Ca dao, tục ngữ, thành ngữ, ngôn ngữ về Tết Nguyên Đán

Loading

CÁC NGÀY TẾT

Các ngày trước Tết 

Hạ lợi bước qua
Chánh ngày hăm ba
Lễ đưa ông Táo
Hai là lễ đáo
Tảo mộ ông bà
Cổ tích bày ra
Truyền cho con cháu
Từ ngày hăm sáu
Dĩ chí ba mươi
Cá thịt tốt tươi
Ông bà tiếp rước
Phải dùng cây trước
Lấy nó làm nêu
Thiên hạ cũng đều
Lo chưng đồ đạc
Ngày 30 Tết

– Ba mươi chưa phải là Tết

– Không phải cứ đến ngày 30 là đến Tết, chuẩn bị sang năm mới. Tết mang giá trị tinh thần, chứ không đơn thuần là lịch trình định sắn. Nếu đến tận ngày 30 tháng Chạp, mà chúng ta không làm được những việc cần làm như kết thúc nợ nần, hoàn thành các việc dây dưa, dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa, làm bánh chưng, mời ông bà tổ tiên về ăn Tết và đặc biệt là dựng cây nêu chính thức đón Tết, thì nghĩa là chúng ta không có Tết. Nếu đến tận ngày 30 tháng Chạp, mà chúng ta vẫn hận thù, nhăn nhó, bực bội, với cái cũ, chưa sẵn sàng chút nào cho cái mới, thì nghĩa là chúng ta không có Tết.
Ngày mùng 1, 2, 3 

– Mồng một thì ở nhà cha, mồng hai nhà vợ, mồng ba nhà thầy

– Sau giao thừa, việc đầu tiên phải làm ngay mùng một là thăm và chúc Tết cha mẹ đẻ, sau đó là gia đình vợ, rồi mới đến các quan hệ xã hội khác, mà luôn ưu tiên những người có tuổi, người bâc cha chú mà đi trước mình và dạy bảo mình, mà tiêu biểu là người thày

– Ba ngày Tết

– Người ta coi Tết có bốn ngày quan trọng nhất là ngày 30 và ba ngày Tết là ngày mùng 1, mùng 2, mùng 3. Tại sao không phải là bốn ngày Tết ? Vì ngày 30 chưa phải là Tết, ngày 30 là để quyết định xem có Tết hay không.

– Mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy

– Mồng một chơi nhà, mồng hai chơi ngõ, mồng ba chơi chùa

– Mồng một chơi cửa, chơi nhà, mồng hai chơi xóm, mồng ba chơi đình

– Mồng ba ăn rốn, mồng bốn ngồi trơ

– Tết quan trọng nhất là ba ngày đầu tiên mà người ta thương dồn vào việc ddI lễ ông bà, cha mẹ, gia đình nội ngoại, họ hàng gần xa, hàng xóm láng giềng, bạn bè, người quen trong xã hội, đồng thời cúng lễ ông bà tổ tiên, lễ đình chùa … để sau đó thông thả vui chơi đến hết Tết đến lúc ddI làm
Ba ngày Tết, bảy ngày xuân
Ngày mùng 3  
– Mùng ba cúng ông Hành Khiển Hành Binh (chính là Thần Tài Thổ Địa)

Phú bói giò gà

Đầu năm ra mắt mồng ba
Cúng ông Hành Khiển cùng là Hành Binh
Bói giò phải bói cho tinh
Xem tường màu sắc chân hình rủi may
Đôi giò cần để thẳng ngay
Nhuận hồng vàng ánh năm nay chắc giàu
No rồi chụm móng khít khao
Đỡ cái chặt chẽ cũng giàu cũng sang
Đỏ mà gân máu nổi loang
Là điềm hao của tan hoang cửa nhà
Trắng xanh bền bệt thây ma
Ấy điềm tang chế ông bà cháu con
Da gà tươi mượt vàng son
Đi thi chắc đậu đi buôn chắc lời
Khe chân gà hở tơi bời
Tiền vô nhiều cũng phủi rồi tay không … 

Ngày mùng 7 

– Dân gian quan niệm, mùng 7 tháng Giêng kết thúc Tết Nguyên đán (3 ngày Tết 7 ngày xuân) và là lúc bắt đầu Tết Khai hạ, được hiểu là Tết mở đầu ngày vui để chào mùa xuân mới, cầu mong may mắn cho cả năm. Tết Khai hạ còn được gọi là Tết hạ nêu (nếu dựng cây nêu vào Tết dựng nêu), Tết khai ấn (nếu treo ấn lên cây nêu), hoặc Tết Thướng tiêu (thường vào mùng 7 tháng giêng còn Tết Nguyên Tiêu vào rằm tháng giêng)

– Mùng bảy ăn gà, mùng ba ăn cá

– Mùng bảy trong nghi lễ truyền thống là ngày hạ nêu, kết thúc chính thức Tết nguyên đán, còn mùng ba trong nghi lễ truyền thống là ngày kết thúc ba ngày lễ chính.
Ngày mùng 9, mùng 10

– Mồng chín vía Trời, mồng mười vía Đất

TẾT & NGHI LỄ THỜ CÚNG TỔ TIÊN

Cúng ông bà đầu nhau, ÔNG CÔNG ÔNG TÁO

– Ông Táo Bịa láo, ông Táo bẻ răng
Cúng thần bếp Thổ Công 
– Thuộc, như Thổ công thuộc bếp.
– Vua bếp cũng nồng, ông Công cũng gớm.
– Ông bếp cũng nồng, thổ Công cũng gớm.
– Vua bếp cũng nồng, thổ công cũng gớm.

Cúng ông bà ông vải 

– Tết đến sau lưng,
Ông vải thì mừng con cháu thì lo
– Sau ba ngày Tết là hết trơ trơ,
Ông vải ngồi chờ đến Tết năm sau
– Tháng Giêng ăn Tết ở nhà
Quê hương làng xóm, ông bà tổ tiên.
Em nhờ anh chị ở nhà
Trông nom giỗ Tết ông bà hàng năm.
– Tối ba mươi anh không về lễ tết
Sáng mùng một anh không lạy giường thờ
Hiếu trung chi anh nữa mà khiến em đợi chờ uổng công
– Anh làm trai nam nhơn chi chí
Em làm gái thục nữ chi trinh
Em với anh nghĩa nghĩa tình tình
Phụ mẫu nhà chưa định, hai đứa mình dám đâu
Cúng ông Hành Khiển Hành Binh 

Phú bói giò gà

Đầu năm ra mắt mồng ba
Cúng ông Hành Khiển cùng là Hành Binh
Bói giò phải bói cho tinh
Xem tường màu sắc chân hình rủi may
Đôi giò cần để thẳng ngay
Nhuận hồng vàng ánh năm nay chắc giàu
No rồi chụm móng khít khao
Đỡ cái chặt chẽ cũng giàu cũng sang
Đỏ mà gân máu nổi loang
Là điềm hao của tan hoang cửa nhà
Trắng xanh bền bệt thây ma
Ấy điềm tang chế ông bà cháu con
Da gà tươi mượt vàng son
Đi thi chắc đậu đi buôn chắc lời
Khe chân gà hở tơi bời
Tiền vô nhiều cũng phủi rồi tay không 

TẾT & ĐIỀU CẦN KIÊNG KỴ, CẦN TRÁNH

Tết & sự dừng lại, sự kết thúc, sự buông bỏ những gì thuộc về năm cũ & sự trân trọng, gìn giữ những gì vừa tới trong năm mới
– Ba mươi Tết, thằng chết cãi thằng khiêng
– Ba mươi Tết là ngày để kết thúc, để hết, để “chết” những việc của năm cũ, không phải ngày để mang, để vác, để khiêng các gánh nặng, các nợ nần, các hận thù, các ràng buộc, từ năm cũ sang năm mới.
Năm hết Tết đến
– Câu này tưởng hiện nhiên mà không hiển nhiên. Năm cũ chưa hết việc, chưa hết chuyện, chưa hết nợ, chưa hết buồn … thì Tết chưa đến
– Năm cũ chưa qua, năm mới đã đến
– Tết là lễ chuyển giao năm, chuyển giao chu kỳ thời gian. Đừng để lỡ làng kiểu “năm cũ chưa qua, năm mới đã đến”
– Giận gần chết ngày tết cũng thôi.
– Réo như réo nợ ngày Tết
– Dầu bông bưởi dầu bông lài
Xức vô tới tết còn hoài mùi thơm
– Câu này tưởng đơn giản, nhưng hương thơm mà đi qua được Tết là hương thơm rất đặc biệt
– Quét nhà ngày Tết đổ hết gia tài.
– Xuân là mùa để đón nhận, để chấp nhận, để chúc mừng, để giao hoà, mình không làm các hành động dạnh như dọn dẹp, vứt bỏ, bài trù, phủ nhận, đổ vỡ … Làm như vậy thì cái nhịp điệu, cái âm nhạc, trong cả năm sẽ sai. Nói cách khác là “dông cả năm”.

TỤC LỆ TẾT

– Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi

CÂY NÊU

– Thứ nhất nêu cao, thứ nhì pháo kêu.
– Nêu cao, nhưng bóng chẳng ngay.
– Nêu cong, thì bóng cũng cong.
– Thịt mỡ, dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh trưng xanh
– Cu kêu ba tiếng cu kêu
Ba mươi tháng chạp dựng nêu trước nhà
Dựng nêu thì dựng đầu hè
Để sân gieo cải, vãi mè mà ăn
– Vác nêu cắm ruộng chùa, vác bùa cắm nhà ban.
(Nhà ban = nhà của thầy cúng, thầy đồng. Ý nói: làm những việc thừa và vô ích)

BÁNH CHƯNG

– Bánh chưng ra góc
– Dửng dưng như bánh chưng ngày Tết
– Bánh chưng Cầu Hậu, cháo đậu Quán Lào
– Ăn mày đòi xôi gấc
Ăn chực đòi bánh chưng.
– Tết về câu đối bánh chưng
Chẳng ham giò chả chỉ ưng ngứa, xòe.

PHÁO

– Thừa tiền mua pháo đốt chơi

– Pháo nổ lên trời, tiền vứt xuống ao.

– Mua pháo, mượn người đốt.

– Thử kêu, đốt tịt.

– Tịt, như pháo mất ngòi.

– Nói như pháo, làm như lão. (Pháo thì nổ, già lão thì chậm và yếu nhưng kỹ lưỡng)

TRANH TẾT

– Thừa con gả cho hàng tờ
Đến ba mươi Tết phất phơ ngoài đường.

ĐOÀN VIÊN

– Dù ai buôn bán nơi đâu
Nhớ đến ngày Tết rủ nhau mà về.

ĐẦY ĐỦ

– Số cô chẳng giàu thì nghèo
Ngày ba mươi tết thịt treo trong nhà
Số cô có mẹ có cha
Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông
Số cô có vợ có chồng
Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai

HOA ĐÀO

– Mưa xuân lác đác vườn đào,
Công anh đắp đất, ngăn rào vườn hoa.
Ai làm gió táp mưa sa,
Cho cây anh đổ, cho hoa anh tàn.

CHỢ TẾT

– Đông như chợ Tết
– Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi
– Anh Hai anh tính đi mô
Tôi đi chợ Tết mua khô cá thiều
– Sáng nay đi chợ tất niên
Em đây cầm một quan tiền trong tay
Sắm mua cũng khá đủ đầy
Nào cau, nào thuốc, trái cây, thịt thà
Độc bình mua để cắm hoa
Hột dưa, bánh mứt, rượu trà, giấy bông
Tính hoài mà cũng chẳng thông
Còn ba trăm sáu chục đồng tiền dư
Vội chi, em cứ thư thư
Anh đây sẽ tính chừ chừ cho em
Sáu mươi đồng tính một tiền
Mà ba trăm sáu chục đồng nguyên vẫn còn
Vị chi em mới tiêu xong
Cho hột dưa, bánh mứt, giấy bông, rượu, trà
Trái cây, cau, thuốc, thịt thà
Độc bình cùng với hương hoa là bốn tiền
Ba trăm sáu chục đồng nguyên
Tính ra chính thị sáu tiền còn dư

CHỢ PHIÊN TẾT

– Bỏ con bỏ cháu
Không ai bỏ hai mươi sáu chợ Yên
Bỏ tổ bỏ tiên
Không ai bỏ chợ Viềng mồng tám
– Chết thì bỏ con bỏ cháu
Sống thì không bỏ mồng sáu tháng giêng.
– Gia Lạc chỉ mở ngày xuân
Quanh năm suốt tháng khó lần tìm ra.

ĂN TẾT NO ĐỦ & SỰ GIÀU NGHÈO

– Đi cày ba vụ không đủ ăn tết ba ngày
– No ba ngày tết, đói ba tháng hè
– Đói muốn chết ba ngày tết cũng no
– Đói ngày giỗ cha, no ba ngày Tết
– Khôn ngoan đến cửa quan mới biết
Giàu có ba mươi tết mới hay
– Có hay không mùa đông mới biết
Giàu hay nghèo ba mươi tết mới hay
– Nhớ xưa trả nợ ba đời
Chiều ba mươi Tết mẹ ngồi nhìn con
– Gánh cực mà đổ lên non
Còng lưng mà chạy cực còn chạy theo
– Chừ đây hết cực hết nghèo
Vui theo ra ruộng nhàn theo về nhà

VUI XUÂN & LỄ HỘI

– Xuân bất tái lai
– Vui như Tết
– Cung chúc tân xuân
– Một năm là mấy tháng xuân
Ăn chơi cho thỏa phong trần ai ơi
– Tháng Giêng ăn nghiêng bồ thóc
Hội làng mình vang tiếng chiêng khua.
– Mồng một chơi cửa, chơi nhà
Mồng hai chơi xóm, mồng ba chơi đình
Mồng bốn chơi chợ Quả Linh
Mồng năm chợ Trình, mùng sáu non Côi
Qua ngày mồng bảy nghỉ ngơi
Bước sang mồng tám đi chơi chợ Viềng
Chợ Viềng năm có một phiên
Cái nón em đội cũng tiền anh mua
– Mồng bốn có hội đua ghe
Rối đến mồng bảy bắt phe dội bòng.
– Nhất vui là hội Trần Thương
Đủ đình đủ đám, thập phương tiếng đồn.
– Nhất hội Hương Tích
Nhì hội Phủ Giầy
Vui thì vui vậy chẳng tày đánh cá làng Me.
– Giàu nghèo cũng cứ chơi xuân
Thắp hương cầu phúc bước chân vui vầy
– Thứ nhất thì hội Phủ Giầy
Vui thì vui vậy không tày Chùa Bi.
Mỗi năm vào dịp xuân sang,
Em về Triều Khúc xem làng hội xuân.
Múa cờ, múa trống, múa lân,
Nhớ ai trong hội có lần gọi em…
– Mồng bốn là hội Kéo Co,
Mồng năm hội Ó chẳng cho nhau về.
Mồng sáu đi hội Bồ Đề,
Mồng bảy trở về đi hội Đống Cao…

TẾT & TÌNH YÊU NAM NỮ

– Lạt này gói bánh chưng xanh
Cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng.
– Bánh bò bột nếp,
Bánh xếp nhưn dừa,
Bánh tét nhưn đậu.
Đón anh em hỏi còn kén lừa làm chi?
– Vườn em đã có choẻn cau
Nhà anh có chiếc cơi son đợi chờ
Anh về thưa mẹ với thầy
Anh sang làm rể tết nầy là xong
– Cu kêu ba tiếng cu kêu
Cho qua khỏi Tết, người yêu đang chờ
– Hôm kia nghỉ gặt trên bờ
Bờ bao nhiêu cỏ, lệ em mờ bấy nhiêu

TẾT trong ngôn ngữ

Tết (hành động)
– tết dây, tết sợi, tết chỉ, tết quai thao, tết túi lưới, tết tóc, tết bím ….
– tết bóng vào gôn : một cầu thủ phải dẫn dắt quả bóng và sút hoặc đánh đầu quả bóng vào gôn, và đường đi của bóng chính là một sợi dây và khi sợi dây này vào được gôn nghĩa là nó đã được tết thành công.
Vậy chúng ta
– Tết Nguyên đán là Tết các sợi dây khí tiết, mùa vụ, năm niên, ban buổi, ngày đêm, thậm chỉ cả chu kỳ kỷ nguyên của Trái đất và những chu kỳ của con người như bữa ăn, giấc ngủ, sinh tử, đầu thai, chu kỳ luân hồi … đều được Tết lại vào Tết Nguyên Đán
– Chúng ta là cầu thủ, Tết nguyên đán là gôn, và chúng ta cần dẫn dắt bóng vào gôn, vậy bóng là cái gì và gôn là cái gì ?
Lễ Tết (vật chất)
– món ăn tết
– – bánh chưng, bánh tét cả mặn và ngọt
– – món mặn
– – – thịt : thịt mỡ (ca dao), thịt gà, giò chả,
– – – nem
– – – rau : dưa hành
– – – canh : canh chân giò hay canh giò sống nấu với bóng, nấm, măng …
– – món ngọt
– – – chè kho
– – món ăn lúc tiếp khách, nói chuyện :
– – – hạt bí, hạt dưa
– – – mứt tết : mứt bí, mứt gừng, mứt dừa …
– – – rượu, trà
– câu đối, tranh Tết, trang chữ …
– quần áo mới đón tết, quần áo đẹp diện tết
– hoa tết :
– – hoa đào, hoa mai,
– – bó hoa Tết : thược dược, violet, …
– cây tết : cây nêu (cây tre), cây quất
– tràng pháo
– tiền mừng tuổi
Lễ Tết (hành động)
– về nhà ăn Tết : ký ức, TTC, cá thứ đã mất trong suốt các cuộc đời ứng với các loại nhà đều đi về nhà tương ứng hết, nên nếu mình không biết nhà là cái gì là mình sẽ không có Tết
– dọn dẹp Tết, dọn nhà
– – –
– đi chợ tết, sắm tết
– cúng tết :
– – – cúng ông Công ông Táo 23 tháng chạp
– – – cúng giao thừa,
– – – cúng mùng 1, cúng mùng 2, cúng mùng 3
– chơi tết, đi chơi tết
– vui tết, vui như tết
– tết no ấm, tết ăn chơi, tết sum vầy, tết đoàn viên
– đi tết, lễ tết,
– chuẩn bị tết, dọn nhà tết
– tết cha, tết mẹ, tết thầy, tết quan : đi biếu, đi thăm nhân dịp tết
– không khí tết
– chúc tết,
– mừng tết, đón tết
– tết no, tết đói,
– biếu tết, quà tết
– cỗ tết, cúng tết
– nghỉ tết
– lễ Tết
Tết (các loại tết âm lịch)
– Tết cả, Tết Nguyên đán, Tết truyền thống, Tết năm mới
– Tết Thượng nguyên, Tết Nguyên tiêu
– Tết bánh trôi bánh chay
– Tết Thanh minh
– Tết Đoan ngọ, Tết Đoan dương
– Tết Vu Lan
– Tết Trung nguyên, tết Trung thu,
– Tết Hạ nguyên
– Tết Song thập, Tết Trùng thập, Tết Thường tân, Tết Cơm mới
– Tết Thượng tiêu
Tết (các loai Tết dương lịch)
– Tết độc lập (quốc khánh)
– Tết thiếu nhi, tết nhi đồng

Chia sẻ:
Scroll to Top