Lò vi sóng là thiết bị làm nóng thức ăn, bằng vi sóng. Ưu điểm của lò vi sóng là tiện lợi, nhanh chóng. Những loại thức ăn nào cần làm nóng kiểu này ? Chủ yếu là thức ăn trước đó được làm lạnh, được làm đông, ví dụ bằng tủ lạnh. Tủ lạnh thực chất cũng là thiết bị làm lạnh bằng tần số sóng.
Tất cả các thức ăn, đặc biệt là thức ăn tươi sống như rau tươi, cá tươi, thịt tươi đều có tỷ lệ nước lớn. Ngay cả đồ khô như măng hay ngũ cốc cũng vấn có tỷ lệ nước nhất định. Tần số sóng của cả tủ lạnh và lò vi sóng tác động đến nước trong thức ăn.
Tần số của tủ lạnh làm nước định hình lại, ở các mức độ khác nhau, ví dụ như trong ngăn đá thì nước lỏng định hình thành nước tinh thể đá. Tần số của lò vi sóng phá nước trong thức ăn theo cách khác. Thực phẩm tươi sống luôn dễ bị ôi thiu. Thức ăn để trong tủ lạnh lâu hỏng hơn để bên ngoài, vì tần số của tủ lạnh làm nước trong thức ăn chết ở thể nhẹ.
Như vậy, tủ lạnh kéo dài thời gian sử dụng thức ăn và lò vi sóng ngược lại làm tăng tốc một số công đoạn nấu ăn, nhưng cả hai kết hợp làm giảm giá trị tổng thể của bữa ăn.
Thực phẩm tươi sống đương nhiên đắt hơn thực phẩm làm lạnh để giữ tươi sống. Thời đại này ở đâu cũng có thức ăn tươi, chúng ta chả có lý do gì phải chất đống thức ăn trong tủ lạnh, để luôn phải ăn thức ăn không còn tươi, hoặc có vẻ tươi nhưng thực ra không tươi.
Nếu chúng ta chỉ sử dụng thức ăn tươi trong ngày, thì tủ lạnh là không cần thiết và lúc đó lò vi sóng cũng không cần thiết.
Việc không sử dụng lò vi sóng và tủ lạnh trong nấu ăn hàng ngày cho thấy nỗ lực làm tăng tính hợp lý của việc nấu ăn và sự chú trọng sử dụng thực phẩm tươi sống.
Để loại bỏ bộ đôi này trong nhà bếp, chúng ta cần làm gì ?
– không mua thực phẩm đông lạnh
– không mua thực phẩm tươi như cá, tôm rồi để đông lạnh
– không sử dụng các sản phẩm cần bảo quản lạnh như sữa chua
– chỉ mua thực phẩm tươi với số lượng vừa đủ cho các bữa ăn trong ngày, và thực phẩm thừa nên vứt bỏ hoặc chỉ giữ lại sử dụng nếu việc để qua đêm không ảnh hưởng đến chất lượng
– thức ăn dùng cho bữa ăn nào nên ăn xong trong bữa ăn đó, hoặc cùng lắm là ăn xong vào bữa tiếp theo
– không để thức ăn nấu chín vào tủ lạnh, muốn vậy phải có cách bảo quản thức ăn bên ngoài để chống chuột, ruồi, muỗi, kiến và cũng không nên ăn một món đã nấu chín quá hai ngày
Việc bỏ lò vi sóng khá đơn giản và rất nhiều gia đình đã bỏ mà chả ảnh hưởng chút nào đến nấu nướng, lại còn giải phóng được không gian.
Việc bỏ tủ lạnh cũng không khó, nhưng cần lộ trình nhẹ nhàng hơn lò vi sóng. Khi sống ở nước ngoài hay ở Việt Nam, tôi không dùng tủ lạnh. Chiếc tủ lạnh đầu tiên tôi mua, ít dùng quá nên khi chuyển nhà, tôi đem cho hàng xóm nhưng hàng xóm cũng chả mấy khi dùng. Mấy năm trước tôi lại mua một chiếc tủ lạnh rất bé để chiều con trai muốn uống nước mát và đôi khi có nồi cá kho hay thịt rim để bên ngoài bị thiu, nhưng rồi tủ lạnh toàn cắm điện để không, nên tôi bắt đầu định kỳ tắt tủ lạnh để vệ sinh và cuối cùng thì tắt dài hạn luôn, nhưng tôi không đem cho tủ lạnh như lần trước nữa, để nếu có việc gì cần thì lại cắm tủ lạnh vào dùng.
Với những người đã quen với việc sử dụng tủ lạnh, trước mắt nên giảm việc sử dụng tủ lạnh, cho đến khi làm chủ được việc mua và sử dụng thực phẩm tươi sống để chế biến đồ ăn theo ngày.