RÁCH NHƯ TỔ ĐỈA

Loading

VÌ SAO “RÁCH NHƯ TỔ ĐỈA” ?

“Rách như tổ đỉa” là một câu nói cũng vô cùng quen thuộc, dùng để ví von, ví dụ :
– Kẻ ăn mày quần áo rách như tổ đỉa.
– Cái nhà lá bỏ hoang rách như tổ đỉa.
– Đất rách như tổ đỉa (đất chó ăn đá, gà ăn sỏi, trơ trơ, bị mưa nắng bào mòn, cây không mọc được)
– Thân thể rách như tổ đỉa
– Đời rách như tổ đỉa
– Tổ chức rách như tổ đỉa
– Gia đình rách như tổ đỉa
– Dòng họ rách như tổ đỉa

Nhưng tổ đỉa là cái gì và vì sao tổ của nó lại rách ?

1. Tổ đỉa là nơi con đỉa làm tổ trên vật chủ để hút máu

Làm tổ là giai đoạn mở đầu của giai đoạn bào thai của thai kỳ. Khi một cái phôi làm tổ trên thành tử cung của người mẹ, cái phôi sẽ hút máu từ người mẹ để phát triển thành bào thai. Tương tự, đỉa hay giun móc làm tổ trên vật chủ, là để hút máu của vật chủ, nên chúng cần bám rất chắc để không bị vật chủ đào thải.

Hai trường hợp cùng được gọi là làm tổ trên
– Trường hợp thứ 1 là một sự kiện nằm giữa giai đoạn phôi thai và giai đoạn bào thai của động vật có vú
– Trường hợp thứ 2 là hiện tượng ký sinh hút máu

Khi gặp vật chủ, con đỉa sẽ cắn rách da vật chủ, và nó cắm rất sâu và chặt vào chỗ rách đó để liên tục hút máu, không khác gì nó đang làm tổ trong da. Một số vết đỉa cắt để lại hình chữ Y chạc 3 trên da, theo 3 vết răng của chúng, mà làm việc như cơ chế máy xay sinh tố để xé da của vật chủ.

Một khi đã làm tổ được trên da vật chủ, chúng ta muốn giật con đỉa ra hay giết chết nó tại chỗ không hề dễ dàng. Dù đỉa đã được giật ra khỏi tổ đỉa, vết thương vẫn có thể vẫn chảy máu, bởi vì đỉa đã bơm chất chống đông máu vào cơ thể vật chủ, và chất này ngăn cản cơ chế làm đông máu và liền da ở vật chủ. Cho nên có câu

Dai như đỉa
hay
Dai như đỉa đói
hay
Bám dai như đỉa
hay
Sống dai như đỉa

Như vậy “rách như tổ đỉa” là rách một vết sâu và bị mất máu theo vết rách không cầm được.

Khi nói “quần áo rách như tổ đỉa” chúng ta không chỉ nói về các vết rách lớn làm quấn áo nát bét không còn chức năng che thân, mà chúng ta còn nói về việc mất máu do rách da, bởi vì quần áo cũng là một lớp bảo vệ cơ thể bên ngoài da.

 

2. Tổ đỉa là một cái cây

Hầu hết chúng ta chỉ nghĩ rằng “tổ đỉa” là tổ của con đỉa, mà chuyên ký sinh hay “làm tổ” trên vật chủ để hút máu, mà không biết rằng có một cây “hút máu của đất” gọi là “cây tổ đỉa”

Theo cuốn sách “Chuyện chữ ra chuyện đời” của Phạm Văn Tình thì tổ đỉa vốn là tên gọi một loài cây dại mọc chìm dưới các chân ruộng nước. Nó cùng loại với các loại cây cỏ thân mềm như rong rêu, tóc tiên… Lá tổ đỉa có nhiều lớp, ken dày mỏng và hình thù lộn xộn, trông có vẻ rất xơ xác, tớp túa vì bám nhiều bùn đất.

Rễ cây tổ đỉa ăn chìm sâu dưới chân ruộng nước, lấy hết chất dinh dưỡng của lúa và cây trồng. Giật được cây tổ đỉa lên không dễ, vì rễ cây tổ đỉa ăn qua rất nhiều lớp đất và đan lưới vào nhau rất phức tạp. Một số trường hợp giật cây tổ đỉa lên thì chỉ được cái ngọn cùng một số phần của cái cây mà rách nát te tua do bị xé ra khỏi các phần của cây vẫn bị giữ trong đất. Có thể phải giật nguyên cả mảng đất cùng các cây trên đó bật tung lên thì mới lôi được cây tổ đỉa ra, lúc này, mặt đất sẽ bị rách te tua.

Ca dao có câu

Rách như tổ đỉa ai ơi
Là cây mà lại tưởng nơi đỉa nằm

3. Tổ đỉa là bệnh da liễu

Tổ đỉa là một dạng da liễu, mà da bị bong tróc, rách sâu dần từ các lớp da bên ngoài đến các lớp da bên trong, gây ngứa, đau và chảy máu. Nếu không chữa dứt điểm, một vết tổ đỉa sẽ ăn ngày càng sâu và lan ngày càng rộng trên da.

Như vậy bệnh tổ đỉa là kết hợp cả rách da chảy máu như bị đỉa cắn và rách nát các lớp da như là đất bị cây tổ đỉa làm hỏng.

x

===o===o===

LÀM GÌ VỚI TÌNH TRẠNG “RÁCH NHƯ TỔ ĐỈA” ?

Khi nói “thân thể rách như tổ đỉa”, “gia đình rách như tổ đỉa”, “dòng họ rách như tổ đỉa”, “tổ chức rách như tổ đỉa”, hay “đất nước rách như tổ đỉa”, hay “xứ sở rách như tổ đỉa”, chúng ta nói về những kẻ ăn bám, hút máu gia đình, dòng họ, tổ chức, đất nước, xứ sở như một dạng con đỉa ký sinh hay cây tổ đỉa ký sinh.

Vôi là chất bảo vệ bề mặt khỏi sự rách nát và ký sinh trùng, nên chúng ta quét vôi lên tường và những chỗ có ký sinh trùng. Bôi vôi vào đỉa là cách làm cho đỉa phải co lại và rời ra khỏi vết cắn

Đỉa phải vôi
hoặc
Giãy nảy như đỉa phải vôi

Chuyện gì xảy ra nếu chúng ta bị đỉa ăn vào các lớp da niêm mạc mà không bôi vôi được ?

Nếu chúng ta ăn trầu cau, thì vôi là một thành phần của đồ ăn này. Trầu cau không chỉ là biểu tượng của tình yêu và hôn nhân, mà tình yêu còn là biểu tượng của sự kết hợp dòng máu của ông Công (vôi), ông Táo (cau) và bà Thị (trầu), mà có sự chọn lọc và bảo vệ dòng máu gốc cũng như các dòng máu được tạo ra khỏi các loại đỉa ký sinh ăn máu của cây dòng họ. Đó là lý do trầu cau luôn là đồ cúng hàng đầu trên ban thờ gia tiên trong bất kỳ dịp lễ nào từ cưới hỏi, cúng giỗ và lễ Tết trong năm.

Cơi đựng trầu

Đôi ta như trầu với cau
Vừa vôi, môi đỏ tìm đâu cho bằng

—o—

Ăn trầu thì bỏ quên vôi
Ăn cau bỏ hạt nàng ơi là nàng

—o—

Ăn trầu phải nhả trầu ra
Một là thuốc độc, hai là mặn vôi

—o—

Ðêm qua em nằm nhà ngoài
Em têm mười một mười hai miếng trầu
Chờ chàng chẳng thấy chàng đâu
Ðể cau long hạt, để trầu long vôi
Trầu long vôi ắt đà trầu nhạt
Cau long hạt ắt đã cau già
Mình không lấy ta ắt đà mình thiệt
Ta không lấy mình, ta biết lấy ai?
Răng đen cũng có khi phai
Má hồng khi nhạt, tóc dài khi thưa,
Tình đây tính đấy cũng vừa
Chàng còn kén chọn lọc lừa ai hơn?

 

Chia sẻ:
Scroll to Top