TỨ BẤT TỬ

Loading

Nước ta có 4 vị thánh, tạo nên bộ là Tứ Bất Tử là
– Tản Viên Sơn Thánh, vị thần núi Tản Viên – Ba Vì, hay Thánh Tản
– Phù Đổng Thiên Vương hay Thánh Gióng
– Chử Đồng Tử, còn được gọi là Chử Đạo Tổ, hay Thánh Chử
– Thánh Mẫu Liễu Hạnh trong bộ Thánh Mẫu của Đạo Mẫu
Mỗi vị này là một vị thần bất tử, và đồng thời là Tứ bất tử. Tại sao nói như vậy ?
– Khi một vị nhân thần khi chết ở thế giới vật lý thì sẽ tái sinh hay quay trở lại thế giới của các vị thần. Khi họ chết hay hoá ở một xứ sở thì họ sẽ tái sinh hay chuyển sang một xứ sở khác. Điều này có nghĩa là, khi một người có đủ 4 xứ sở, thì họ sẽ không bao giờ chết.
– Khi một người sinh ra có bốn cấp cha mẹ, ứng với bốn cấp độ xứ sở/cảnh giới mà người này hiện hữu là hồn – vía – phách – xác. Vậy nếu người này hợp nhất cả 4 thể con người của mình qua việc kết nối được với 4 cấp độ cha mẹ của mình thì người này sẽ sinh ra trọn vẹn, sống cuộc đời trọn vẹn, có một cái chết trọn vẹn và siêu thoát cũng trọn vẹn. Điều này cũng có nghĩa là người này bất tử.
– Mỗi vị tứ bất tử đều thống nhất được 4 xứ sở dựa trên xứ sở gốc của mình, điều này có nghĩa là vị ấy là Tứ bất tử.
Đạo Mẫu đưa ra bốn vua cha xứ sở ứng với xứ sở gốc của 4 vị tứ bất tử (dù các vị Tứ bất tử đều có đủ 4 xứ sở, họ vẫn có 1 xứ sở gốc)
– Diêm Vương : Thánh Gióng
– Long Vương : Chử Đồng Tử
– Tản Viên : Tản Viên Sơn Thánh
– Ngọc Hoàng : Liễu Hạnh
Bốn vua cha ứng với bốn hạt cơ bản trong xứ sở/cảnh giới nguyên tử (1D)
– Diêm Vương : proton
– Ngọc Hoàng : neutron
– Tản Viên : photon
– Long Vương : votron
Bốn vua cha ứng với các cấu trúc tế bào (2D)
– Ngọc Hoàng : hạt nhân (ADN hạt nhân) & các bào quan
– Diêm Vương : ty thể (ADN ty thể) & ribosomes
– Tản Viên : xương tế bào & các dạng protein vận chuyển (walking protein)
– Long Vương : dịch tế bào, màng sinh chất, lưới nội chất (trơn, hạt)
Bốn vua cha ứng với các cấu trúc cơ thể vật lý (tế bào 3D)
– Ngọc Hoàng : Hệ ngũ tạng trong đó tâm (tim) là tạng trung tâm
– – – Ngọc Hoàng : can (gan)
– – – Tản Viên : phế (phổi)
– – – Diêm Vương : thận (cật)
– – – Long Vương : tỳ (lách)
– Diêm Vương : Hệ rốn là hệ gốc đồng thời là hệ điều hành các hệ sau
– – – Ngọc Hoàng : Hệ tiêu hoá có lục phủ là đởm (mật), tiểu trường (ruột non), vị (dạ dày), đại trường (ruột già), tam tiêu (thượng tiêu, trung tiêu, hạ tiêu), bàng quang (bọng đái).
– – – Tản Viên : Hệ hô hấp
– – – Diêm Vương : Hệ thận sinh dục
– – – Long Vương : Hệ thận tiết niệu
– Tản Viên : Hệ tuyến điều hành các hệ sau
– – – Tản Viên : Hệ cơ xương
– – – Ngọc Hoàng : Hệ thần kinh
– – – Diêm Vương : Hệ kinh lạc & luân xa
– – – Long Vương : Hệ máu dịch
– Long Vương : Mô máu dịch điều hành các hệ sau
– – – Tản Viên : Mô cơ xương
– – – Ngọc Hoàng : Mô thần kinh
– – – Diêm Vương : Mô mạc
– – – Long Vương : Mô sừng (da, lông, móng, tóc)
Bốn vua cha ứng với các cấu trúc bào thai (4D)
– Ngọc Hoàng : thai nhi
– Diêm Vương : nhau
– Tản Viên : rốn
– Long Vương : bào
Thứ tự của Tứ bất tử (5D)
– Tản Viên Sơn Thánh đời Hùng Vương thứ 18, xứ sở gốc vua cha Tản Viên là vị Thánh Bất Tử thứ 1, không phải vì ông quan trọng nhất mà vì ông giữ năng lượng thống nhất tổng thể không thời gian đất nước và các quan hệ dòng máu dân tộc mà có tính Kim Mộc.
– Phù Đổng Thiên Vương đời Hùng Vương thứ 6, xứ sở gốc vua cha Diêm Vương là vị Thánh Bất Tử thứ 2, không phải vì ông quan trọng thứ 2, mà vì ông giữ năng lượng khoá kết nối, chuyển đổi âm dương. Thánh Gióng là Sóc Thiên Vương, Đổng Sóc Thiên Vương, với Sóc là ngày mùng một của tháng âm lịch. Chữ Mốt trong tên làng Gióng Mốt quê mẹ của ông có nghĩa là số 1 trong một trục, hay một chuỗi, cũng ám chỉ khởi đầu về cả không gian và thời gian.
– Chử Đồng Tử đời Hùng Vương thứ 18 là vị Thánh Bất Tử thứ 3, không phải vì ông quan trọng thứ 3 mà vì ông đứng đạo Ba (Ba Sinh – Ba Tử) mà được mô tả nhiều trong ca dao, tục ngữ
– Mẫu Liễu Hạnh là Thánh Bất Tử thứ 4, xứ sở Ngọc Hoàng. Bà là con của vua cha Ngọc Hoàng, vì làm vỡ chén ngọc của Ngọc Hoàng mà đi đầu thai. Mẫu Liễu Hạnh đứng thứ 4 vì bà có 4 hoá thân (Mẫu Địa, Mẫu đệ nhất Thượng Thiên, Mẫu đệ nhị Thượng Ngàn, Mẫu đệ tam Thoải) trong 4 xứ sở ứng với Đất – Lửa – Khí – Nước. Một khi đã là Tứ bất tử thì Mẫu Liễu Hạnh, vừa là Tứ Phủ, chứ không thể chỉ là Mẫu Thượng Thiên (hiện) và Mẫu Quảng Cung (ẩn).
Nếu tính theo thời gian, Phù Đổng Thiên Vương là vị thánh có sự tích cổ nhất trong bộ Tứ Bất Tử, còn tích về mẫu Liễu Hạnh là gần đây nhất; nhưng nếu hiểu đúng nghĩa về bất tử thì các vị này tồn tại xuyên không gian và thời gian cùng với nhau, chỉ là họ hiện diện trong những khoảng thời gian khác nhau.
—o—
THÁNH GIÓNG – Xứ sở gốc Diêm Vương – Đời Hùng Vương 6
Trong dòng này có đủ các xứ sở của các vua cha, với các vị thần giữ khoá là
– Long Vương : Thần Lý Tiến (đình Hàng Cá, phố Hàng Cá, Kẻ Chợ) giữ khoá Long Vương (trạng thái Lý ngư vọng nguyệt)
– Ngọc Hoàng : Thần Thiên Cương (đình làng Đồng Kỵ, Bắc Ninh) giữ khoá Ngọc Hoàng (trạng thái pháo đùng trong lễ hội làng Đồng Kỵ)
– Tản Viên : Bột Hải Đại Vương (đền Đức Thánh Cả thôn Thái Bình, xã Vạn Thái, huyện Ứng Hòa, Hà Nội) giữ khoá Tản Viên (bột hải là trạng thái “có bột mới gột lên hồ”)
Xứ sở Diêm Vương có bốn người giữ khoá là
– Thánh Gióng giữ khoá Diêm Vương dạng Kim Hoả Khí, tinh sắt. Theo truyền thuyết, ông là người giết Ân Vương.
– Tổ nghề rèn sắt (Thần Rào) ở làng Mòi giữ khoá Kim Mộc (hợp kim sắt & men sắt), hợp nhất với Thánh Gióng khi Thánh Gióng mặc áo giáp sắt, đội nón sắt, cầm roi sắt và cưỡi ngựa sắt. Trong bộ này
– – – Áo giáp sắt là khoá của Long Vương
– – – Nón sắt là khoá của Ngọc Hoàng
– – – Roi sắt (sau khi roi sắt gãy thì thay bằng tre ngà) là khoá của Tản Viên
– – – Ngựa sắt là khoá của Diêm Vương
– Thần Hùng Lang (đền Trình Ngũ Nhạc chùa Hương) giữ khoá Diêm Vương dạng Mộc Thuỷ (quặng sắt và gỉ sắt), đối xứng với Thánh Gióng là khoá Diêm Vương dạng Kim Hoả. Theo truyền thuyết, ông là người giết Thạch Linh tướng giặc Ân bằng gươm thần. Ông là người giữ chính khoá Thập Điện Diêm Vương. Thực chất khi đi vào đền chùa Hương, chúng ta phải đi qua đền Trình Ngũ Nhạc đề trình Thập Điện Diêm Vương. Ông chính là ông Hoàng Hổ, người mở đầu màn múa hát Ải Lao của lễ hội Gióng và lễ hội đình Hội Xá, quê hương của múa hát Ải Lao. Có câu “Phi Ải Lao bất thành Hội Gióng”. Chức danh Tư Mã mà Hùng Lang giữ đối xứng với Mã Đồng đi cùng Thánh Gióng bay lên trời trên đỉnh núi Sóc.
– Lang Liêu là người giữ khoá Diêm Vương dạng Thổ Khí, ông cùng vợ đi theo Thánh Gióng chống giặc Ân và sau này được vua Hùng Vương thứ 6 truyền ngôi. Ông chính là người sáng tạo ra bánh chưng, bánh dầy, và là tổ nghề Bếp, thần Bếp, đối xứng cặp đôi với tổ nghề Rào, thần rèn hàn.
Trong múa hát Ải Lao của lễ hội Gióng, mà có bốn màn
– Màn lễ Thánh mà tất cả phường múa xếp hai hàng dọc trước bàn thờ Thánh – dành cho Thánh Gióng và tất cả những người con của đất nước đứng xứ sở Diêm Vương
– Màn múa của ông hổ – dành cho thánh Hùng Lang, Thiên Cương, tất cả các những người con của đất nước đứng xứ sở Ngọc Hoàng
– Màn múa của ông Câu – dành cho thần Lang Liêu, Lý Tiến và tất cả những người con của đất nước đứng xứ sở Long Vương
– Màn múa hành lễ của đoàn quân – dành cho thần Rào, Bột Hải Đại Vương/Đức Thánh Cả và tất cả những người con của đất nước đứng xứ sở Tản Viên
Theo truyền thuyết dân gian, Thánh Gióng đi đánh giặc qua dòng sông Thiên Đức (tức sông Đuống), Ngài rủ lũ trẻ chăn trâu, người câu cá bên bờ sông (ông Câu) cùng đi, ông Hoàng Hổ cũng xin theo. Chiến thắng giặc Ân, Thánh Gióng hóa về trời. Mẹ Thánh Gióng buồn vì con không về. Nhà vua hứa trọng thưởng cho người làm bà vui cười trở lại nhưng không ai làm được. Khi trẻ chăn trâu làng Hội Xá sang múa hát, bà thấy đúng tâm trạng nên bật cười. Từ đó, nhà vua lệnh cho tổng Phù Đổng khi tổ chức Hội Gióng, phải mời phường Ải Lao sang biểu diễn.
Như vậy, điệu múa Ải Lao dành cho Mẫu mẹ của Thánh Gióng, người mẹ của Thánh Gióng, người đại diện cho đất nước và dòng máu và người giữ mẫu số chung của huyền sử Thánh Gióng, mà thống nhất và là một, hay Gióng Mốt. Bà cũng là một Tứ bất tử, mà sau này chính là mẫu Liễu Hạnh
Chúng ta chỉ có thể hiểu được Tết Nguyên Đán nếu hoà mình vào huyền sử Thánh Gióng đánh giặc Ân, bởi vì các phong tục Tết được khởi nguồn từ sự kiện này, mà đánh dấu chuyển đổi thời kỳ đồ đồ, đồ đồng sang đồ sắt.
Trong sự tích về ông bà Đầu nhau và Tết ông Công ông Táo
– Thánh Gióng và Tổ nghề Rào thiên về năng lượng ông Công, tính Kim
– Hùng Lang và Tiết Liêu thiên về năng lượng ông Táo, tính Mộc
Ông bà Đầu nhau (Ba sinh) cũng là thần Bếp (Ba hoá)
– Thần Rào giữ kiềng 3 chân bằng sắt (ba chạ) – năng lượng Tản Viên
– Thần Hùng Lang giữ củi lửa (ngũ nhạc) – năng lượng Ngọc Hoàng
– Lang Liêu giữ nồi nước (dữu lâu) – năng lượng Long Vương
– Thánh Gióng giữ men lửa (thiết xung) xuyên vào và làm chuyển hoá thức ăn – năng lượng Diêm Vương
Bộ Đầu nhau (Ba sinh) và Bộ Đầu bếp (Ba tử) kết hợp tạo nên Đạo Ba, phản ánh bản chất vận hành của Rốn. Câu chửi “mày tưởng mày là cái rốn của vũ trụ à” cho thấy năng lượng Rốn phức tạp, tổng hợp và vĩ đại đến mức độ mà một cá nhân dù xuất chúng đến mức độ nào cũn không thể nào mà làm nên được.
Thần Rèn của làng Mòi (làng Mai Cương) và làng Y Na (làng Na), hai làng rèn sắt cho Thánh Gióng nay thuộc xã Cách Bi, huyện Quế Võ, Bắc Ninh. Di tích liên quan chủ yếu ở thôn Từ Phong, xã Cách Bi, huyện Quế Võ, Bắc Ninh
– Nghè Ba Chạ làng Mòi thờ Tổ sư, Thần thợ rào đã rèn đồ sắt cho ông Gióng
– Đường Đống Rào là mộ của thần Rèn (thợ rào, phó rào là tên ngày xưa của thợ rèn)
– Vườn Rựa và Mô Phó lò là đe rèn ngựa của các ông phó rào ngày xưa
– Cồn Cây táo trong, cồn Cây táo ngoài hiện còn ở bên rìa làng là nơi đổ gỉ sắt
– 99 ao chuôm chi chít vây lấy làng chính là dấu chân ngựa sắt đã rèn xong được đem dạo thử, trước khi dắt đến cho ông Gióng.
Các bộ khoá này lần lượt được để lại khi Thánh Gióng bay lên trời
– Áo giáp sắt (khoá của Long Vương) để lại trên cây đa, núi Sóc
– Nón sắt (khoá của Ngọc Hoàng)
– Roi sắt (khoá của Tản Viên) để lại ở làng Cảo Hương, Xuân La, Tây Hồ, thờ ở đền Sóc, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm
– Ngựa sắt (khoá của Diêm Vương) để lại dấu vết ở các làng rồi cùng Thánh Gióng bay lên trời
– – Sau khi thắng trận, Thánh Gióng buộc ngựa vào hai cọc đá lớn bên làng Cựu Tự (xã Ngọc Xá ngày nay) rồi ngồi nghỉ. Ngày nay một cột đá còn thấy ở làng Cựu Tự cao khoảng ba thước vòng rộng sáu tấc, xâu thẳng xuống một bệ đá tự nhiên hình bầu dục.
– – Ngựa sắt sùi bọt mép hóa thành bãi cát trắng xoá, đó là bãi Bùng hay Bạch – nhạn – xa, thuộc làng Cựu Tự, một bãi cát tự nhiên, màu trắng rộng ngút ngàn.
– – Ngựa Gióng đi đến đâu, vết chân để lại đến đó
– – – Dấu chân ngựa trở thành ao, hồ, đầm, chuôm là chân vận hành
– – – – Bắc Ninh : 99 ao đầm xung quanh các làng rèn sắt cho Thánh Gióng như ở xã Châu Phong, Ngọc Xá, Việt Hùng, Phượng Mao theo Quốc lộ 18 cho đến Bằng An, Nhân Hòa theo đường 279.
– – – – Đông Anh : Một số ao đầm ở huyện Đông Anh
– – – – Sóc Sơn : Ngòi Kim Anh, và hệ thống ao đầm ở Đa Phúc, Phủ Lỗ, huyện Sóc Sơn. Một trong những dấu chân ngựa cuối cùng (gọi là dấu chân kép) của Thánh Gióng trước khi lên núi Đá Chồng, bay về trời hoá là cái chuôm ở trước cửa chùa Quảng Hội ở làng Quảng Hội, nay là thôn Quảng Hội, xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
– – – – Thái Bình : Đền Sóc Lang hay còn gọi là Từ Lang, thôn Đông Vinh, xã Vũ Vinh, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Đền Sóc Lang thuộc “tứ linh từ” của huyện Chân Định xưa. Tương truyền, phía trước đền Sóc Lang có hai hồ nước là dấu chân ngựa sắt của Thánh Gióng lúc đuổi giặc ở phía Đông Nam.
– – – – Đình Nội Mai, xã An Viên, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên : Phía trước đình có 3 gò đất thiên tạo, phía sau là 7 dấu chân ngựa của Thánh Gióng.
– – – Dấu chân ngựa in trên đá là dấu chân trụ, chân cấu trúc
– – – – Đền Thọ Trai, khu phố Thọ Trai, phường Tam Sơn, thành phố Từ Sơn thờ đức thánh Phù Đổng Thiên Vương : Theo truyền tích của địa phương, làng Thọ Trai có từ thời Hùng Vương là nơi Thánh Gióng đánh giặc Ân qua đây được nhân dân thổi cơm cho ăn. Dấu chân ngựa của Thánh Gióng còn in dấu ở phiến đá nơi rừng cây phía Tây đầu làng. Về sau nơi đấy dân làng Thọ Trai đã lập đền thờ Thánh Gióng.
Trận chiến Thánh Gióng xảy ra trong chuyển thời kỳ từ đồ đồng sang đồ sắt cho nên có thể nói Thánh Rào làng Mòi là tổ nghề của toàn bộ đất nước ta. Dấu chân ngựa Gióng in trên đá ở làng Thọ Trai là một vết tích linh thiêng, vì nó phản ảnh sự kết hợp và chuyển đổi giữa thời kỳ đồ đá, thời kỳ đồ đồng và thời kỳ đồ sắt.
—o—
CHỬ ĐỒNG TỪ – Xứ sở gốc Long Vương – Đời Hùng Vương 18
Chử Đồng Tử là Long Vương, nhưng trong dòng này có đủ các vua cha
– Diêm Vương : Bố đẻ
– Ngọc Hoàng : Nhà Vua (bố vợ)
– Tản Viên : Anh em đồng hao
– Long Vương : Thần đầm Dạ Trạch & đầm Dạ Trạch là cái tôi cao hơn và thấp hơn của Chử Đồng Tử
—o—
TẢN VIÊN SƠN THÁNH – Xứ sở gốc Tản Viên – Đời Hùng Vương 18
Trong dòng này có đủ bộ vua cha
– Long Vương : Long Vương ở biển Nam cử Thuỷ Tinh lên đánh Sơn Tinh & có con trai Tiểu Long Hầu là con rắn lên bờ được Tản Viên cứu
– Ngọc Hoàng : Sơn Tinh
– Diêm Vương : Cha đẻ Tản Viên
Vua Hùng giữ khoá chuyển đổi giữa các xứ sở : Khi vua Hùng đưa ra lời kén rể thì vị trí chọn là Bạch Hạc, cổng vào Động Đình Cung của Long Vương, nhưng cuối cùng vua Hùng đưa ra yêu cầu về sinh lễ toàn đồ trên cạn có lợi cho Sơn Tinh bởi vì lúc đó khoá năng lượng đã chuyển về xứ sở Ngọc Hoàng và “Voi 9 ngà, gà 9 cựa, ngựa 9 hồng mao” chính là chìa khoá xứ sở này.
Trong bộ ba trụ núi Ba Vì, Cao Sơn – Quý Minh hỗ trợ hai bên Tản Viên Sơn Thánh giữ khoá kết hợp các xử sở
– Cao Sơn giữ khoá giữa hai xứ sở Long Vương – Ngọc Hoàng
– Quý Minh giữ khoá giữa hai xứ sở Diêm Vương – Long Vương
Khi Tản Viên định chặt một cái cây rừng, chính là cái tôi thấp hơn của chính Tản Viên, thì ông tiên, chính là cái tôi cao hơn của Tản Viên hiện ra cho Tản Viên cuốn sách đầu sinh đầu tử, chính là khoá Thân (cái tôi thấp) – Vía (cái tôi giữa) – Hồn (cái tôi cao), mà hợp nhất lại thì sinh mà tách ra thì tử.
—o—
NGỌC HOÀNG – Dòng Thánh Mẫu Liễu Hạnh
Mẫu Liễu Hạnh là Thánh Bất Tử thứ 4, là con của vua cha Ngọc Hoàng, xứ sở Ngọc Hoàng, vì làm vỡ chén ngọc của Ngọc Hoàng mà đi đầu thai.
Vì là Tứ bất tử nên Mẫu Liễu Hạnh sau khi rời khỏi xứ sở của vua cha Ngọc Hoàng, sẽ đi qua tất cả các xứ sở khác, hoá thân thành các Mẫu khác. Cụ thể
– Quảng Cung Công Chúa (trước khi đầu thai) : Mẫu Địa – Xứ sở Diêm Vương
– Phạm Thị Ngà (Lần đầu thai thứ 1 : cha Phạm Huyền Viên, mẹ Đoàn Thị Hằng, tu đạo Phật, phủ Quảng Cung/Nấp) : Mẫu Thượng Thiên – Xứ sở Ngọc Hoàng
– Lê Giáng Tiên (Lần đầu thai thứ 2 : cha Lê Thái Công, mẹ Trần Thị Phúc, phủ Dầy/Tránh/Chánh, chồng Trần Đào Lang) : Mẫu Thượng Ngàn – Xứ sở Tản Viên
– Mẫu trở lại (Lần đầu thai thứ 3) – Mẫu Thoải – Xứ sở Long Vương
Chia sẻ:
Scroll to Top