Khi nhìn vào hình ngôi sao ngũ hành, chúng ta có ảo tưởng rằng vận hành này vô cùng đơn giản tường minh.
Thực tế, ngũ hành tương sinh, tương khắc là rất phức tạp. Ngũ hành là một vận hành chuyển hoá liên tục cực kỳ đa dạng, phức tạp, linh hoạt, huyền bí đến mức rất khó truy nguyên quá khứ và dự đoán tương lai, cũng như rất khó giới hạn được phạm vi ảnh hướng của vận hành này.
Giả sử chúng ta có 6 nguyên tố xếp thành bộ đôi âm dương như sau
– Kim – Mộc
– Thuỷ – Hoả
– Thổ – Khí
Khí là nguyên tố chính vận hành chuyển hoá trong ngũ hành, còn 5 nguyên tố còn lại mang tính cấu trúc, cho nên đây là Ngũ Hành Khí
– Khí khi chưa nhập vào vòng ngũ hành là Nguyên Khí
– Khí vận hành trong vòng Ngũ hành từ Kim sang Thuỷ, Mộc, Hoả, Thổ là Vận Khí
– Khí kết thúc một vòng vận hành, Vận Khí trở lại thành Nguyên Khí.
Khi Khí vận hành vòng tròn đi từ Khí Kim sang Khí Thuỷ, rồi đến Khí Mộc, Khí Hoả và về Khí Thổ, thì 6 nguyên tố sẽ không đứng đối xứng đôi theo 3 cặp mà sẽ vận hành sinh diệt theo vòng tròn.
– Vận hành dương đi theo tương khắc (chính là cách chúng ta đặt bút vẽ vòng Ngôi sao 5 cánh) : Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thuỷ, Thuỷ khắc Hoả, Hoả khắc Kim
– Vận hành âm đi theo tương sinh
Về quan hệ tương khắc
– Kim tương khắc với Mộc, nhưng ngược lại Mộc không tương khắc với Kim, mà Mộc lại tương khắc với Thổ
– Thuỷ tương khắc với Hoả, nhưng ngược lại Hoả không tương khắc với Thuỷ, mà Hoả lại tương khắc với Kim
Nghĩa là, quan hệ khắc giữa bộ đôi Kim – Mộc và bộ đôi Thuỷ – Hoả đều không có tính chất tuyệt đối khép kín hai chiều, mà chỉ có tính chất tương đối một chiều, vì các yếu tố này đều chuyển hoá sang các nguyên tố khác.
Quan hệ Hoả – Thuỷ
– Thuỷ trực tiếp khắc Hoả
– Thuỷ gián tiếp sinh Hoả qua Mộc
Quan hệ Kim – Mộc
– Kim trực tiếp khắc Mộc
– Kim gián tiếp sinh Mộc qua Thuỷ
Quan hệ Thổ – Thuỷ
– Thổ trực tiếp khắc Thuỷ
– Thổ gián tiếp sinh Thuỷ qua Kim
Trong quan hệ Thổ – Thuỷ, Thổ là Thổ Mộc Thuỷ và Kim nhảy vào tách Thổ, Mộc, Thuỷ ra khỏi nhau, sau đó Mộc Thuỷ lại gặp nhau sinh ra Hoả.
Chất xúc tác cho vận hành của bộ đôi Hoả – Thuỷ và Kim – Mộc là
– Thổ là nguyên tố cấu trúc, nguyên tố hiện
– Khí là nguyên tố khởi phát, nguyên tố chuyển hoá, nguyên tố ẩn.
—o—o—o—o—o—o—o—
TƯƠNG (động từ) : sử dụng cái này với cái kia, tác động cái này với cái kia, với cách thức, đối tượng, kết quả của vận hành tương là cực kỳ đa dạng, phức tạp, linh hoạt, từ ngẫu hững, bừa bãi đến tính toán chặt chẽ khó lường
– Tương (phang) : Mày còn nói nữa, tao tương cho một nhát vào đầu bây giờ
– Tương (pha) : Ai lại tương muối vào trà thế này
– – – Bất tương thượng hạ
– – – Tương kế tựu kế : sự dụng kế của người kết hợp với kế của mình, hay tương kế của mình vào giữa cái kế của người
—o—o—o—
TƯƠNG (động từ)
– Tương tác : tác động qua lại lẫn nhau
– Tương truyền : truyền đi qua nhiều đời, nhiều không gian thời gian một cách ngẫu nhiên, đến mức không thể truy nguyên được
– Tương trợ, tương cứu, tương tế : pha sức mạnh, vào sức yếu, của số đông và số ít, để hỗ trợ, để cứu, để cứu tế
– Tương hỗ/hỗ tương (tương tác qua lại, tác đông, hỗ trơ lẫn nhau) : Tương hỗ qua lại
– Tương ứng – Tương cầu (supply – demand) : Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu
– – – Chữ đồng thanh tương ứng,
Câu đồng khí tương cầu
Tắm mưa chải gió mặc dầu
Anh kiếm nơi phải nghĩa, anh dầu kết duyên
– – – Anh chẳng ham sang trọng
Anh chẳng vọng sang giàu
Nhưng mà em xét lại câu :
Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu
Vậy nên em bỏ thảm bỏ sầu
Đành cam chịu cực, hơn cơ cầu về sau
– Tương ngộ = hội ngộ, tương phùng = trùng phùng, nhưng tương là tương có tính ngẫu hứng qua lại hơn là hội và trùng
– Tương tư
Từ ngày ăn phải miếng trầu
Miệng ăn môi đỏ, dạ sầu tương tư
Vì người tôi phải viết thư
Nhờ con chim nhạn đưa thư cho người
Thư rằng: em chẳng có ai
Trên nghiên dưới mực, giữa cài chữ sen
Rắn đứt đầu, rắn hãy còn bò
Chim đứt cánh, chim hãy còn bay
Từ ngày xa bạn tới nay
Cơm ăn chẳng đặng, nằm hoài tương tư
—o—o—o—
TƯƠNG (tính tứ) : tác động, kết hợp và chuyển hoá giữa cái này và cái kia
– Tương tri, Tương thân, Tương ái là tương về lý tri, về tri giác, về thân thể, về ái dục, cảm xúc
– – – Bạn bè là nghĩa tương tri
Sao cho sau trước một bề mới nên
– – – Tương thân, tương ái
– Tương giao, Tương liên
– – – Đã mong kết nghĩa tương giao
Lòng còn mơ tưởng cây cao lá dài
Bây giờ buôn bán theo ai
Nặng đầu chữ hiếu, nhẹ vai chữ tình
Hiếu tình buồn bực trong mình
Sợ thầy hãi mẹ làm thinh vui cười
– Tương xứng
– Tương đương
– Tương đồng
– Tương thích
– Tương đắc
– Tương cân
– Tương phản : ánh sáng tương phản ví dụ đen và trắng, sáng và tối
– Tương hợp
– Tương khắc
– Tương tự
– Tương quan, Tương kiến : tương quan lực lượng
– Tương đối : Thuyết tương đối
– Tương can (can là can qua)
– Tương cấu
– Tương đối : Thuyết tương đối
—o—o—o—
TƯƠNG (danh từ) thời gian, tinh thần
– Tương lai : Quá khứ – Hiện tại – Tương lai
Dự đoán tương lai là kỹ thuật sử dụng vận hành âm dương ngũ hành để hiểu về cách tương lại được xác lập và đưa ra lựa chọn. Các lựa chọn chỉ có thể chính xác nếu chúng ta hiểu được về Nguyên khí.
Bạn có ăn nem gà, chả vịt, cũng nhớ rau canh thuở nào
– – – Tiểu kia đến ở chùa ta,
Một là giận mẹ, hai là giận thân.
Đêm nằm mà nghĩ xa gần,
Con người như thế đem thân ở chùa.
Ở chùa ăn những tương chua,
Ăn rau muống héo, ăn dưa cần già.
Sao không nghĩ đến cửa nhà,
Bát cơm manh áo, mẹ già ai nuôi?
– – – Nhà em có vại cà đầy
Có ao rau muống, có đầy chĩnh tương
Dầu không mĩ vị cao lương
Trên thờ cha mẹ, dưới nhường anh em
Một nhà vui vẻ êm đềm
Đói no tuỳ cảnh, không thèm lụy ai
– – – Anh có muốn đi tu
Xin cho em theo làm cô vãi
Để em ăn một miếng tương chùa
Cho trọn ngãi với anh.
—o—o—o—
TƯƠNG (địa danh)
– Sông Tiêu Tương, Tiêu Lương : Sông Tiêu Lương, còn gọi là sông Tiêu Tương, ở địa giới huyện Tiên Sơn phát nguyên từ hồ Lãng Bạc chảy từ tây sang đông, bắc qua xã Tương Giang, Vân Tương, qua các làng quan họ nổi tiếng như Lim, Bưởi, Ó, Se…
– Tương Mai : phường của quận Hoàng Mai, Hà Nội. Phường Tương Mai trước kia là làng Tương Mai. Cuối thời Lê, đầu thời Nguyễn, làng Tương Mai là một xã thuộc tổng Hoàng Mai, huyện Thanh Trì, trấn Sơn Nam Thượng.
– Tương Giang, là một phường thuộc thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, chính là nơi có dấu tích rõ nét nhất của sông Tiêu Tương và chùa Tiêu.
—o—o—o—
TƯƠNG TƯ
Sông Tiêu Tương chính là nơi chàng Trương Chi chống sào dừng thuyền thổi sáo, mà tiếng sáo đến tai nàng Mỵ Nương. Ngày nay Tiêu Tương chỉ còn một cái hồ ở chân núi Tiêu Sơn nơi có chùa Tiêu và Ao Cả ở đền Đô tương truyền cũng liên quan đến dòng chảy cũ của con sông này.
Trương Chi (hát xẩm)
Ngày xưa có anh Trương Chi
Người thì thậm xấu, hát thì thậm hay
Cô Mỵ Nương người ở lầu Tây
Con quan thừa tướng ngày rày cấm cung
Anh Trương Chi ở dưới dòng sông
Chở đò ngang dọc suốt đêm đông anh dãi dầu
Đêm thanh chàng hát một câu
Gió đưa thoang thoảng đến lầu cô Mỵ Nương
Cô Mỵ Nương nghe tiếng hát thì thương
Mà trông thấy mặt anh chường lại chê
Anh Trương Chi bèn trở ra về
Cắm sào cho chặt anh mới hát thề một câu:
“Kiếp này đã lỡ duyên nhau
Xin nguyền kiếp khác duyên sau lại thành!”
Cô Mỵ Nương tư lự thất tình
Kém nhan sắc trước, sút võ hình hơn xưa
Kém trang điểm, kém bữa ăn trưa
Kém ăn, kém ngủ cô thẫn thờ chẳng yên
Thất tình bệnh phát liên miên
Ông bà thừa tướng lo đêm lo ngày
Truyền mời đến một ông thầy
Ông thầy bắt mạch đoán ngay sự tình
Bệnh này duyên nợ ba sinh
Tương tư ắt có cầu tình với ai
Bệnh này nếu muốn khỏi ngay
Truyền người xuống bến gọi ngay anh lái đò
Nhờ chàng sắc thuốc hộ cho
Chàng mà sắc thuốc tựa hồ thuốc tiên
Anh Trương Chi ở dưới đò lên
Quạt lò sắc thuốc anh ở bên cạnh lầu
Ngồi buồn anh hát một câu
Cô Mỵ Nương giải cơn sầu như không
Mười phần đổ bệnh xuống sông
Lấy vàng ba lạng mà thưởng công cho ông thầy
Anh Trương Chi trở xuống đò ngay
Cắm sào cho chặt anh nhảy rày xuống sông
Xác thời trôi ở giữa dòng
Hồn thời mới nhập vào trong cây bạch đàn
Đến khi thừa tướng thăng quan
Mua được cây gỗ bạch đàn quý thay
Gỗ thời để đã lâu ngày
Truyền gọi thợ khéo tiện ngay bộ chén chè
Xong rồi quạt nước màn the
Cha con mang bộ chén chè uống chơi
Không cầm đến chén thì thôi
Hễ cầm đến chén lại thấy người hò khoan
Cô Mỵ Nương đau đớn can tràng
Hạt châu rơi xuống vỡ tan thuyền tình.
Sông Tiêu Tương là biểu tượng cho trạng thái tương tư và hai người ở hai đầu sông Tương đại diện cho cho trạng thái của nỗi nhớ do xa cách, hay vô dương vô âm, hay Âm dương vô cực. Truyện Kiều có
Từ khi đá biết tuổi vàng
Tình càng thấm thía dạ càng ngẩn ngơ
Sông Tương một dải nông sờ
Bên trông đầu nọ bên chờ cuối kia
—o—o—o—
TƯƠNG (tính từ) : “Nát như tương” là trạng thái hỗn mang tạo ra bởi vận hành ngũ hành, có tính Thổ Thuỷ và ngược với Nguyên khí hoả
– Nguyên Khí là dương khí khởi phát
– Nát như tương là trạng thái âm của đất hỗn mang, hỗn mang không chỉ là trộn lẫn các yếu tố vào nhau, mà vị của các yếu tố đồi bị biến đổi, hoặc kết hợp sinh ra các vị mới như cha mẹ kết hợp sinh con
Khi nguyên khí vận hành đến trạng thái thổ, là khí nóng bị giam trong cấu trúc, gây một sức nén càng ngày càng lớn, để cuối cùng gây ra một vụ nổ BigBang và hỗn mang “nát như tương” chính là trạng thái sau vụ nổ này.
Một vụ nổ lớn có tính chất tương tự là vụ nổ hành tinh Maldek tạo ra vành đai sao Thổ, cùng rất nhiều kiến tạo của Thái dương hệ.
Pháo Tết đêm giao thừa chính là sự mô phỏng lại vận hành Nguyên khí ở trạng thái BigBang này để mở đầu cho một năm mới. Đây là một sự kiện huyền bí, mang tính huyền thiên.
—o—o—o—
“Nát như tương” là hỗn mang âm dương, thái cực âm dương, âm dương lưỡng tính, có sắc hồng
“Tương tư ngăn cách âm dương” là hư vô âm dương, âm dương vô cực, không sắc màu
Sự huyền bí của ngũ hành của Nguyên khí trời là huyền thiên hay là sự huyền bí của Cha trời, của Chúa, màu huyền, nghĩa là muôn màu mà màu nào vẫn tường minh là màu đó ẩn trong màu đen của đêm.
Ngũ hành là biểu tượng của Cha trời, mà đối xứng với Mẹ đất.
TƯỚNG
TƯỚNG (đối tượng) : Người đứng đầu, về cấu trúc và vận hành của lực lượng chiến đấu và bảo vệ
– Tướng quân chỉ huy quân đội
– Chủ tướng, thần tướng, đại tướng, trung tướng, thượng tướng, thiếu tướng
– Quân tướng (trên bàn cờ), chiếu tướng
– – – Kế khích tướng
– – – Điều binh khiển tướng
– – – VÈ THÁNH GIÓNG
Nhớ đời thứ sáu Hùng Vương
Ân sai hăm tám tướng cường ngũ nhung
Xâm cương cậy thế khỏe hùng
Kéo sang đóng chặt một vùng Vũ Ninh
Trời cho thánh tướng giáng sinh
Giáng về Phù Đổng ẩn hình ai hay
Mới lên ba tuổi thơ ngây
Thấy vua cầu tướng ngày rày ra quân
Gọi sứ phán bảo ân cần
Gươm vàng, ngựa sắt đề quân tức thì
Thánh vương khi ấy ra uy
Nửa ngày sấm sét, tứ bề giặc tan
Áo thiêng gửi lại Linh san
Thoắt đà thoát nợ trần hoàn lên tiên
Miếu đền còn dấu cố viên
Sử xanh, bia đá tiếng truyền tự xưa
Tướng đi chân bước hai hàng
Nàng thì rộng lượng, còn chàng tiểu tâm
—o—
Quân tử ẩn hình,
Tiểu nhân lộ tướng
—o—
TƯỚNG (Địa danh)
– Chùa Phi Tướng (tên chữ là Phi Tướng đại thiền tự) còn gọi là chùa Tướng thuộc hệ thống chùa Tứ Pháp gốc của Phật Tổ Man Nương, ở Bắc Ninh
TƯỜNG
TƯỜNG (Động từ) : biết rõ cách làm hay cách hiểu một cái gì đó, bằng trải nghiệm, thân thể, cảm xúc và tâm trí
– Tường trình
TƯỜNG (Tính từ)
– Tường tận
– Tường minh
– Cát tường
– Vĩnh Tường
– Định tường
TƯỜNG (danh từ)
– Tường vi : cây hoa
TƯỜNG (danh từ) : cái định dạng và định giới hạn để người trong biết rõ là giới hạn của mình và người ngoài không xâm phạm
– Tường thành, tường bao, tường rào
– Tường gạch, tường đất, tường đá
– – – Thường khi đi nhớ về thương
Ước chi em được tựa tường ví anh
– – – Sao trên trời lăng xăng khó đếm
Nước ngoài biển lênh láng khó lường
Anh thương em trong đục chưa tường
Để em dò lòng quế, dạ hương thế nào
– – – Bữa nay nhìn mặt cho tường
Đến mai dời gót nẻo đường xa xôi
– – – Em thương anh một chút mẹ già
Thương anh một chút anh là đàn ông
Lấy ai lo lắng việc đồng
Lấy ai lo liệu việc trong cửa nhà
Hay là anh lấy quách ta
Để ta nuôi đỡ mẹ già cho anh
Mẹ già là mẹ già anh
Em nay dâu mới cơm canh chưa tường
Ví bằng anh có lòng thương
Thời anh che chở mọi đường cho em
TƯỜNG – ĐỊA DANH
– Vĩnh Tường là một huyện nằm ở phía tây nam của tỉnh Vĩnh Phúc
– Định Tường là một trong 3 tỉnh cũ ở miền Đông Nam Kỳ và là một trong sáu tỉnh đầu tiên của Nam Kỳ Lục Tỉnh thời Nguyễn
TƯỢNG
TƯỢNG (động từ) : âm hình đai diện cho cái gì đó
– Tượng trưng
– Tượng thanh
– Tượng hình
TƯỢNG (danh từ)
– Tượng thờ, tượng đài, tượng Phật …
– Biểu tượng, hình tượng, ngẫu tượng
– – – Đôi ta như tượng mới tô
Như tranh mới vẽ, như chùa mới xây
TƯỢNG (danh từ) : Voi
– Quản tượng
– Quân tượng (bàn cờ)
– – – Tượng chết vì ngà, điểu chết vì lông
TỨ TƯỢNG
– Lưỡng nghi sinh tứ tượng
TƯỢNG – ĐỊA DANH
Anh đi Tam Tượng hái chè
Bớt cây ớt chín sau hè chim ăn
– – – Mướp non nấu với gà già
Chồng mới mười tám, vợ đà bốn mươi
Ra đường chị chế em cười
Tưởng hai cô cháu, hóa đôi vợ chồng
– – – :Tri ngã giả dị ngã diệc,
Bất tại ngã, ngã hà cầu”
Em tưởng câu ý hiệp tình đầu,
Phụ tình thì anh giận chớ nói cơ cầu lại e
– – – Gà tơ xào với mướp già
Vợ hai mươi mốt chồng đà sáu mươi
Ra đường, chị giễu em cười
Rằng hai ông cháu kết đôi vợ chồng
Đêm nằm tưởng cái gối bông
Giật mình gối phải râu chồng nằm bên
Sụt sùi tủi phận hờn duyên
Oán cha trách mẹ tham tiền bán con
– – – Ra vườn ngắt một cành chanh
Con dao lá trúc gọt quanh tứ bề
Đôi ta đã trót lời thề
Con dao lá trúc để kề tóc mai
Bây giờ chàng đã nghe ai
Nghe trăng nghe gió, nghe ai mặc lòng
Tưởng rằng chàng ở một lòng
Ngờ đâu chàng lại đèo bòng đôi nơi
Ở đây gần đất xa trời
Chăn bông chàng kết với người tri âm
Chàng xuôi em vẫn âm thầm
Hai hàng nước mắt đầm đầm như mưa
Ruột gan chín khúc héo khô
Thương chàng vì nỗi tương tư đêm ngày
Nhớ chàng như bát nước đầy
Để em chuốc lấy chẳng rày mình hao
Đôi tay cầm lấy con dao
Tưởng như cắt ruột mà trao cho chàng
– – – Anh ra đi đi lính cho làng
Thượng văn hạ võ làm quan triều đình
Ra đi có tướng có binh
Lên lưng con tuấn mã ra kinh một hồi
Phò vua một dạ trên ngôi
Em tưởng anh có ngãi em ngồi em trông
Hay đâu anh bạc ngãi vong ân
Liệng ra biển Bắc trôi lần biển Đông
Bấy lâu tưởng ngãi vợ chồng
Hay đâu tát nước biển Đông một mình.
– Đừng tưởng
– Mặc tưởng : cứ mặc định cho rằng như thế
– – – Trầm tư mặc tưởng
– Tơ tưởng
– – – Đã mang lấy cái thân tằm
Không vương tơ nữa cũng nằm trong tơ
Đêm nằm tơ tưởng tưởng tơ
Chiêm bao thấy bậu, dậy sờ chiếu không.