Ca dao, tục ngữ về Đông Tây Nam Bắc

Loading

Phương Đông – Tây – Nam – Bắc

Đông nghĩa đầu tiên là vĩ đại, lớn lao, bao la, phong phú và đa dạng, đối lập với tính đơn nhất, đồng nhất, duy nhất, thống nhất, hợp nhất.
Đông nghĩa là có tính quây quần, quần tụ, quần hội, quần chúng, quần đảo, quần hùng, quần tiên …
Để quần tụ được đông đảo thì cần phải sự cân bằng hoả thuỷ, quá nóng thì sẽ loạn động, mâu thuẫn và chiến tranh, mà quá nóng thì sẽ đông cứng và xơ cứng, không trôi chảy về vận hành.
Sự quần tụ đem lại ấm
– ấm áp là ấm do tiếp xúc gần và chịu sự áp sát, áp suất, áp lực vừa đủ…
– ấm cúng là ấm thanh âm và ấm tinh thần thống nhất, ví dụ cả gia đình cũng làm lễ cúng tổ tiên và cùng trò chuyện quanh mâm cơm
– ấm nóng là ấm do tích tụ lửa trong nước, giúp nước có cấu trúc và lực đà chảy nhưng không sôi và đương nhiên là không đông, và tiêu biểu nhất của ấm nóng là nhiệt độ của máu và do tích hợp nước vào lửa khiến cho lửa có luồng rõ ràng và linh hoạt
– ấm nồng là ấm đi cùng sự quy tụ của hương, ấm nồng có tính hơi, là nước đã chuyển hoá khi tích hợp lửa
Phương đông (viết thường) trước hết là đa phương, trong đó phương Đông trong bộ Đông Tây Nam Bắc, chỉ là một trường hợp cụ thể, được viết hoa như tên riêng
– Phương tây là định phương, nghĩa là có thể định ở bất kỳ phương nào một cách mạnh mẽ, rõ ràng, rành mạch, đứt đoạn và phân tách, biểu tượng là con hổ (Bạch Hổ) hoặc con voi (Voi Phục – Tượng Lĩnh – Tượng Lâm). Đi đến tận cùng của tính định phương là Tây Phương Cực Lạc.
– Phương đông là hợp đa phương do kết hợp phương để tạo ra các trạng thái phương tổng hợp và tích hợp, biểu tượng là con rồng (Thanh Long) và con ngựa (Bạch Mã – Ngựa ô – Ngựa hồng), kết hợp là Long Đỗ
– Phương bắc là hữu đế phương và từ đó bắc cầu đi các phương khác, để quy tụ các phương, biểu tượng là con rùa và con rắn (Quy Xà – Trấn Vũ)
– Phương nam là chuyển đế phương để bắt đầu và hướng đến, thông qua các chuyển hoá liên tục từ phương này sang phương khác, biểu tượng là hoa sen trong đầm nước (Kim Liên – Bạch Liên – Hồng Liên – Liên Sinh – Tịnh đế) và Nam Hải.
Thăng Long Tứ Xứ và Thăng Long Thành được trấn ở bốn phương bởi Thăng Long Tứ Trấn, sử dụng các biểu tượng phương nói trên.
Phương Đông là phương của biển Đông. Biển Đông về hình hiện rõ ràng ở xứ Đông, chính là Thái Bình Dương, nhưng biển Đông có mặt ở mọi xứ.
Phương Đông là vùng Châu Á. Nếu lấy châu Âu ở phương Tây để định thì có Cận Đông là châu Á gần châu Âu và vùng cực của các lục địa Âu, Á và Phi, Trung Đông là châu Á mà ở giữa Á, Phi và Âu. Viễn Đông là châu Á xa châu Âu. Người Việt nghe những thuật ngữ đó thấy khó hiểu là đương nhiên và dùng những thuật ngữ đó thấy không hợp là đương nhiên, nhưng nó phản ánh cái cách định phương của người phương Tây mà lấy mình là trung tâm để định.
Đông là phương mặt trời mọc, đó là lúc sương của tiết Sương Giáng ngay trước tiết Lập Đông tan ra trong Bình Minh.
Như vậy Lập Đông là thời khắc mát, và qua mùa đông, mát sẽ chuyển sang lạnh của nước, nhưng luôn được cân bằng và song hành với sự đa dạng của lửa để giữ được ấm, mà đỉnh cao là Tết Nguyên Đán.

Phương Tây

– Tây Phương Cực Lạc

– Tây Phiên

– Tây Tạng

– Tây du

– Bên Tây

Rủ nhau ra tới cửa Hàn
Thấy đang tập lính dư ngàn, dư trăm
Thương chàng thiếp cũng phải ra thăm
Chàng qua bên Tây địa biết mấy năm mới về?

– Tây đen

Những người con dõi cháu dòng
Tây đen lắm chị đem lòng thương yêu
Chỉ yêu vì nỗi tiền nhiều
Thấy đồng bạc trắng quyết liều môi son

– Hồ Tây

Gươm vàng rớt xuống hồ Tây
Công cha cũng trọng, nghĩa thầy cũng sâu.

Phương Đông

Bữa nay buồn đã quá nhiều
Tỷ như chim nhạn bay liều trong mây
Bốn phương tám hướng Đông Tây
Phần tôi chim nhạn lạc bầy kêu sương
Tới đây trong đục chưa tường
Biết là người bạn ghét thương thế nào

—o—

Con chim én cù lao Chàm nó bay từ Nam chí Bắc
Nó vượt bãi ghềnh rồi liệng khắp Đông Tây
Nước miếng trong nó làm tổ từng ngày
Nuôi con khôn lớn tháng ngày đâu có kể công

—o—

Ai về đợi với em cùng
Thân em nay Bắc mai Đông một mình
Chi bằng ruộng tốt đồng xanh
Vui cha vui mẹ vui anh em nhà.

Phương Nam

Tại nam quy nam! Tại tây quy tây!

—o—

Tháp Bánh Ít đứng sít cầu Bà Gi
Sông xanh, núi cũng xanh rì
Vào Nam, ra Bắc ai cũng đi con đường này
Nghìn năm gương cũ còn đây
Lòng ơi! Phải lo nung son sắt kẻo nữa đầy bể dâu

—o—

Bấy lâu ta ở với ta
Bây giờ có Phú Lang Sa lọt vào
Bây giờ đất thấp trời cao
An Nam, Quảng Tống phải vào lụy Tây
Bây giờ khố bẹ đi giày
Bờ lau lên phố, đĩ nay lên bà
Mấy đời khoai sắn nở hoa
Thau rau đắc thế, trẻ già thất kinh
Bấy lâu vua trị một mình
Bây giờ Nhà nước đã rành chia đôi
Văn nhân khoa mục ở rồi
Những phường dốt nát lên ngồi làm quan
Những anh phơ phất loàng xoàng
Làm bồi làm bếp ra ràng cậu chiêu
Các quan trung nghĩa trong triều
Về nhà ngồi xó liệu chiều thủ thân
Những quân vô nghĩa, nịnh thần
Tìm thầy, tìm cách lần lần thăng quan
Trị dân lắm sự tham tàn
Kiếm tiền kiếm bạc mới toan bằng lòng
Muốn cho bể lặng, sông trong
Cách hết lũ ấy mới mong thái bình

Phương Bắc

Thuốc Bắc chén rưỡi có chừng
Nhẫn cay cũng uống, chàng đừng nhả ra

—0—

Ai về ngoài Bắc, cho em gởi một cắc
Mua bộ chén chung nhỏ bịt bạc
Mua bộ chén chung lớn bịt vàng
Một sợi chỉ xanh, một sợi chỉ đỏ
Em xỏ lộn một sợi chỉ vàng
Rượu lưu ly em rót để hai hàng
Đền ơn cha mẹ sinh thành ra em

—o—

Anh đi lưu thú Bắc Thành,
Ðể em ở lại như nhành mai khô.
Phụng hoàng lẻ bạn sầu tư,
Em đây lẻ bạn cũng như phụng hoàng.

—o—

Anh đi lưu thú Bắc Thành
Để em khô héo như nhành từ bi

—o—

Chim bay ải Bắc non Tần
Nửa phần thương mẹ, nửa phần thương anh

—0—

Số anh vô phước mất phần
Khiến đi ải Bắc non Tần xa em

—o—

Mặt trời đã xế non Tần
Cá lui về biển Bắc, con hạc lần về núi xa

—o—

Bắc Cạn có suối đãi vàng
Có hồ Ba Bể có nàng áo xanh

BÊN : Đông – Tây – Nam – Bắc

Miếng trầu là miếng trầu cay
Làm cho bể ái khi đầy khi vơi
Miếng trầu têm để trên cơi
Nắp vàng đậy lại đợi người tri âm
Miếng trầu kèm bức thư cầm
Chờ cho thấy khách tri âm sẽ chào
Miếng trầu têm để trên cao
Chờ cho thấy khách má đào mới cam
Miếng trầu têm ở bên nam
Mang sang bên bắc mời chàng hôm nay
Miếng trầu xanh rõ như mây
Hạt cau đỏ ối như dây tơ hồng
Miếng trầu như trúc như thông
Như hoa mới nở như rồng mới thêu

Trấn : Đông – Tây – Nam – Bắc

Xứ : Đông – Đoài – Nam – Bắc

Cửa : Giám, Tây, Bắc, Đông, Nam

Nghìn thu gặp hội thái bình,
Trải xem phong cảnh khắp thành Thăng Long.
Phố ngoài bao bọc thành trong,
Cửa Nam, Giám, Bắc, Tây, Đông rõ ràng.

Hải : Nam, Đông, Sát, Bột

– Quán Âm Nam Hải

– Đại Càn quốc gia Nam hải tứ vị thánh nương

– Nam Hải Đại Thần Vương, đảo hòn Dấu, Đồ Sơn, Hải Phòng

– Thần Đông Hải : Thành Hoàng đình Hưng Học, thi xã Quảng Yên

– Nam Hải Đại Vương

– Đông Hải Đại Vương

– Sát Hải Đại Vương (Tây Hải)

– Bột Hải Đại Vương (Bắc Hải)

BIỂN/BỂ ĐÔNG – BIỂN/BỂ BẮC

Động bể đông, bắc nồi rang thóc
Động bể bắc, đổ thóc ra phơi

—o—

Ai đi đâu đấy hỡi ai
Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm?
Tìm em như thể tìm chim
Chim bay bể Bắc anh tìm bể Đông
Tìm bể Ðông thấy lông chim nhạn
Tìm bể cạn thấy đàn chim di
Ai mang nhân ngãi ta đi
Thì mang nhân ngãi ta về cho ta!

—o—

Tàu Nam Vang  chạy ra biển Bắc
Xuồng câu tôm đậu sát bến nga
Thấy em mất mẹ còn cha
Muốn vô hoạn dưỡng biết là đặng không?

—o—

Ai đi đâu đấy hỡi ai
Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm?
Tìm em như thể tìm chim
Chim bay bể Bắc anh tìm bể Đông
Tìm bể Ðông thấy lông chim nhạn
Tìm bể cạn thấy đàn chim di
Ai mang nhân ngãi ta đi
Thì mang nhân ngãi ta về cho ta!

ĐẤT BẮC, TRỜI ĐÔNG

Vang lừng đất Bắc,
Tít bổng trời Đông

NƯỚC NAM, TRỜI NAM

Chia sẻ:
Scroll to Top