BÀI HÁT RU MẶT TRĂNG : TÔI & CUỘC ĐỜI CỦA TÔI

Loading

Cuộc đua giữa ốc và thỏ là một trong các câu chuyện ngụ ngôn ngược nổi tiếng của thế giới. Gọi là chuyện ngược, vì thực tế nhìn bằng mắt bình thường thì không diễn ra như chuyện.
Chuyện rằng : Ngày xửa ngày xưa, có một con ốc và một con thỏ cùng tham gia cuộc đua xem ai về đích trước. Thỏ chạy vèo một cái đã tới đích, nhưng không có ốc sên ở đó để công nhận chiến thắng của nó, bởi vì khi đó ốc sên mới bò được một chút ra khỏi vạch xuất phát. Chán quá thỏ quay sang rong chơi hái hoa, bắt bướm, để đợi ốc sên rồi nó quên mất ngủ luôn một giấc. Khi thỏ giật mình tỉnh giấc chạy đến vạch đích thì ốc sên đã ở đó. Thế là ốc sên thắng.
Rất nhiều chuyện cổ tích nếu không muốn nói là tất cả chuyện cổ tích đều là chuyện ngược, nên hồi bé khi lý trí nổi lên, tôi vừa đọc vừa lầm bẩm khó chịu với các điều phi lý của cổ tích, rồi cứ đọc tiếp vì vẫn thấy hay.
Một vài ví dụ về cổ tích ngược
– Công chúa và hạt đậu : công chúa ngủ say mèm chả quan tâm đến hạt đậu dưới mấy tầng gối mới là thuận
– Ivan ngốc nghếch lên làm vua : Ivan lang thang đi ăn mày mới là thuận
– Công chúa ngủ trong rừng : công chúa ngủ trong lâu đài mới là thuận
– Cóc kiện ông trời : cóc dưới mặt đất vâng lệnh ông trời mới là thuận
Bài hát kết thúc bằng điệp khúc nhưng cổ tích lại luôn bắt đầu bằng điệp khúc “ngày xửa ngày xưa”, có lẽ vì thế mà cổ tích đi vào lòng người, rồi cổ tích ở lại và ngân nga trong lòng người như là bài hát.
Nhưng cổ tích không chỉ tồn tại ở thời ngày xửa ngày xưa mà chính là ngày nay. Ẩn dưới mỗi câu chuyển ngày xửa ngày xưa ấy là một giai điệu rất gốc rễ, rất nền tảng, rất căn bản, mà nằm bên dưới mọi hiện thực và mọi sự sống ở tầng bề nổi. Nghĩa là ở tầng sâu, tầng bản chất thì mọi câu chuyện sẽ diễn ra như cổ tích.
Bởi vì, cổ tích luôn nói về quy luật khách quan và chân lý phổ quát, cho nên về bản chất, cổ tích không bao giờ ngược. Cái nông, cái ngược, cái thiển cận, cái rời rạc sẽ là luôn tư duy của chúng ta ví dụ cho rằng thỏ nhanh hơn ốc, và do đó luôn thắng trong một cuộc chạy thi với ốc.
Chúng ta coi hiện thực, hay cái hiện ra là thực và cổ tích là ảo. Nhưng khi nào chúng ta bắt được cái âm nền của một mạch chuyện cổ tích thì chúng ta mới bắt đầu sống thực, còn bình thường chúng ta sống quá nông nên cũng là sống quá ảo.
Đầu tiên, sên và thỏ chẳng có con nào nhanh và con nào chậm, chỉ là chu kỳ sống hay nhịp điệu sống của chúng khác nhau như là chu kỳ năm với chu kỳ tháng. Chúng ta không thể so sánh chu kỳ tháng với chu kỳ năm rồi bảo
– năm chạy chậm hơn tháng : bởi vì việc nào làm một tháng đã xong thì nhanh hơn việc nào làm một năm mới xong
– tháng chạy chậm hơn năm : bởi vì tháng phải chạy 12 vòng mới hết một vòng năm
Nhịp điệu cơ bản hai con vật này đều là thức/đi và ngủ/dừng. Nếu chúng ta coi nhịp điệu ngủ là một cánh võng à ơi chao đi chao lại và nhịp điệu chạy là một mũi tên lao về phía trước, thì
– nhịp điệu của con sên là liên tục vừa đi vừa ngủ, nên thành bò.
– nhịp điệu của con thỏ chia thành ba pha đứt đoạn là chạy rất nhanh – ngủ rất lâu – chạy rất nhanh
Vận động của thỏ cơ bản có hình mũi tên
– chạy là đi theo chiều dọc và hướng của mũi tên bay
– ngủ là dựng mũi tên lên, nói cách khác là ngang và không hướng, vô hướng, hư hướng, muôn hướng, phá nhất hướng của mũi tên bay
Vận động bò của ốc sên có hình một con sóng đi sát đất, nghĩa là con ốc sên bò y hệt con rắn bò.
Con ốc sên sẽ luôn đi bằng đường thuỷ vì nó đi theo sóng, và nó phải có nhớt, có bôi trơn mới bò được, trong khi con thỏ sẽ luôn đi bằng đường hoả, nó là cái tàu hoả. Hình dung
– một con ốc sên muốn đi từ điểm A đến điểm B, thì nó sẽ nó sẽ bắt một con sóng từ A đến B, rồi thả thuyền trôi sông, sóng sánh đi đến đích.
– một con thỏ muốn đi từ điểm A đến điểm B, thì nó sẽ bắt một đường ray tàu hoả từ A đến B, phi cái vèo đến đó, rồi vào nhà ga nằm ngủ khèo luôn cho đến chuyến tàu sau.
Con thỏ sẽ thắng con sên cho dù nó có chơi hay ngủ chỉ cần
– Nó biết mục đích của cuộc đua là điểm B
– Nó biết đối thủ của nó trong cuộc đua là con sên
Ví dụ nếu con thỏ chơi quanh vạch đích rồi ngủ luôn ở vạch đích bảo đảm nó sẽ thắng con sên.
Bất kỳ ai đi thi mà không có mục đích, xa rời mục đích và không biết đối thủ mình của mình hoặc coi thường đối thủ của mình thì đều thua. Con thỏ trong câu chuyện cổ tích thua vì hai điểm này và con ốc sên cũng thẳng chỉ vì nó có đúng hai điểm mà con thỏ không có ấy thôi.
Vấn đề thỏ là con ham chơi, chứ không ham chạy đua, nghĩa là nó coi trọng cái nhịp điệu và sở thích nhảy nhót của nó hơn là tốc độ. Con ốc cũng y hệt con thỏ, chả có con ốc nào ham chạy đua mà nó chỉ muốn sóng sánh lê trên đất và ngủ yên ổn trong vỏ ốc của nó thôi.
Chẳng có sự so sánh về tốc độ nào ở đây cả
– Con thỏ không vì đua với con sên mà chậm chạp lại được
– Con sên không vì đua với con thỏ mà tăng tốc lên được
Không phải lúc nào cuộc đời cũng cho chúng ta được sống theo con người thật của mình, như cuộc đời đã bắt cả hai con vật không ham tranh đua này chạy thi với nhau.
– Nếu chúng ta nghĩ mình tài năng, mình giỏi giang, mình tốc độ … so với ai đó, và chúng ta quên mất mình là thỏ, mình cần nhảy nhót, cần chơi và cần ngủ, thì cuộc đua nào chúng ta cũng thua vì chúng ta đánh mất chính mình
– Nếu chúng ta nghĩ mình chậm, mình xấu, mình yếu … so với ai đó và chúng ta quyết định không tham gia cuộc đua mà có thể là ý nghĩa cả cuộc đời của mình, thì cuộc đời của chúng ta chỉ còn là sự kéo lê vô nghĩa trong vỏ ốc, nghĩa là chúng ta đánh mất cuộc đời
Chúng ta không phải là thỏ cũng chẳng phải là sên, mà là cả hai con ấy.
– Nếu chúng ta bị cuốn vào các cuộc tranh đua của cuộc đời, chúng ta đánh mất chính mình, chúng ta quên mất mình là sên và là thỏ. Sên hay thỏ thì đều cần sinh tồn trước khi thắng thua. Sên và thỏ dù nhanh hay chậm thì đều phải sống theo cái chu kỳ của chính mình. Làm sên hay làm thỏ thì khó quên mình là sên và thỏ lắm, nhưng làm người thì rất dễ đánh mất bản thân.
– Nếu chúng ta nghĩ tao không thèm tham gia đua, chúng ta đánh mất cuộc đời, bởi vì cái tôi của chúng ta hoang tưởng chúng ta mạnh hơn cuộc đời và chúng ta được lựa chọn cuộc đời.
Tóm lại, thách thức cuộc đời của chúng ta, mà cũng là thách thức cuộc đời của ốc sên và thỏ đơn giản lắm
– Mày sẽ đánh mất chính mày
hoặc
– Mày sẽ đánh mất cuộc đời của mày
Bây giờ mày chọn đi ?
Chúng ta phải sống như thế nào để vừa không đánh mất cuộc đời vừa không đánh mất bản thân ? Con thỏ và con sên đã chỉ cách cho chúng ta rồi
– Thỏ và sên không con nào ưa chạy đua và không con nào oán thù gì nhau mà cuối cùng vẫn chấp nhận chạy đua với nhau : muốn có cuộc đời phải ở trong cuộc đời và phải chấp nhận trò chơi của cuộc đời trước đã
– Con sên đã chiến thắng cuộc đua mà vẫn là nó, nó đi một mạch đến đích với cái vỏ của nó và tốc độ của nó
– Con thỏ cũng đã đến đích, đến đích những hai lần, mà vẫn sống được đúng như bản chất nhảy nhót, ham chơi, bạ đâu ngủ đấy của nó
Con thỏ ngọc là biểu tượng về hình và sắc của Mặt trăng và con ốc sên là biểu tượng về vận hành và thanh âm của Mặt trăng. Mặt trăng tháng nào cũng từ từ, chầm chậm, bền bỉ hết khuyết lại tròn đi ngang qua bầu trời trong cuộc đua với Mặt trời.
Chúng ta phải sống như thế nào để vừa không đánh mất cuộc đời vừa không đánh mất bản thân ?
– Một số chọn cuộc đời, chấp nhận tạm thời đánh mất bản thân. Đó là lúc đi vào từng lần đầu thai, tạm quên mình là ai. Đó là con đường mà ông Công đại diện.
– Một số chọn bản thân, chấp nhận đôi khi đánh mất cuộc đời. Đó là con đường mà ông Táo đại diện.
– Một số chọn vừa đánh mất bản thân, vừa đánh mất cuộc đời, mà cũng vẫn luôn rất yêu bản thân như rất yêu cuộc đời. Đó là con đường mà bà Thị đại diện.
Thực ra ông Công và ông Táo chọn cả hai theo cách dương, nhưng ông Công dùng cuộc đời để kiểm soát cái tôi còn ông Táo dùng cái tôi để dẫn dắt cuộc đời. Bà Thị cũng chọn yêu thương cả cái tôi và cuộc đời, theo cách âm.
Ba người ấy trở thành ông bà Đầu nhau, mà sinh ra tất cả chúng ta. Và khi sinh ra chúng ta được nghe mẹ hát ru
Bồng bồng mẹ bế con sang
Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo
Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy
Đây cũng lại là một bài ca dao ngược, ngược là bởi vì đứa con còn đang được mẹ bé bồng mà đã phải vất vả đi tìm thầy dù đường dọc đường ngang đều bị cấm cản hết. Tuy nhiên tôi chưa từng nghĩ bài ca dao này cũng liên quan đến trạng thái “sinh con rồi mới sinh cha”. Sau này ngẫm nghĩ mới thấy đúng là bà mẹ sinh con ra rồi mới bế nó đi tìm thày.
Con sông là dòng chảy cuộc đời, dòng chảy sự sống mà cũng là dòng máu. Đò dọc và đò ngang liên quan đến hai con đường của tính dương mà đều đang kiểm soát dòng chảy. Cầu kiều là cấu trúc cho luồng vận hành thanh âm linh hồn, mà luôn đi theo cung, nghĩa là không dọc cũng không ngang mà là cong chéo.
Thầy vừa là cha sinh vừa là thày dạy. Thày và cha đại diện cho lề lối cơ bản nhất của dòng chảy cuộc đời, dòng chảy sự sống mà cũng là dòng máu của đứa con. ADN là một dạng chữ do cha, do thày cho con, làm lề lối cho sự phát triển thân thể và tinh thần cơ bản nhất cho đứa con.
Chữ có gốc là âm nhưng hiện ra bằng hình, y như là bản chất con người, đặc biệt khi còn nhỏ được mẹ bế bồng. Hay chữ do đó là biết bản chất thân thể và linh hồn mình. Yêu thày chính là yêu chữ, là cái bản chất thân thể và linh hồn mình, đặc biệt trong tình trạng mà vận hành các luồng máu ngang và dọc đều bị cấm cản và kiểm soát, chính là tình trạng của công nguyên của chúng ta.
Chia sẻ:
Scroll to Top