– Giác mạc, kết mạc, võng mạc, cùng mạc …. (lâm mạc mắt)
—o—
MẠC : Động từ
– Bế mạc
– Khai mạc
—o—
MẠC :
– Họ mạc
Trước là đắc nghĩa cùng chồng,
Sau là họ mạc cũng không chê cười
—o—
MẠC
– Chữ mạc
– Tranh mạc
—o—
MẠC
– Trận mạc
—o—
MẠC
– Làng mạc, thôn mạc, xóm mạc
– Sa mạc, hoang mạc
—o—
MẠC
– Thuỷ mạc : tranh thuỷ mạc, thuỷ mặc
– Mộc mạc
—o—
MẠC : Vua nhà Mạc (12 đời)
– Mạc Đăng Dung (1527 – 1529) : Mạc Thái Tổ
– – Hoàng Hậu Vũ Thị Ngọc Toàn
– – Thiếp Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
– Mạc Đăng Doanh (1530 – 1540) : Mạc Thái Tông
– Mạc Phúc Hải (1541 – 1546) : Mạc Hiến Tông
– Mạc Phúc Nguyên (1547 – 1561) : Mạc Tuyên Tông
– Mạc Mậu Hợp (1562 – 1592) : Mạc Mục Tông
– Mạc Toàn (1592-1593) : Mạc Cảnh Tông
– Mạc Kính Chỉ (1592 – 1593)
– Mạc Kính Cung (1593 – 1625)
– Mạc Kính Khoan (1621 – 1638)
– Mạc Kính Vũ (1638 – 1677)
– Mạc Nguyên Thanh (1677 – 1681)
– Mạc Kính Quang (1681 – 1683)
—o—
MẠC : Tổ Tiên của các vua Mạc
– Mạc Hiển Tích (1060—1189) : Thuỷ tổ nhà Mạc
– – Mạc Kiến Quan, em Mạc Hiển Tích
– Mạc Đĩnh Chi (1272 – 1346)
– Mạc Dao
– Mạc Thuý
– Mạc Tung
– Mạc Bình (hay Mạc Đĩnh Quý)
– Mạc Hịch hay Mạc Đĩnh Phú (Chưa rõ năm sinh, mất năm 1514)
– – Đặng Thị HIếu, thân mẫu của Mặc Đăng Dung
—o—
MẠC : Nơi thờ cúng và di tích vương triều nhà Mạc
– Điện Sùng Đức, thôn Long Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
– Lăng Quan Trạng nơi an táng Mạc Hiển Tích, Mạc Kiến Quan và Mạc Đĩnh Chi.
– Dương Kinh, kinh đô nhà Mạc (nay có Khu tưởng niệm Vương Triều Mạc ở xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng)
– Từ đường nhà Mạc, số 8 Mạc Thái Tổ, Thị trấn Núi Đối, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng thờ 12 đời vua nhà Mạc
– Đền Quan Quận, tại Thôn Thanh Hà, xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội thờ 18 Quận Công và hơn 500 binh sỹ bảo vệ đoàn Vương Tôn Nhà Mạc rút lên Cao Bằng đã dũng cảm tuẫn tiết sau khi hoàn thành nhiệm vụ tại vùng Hồ Hàm Lợn, đường Nhà Mạc, thôn Thanh Hà.
– Đền nhà Mạc, thôn Diệm Xuân, xã Việt Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc
– Đền Tiên Đô, xóm 1, làng Đặng Lâm , xã Đặng Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.
– Chùa Thành (Diên Khánh Tự) số 3 Đường Hùng Vương, Phường Chi Lăng, Thành Phố Lạng Sơn, Tỉnh Lạng Sơn
– Chùa Trà Phương hay còn gọi là chùa Bà Đanh, tên chữ Thiên Phúc tự ở làng Trà Phương, xã Thuỵ Hương, huyện Kiến Thuỵ, Hải Phòng. Theo truyền ngôn địa phương, thuở hàn vi, Mạc Đăng Dung trong một lần bị truy sát đã trốn trong chùa Bà Đanh mà thoát nạn; sau này dựng nghiệp, để nhớ ơn cũ, Mạc Đăng Dung xuống chiếu trùng tu, mở rộng chùa và đổi tên thành Thiên Phúc tự. Theo văn bia “Tu tạo Bà Đanh tự” (khắc năm 1562) tại chùa, người đứng chủ hưng công lại chùa Bà Đanh là Thái hoàng thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn, cùng với 25 thân vương, công chúa, quận công và dân làng Trà Phương đóng góp xây dựng lại chùa tại vị trí ngày nay. Chùa Trà Phương có hai bảo vật quốc gia thời nhà Mạc là tượng vua Mạc Đăng Dung, tượng thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn. Trà Phương (tên cũ là Trà Hương) cũng là nơi sinh và nơi mất của bà Vũ Thị Ngọc Toàn.
—o—
MẠC : Di tích, bảo vật và nghệ thuật nhà Mạc
– Bảo vật nhà Mạc
– – Thanh Định Nam Đao của Mạc Đăng Dung
– – Tượng vua Mạc Đăng Dung, tượng thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn ở chùa Phương Trà
– Chùa Mỹ Cụ, phường Hưng Đạo, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh có một số pho tượng Phật bằng đất sét thời Mạc
– Bãi nhà Mạc, đầm nhà Mạc, thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh
– Thành nhà Mạc Lạng Sơn nằm tại phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn
– Kinh đô Nhà Mạc ở Cao Bằng
– – Thành Bản Phủ
– – Thành Nà Lữ
– – Phục Hoà
– – Mục Mã
– – Nà Cạn
– – Chuông Chùa Đà Quận
– – Chùa Đống Lân
– – Miếu Thờ Hoàng Hậu Mạc Kính Vũ
– – Miếu Thờ Công Chúa Hoa Dung
—o—
MẠC : Danh nhân, quan nhà Mạc
– Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trạng Trình
– Phạm Tử Nghi, Thiên Lôi, Nam Hải Đại Vương
—o—
MẠC : Dòng họ Mạc ở Hà Tiên
– Mạc Cửu : người sáng lập Hà Tiên trấn
– Mạc Thiên Tích Mạc Thiên Tứ, tự là Sĩ Lân, còn gọi là Mạc Thiên Tích hay Mạc Tông là nhà cai trị trấn Hà Tiên, một vùng lãnh thổ nay thuộc cực Nam Việt Nam và một phần Campuchia. Đương thời ông xưng thần với cả chúa Nguyễn ở Đàng Trong cũng như triều đình Cao Miên và Xiêm La ở phía tây.
– Đền thờ họ Mạc ở Hà Tiên còn có tên gọi khác là lăng Mạc Cửu nằm ở dưới chân núi Bình San. Đền thờ còn có tên gọi là Trung Nghĩa Đường hoặc miếu Ông Lịnh.
—o—
MẠC : Cửa ô
– Ô Ông Mạc (mang tính Mộc) hay còn gọi Ô Đống Mác (mang tính Kim) là một cửa ô của Thăng Long. Hiện nay, Ô Đông Mác nằm ở cuối phố Lò Đúc, giao nhau với đường Trần Khát Chân và đường Kim Ngưu. Đây là một trong những điểm bắt đầu của con đường thiên lý Bắc-Nam xưa, cửa ô này là nơi có thể đến bằng đường bộ lẫn đường thủy vào thành Thăng Long, nên thường có quân lính canh gác khá nghiêm ngặt.
—o—
MẠC ; Xứ sở
Nhắc đến Hải Phòng vùng đất viễn Đông của xứ Đông Thăng Long không thể không nhắc đến họ Mạc, một dòng họ lâu đời gắn với việc khai sơn lấn biển và gắn với đặc trưng con người xứ cảng. Kinh Đô của nhà Mạc ở Hải Phòng là Dương Kinh. Có thể nói rằng Hải Phòng chính là xứ Mạc. Hải Phòng là cửa ra biển của Lục Đầu Giang
– Bến Rừng là cửa ra biển của sông Kinh Thày, ứng với cửa ngõ ra biển ở Bắc của Hải Phòng. Bến Rừng – Bạch Đằng Giang bao gồm huyện Thuỷ Nguyên và thị xã Quảng Yên của Quảng Ninh là nơi chặn đứng bước tiến xuống phía Nam của quân xâm lược Phương Bắc, với chiến công chống giặc của Ngô Quyền, Lê Đại Hành và Trần Hưng Đạo.
– Hòn Dấu là trung tâm của các cửa ngõ ra biển của hệ thống sông Thái Bình, ứng với cửa ngõ ra biển ở phía Nam Hải Phòng. Hòn Dáu là mốc 0 quốc gia duy nhất của Việt Nam. Đây là cột mốc 0 để mở các luồng khởi hành xuống phía Nam. Bến tàu không số Đồ Sơn là một ví dụ cho các luồng xuống phía Nam của đất Cảng.