Tiếng tim, tiếng thở & tiếng lòng

Loading

Câu chuyện tiếng lòng

Ngày xửa ngày xưa
– Mày cho tao hỏi ngu tý, tao muốn ngỏ lời với em yêu rằng “Anh yêu em bằng cả trái tim” ?
– Thằng nào chả nói như vậy, em ấy yêu máy trả lời tự động còn hơn yêu mày.
– Nhưng tao vừa nói vừa run, mắt lại rưng rưng, phải khác máy chứ ?
– Chắc gì em ấy đã nhận ra mày run hay mày khóc ?
– Thế thì tao ngỏ lời luôn rằng “Anh vừa yêu em vừa run” được không ?
– Ừ, nghe thế còn có chút cá tính
===
– Mày cho tao hỏi ngu tý, tao muốn ngỏ lời với em yêu rằng “Anh yêu em bằng cả trái tim” ?
– Câu đấy cũ mèm nên mày phải tạo khung cảnh lãng mạng. Tao thấy bọn tổng tài trên phim toàn ngỏ lời ở hội nghị công ty, hay mày bắt chước xem.
– Hội nghị công ty tao không có em ấy, hội nghị công ty em ấy không có tao.
– Thế mày rủ em ấy đi hội thảo giảm cân xem ?
– Hội thảo giảm cân có vẻ không hợp với việc ngỏ lời
– Hội thảo gì chẳng được vì đằng nào ngỏ lời xong thì mày chả bị đuổi ra
===
– Mày cho tao hỏi ngu tý, tao muốn ngỏ lời với em yêu rằng “Anh yêu em bằng cả trái tim” ?
– Tao thích nói “Yêu em bằng dòng máu nóng hơn”
– Tao nghe kể, ngày xưa mày quỳ xuống trước em yêu và nói “Trái tim anh và dòng máu nóng để yêu em”. Thế là mày bị cho ăn một tát.
– Ừ thì mình yêu thì cứ yêu, nó tát thì cứ tát
===
– Mày cho tao hỏi ngu tý, tao muốn ngỏ lời với em yêu rằng “Anh yêu em bằng cả trái tim” ?
– Hôm trước có một thằng lớp bên cạnh ngỏ lời thế này “Nửa đời sương gió ngang tàng. Trái tim lụy chỉ vì nàng đấy thôi”. Nào ngờ con đó trả lời “Đàn ông năm, bảy trái tim. Trái ở cùng vợ, trái toan cùng người”
– Thế yêu bằng gì an toàn hơn yêu bằng trái tim ?
– “Anh yêu em trong mỗi hơi thở” chẳng hạn
– Nghe quá được mày ạ
===
– Mày cho tao hỏi ngu tý, tao muốn ngỏ lời với em yêu rằng “Anh yêu em trong mỗi hơi thở” ?
– Nhỡ con đó bắt mày chạy ba vòng sân trường để kiếm chứng hơi thở thì mày toi.
– Thế tao nói “Anh em bằng cả cuộc đời”
– Nghe như câu nói lúc lâm chung
===
Tao chán quá về nhà nghiên cứu xem nên yêu kiểu gì
– Bằng cả trái tim : Câu này đơn điệu, nhàm chán
– Bằng dòng máu nóng : Câu này nghe rất có tính cấp bách, một là em đồng ý luôn, hai là em nóng máu tung chưởng luôn
– Trong mỗi hơi thở : Câu này nghe đầy tha thiết, nhưng không nên nói lúc hồi hộp
– Bằng cả cuộc đời : Cuối đời nói với em yêu thì hợp hơn
– Bằng cả tấm lòng : Không hiểu tấm lòng là gì, nhưng nghe chân thành.
Rồi tao quyết định làm bừa
Vậy mày còn nhớ mày nói gì không ?
Chả hiểu sao tao buột mồm nói yêu bằng cả tấm lòng. Sau này vợ tao nói mỗi lần muốn bỏ anh, lại nhớ anh đã nói yêu em bằng cả tấm lòng, em cảm thấy anh chân thành.

Tiếng tim

Tiếng tim là nhịp vang lên từ trung tâm

Ví dụ về nhịp

  • Các đối tượng có nhịp
    • Nhạc : Nhịp nhạc
    • Nhạc cụ bộ gõ : Nhịp trống, nhịp chiêng, nhịp khánh, nhịp kẻng, nhịp cồng …
    • Công cụ : Nhịp chày giã, nhịp đồng hồ
    • Vận động : Nhịp bước chân, nhịp quân hành
    • Tự nhiên : Nhịp mưa rơi, nhịp sóng vỗ …
  • Nhịp cấu trúc, cấu hình
    • Nhịp cầu
  • Nhịp vận động có cả âm và hình
    • Nhịp võng, nhịp quả lắc,
    • Nhịp chèo thuyền, nhịp bước chân,
    • Nhịp công việc, nhịp cuộc sống,
    • Nhịp giao thông
    • Nhịp mưa
  • Nhịp sinh học
    • Nhịp tim, nhịp nhau : tim đập nhanh, tim đập chậm, tim đập loạn, …
    • Nhịp sinh học
    • Tiếng gà gáy
  • Nhịp thời gian
    • Nhịp mặt trời : Ban ngày – Ban đêm
    • Nhịp mặt trăng : Rằm – Sóc
    • Nhịp mùa (mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông)
    • Nhip tiết khí

Các loại vận hành nhịp

  • Bắt nhịp, vào nhịp, ăn nhịp
  • Đánh nhịp, dẫn nhịp, gõ nhịp,
  • Loạn nhịp, lỗi nhịp,
  • Chuyển nhịp,
  • Tăng nhịp, hạ nhịp,
  • Đếm nhịp,
  • Lỡ nhịp,
  • Nhịp nhanh, nhịp chậm,
  • Nhịp thưa, nhịp dồn dập
  • Nhịp đều, nhịp ngắt quãng
  • Nhộn nhịp, nhịp nhàng
  • Nhịp độ, nhịp điệu

Đồng âm

  • ăn nhịp = ăn nhập
  • vào nhịp = vào dịp

Trong một nhịp

  • Nhịp dương là nhịp có tiếng hoặc có hình
  • Nhịp âm là khoảng lặng giữa các nhịp dương

Tim là cấu trúc trung tâm đi cùng cấu trúc ngoại biên

  • Trái tim, quả tim, tâm tim, xương tim, cơ tim, thần kinh tim, van tim, vách tim, đáy tim, buồng tim, màng tim
  • tiếng tim, tiếng tim thai
  • nhịp tim
  • đứng tim
  • truỵ tim,
  • đau tim,
  • bệnh tim
  • mổ tim
  • chết tim
  • tan nát trái tim
  • đóng tim – mở tim

Ví dụ về tim trung tâm & ngoại biên

  • Tâm các không gian & biên của không gian
  • Thủ đô & các vùng ngoài thủ đô đến biên giới quốc gia
  • Vua & quan, dân
  • Lãnh đạo & người đi theo
  • Người ra lệnh & người đáp
  • Người nói & người nghe
  • Tiếng phát và tiếng vang

Một nhịp tim dương vang lên từ trung tâm sẽ có các nhịp tim âm sau

  • Tim âm, nghĩa là trung tâm là khoảng lặng tạo ra bởi vận hành ở ngoại biên
  • Nhịp tim âm là khoảng lặng giữa các nhịp tim dương
  • Tiếng vang, tiếng vọng, tiếng đáp, sự hưởng ứng với trung tâm

Tiếng tim âm là một dạng tiếng lòng.

Trong cơ thể

  • Có rất nhiều chu vi hay nhiều lòng dành cho tim, bất kỳ cái gì theo nhịp tim, đáp lai nhịp tim đều là tiếng lòng của tiếng tim
  • Có rất nhiều cơ quan có vận hành phát nhịp từ trung tâm cơ quan này và vận hành như một trung tâm chức năng
    • luân xa
    • gan, gan bàn tay, gan bàn chân, thượng thận, …

Tiếng thở

Tiếng thở bản chất là vận hành sóng theo luồng xuyên suốt một không gian sống, với hai luồng chính ngược chiều nhau, giống như đường hai chiều.

  • Nhịp thở
    • thở gấp
    • thở nhẹ
    • thở đều
    • thở sâu
    • thở dốc
  • hơi thở
    • thở một hơi
    • hơi thở sâu
  • Nín thở
  • Tập thở
  • Bí thở
  • Ngạt thở
  • Thở hắt
  • Thở dài
  • Tắt thở
  • Thở ra, thở vào
  • Thở ngực, thở bụng
  • Than thở

Các đối tượng thở

  • Nhạc cụ bộ thổi : sáo, kèn
  • Nhạc cụ bộ dây : violon
  • Sinh vật : Cây, thú, người

Sinh học của hơi thở

  • Chủ thể của hơi thở : Rốn
  • Các loại hơi thở
    • Thở rốn
    • Thở phổi
    • Thở qua da, qua màng

Cơ quan điều hành

Ngôn ngữ – Lòng

Tiếng lòng
  • Lòng âm
    • Tiếng lòng
  • Lòng hình
    • Lòng lợn, lòng gà …
    • Lòng lang,
    • Lòng đường, lòng ống, lòng máng,
    • Lòng thuyền, lòng bát
    • Lòng sông, lòng hồ, lòng biển
    • Lòng đất
  • Lòng người
    • Lòng chàng, lòng thiếp
    • Lòng mẹ
  • Mất lòng, được lòng
  • Tấm lòng
  • Một lòng, hai lòng, ba lòng
  • Mát lòng, nóng lòng
  • Đau lòng, buồn lòng
  • Dối lòng
  • Bận lòng
  • Cực lòng
  • Nhọc lòng
  • Bằng lòng
  • Phải lòng, phải lòng nhau – trái lòng
  • Nỡ lòng nào
  • Lòng trứng, lòng đào
  • Lòng mề
  • Lòng dạ
  • Lòng vòng
Chia sẻ:
Scroll to Top