, xã Cát Tiến; xã Cát Khánh, xã Cát Hải, Cát Thành
Phù Mỹ, Phù Cát cho chí Bình Khê
Xem trong ba huyện, anh mê mình nàng
Huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định cùng Cát Hải và Hải An, Hải Phòng là hai nơi có nhiều địa danh Cát nhất cả nước ta. Hai địa phương này đều nằm ven biển Đông và còn nhiều đặc điểm địa lý vô cùng tương đồng
– Phù Cát có phần phía Tây là dãy núi Trường Sơn và phía Đông là dãy núi Bà vươn ra sát biển Đông.
– Phù Cát nằm giữa các cửa biển của những con sông lớn. Phía Nam là sông Đại An (thuộc hệ sông Côn) nối từ Cát Tường-Cát Nhơn đến Cát Chánh rồi đổ ra Đầm Thị Nại. Phía Bắc là sông La Tinh bắt nguồn từ Hội Sơn, đổ ra đầm Đề Gi, là ranh giới tự nhiên giữa huyện Phù Cát với huyện Phù Mỹ.
– Phù Cát có núi Ông nằm trong dãy núi Bà, như Đảo núi Cát Bà có đảo Cát Ông. Ở đảo Cát Bà có đền Các Bà, còn ở núi Hòn Bà có tháp Chăm cổ, tên là Tháp Chuông và ở Hòn Ông có chùa ông Núi. Hòn Ông và Hòn Bà là cách gọi núi theo kiểu đảo.
Hòn Ông đứng trước hòn Bà
Chồng cao vợ thấp đôi đà xứng đôi
– Huyện Cát Tiên (tỉnh Lâm Đồng) : Thánh địa Cát Tiên, Rừng quốc gia Cát Tiên, thị xã và xã Phước Cát
Cát Tiên là một trung tâm cát cực kỳ quan trọng của nước ta, nằm giữa ba tỉnh Đồng Nai, Đắc Nông và Bình Phương. Khu vực này có rừng quốc gia Cát Tiên và thánh đia Cát Tiên, là thánh địa Chămpa với các tháp Chăm cổ nằm bên một khúc quanh của sông Đồng Nai.
– Bến Cát là một thành phố nằm ở trung tâm tỉnh Bình Dương. Đây là một trong bốn địa danh cát ở cấp độ huyên và thành phố của nước ta từ Bắc xuống Nam gồm 1. Cát Hải & An Hải, 2. Phù Cát, 3. Cát Tiên, 4. Bến Cát.
– Gò Cát : Một địa danh nay là xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Tại đây có gạo Gò Cát nổi tiếng thơm, dẻo, là nguyên liệu làm nên đặc sản hủ tiếu Mỹ Tho.
Gò Cát nằm trong bộ địa danh “cát tường”, nghĩa là có luồng vận hành kiểu thần tài rất hanh thông.
Sớm mai đi chợ Gò Cát
Cây cao bóng mát, cát nhỏ dễ đi
Gái như em, mặt tròn như bông hoa lý
Trai như anh, thấm ý vừa lòng
Em với anh thương thiệt, sao ông tơ hồng không xe?
—o—o—o—
CÁT – NÚI
– Núi Cao Cát, đảo Phú Quý, Bình Thuận
CÁT – ĐẢO
– Đảo Cát Hải, Đảo Cát Bà, Đảo Nam Cát, huyện Cát Hải, tỉnh Hải Phòng)
– Hòn Ông, Hòn Bà, huyện Phủ Cát, Bình Định
CÁT – CHÙA
– Chùa Cát Phú Yên : đây là nơi thiền sư Liễu Quán đã tu hành
– Chùa Cát, xóm Chùa Cát, thôn Lam Điền, Cao Viên, Thanh Oai, Hà Nội
Ngó lên chùa Cát cao lầu
Biệt ly em hỡi bỏ sầu cho anh
Sầu này không biết sầu ai
Cơm ăn không đặng đã hai tháng trời
CÁT – PHỐ
CÁT – XÓM
– Xóm Cát, Cao Thành, Ứng Hoà, Hà Nội
– Xóm Cát, An Nội, Bình Lục, Hà Nam
– Xóm Cát, Quế Xuân, Quế Sơn, Quảng Nam
– Xóm Cát, Sông Hinh, Phú Yên
– Xóm Cát, Nghĩa Bình, Bình Tân, Bắc Bình, Bình Thuận
May be an image of crater, horizon, ocean and lake
Chia sẻ:
Scroll to Top