Khu di tích lịch sử đền Sóc nằm dưới chân núi Sóc (núi Vệ Linh), Sóc Sơn, Hà Nội là quần thể gồm
– đền Trình,
– đền Mẫu,
– chùa Đại Bi,
– đền Thượng,
– chùa Non Nước,
– tượng đài Thánh Gióng trên đỉnh Vệ Linh
– Các lăng bia đá ghi lại lịch sử
Lễ hội đền Sóc.
Ngày nay chúng ta còn thấy dấu vết những dãy ao tròn nối nhau kéo dài suốt từ Kim Anh, Đa Phúc cho đến Sóc Sơn, người ta bảo đó là những vết chân ngựa của Thánh Gióng.
—o—
Đền Sọ thờ Thánh Gióng – Phù Đổng Thiên Vương, hiện thuộc xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nội. Di tích này do 3 tổng Phù Xá, Xuân Nộn, Phù Lỗ cùng chung lo việc thờ cúng và tổ chức lễ hội. Do vậy đền còn được gọi là đền Tam tổng hay đền Tam tổng – Phù Lỗ, Vùng đất nơi đây đã sớm hình thành quần cư được mang tên Kẻ Sọ, tên nôm gọi là Sổ, đầu công nguyên thuộc tổng Vũ Ninh, huyện Phong Châu.
Theo truyền tích, đền Sọ là nơi Thánh Gióng trên đường đi đánh giặc đã dừng chân gội đầu, nghỉ lại tại đây. Hiện ở đền còn có giếng, tương truyền là nơi Thánh đã gội đầu.
Trong các cổ vật của đền rất lưu ý có một tấm bia đá ghi nhận rõ về việc 54 xã trong Tam tổng phụng thờ Phù Đổng Thiên Vương.
—o—
Đền Sóc, Xuân Tảo, Bắc Từ Liêm, Hà Nội : Theo tục truyền, ở thời Vua Hùng thứ 6, sau khi thắng giặc Ân, trên đường đến ngọn núi Sóc (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn) để bay về trời, Thánh Gióng đã dừng chân nghỉ tại làng Cáo hay làng Cảo Hương (nay thuộc phường Xuân Đỉnh). Sau khi tắm mát trong nước Hồ Tây, ngài nghỉ tại gò Phượng Hoàng, ăn cơm với cà do dân làng dâng tặng. Ăn xong, vội lên đường nên Thánh Gióng đã để quên một đoạn roi sắt tại đây. Để ghi nhớ sự kiện này, dân làng đã xây đền thờ tại nơi Thánh Gióng dừng chân, bên trong đền có thờ một đoạn sắt của Thánh Gióng. Thời Lý, việc tế ở đền được coi là quốc tế, vua và Bộ Lễ hàng năm đến tế, cầu cho quốc thái dân an. Mỗi lần tế (ngày mùng 6 tháng giêng âm lịch) là một ngày hội lớn của dân Tây Hồ và Thăng Long.
https://bactuliem.hanoi.gov.vn/du-lich-bac-tu-liem/-/asset_publisher/Yb3BeOidCkHd/content/di-tich-lich-su-en-soc-noi-tho-uc-phu-ong-thien-vuong?_101_INSTANCE_Yb3BeOidCkHd_viewMode=view
—o—
Làng Bộ Đầu (làng Dấp), xã Thống Nhất, huyện Thường Tín, Hà Nội
– Đền Đông Bộ Đầu thờ Đổng Sóc Thiên Vương Huyền Thiên Đại Thánh
– Bia Quán Thánh
https://baotanglichsu.vn/vi/Articles/3096/18971/di-tich-phu-djong-thien-vuong-huyen-thien-djai-thanh-bao-an-me.html
Thời Thánh tổ Triết vương Trịnh Tùng (1570-1623) đem quân đi đánh nhà Mạc, khi thuyền qua đền Bộ Đầu, không rõ vì lý do gì thuyền bị mắc kẹt quay ngang. Thăm dò hỏi dân địa phương Chúa biết có đền thờ Mẫu bà Bùi Thị Dung và Đổng Sóc Thiên Vương. Trịnh Tùng liền khẩn xin thần linh phù trợ để đánh thắng giặc, quả nhiên về sau dẹp loạn xong một cách thần tốc và do mải việc nước nên quên lời hứa xây dựng đền. Vào một buổi trưa, trong giấc chiêm bao, Trịnh Tùng mộng thấy một vị thần khổng lồ có Bát bộ Kim Cương theo cùng nói “Nhà ngươi đã sai lời hứa”. Tỉnh mộng Chúa nhớ bèn sai thợ xây dựng đền, cho tạc một pho tượng Thánh cao đến 21 thước ta (8,4m). Sách Công dư tiệp ký chép tạc tượng thần cao 3 trượng 6 thước (14,4m). Kiến trúc gồm nhà tiền tế 5 gian, gian giữa chồng diêm 8 mái để chuông đồng; hậu cung 2 tầng, tầng trên ba bề ghép kính, dân chúng đi trên đê sông Hồng đều nhìn thấy mặt Thiên Vương nhô lên ở tầng lầu.
Huyện Gia Bình, Bắc Ninh
– Người ta kể rằng những bụi tre đằng ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun lửa bị cháy mới ngả màu vàng óng như thế, còn những vết chân ngựa nay thành những hồ ao liên tiếp.
– Làng Đại Bái : Giếng và vết chân Thánh Gióng
– Làng Cháy : Người ta còn nói khi ngựa thét lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về sau gọi là Làng Cháy.
—o—
Thị Cầu, Bắc Ninh
– Đền thờ Mẫu đức Thánh Gióng
—o—
– Làng Roi Sóc (tên gọi nôm là làng Cháy) thuộc tổng Phù Chẩn, huyện Đông Ngàn, trấn Kinh Bắc, nay là xã Phù Chẩn, Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Cái tên làng Cháy gắn liền với sự tích Thánh Gióng “Phù Đổng Thiên Vương”. Khi cậu bé làng Gióng vươn vai, nhảy lên ngựa sắt tiến đánh giặc Ân, thì ngựa sắt hí vang, phun lửa cháy mấy làng bên cạnh. Nên dân chúng quen gọi là Làng Cháy.
– Đền Thọ Trai, khu phố Thọ Trai, phường Tam Sơn, thành phố Từ Sơn thờ đức thánh Phù Đổng Thiên Vương : Theo truyền tích của địa phương, làng Thọ Trai có từ thời Hùng Vương là nơi Thánh Gióng đánh giặc Ân qua đây được nhân dân thổi cơm cho ăn. Dấu chân ngựa của Thánh Gióng còn in dấu ở phiến đá nơi rừng cây phía Tây đầu làng. Về sau nơi đấy dân làng Thọ Trai đã lập đền thờ Thánh Gióng.
—o—
Huyện Quế Võ
– Làng Cao Tự : Sau khi thắng trận, Thánh Gióng đến một nơi, buộc ngựa sát vào hai cọc đá lớn ngồi nghỉ. Ngày nay một cột đá còn thấy ở làng Cựu tự cao khoảng ba thước vòng rộng sáu tấc, xâu thẳng xuống một bệ đá tự nhiên hình bầu dục.
– Ngựa sắt mệt quá sủi bọt mép thành một bãi cát trắng xóa lấp lánh dưới ánh mặt trời. Bãi này nay thuộc xã Ngọc Xá, huyện Quế Võ, đặc biệt ở cách xa bờ sông, người ta gọi là Bạch nhạn sa.
—o—
Làng Bầu
– Đền Sóc Lang hay còn gọi là từ Lang, thôn Đông Vinh, xã Vũ Vinh, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Đền Sóc Lang thuộc “tứ linh từ” của huyện Chân Định xưa. Tương truyền, phía trước đền Sóc Lang có hai hồ nước là dấu chân ngựa sắt của Thánh Gióng lúc đuổi giặc ở phía Đông Nam.
Thánh Gióng là một huyền sử ngỡ rằng ai cũng biết mà thực ra càng tìm hiểu càng thấy mênh mông. Huyền sử Thánh Gióng phản ánh một sự kiện rất lớn liên quan đến tính nguồn cội của mỗi người Việt.
Trong sách vở, chúng ta được học và được đọc những phiên bản Thánh Gióng hết sức sơ sài và khô cứng, so với thực tế phong phú và sinh động của những làng quê vẫn in đậm dấu tích của thời kỳ oanh liệt này. Thậm chí, một số người chỉ dựa vào vài thông tin sơ sài này rồi cho rằng những huyền tích này là không có thật, là nhân cách hoá này nọ, khi cuộc sống còn mông muội.
Một số người sau khi đi thực địa theo các dấu chân của Thánh Gióng để lại ở các làng quê đã cố gắng viết nên một phiên bản Thánh Gióng chân thực hơn và đầy đủ hơn.
Sau đây là một phiên bản Thánh Gióng “tích hợp chuyện kể ở các làng” như thế
Vua Hùng thứ 6, Hùng Huy Vương lên ngôi, noi theo quy chế của tiền vương, cũng có chí chăm việc nuôi dân, nhưng kế thừa nền thái bình đã lâu, ngòi rãnh dễ tràn, cam chịu yến tiệc yên vui, không chịu khó nghĩ suy chính sự.
Bấy giờ có Bà mo (vu nữ) tinh thông địa lý thông hiểu thiên văn, thường đem bí pháp thần cơ tâu vua, tự xưng là Tiên nhân, xin cho vào hầu trong cung để thưa đáp khi vua cần hỏi đến.
Ngày sau đình thần có vị quan tâu rằng:
– Bà mo ấy mù tịt về mo sử, xem ra chỉ là một mụ đàn bà bình thường thôi! Chỉ giỏi bàn luận vu vơ, thực chẳng biết trời đất thiên địa. Sao vua lại cho mụ ta hầu cận, bàn nói chuyện hoang đường? Bọn thần cho rằng bệ hạ đã bị mụ ta làm mê hoặc.
Vua cho là phải, bèn sai bắt bà mo giam trong cung. Sau đó vua sai lập một đàn tế khác, cũng làm giả các voi trắng không ngà, voi đen ba chân, ngựa đỏ năm chân để cầu đảo với Thiên vương. Vua bảo đình thần:
– Trẫm dùng kế ấy để xem người bà mo có biết giả trá hay không?
Hoàng thiên tuy cao, nhưng nghe xong tỏ ý không bằng lòng, xem đến các đồ lễ thì hoàn toàn không linh ứng. Hoàng thiên bèn giáng tai ương để cảnh báo nhân quân không có đức.
Bấy giờ Hùng Huy vương mới nghiệm biết đạo trời báo ứng ngay trước mắt. Bấy giờ vua cho đưa bà mo đến bảo: ”Ngươi biết dò xét huyền cơ, nay trong nước có triệu chẳng lành, ngươi có thể bay lên trời tìm hỏi xem lý do thế nào?
Bà mo bèn nằm thiếp trong khoảng ba canh rồi nói lảm nhảm như người đang chiêm bao. Ba ta nói mình đã đến trước cửa khuyết Thiên đình, tâu rằng: “Tôi vâng mệnh quốc vương lên tâu thiên đình: Nay trần thế đang có tai ương, chưa biết nguyên do nào gây nên như thế? Ngọc Hoàng phán:
– Ngươi mau trở về báo cho vua ngươi biết: Lưới trời lồng lộng, thưa mà không thể lọt. Trần hoàn lóc lóc, có cầu có nguyện tất được tòng tâm. Hùng Huy vương mù quáng kiêu căng, rông càn làm lễ vật giả dối. Đó là do trời báo phạt, không chỉ giáng bấy nhiêu tai ương mà thôi. Ba năm sau tất sẽ có nạn giặc lớn!
Nghe phán xong, bà mo liền tỉnh lại. Bà mo tâu lại mọi chuyện với vua. Huy vương nghe nói cả kinh, vẫn cho bà mo ở lại trong cung để nghiệm xem lời nói của bà ta có nghiệm hay không.
Huy vương lại sai triều quan dựng đàn ở Trung Đô, các lễ vật như voi ngựa vàng bạc đều dùng đồ vật thật ở trung cung. Khi lễ nghi đã đầy đủ, vua thân lên đàn đọc văn khấn tế:
– Ngu si lầm lỗi, đem vật uế dâng lễ Hoàng thiên. Sự hãy nhãn tiền, xét xem đủ thấy. Cúi xin Thượng đế chuyển hoạ làm lành, đội ơn vạn hạnh. Ngu si cúi ngước, cậy nhờ ơn đức Hồng quân!
Vua khấn xong, bỗng thấy mây cuồn gió cuộn nổi lên, trời mung lung chuyển sắc. Khói hương trên đàn tế bay lên hoà sắc cùng mây lành đang toả xuống.
Hùng Huy vương thảng thốt kinh sợ, khấu đầu lạy tạ rồi lên xe về cung. Vua lại sai bà mo lên thiên đình xin Hoàng thiên tha tội để nước nhà được yên. Bà mo trở về tâu với Huy vương:
– Vua biết hối lỗi, đã được Hoàng thiên xét soi. Tuy năm sau có giặc xâm lăng, nhưng trời cho nhân tài sinh ra để giúp nước, vua khỏi phải lo nghĩ nhiều!
Vua tin lời. Quả nhiên ba năm sau bỗng có tin từ biên cương đưa về cáo cấp: Tướng giặc Ân là Thạch Linh thần tướng khởi binh từ Bắc đạo tiến sang, giáo mác giáp trụ liên tiếp kín trời, tinh kỳ rợp đất, quả đúng như lời bà mo đã nói.
Thực ra trước khi có giặc Ân, thì đất nước đã có giặc giã và dịch bệnh gọi là giặc Ma lôi, giặc quỷ Mũi đỏ (Xích Tỵ) và giặc Xích Quỷ. Nhân dân ở đâu tự đứng lên chống giặc và chống dịch bệnh ở đó.
Dân làng Vĩnh Ninh (nay là làng Vĩnh Ninh, xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, Hà Nội) đã theo Xà Công (Ông Rắn) và Bạch Công (Ông Đất) đánh giặc Ma Lôi và Xích Tỵ (giặc Mũi Đỏ).
Dân làng Đồng Kỵ (nay là làng Đồng Kỵ, thuộc phường Đồng Kỵ, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) theo ngài Thiên Cương chống giặc Mũi Đỏ.
Dân làng Hà Lỗ (nay là thôn Hà Lỗ, xã Liên Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội) theo hai anh em ngài Vũ Dục Công và Vũ Minh Công chống giặc Mũi Đỏ. Vua phong Vũ Dục Công là Khâm thiên nguyên soái và Vũ Minh Công là Minh nghị triều chính đại tướng công.
Sau khi thắng giặc, các vị trên đều được dân làng ở các nơi thờ làm thành hoàng cả.
Ở Bỉm Sơn, Thanh Hoá, có thần Độc Cước cũng chống giặc Mũi Đỏ, không rõ thời nào.
Tuy nhiên, khi giặc Ân kéo vào cướp nước Văn Lang, chúng rất hung hăng tàn ác, chưa ai chống được. Cầm đầu quân giặc là một viên tướng tên gọi Ân vương, hình dung cổ quái dữ tợn. Giặc Ân đi đến đâu là đốt phá nhà cửa, giết người cướp của đến đấy.
Trước khi Gióng ra đời, vùng ven sông Tô Lịch (Hà Nội) đã có ông Lý Tiến vâng mệnh vua Hùng cầm quân chống giặc Ân. Trong trận chiến ở Vũ Ninh (nay là Quế Võ), không may ông bị tên bắn vào ngực, ông chạy về chết ở quê nhà. Ngày nay ở phố Hàng Cá, Hà Nội, còn mộ và đền thờ ông, là đình Hàng Cá.
Sau Lý Tiến có hai anh em ông Dực và ông Minh ở Hà Lỗ, đã từng đánh giặc Mũi Đỏ, cũng đánh giặc Ân nhưng không thắng.
Thiên Cương tướng quân từng dẫn quân Văn Lang đánh tan giặc Mũi Đỏ, nhưng nay đánh không lại được giặc Ân.
Hùng Vương sai Lạc tướng là Dương Minh Thắng đi đánh giặc Ân ở đất Đồng Kỵ – Từ Sơn, Bắc Ninh nhưng cũng không thắng.
Vua Hùng lại phong cho hai tướng Trương Chiêu là Chiêu Ứng đại vương, Trương Tuấn là Nội minh đại vương đem quân trấn thủ ở huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn chặn giặc Ân, nhưng sau nhiều trận giao tranh không phân thắng bại.
Trước tình thế nguy nan, vua Hùng cho triệu Hùng Linh Công (cháu ruột vua Hùng thứ 6 – theo Ngọc phả quốc lục) về triều. Linh Công tâu rằng “Vua sai tới đó không dám từ nan. Đất này đánh thì khó, giữ thì dễ vì dựa vào mép sông”.
Vua liền ban cho Hùng Linh Công thanh kim đao và 3 vạn binh mã đi tiên phong cự chiến. Hùng Linh Công vâng lệnh, bái tạ trước bệ rồng, xuất quân đánh giặc. Khi đến đất Hiệp Hòa, vị tướng này còn chiêu mộ thêm hàng trăm dân khỏe mạnh. Hùng Linh Công trú quân tại đây, kiên trì giữ vững để bồi dưỡng binh sĩ trước khi xuất quân đánh trận.
Trước tình thế nguy nan, Hùng Huy vương bèn cho đắp đàn tế, trai giới tịnh khiết rồi lên đàn thắp hương cầu khấn. Các quan triều đến dự hội tế suốt trong ba ngày. Sau đó mưa to sấm gió nổi lên, bỗng thấy một cụ già thân cao hơn 9 thước, mày râu bạc phơ đang cười nói nhảy múa ở chỗ ngã ba đường, ai trông thấy cũng phải lấy làm lạ, cho là bậc kỳ nhân. Quan hầu vào tâu vua, vua đích thân ra đón mời vào đàn tế, nói với kỳ nhân rằng:
– Nay quân Bắc sang xâm lăng, thắng thua chưa biết thế nào, xin lão ông cho chỉ giáo. Lão ông trầm ngâm hồi lâu, rút thẻ bói quẻ rồi đáp:
– Nếu tìm được người thì giặc này không đáng phải đánh dẹp!
Nói xong cụ già vút lên không bay đi. Vua thấy vậy biết đó là lời dạy của Lạc Long quân. Thế là vua sai người hầu đi tìm khắp nơi trong nước.
Lại nói về trước đó ba năm, ở làng Gióng Mốt (nay là thôn Đổng Viên xã Phù Đổng và thôn Đổng Xuyên, xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội) có một người phụ nữ phúc hậu sống một mình, hàng ngày chăm chỉ ruộng vườn.
Một đêm Ông Đổng – thần mưa về hái cà ở làng, khiến trời mưa to gió lớn. Khi đi ông để lại một vết chân to kì lạ ở ruộng cà của bà.
Sáng hôm sau bà ra ruộng vô tình giẫm phải vết chân ấy, về nhà thì thụ thai. Sợ dân làng dị nghị, bà bèn bỏ lên rừng Trại Nòn (nay là xóm Ban, làng Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) để ở. Sau 12 tháng bà sinh ra một bé trai, đặt tên là Gióng.
Trời bỗng cho nhiều cua ốc để bà ăn lấy sữa nuôi con, cho bà liềm đá, thống đá, chõng đá để bà cắt rốn, tắm rửa và đặt con nằm. Chú bé rất bụ bẫm, khôi ngô nhưng ba năm cứ nằm trơ trơ chẳng biết nói năng gì khiến bà mẹ rất buồn phiền.
Tới làng Gióng (nay là xã Phù Đổng, huyện Tiên Du, Bắc Ninh), nơi một gia đình có đứa trẻ ba tuổi còn không biết nói, nằm ngửa không ngồi dậy được.
Nghe tiếng sứ giả rao cầu hiền tài đánh giặc Ân cứu nước, người mẹ của Thánh Gióng mới nói giỡn rằng: “Sinh được thằng con trai này chỉ biết ăn, không biết đánh giặc để lấy thưởng của triều đình, báo đáp công bú mớm”.
Người con nghe thấy mẹ nói, đột nhiên bảo: “Mẹ gọi sứ giả tới đây”.
Người mẹ rất lấy làm kinh ngạc, kể lại với hàng xóm. Hàng xóm cả mừng, tức tốc gọi sứ giả tới. Sứ giả hỏi: “Mày là đứa trẻ mới biết nói, mời ta đến làm gì?”.
Đứa trẻ nhỏm dậy bảo sứ giả rằng: “Mau về tâu với vua rèn một ngựa sắt cao mười tám thước, một thanh kiếm sắt dài bảy thước, một roi sắt và một nón sắt. Ta cưỡi ngựa đội nón ra đánh, giặc tất phải kinh bại, vua phải lo gì nữa?”.
Sứ giả mừng rỡ vội về tâu vua. Vua Hùng vừa kinh hãi vừa mừng nói rằng: “Ta không lo nữa”.
Quần thần tâu: “Một người thì làm sao mà đánh bại được giặc?”. Vua Hùng một lòng tin tưởng, sai người làm y như lời cậu bé nói.
Để chuẩn bị vũ khí cho Gióng, dân chúng đã phải tập hợp toàn bộ thợ rào (tức thợ rèn) của ba làng Phù Đổng (quê Gióng), Làng Mòi (tức Mai Cương, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh), và Làng Na (tức Y Na, huyện Quế Võ, Bắc Ninh) để rèn vũ khí. Theo các bậc cao niên trong làng Mòi (nay là xã Cách Bi, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh), xưa kia những người thợ rào (thợ rèn) đã họp lại rất đông ở làng Mòi để rèn ngựa sắt cho ông Gióng. Cồn Phó lò, cồn Cây táo trong, cồn Cây táo ngoài hiện còn ở bên rìa làng là đe rèn ngựa của các ông phó rào ngày xưa, 99 ao chuôm chi chít vây lấy làng chính là dấu chân ngựa sắt đã rèn xong được đem dạo thử, trước khi dắt đến cho ông Gióng. Ở làng Mòi hiện vẫn còn dấu tích nghè thờ Tổ sư thợ rào đã rèn đồ sắt cho ông Gióng gọi là Nghè Ba Chạ.
Từ khi gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa may xong đã chật. Bà mẹ nghèo không thể nuôi nổi Gióng vì mỗi bữa Gióng ăn “bảy nong cơm, ba nong cà, uống một hơi nước cạn đà khúc sông”. Dân làng kìn kìn gánh gạo gánh cà đến phụ với bà mẹ nuôi Gióng. Các cô gái ra sông gánh nước về nấu cơm, muối cà cho Gióng ăn; còn các bà mẹ suốt ngày ngồi bên khung cửi dệt vải may áo cho Gióng.
Khi vũ khí được mang đến, Gióng vươn vai thành một tráng sĩ to lớn khác thường, mặc giáp sắt, cầm gậy sắt, oai phong lẫm liệt. Áo may to rộng là thế mà không đủ che kín mình, bọn trẻ chăn trâu trong vùng vội chạy đi bẻ bông lau bồn sậy giắt thêm quanh người Gióng.
Ngựa sắt hí vang, phun lửa cháy mấy làng bên cạnh, nên có ngôi làng tên là làng Cháy hay làng Roi Sóc (nay xã Phù Chẩn, Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh).
Gióng nhảy lên mình ngựa, hô to “Có ai đi giết giặc với tôi không?”. Người theo Thánh Gióng ra trận rất đông.
Đoàn trẻ chăn trâu làng Hội Xá (nay là thôn Hội Xá, phường Phúc Lợi, quận Long Biên, Hà Nội) người đi câu vác cả cần câu, người đi săn vác cả cung nỏ, hổ (bị người săn) giờ cũng nhập vào đoàn quân của Gióng … Làng Hội Xá có tục hát Ả Lao mô tả câu chuyện này, cho nên có câu “Phi Ải Lao bất thành hội Gióng”
Quách Nhân (Ông Cầm Vồ) ở làng Trung Mầu (Gia Lâm, Hà Nội), đang cầm vồ đập đất giữa ruộng, nghe tin Gióng đi đánh giặc liền bỏ dở công việc vác vồ đi theo. Vì vậy ở đình Trung Mậu có thờ ông Cầm Vồ, cứ đến hội Gióng người ta đều rước ông Cầm Vồ lên đền Gióng dự hội.
Ở Võ Giàng (nay là Quế Võ) có hai anh em đang đập đất cũng vội vàng đi theo. Anh ở làng Cán (Can Vũ, Bắc Ninh), em ở làng Ngườm (Nghiêm Xá, Bắc Ninh). Một hôm đang làm ruộng thì nghe tin quân ông Gióng đánh giặc Ân đi ngang qua làng liền cầm vồ đến gặp xin đi theo. Sau khi thắng trận hai anh em theo Gióng lên Sóc Sơn. Gióng hóa ở đấy, còn họ về quê ít lâu sau cũng hóa luôn. Chiếc vồ của người em bằng tre về sau biến thành rừng tre, chiếc vồ của người anh bằng gỗ sau biến thành rừng gỗ.
Ở làng Na có năm anh em sinh năm cũng mộ quân đi theo Gióng. Ở làng Y Na có một bà mẹ ăn ở tốt, một hôm có cầu vồng ngũ sắc hiện lên trời và sa xuống thẳng người đàn bà này,sau đó bà mang thai năm người con trai. Lớn lên năm anh em xung phong đi đánh giặc Ân dưới sự chiêu mộ của vua Hùng nhưng không thắng, phải rút về. Sau này họ đến nhập hội với ông Gióng ở núi Trâu. Đánh bại giặc Ân, năm người được vua Hùng thưởng cho vùng đất Vũ Ninh nắm giữ rồi hóa tại đây. Về sau làng Y Na chia làm hai: Làng anh giữ tên Y Na và thờ ba ông đầu, làng em lấy tên làng Bò (nay là Bò Sơn) thờ hai ông sau. Hai làng kết nghĩa lâu đời, từ đó đến nay trai gái hai làng không lấy nhau
Dục và Minh là an hem sinh đôi ở làng Hà Phong (nay là xã Liên Hà,Đông Anh, Hà Nội), trước kia đã đánh giặc Mũi Đỏ, nay ra quân đánh giặc Ân nhưng thất bại, về sau phải nhập quân với ông Gióng ở làng Rỗ. Sau khi Gióng lên trời, người em phi ngựa đến gò Hà Nham núi Độc rồi biến mất, người anh sau này cũng hóa ở làng Tuy Xá (Đại Từ, Thái Nguyên)
Theo sự tích núi Tam Đảo, con thứ của vua Hùng là Lang Liêu cũng mang quân từ kinh đô Phong Châu hội quân với Gióng. Trên đường đi thì có người con gái tên là Ngọc Tiêu dẫn người từ núi Tam Đảo đến tụ nghĩa dưới trướng của quân đội Lang Liêu. Sau đó Lang Liêu, Ngọc Tiêu cùng dẫn quân theo tụ nghĩa với nghĩa quân của Gióng.
Khi thấy quân đội Văn Lang của Thánh Gióng đến gần bộ Vũ Ninh, các danh tướng của vua Hùng là Hùng Linh Công, Dương Minh Thắng, Trương Chiêu, Trương Tuấn liền dẫn binh đến tiếp ứng. Rồi cả Thiên Cương tướng quân cũng theo Gióng đánh giặc.
Chiến trường của Thánh Gióng là núi Trâu Sơn, thuộc bộ Vũ Ninh. Vùng núi Trâu Sơn được cho là vùng núi Châu Cầu xã Châu Phong, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, góc giữa sông Cầu và sông Đuống của Lục Đầu Giang.
Chân ngựa dẫm lún cả đất thành ra những ao chuôm nằm rải rác dọc các đường cái. Phân ngựa rơi vãi thành đá ong, xỉ sắt, hiện còn thấy ở những nơi khi Thánh Gióng thắng cương ngựa ngang qua như xã Quế Tân, làng Dũng Quyết xã Việt Hùng…
Kíp đến lúc quân nhà Ân tới chân núi Trâu Sơn ở Vũ Ninh, Thánh Gióng dẫn đại quân Văn Lang xông đến tiến sát đồn giặc nhằm đánh nhanh thắng nhanh. Quân giặc đi đường xa mệt mỏi nên khi bị đánh bất ngờ thì nhanh chóng hỗn loạn.
Lưỡi gươm của Gióng vung lên loang loáng như chớp giật. Quân giặc xông ra chừng nào chết chừng ấy. Ngựa thét ra lửa thiêu cháy từng dãy đồn trại, lửa thiêu luôn cả mấy khu rừng. Khói bụi mịt mù, tiếng la hét kêu khóc như ri. Nhưng tướng giặc Ân vương vẫn cố gào thét hô quân xáp tới, Gióng càng đánh càng khỏe, thây giặc nằm ngổn ngang đầy rừng.
Ân vương xông đến chém gãy gươm của Gióng. Không bối rối, Gióng thuận tay nhổ những bụi tre hai bên đường, quật tới tấp vào các toán giặc.
Khi roi sắt gãy, Thánh Gióng nhanh tay nhổ những búi tre ngà. Nơi bụi tre bị nhổ tạo thành một đầm rộng bằng bảy gian nhà lớn nên nay đầm vẫn được gọi là đầm Thất Gian, ở phía Đông Bắc làng Thất Gian (xã Châu Phong, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh).
Bụi tre quật vào quân giặc bị tung ra thành nhiều nhánh, văng khắp ruộng đồng vùng Vũ Ninh, nên ngày nay ta còn thấy trên những cánh đồng Quế Võ, Gia Lương, Thuận Thành thỉnh thoảng còn có những bụi tre nho nhỏ mọc lúp xúp bên bờ ruộng, đó là những nhánh tre bị văng ra từ bụi tre khổng lồ kia.
Quân giặc bỏ chạy, còn lại tên nào đều la bái kêu lạy Thánh Gióng rồi cùng đến hàng phục. Quân đội Văn Lang của Hùng Vương cũng như dân các làng chỉ còn việc xông ra trói nghiến chúng lại.
Ân vương bị quật chết tan xác, ngựa của hắn bị một gậy của Gióng đứt lìa đầu khỏi cổ, cái đầu văng đến tận chân dãy núi Phả Lại, nay ở đó còn một hòn núi độc gọi là hòn đầu ngựa.
Không đầy một buổi, Gióng đã trừ xong nạn nước. Nhà Ân đời đời, 644 năm sau không dám ra quân đánh nước Văn Lang nữa.
Giặc đã dẹp yên.
Những người dân theo Gióng đánh giặc từ biệt chàng trở về quê hương.
Bọn trẻ chăn trâu làng Hội Xá cũng trở về cởi dây buộc trâu mà chăn dắt chúng.
Bên quân Văn Lang thì Thiên Cương tướng quân tử trận, được lập đền thờ ở làng Đồng Kỵ, gọi là Thiên Cương thần tướng. Trong hai tướng tử trận được phong thần, Lý Tiến giữ năng lượng nước trong bộ đất nước mở đầu cho chiến dịch của Thánh Gióng và Thiên Cương giữ năng lượng hoả khí (tượng trưng bởi pháo đùng trong lễ hội làng Đồng Kỵ).
Giặc tan, Hùng Linh Công lui quân về xã Hiệp Hòa, theo truyền thuyết thì ông này cũng bay về trời.
Trương Chiêu, Trương Tuấn quay về kinh đô Phong Châu (2 năm sau, hai ông này vâng lệnh vua Hùng đi dẹp giặc Ô Lý ở Châu Hoan. Thắng trận rồi cũng bay về trời).
Quan lang Lang Liêu cũng về Phong Châu. Người con gái tên Ngọc Tiêu cùng Lang Liêu đánh giặc Ân xong thì về lại núi Tam Đảo (sau này Lang Liêu kế vị làm vua Hùng thứ bảy thì lên núi Tam Đảo đón nàng về kinh đô Phong Châu làm vợ).
Lạc tướng Dương Minh Thắng ở lại bộ Vũ Ninh lập doanh trại, đóng đồn bảo vệ lãnh thổ Văn Lang lâu dài.
Thắng trận, Thánh Gióng buộc ngựa vào hai cọc đá lớn bên làng Cựu Tự (xã Ngọc Xá ngày nay) rồi ngồi nghỉ. Ngày nay một cột đá còn thấy ở làng Cựu Tự cao khoảng ba thước vòng rộng sáu tấc, xâu thẳng xuống một bệ đá tự nhiên hình bầu dục.
Ngựa sắt sùi bọt mép hóa thành bãi cát trắng xoá, đó là bãi Bùng hay Bạch – nhạn – xa, thuộc làng Cựu Tự, một bãi cát tự nhiên, màu trắng rộng ngút ngàn.
Thánh Gióng đi qua một làng nọ ven sông Cầu, ở đây có một bà lão bán nước vối. Thánh Gióng dừng lại xin nước uống. Bà lão dâng bầu rượu. Uống xong, Thánh Gióng khen bà lão có lòng tốt, đặt tên là làng Bầu và dặn lúc nào hạn, cho phép cầu mưa sẽ linh nghiệm. Từ đấy, mỗi khi đại hạn, ở đây (nay gồm bảy làng gọi là tổng Bầu) có hội cầu mưa, người ta thường rước thành hoàng làng lên Sóc Sơn để xin nước.
Chàng ghé thăm làng Mòi (tên chữ là Mai Cương), nơi dân làng đã rèn ngựa sắt cho mình. Khát nước, chàng quỳ gối, rướn mình uống nước ở giếng làng Bưởi Nồi (Gia Lương, Bắc Ninh). Chàng vừa ăn trầu nên nước quết trầu còn làm giếng làng có màu đỏ đến tận bây giờ.
Uống nước xong, chàng phi ngựa đến bến Bồ Đề, dừng lại nghỉ chân bên bờ sông Hồng. Dấu chân ngựa Gióng còn in trên một phiến đá lớn tại thôn Phú Viên (Gia Lâm).
Từ nơi đó, chàng phóng ngựa qua sông Hồng, lại ngồi nghỉ bên Hồ Tây nghe gió hồ mát rượi. Rồi chàng ngả nắm cơm khổng lồ bà mẹ và dân làng gói cho ra ăn, xong đánh một giấc ngon lành. Tỉnh dậy, chàng một mình một ngựa ra đi, bỏ quên lại nửa thanh gậy sắt.
Dân làng bên hồ hè nhau khiêng nửa thanh gậy ấy về, lập đền thờ. Nay đền vẫn còn ở đầu làng Xuân La, bên bờ Hồ Tây.
Tráng sĩ qua vùng Đông Anh, lại qua Phủ Lỗ.
Đền Sọ thờ Thánh Gióng ở xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, do 3 tổng Phù Xá, Xuân Nộn, Phù Lỗ cùng chung lo việc thờ cúng và tổ chức lễ hội, mang tên Kẻ Sọ, tên nôm gọi là Sổ, đầu công nguyên thuộc tổng Vũ Ninh, huyện Phong Châu. Theo truyền tích, đền Sọ là nơi Thánh Gióng đã dừng chân gội đầu, nghỉ lại tại đây. Hiện ở đền còn có giếng, tương truyền là nơi Thánh đã gội đầu. Trong các cổ vật của đền rất lưu ý có một tấm bia đá ghi nhận rõ về việc 54 xã trong Tam tổng phụng thờ Phù Đổng Thiên Vương.
Rồi phi ngựa lên núi Sóc, hai bên đường Gióng đi qua, đất nước đã thanh bình, đồng ruộng xanh tươi, dân cư yên ổn làm ăn, vết chân ngựa của chàng để lại ao chuôm san sát.
Trước khi lên núi, chàng còn ngồi nghỉ với bọn trẻ chăn trâu ở Kẻ Khốn. Bọn trẻ lấy nón vục nước dưới khe mát rượi mời Gióng uống. Chàng hỏi tên làng, biết tên là Kẻ Khốn, chàng bảo: “Làng mát và đẹp thế này, sao lại tên là Khốn, về nói với các cụ trong làng đổi tên là Kẻ Mát nhé”. Từ đó làng có tên là Kẻ Mát.
Từ Kẻ Mát, Gióng phi ngựa lên núi Sóc. Chàng ghìm cương ngựa, cởi áo giáp vắt lên cây trầm già (cây đó nay vẫn còn trên đỉnh núi, người dân gọi là “Cây cởi áo”), chàng quay mình nhìn lại quê hương rồi một người một ngựa bay thẳng lên trời, mất hút trong mây xanh như mãi mãi hóa thân vào non sông đất nước.
Dân lập đền thờ người anh hùng ngay dưới chân núi Sóc, quanh năm hương khói. Nhà vua nhớ công ơn phong Người là Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ ngay tại quê nhà.
Từ đó, mỗi khi trời hạn, dân thiếu nước làm ăn lại lên đền Phù Đổng hay đền Sóc cầu đảo thì đều ứng nghiệm. Đặc biệt, bọn trẻ chăn trâu mà cầu đảo thì trời bao giờ cũng cho mưa lớn.
Ngựa Gióng đi đến đâu, vết chân để lại đến đó
– Dấu chân ngựa trở thành ao, hồ, đầm, chuôm
– – Bắc Ninh : 99 ao đầm xung quanh các làng rèn sắt cho Thánh Gióng như ở xã Châu Phong, Ngọc Xá, Việt Hùng, Phượng Mao theo Quốc lộ 18 cho đến Bằng An, Nhân Hòa theo đường 279.
– – Đông Anh : Một số ao đầm ở huyện Đông Anh
– – Sóc Sơn : Ngòi Kim Anh, Sóc Sơn và hệ thống ao đầm ở huyện Sóc Sơn. Một trong những dấu chân ngựa cuối cùng (gọi là dấu chân kép) của Thánh Gióng trước khi lên núi Đá Chồng, bay về trời hoá là cái chuôm ở trước cửa chùa Quảng Hội ở làng Quảng Hội, nay là thôn Quảng Hội, xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
– – Thái Bình : Đền Sóc Lang hay còn gọi là Từ Lang, thôn Đông Vinh, xã Vũ Vinh, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Đền Sóc Lang thuộc “tứ linh từ” của huyện Chân Định xưa. Tương truyền, phía trước đền Sóc Lang có hai hồ nước là dấu chân ngựa sắt của Thánh Gióng lúc đuổi giặc ở phía Đông Nam.
– – Đình Nội Mai, xã An Viên, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên : Phía trước đình có 3 gò đất thiên tạo, phía sau là 7 dấu chân ngựa của Thánh Gióng.
– Dấu chân ngựa in trên đá.
– – Đền Thọ Trai, khu phố Thọ Trai, phường Tam Sơn, thành phố Từ Sơn thờ đức thánh Phù Đổng Thiên Vương : Theo truyền tích của địa phương, làng Thọ Trai có từ thời Hùng Vương là nơi Thánh Gióng đánh giặc Ân qua đây được nhân dân thổi cơm cho ăn. Dấu chân ngựa của Thánh Gióng còn in dấu ở phiến đá nơi rừng cây phía Tây đầu làng. Về sau nơi đấy dân làng Thọ Trai đã lập đền thờ Thánh Gióng.
Những cây tre mà Gióng nhổ quật vào giặc bị lửa đốt màu xanh ngả thành màu vàng và có những vết cháy lốm đốm, ngày nay giống ấy vẫn còn, người ta gọi là tre là ngà (hay đằng ngà).
Sau khi Thánh Gióng đã hoá về trời thì mẹ Thánh Gióng gặp nạn.
Thủa ấy sông Hồng xuất hiện nhiều thuồng luồng chuyên ăn thịt người, ngày kia, có bà mẹ của Thánh Gióng ra bến đò Dấp gánh nước thì đột nhiên hai con thuồng luồng lao tới cuốn bà ra xa bờ. Bà bị con thuồng luồng cái nuốt dần vào bụng, mới ngẩng mặt lên trời ca thán: “Trời ơi! Người ta sinh con mong để cậy nhờ, còn tôi có con mà cũng như không thế này!”. Dứt lời, bỗng có vị thần khổng lồ trên mây cao xanh sà xuống, chàng căm giật đứng choại chân sang bên bờ sông, lưng gập xuống, đưa hai tay khoắng nước từ ngã ba Bạch Hạc đến ngã ba Tuần Vường. Chàng trai đã kịp tóm cổ nó mang lên bờ, vuốt ngược bụng con thuồng luồng cái lấy xác mẹ ra. Sau đó, chàng đưa cả hai con thủy quái xuống lòng bàn chân nhấn sâu xuống bùn đen. Chàng táng mẹ vào lòng bàn tay trái để “mẫu bất ly thân” hóa thành ngôi bảo tháp, xong đâu đấy, chàng bước lên bãi ven sông rồi bay về trời. Bến sông làng Dấp để lại ba dấu chân lõm sâu xuống đất. Chỗ vết chân cuối chàng “xung thiên” hóa dân lập đền chính, còn hai vết chân kia dân lập miếu thờ. Làng Dấp có tên gọi là Bộ Đầu (nghĩa là bước chân) từ đấy…
Nay ở làng Bộ Đẩu (xã Thống Nhất, huyện Thường Tín, Hà Nội) vẫn còn chùa Bộ Đầu thờ Thánh Gióng và bia đền Quan Thánh cũ (đền Quán Thánh được xây bởi chúa Trịnh, mà nay đã bị sập). Sự tích Thánh Gióng ở làng Bộ Đẩu có tên là “Đổng Sóc Thiên Vương Huyền Thiên Đại Thánh báo ân Mẹ”.
Mẹ của Thánh Gióng theo sự tích ở làng Bộ Đẩu có tên là Bùi Thị Dung, vợ của đại quan họ Đổng Gia, sinh ra Thánh Gióng khi có đoá sen hồng rơi xuống bụng, nghĩa là bố của Thánh Gióng vẫn luôn là ông Đổng như tích của làng Phủ Đổng.