NGỰA
NGỰA ÔNG ĂN CỎ BỒ ĐỀ
Nhong nhong nhong nhong
Ngựa ông đã về
Cắt cỏ Bồ Đề
Cho ngựa ông ăn
—o—
NGỰA SẮT CỦA THÁNH GIÓNG
Nhớ xưa đương thuở triều Hùng
Vũ Ninh nổi đám bụi hồng nẻo xa
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nổi ra kỳ tài
Lên ba đang tuổi anh hài
Roi ngà ngựa sắt ra oai trận tiền
Một phen khói lửa dẹp yên
Sóc Sơn nhẹ gót thần tiên lên trời
—o—
NGỰA CỦA ÔNG CAI, ÔNG NGHÈ
Làng ta mười tám ông nghè
Ông cưỡi ngựa tía, ông che tàn vàng
—o—
Ngựa ai buộc ngõ ông Cai
Xoàn ai mà lại đeo tai bà Nghè
Ngựa ai buộc ngõ ông Nghè
Trâu ai lại buộc bụi tre ông thầy
Bài này nói về các sự lắp ghép không phù hợp
Ngựa ai buộc ngõ ông Cai : Ngựa dành cho người đi công việc, đi chinh chiến, không dành cho ông Cai là ông quan ngồi một chỗ, để người khác phải đến tâu trình.
Xoàn ai mà lại đeo tai bà Nghè : Bà Nghè là vợ ông Nghè, không phải là vợ phú ông mà có hột xoàn đeo tai
Ngựa ai buộc ngõ ông Nghè : Ông Nghè suốt ngày đèn sách không dùng đến ngựa
Trâu ai lại buộc bụi tre ông thầy : Ông thày làm nghề dạy học cũng không dùng đến trâu, mà gắn bó với người nông dân
—o—
NGỰA TÍA
Con ngựa tía ăn quanh Đèo Cả
Bóng trăng rằm sắp ngả về Đông
Chẳng thà giục ngựa về không
Chẳng thèm cướp vợ tranh chồng người ta
Bóng trăng rằm sắp ngả về Đông
Chẳng thà giục ngựa về không
Chẳng thèm cướp vợ tranh chồng người ta
—o—
Anh như ngựa tía nhà quan
Em như trâu, nghé lạc đàn bơ vơ
Anh như chỉ thắm thêu cờ
Em như rau má mọc bờ giếng thơi
Giếng thơi gàu múc lưng chừng
Dẫu là vụng liệu xin đừng trách dây
Em như trâu, nghé lạc đàn bơ vơ
Anh như chỉ thắm thêu cờ
Em như rau má mọc bờ giếng thơi
Giếng thơi gàu múc lưng chừng
Dẫu là vụng liệu xin đừng trách dây
—o—
NGỰA Ô LONG MÃ
Ngựa ô trổ mã thành rồng
Anh đây trổ mã thành chồng của em.
—o—
NGỰA Ô THẮNG KIỆU VÀNG TRA KHỚP BẠC
Ngựa ô anh thắng kiệu vàng
Anh tra khớp bạc đưa nàng về dinh
Ngựa ô là ngựa của chú rể đưa cô dâu về dinh, là nhà chú rể.
—o—
Ngựa ô chẳng cưỡi, cưỡi bò
Đường ngay không chạy, chạy dò đường quanh
Ngựa ô chẳng cưỡi, cưỡi bò : Ngựa ô thường là ngựa đực khoẻ, hơp để cưỡi ngựa đường dài, trong khi đó bò không phải thú cưỡi mà bò nuôi để giết thịt
—o—

—o—
NGỰA HỒNG CỦA CÔ DÂU
Chiều chiều mượn ngựa ông Đô,
Mượn kiều chú lính đưa cô tôi về.
Cô về chẳng lẽ về không,
Ngựa ô đi trước, ngựa hồng theo sau.
Ngựa ô đi tới Quán Cau,
Ngựa hồng đủng đỉnh còn sau Gò Điều.
Ngựa ô đi tới Quán Cau :
– Ngựa ô là ngựa đen, ngựa lửa, ngựa đực.
– Quán cau là nơi có Tân Lang, vì cây cau còn có tên là tân lang, theo tên hai chàng trong truyện Trầu Cau.
“Ngựa ô đi tới Quán Cau” là ngựa đực mang chú rể, đi đưa cô dâu về nhà chú rể.
Ngựa hồng đủng đỉnh còn sau Gò Điều :
– Ngựa hồng là ngựa cái, đủng đỉnh đi sau con ngựa đực.
– Điều cũng là hồng được đinh biên rõ ràng
– Gò Điều là phòng cô dâu, phòng tân hôn.
“Ngựa hồng đủng đỉnh còn sau Gò Điều” là ngựa hồng mang kiệu hoa của cô dâu, về phòng tân hôn.
Ngựa ô đi trước, ngựa hồng theo sau : Đây là biểu tượng chú rể đưa dâu về nhà trong lễ cưới
Chiều chiều mượn ngựa ông Đô : Ngựa ô có thể hiểu là luồng khí huyết của chú rể, dẫn luồng khí huyết của cô dâu trong lễ hợp hôn. Khí huyết nam đi thẳng như thân cây cau còn khí huyết nữ đi dạng sóng. Ngựa ông Đô là luồng thổ huyết, với ông Đô là cơ thể vật lý. Ngựa ông Đô gồm có 4 con là luồng hồng cầu chạy trong dịch huyết tương, luồng bạch cầu chạy trong dịch bạch huyết, luồng, luồng tiểu cầu chạy trong dịch huyết thanh và luồng máu nền và dịch mà chạy cả trong và ngoài mạch. Thời gian xảy ra sự kiện này là “chiều chiều”, chiều là khoảng thời gian giữa đêm và ngày, âm dương và bóng hình chồng chập được lên nhau. Đó là lúc khí huyết nam dẫn khí huyết nữ được tốt nhất.
Mượn kiều chú lính đưa cô tôi về :
– Cô tôi là cô dâu của tôi.
– Kiều là yên ngựa
Bài ca dao này cũng tương tự như bài trên, nhưng ý tứ rõ hơn
Ai về nhắn với bà cai
Giã gạo cho trắng, đến mai dâu về
Dâu về dâu chẳng về không
Ngựa ô đi trước, ngựa hồng đi sau
Ngựa ô đi tới vườn cau
Ngựa hồng chậm rãi đi sau vườn dừa
—o—
Cưới em mười chín con trâu
Mười hai con lợn thì dâu mới về
Dâu về dâu chẳng về không
Dâu thì đi trước ngựa hồng theo sau
Mười hai con lợn thì dâu mới về
Dâu về dâu chẳng về không
Dâu thì đi trước ngựa hồng theo sau
—o—
Ai về đường ấy hôm nay
Ngựa hồng ai cưỡi, cổ tay ai cầm?
Ngựa hồng đã có tri âm
Cổ tay đã có người cầm thì thôi
Ngựa hồng ai cưỡi, cổ tay ai cầm?
Ngựa hồng đã có tri âm
Cổ tay đã có người cầm thì thôi
—o—
Cô ba, cô bảy có chồng
Xe kéo chạy trước, ngựa hồng chạy sau.
Xe kéo chạy trước, ngựa hồng chạy sau.
—o—
Ở đây có đất đế vương,
Ai về Bồng Báo cầm cương ngựa hồng
Ai về Bồng Báo cầm cương ngựa hồng
—o—
Em về Kẻ Chợ em coi
Kìa dinh quan lớn, kìa chòi bắn cung
Con ngựa hồng bao tiền, bao hậu
Các quan trào áo bậu lưng đai
Súng anh vác vai, hỏa mai anh tọng nạp
Anh bắn mai này đùng đùng dạ dạ
Anh bắn mai này trả nợ nhà vương
Thương anh gối đất nằm sương
Kìa dinh quan lớn, kìa chòi bắn cung
Con ngựa hồng bao tiền, bao hậu
Các quan trào áo bậu lưng đai
Súng anh vác vai, hỏa mai anh tọng nạp
Anh bắn mai này đùng đùng dạ dạ
Anh bắn mai này trả nợ nhà vương
Thương anh gối đất nằm sương
—o—
Chiều chiều mượn ngựa đi chơi
Mượn ba chú lính đưa cô tôi về
Đưa về tới chợ Tầm Vu
Mua một cây dù che nắng che mưa.
Mượn ba chú lính đưa cô tôi về
Đưa về tới chợ Tầm Vu
Mua một cây dù che nắng che mưa.
PHÂN LOẠI NGỰA THEO VẬN HÀNH
- Ngựa tế (chạy đua nước lớn), người ta thường gọi là tế ngựa hay thúc ngựa, làm cho con ngựa tăng tốc đột ngột
- Ngựa kiệu (chạy lúp xúp) là những con ngựa chạy nước kiệu, bước đều.
- Ngựa sải (nhảy theo sải) với những bước dài
- Ngựa bền (chạy dai sức): Những con ngựa bền nhất có thể gọi là thiên lý mã (ngựa đi ngàn dặm một ngày)
- Ngựa hay
- Ngựa bở (chạy yếu sức): Là những con ngựa yếu ớt
- Ngựa nhanh (khoái mã): Là những con ngựa chạy nhanh, tốc độ cao.
- Ngựa cu: Dù ngựa sắc gì hễ nhỏ con đều gọi là ngựa cu.
- Ngựa nục: Ngựa mập quá đâm ra chậm chạp gọi là ngựa nục
NGỰA HAY
Vai mang kiều khấu, tay giấu sợi dây cương dài
Cực khổ anh không tiếc, anh tiếc tài con ngựa hay
Cực khổ anh không tiếc, anh tiếc tài con ngựa hay
—o—
Xa đàng mới biết ngựa hay
Làm quen mới biết lâu ngày phải chăng
Làm quen mới biết lâu ngày phải chăng
—o—
Đường dài mới biết sức ngựa hay
Bây giờ mới biết con bạn dày trí khôn
Bây giờ mới biết con bạn dày trí khôn
—o—
NGỰA CẤT
– Con ngựa chạy giữa đàng nói con ngựa cất
Con cá bán giữa chợ nói con cá thu
Chàng mà đối đặng, thiếp làm dâu mẹ thầy
– Con rắn bò giữa đàng nói con rắn lại
Con cá lội giữa nước nói con cá leo
Anh đà đối được, em ơi theo anh về
—o—o—o—
NGỰA (VẬN HÀNH) : ĐI, CHẠY, ĐÁ, PHI, ĂN
ĂN
Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ
—o—
Con rắn hổ mây nằm cây thục địa
Con ngựa nhà trời ăn cỏ chỉ thiên
Phận em là gái thuyền quyên
Ai mà đối đặng, kết nguyền phu thê
Con ngựa nhà trời ăn cỏ chỉ thiên
Phận em là gái thuyền quyên
Ai mà đối đặng, kết nguyền phu thê
—o—
CHẠY
Chạy như ngựa vía
—o—
ĐÁ
Ngựa non háu đá
—o—
ĐI NƯỚC KIỆU
Đi nước kiệu
—o—
Ngựa hay chẳng quản đường dài
Nước kiệu mới biết tài trai anh hùng
Nước kiệu mới biết tài trai anh hùng
—o—
PHI
Phi như bay
—o—
Ai mà hùng hổ một khi
Kéo quân chật đất, ngựa phi dậy trời
Kéo quân chật đất, ngựa phi dậy trời
—o—
PHI NƯỚC ĐẠI
Phi nước đại
—o—
QUEN ĐƯỜNG
Ngựa quen đường cũ
—o–
Ngựa ham đường cũ, ngựa lại sa hầm
Anh quen thói cũ, anh nhầm phải em
Anh quen thói cũ, anh nhầm phải em
—o—
KIỆU
Cầu cao ván yếu
Ngựa kiệu tứ linh
Em đi đâu tăm tối một mình
Hay là em có tư tình với ai?
—o—o—o—
NGƯỜI VẬN HÀNH NGỰA
PHI NGỰA
CƯỠI NGỰA
ĐI NGỰA
NGỒI NGỰA
—o—o—o—
BỘ CÔNG CỤ : YÊN, CƯƠNG, KIỆU, KHỚP, KIỀU
YÊN
Làm trai cho đáng nên trai,
Thanh gươm, yên ngựa, dặm dài lướt xông.
Vẫy vùng nam, bắc, tây, đông,
Lấy thân che chở non sông nước nhà.
Thanh gươm, yên ngựa, dặm dài lướt xông.
Vẫy vùng nam, bắc, tây, đông,
Lấy thân che chở non sông nước nhà.
—o—
Ngựa nào gác được hai yên
Gái nào lấy được hai chồng nằm chung
—o—
CƯƠNG
Ba phen lên ngựa mà về
Cầm cương níu lại xin đề bài thơ
Bài thơ ba bốn câu thơ
Câu đợi, câu chờ, câu nhớ, câu thương
—o—
Em có chồng rồi, như ngựa có cương
Ngõ em em đứng, đường trường anh đi
Ngõ em em đứng, đường trường anh đi
—o—
KIỀU
—o—
KIỆU
Ngựa ô anh thắng kiệu vàng
Anh tra khớp bạc đưa nàng về dinh
KHỚP
Ngựa ô anh thắng kiệu vàng
Anh tra khớp bạc đưa nàng về dinh
—o—o—o—
NGỰA – CẤU TRÚC (MẶT, RUỘT, MAO …)
MẶT
Đầu trâu, mặt ngựa
—o—
Chớ chơi với thằng lé
Chớ ghé nhà thằng lùn
Chớ hùn với thằng hói
Chớ nói với thằng hô
Chớ sử dụng gia nô mặt ngựa
Chớ tựa thằng mắt trắng môi thâm
Chớ đồng lân với thằng mắt hí
Chớ ghé nhà thằng lùn
Chớ hùn với thằng hói
Chớ nói với thằng hô
Chớ sử dụng gia nô mặt ngựa
Chớ tựa thằng mắt trắng môi thâm
Chớ đồng lân với thằng mắt hí
—o—
TAM TINH : xoáy mọc trên sống mũi, nằm giữa hai con mắt gia súc (trâu, bò, ngựa). Có nguồn cho rằng gia súc có xoáy tam tinh là có sức khỏe, nhưng cũng có nguồn lại nói đây là dấu hiệu của gia súc xấu, không nên mua hoặc nuôi.
—o—
RUỘT
Thẳng như ruột ngưa
—o—
MAO
Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao
—o—
ĐUÔI
Bắt ngựa đằng đuôi
—o—
LƯNG
Dăm dài lưng ngựa
—o—
MÃ
THIÊN LÝ MÃ
Bên hữu con Thiên lý mã
Bên tả con Vạn lý vân
Hai bên nhắm cũng cần phân
Lòng anh muốn cỡi một lần đủ đôi
Thiên lý mã sải như tên bắn
Vạn lý câu chạy tế giống rồng bay
E khi anh cỡi chẳng tài
Sa cơ một phút ngàn ngày chịu đau
Bên tả con Vạn lý vân
Hai bên nhắm cũng cần phân
Lòng anh muốn cỡi một lần đủ đôi
Thiên lý mã sải như tên bắn
Vạn lý câu chạy tế giống rồng bay
E khi anh cỡi chẳng tài
Sa cơ một phút ngàn ngày chịu đau
—o—
BẠCH MÃ
Thời gian được ví như “bóng câu qua cửa sổ”, nhưng con câu này không phải chim bồ câu mà là con Bạch Mã, phi như bay qua cửa sổ. Đền Bạch Mã ở Mã Mây thờ vị thần trấn Đông Thăng Long là thần Bạch Mã và thần Long Đỗ, còn gọi là thần sông Tô Lịch. Sông Tô Lịch là dòng sông tô lên lịch sử, dòng sông in bóng thời gian. Sông Tô Lịch dù bị lập cả đoạn dài từ cửa sông nối ra sông Hồng vẫn còn dấu vết nhưng Bạch Mã, vị thần của dòng chảy thời gian, thì chẳng ai nhìn thấy cả. Người ta có câu “Thời gian trôi qua như một giấc mộng”
Bạch Mã còn được gắn với câu hoàng tử Bạch Mã, là chàng trai trong mộng của các cô gái.
VÀNG MÃ
Trong các dịp cũng lễ ông bà tổ tiên và thần thánh chúng ta đốt vàng mã, là con ngựa vàng, đưa lời nhắn nhủ của chúng ta đến ông bà tổ tiên
Ngựa vàng này cứ như có khả năng đi dưới suối vàng và nhiều loại suối mà các vị thánh thần đi.
TRÚC MÃ
Thanh mai trúc mã là một cặp đôi thanh khí song hành.
Thanh mai trúc mã không phải là cặp đôi từ bé đã lớn lên cùng với nhau và yêu nhau.
Ai cũng có thanh mai, trúc mã. Ông Nguyệt Lão sẽ xe tơ cho chúng ta với thanh mai trúc mã từ tuổi dạy thì trong lễ dứt căn, nhưng mà chúng ta có gặp được thanh mai trúc mã hay không là còn do bà Địa Nguyệt mà thích chúng ta yêu anh hàng xóm lớn lên từ tấm bé mà chưa chắc là thanh mai trúc mã. Người kè kè bên cạnh chúng ta là người yêu địa, người yêu thổ, kiểu như Cám cứ kè kè bên hoàng tử. Thanh mai trúc mã giống như hoàng tử và Tấm, xa tit tắp nhưng mà trải bao gian khổ vẫn sẽ gặp được nhau.
TRỔ MÃ
Ngựa ô trổ mã thành rồng
Anh đây trổ mã thành chồng của em.
Ngựa ô trổ mã thành rồng : Ngựa ô là biểu tượng người con trai ở độ tuổi kết hôn. Trổ mã là phát triển mạnh mẽ về mặt thân thể và giới tính.
Anh đây trổ mã thành chồng của em : Ngưa ô trổ mã là người con trai ở độ tuổi kết hôn gặp được người con gái mình yêu.
ĐẸP MÃ
Đẹp mã là đẹp về hình thức thân thể, mà bóng bảy và gây chú ý. Người đẹp mã cúng có xu hướng thích khoe mẽ, hay khoe mã.
MÃ TIÊN
Mình vàng vận áo mã tiên
Ngày ba bốn vợ tối nằm riêng một mình
Là con gì?
Chân đạp miền thanh địa
Đầu đội mũ bình thiên
Mình mặc áo mã tiên
Ban ngày đôi ba vợ
Tối nằm riêng kêu trời
Là con gì?
Hai câu đó trên đều về con gá mặc áo mã tiên. Áo mã tiên là loại áo do nữ công nhã nhạc triều Nguyễn mặc khi chơi nhạc, vì con gà vừa đẹp mã, thích khoe mã, lại vừa đẹp giọng và thích khoe giọng.
MÃ TIỀN
Thương chồng nấu cháo nhơn ngôn
Nấu canh thạch tín, nấu cơm mã tiền
Mã tiền là loại quả rất độc, ăn vào sẽ chết. Thạch tín cũng là loại rất độc. Nhơn ngôn cũng rất độc.
MÃ ĐÁO THÀNH CÔNG
Anh hùng phi ngựa thật nhanh,
Mã đáo công thành mặt vẫn nhăn nheo
Mã đáo công thành mặt vẫn nhăn nheo
Là gì ? Đại tiện
LONG MÃ
HẠ MÃ
NHÂN MÃ
NGỌ
CHÍNH NGỌ
Chính Ngọ là khắc giữa trưa, đứng bóng, tròn bóng, trong một dòng chảy thời gian của Bạch mã, mà thời gian khớp với không gian. Chính Ngọ và Bạch Mã là một đôi, y như ngựa hồng và ngựa đen vậy.
Một công việc cần có chính ngọ, một quan hệ cần có chính ngọ, một cuộc đời cần có chính ngọ và cả luân hồi cũng cần có chính ngọ. Làm cái gì phải có Chính ngọ thì mới chính xác, chốt hạ được.
Người sinh Chính ngọ là người biết đi như bay và biết dừng khựng lại ở nơi cần dừng và vào lúc cần dừng mà không ngã. Chinh ngọ là người biết làm chính xác việc cần làm. Chính ngọ là người sinh ra để chốt hạ được chính xác sứ mệnh của cuộc đời mình.
CON NGỰA CỦA TẤM
Con ngựa nào khủng khiếp nhất thế gian ? Là con ngựa của tấm, vì nó vừa là ngựa vía, vừa là ngựa Thanh mai Trúc mã, vừa là ngựa Hồng, vừa là ngựa Vàng Mã vì nó xinh ra từ xác cá Bống, vừa là ngựa Bạch Mã, vừa là ngựa Chính ngọ luôn.