Nhân dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn, xin gửi một bài ghi chép buổi thiền
– Đề tài Xứ Thanh
– Ngày 23 tháng Chạp (2/2/2024)
– Người dẫn : Thu Hương
– Người thiền : Thanh Ngân
BÀ CHÚA XỨ THANH
Bạn có bao giờ cảm thấy tên của một xứ đôi khi chẳng ăn nhập gì với tính cách của con người xứ ấy không.
Bình Định là đất thượng võ, dân Bình Định cứng cỏi. Chả thế mà có câu “Ai về Bình Định mà coi. Con gái Bình Định bỏ roi, đi quyền”. Đất Phú Yên nổi tiếng với các ngôi chùa linh thiêng và các vị chân tu đắc đạo. Chả thế mà có câu “Tu Phật Phú Yên, tu tiên Bảy Núi”. Thế mà hai vùng đất ấy ghép vào nhau lại ra xứ … Nẫu.
Có câu “Vua xứ Thanh, thần xứ Nghệ”. Thanh Hoá là vùng đất phát tích ra nhiều vua chúa và nhiều triều đại quân chủ nhất trên đất nước Việt Nam, còn Nghệ An và Hà Tĩnh là đất sinh ra rất nhiều vị thánh hiền và thánh thần.
Nói đến thanh người ta nghĩ đến “thanh âm”, “thanh lịch”, “thanh toán”, “thanh liêm”, “thanh thản”, “thanh bạch”, “thanh khiết” …, những thứ nói chung chẳng liên quan gì đến vương quyền và vua chúa. Người ta bảo đất Thanh Hoá là địa linh nên sinh nhân kiệt, nhưng chẳng có ai nói “Dẫu không thanh lịch cũng người xứ Thanh.”
Năm nay mình đã đi Thanh Hoá 3 lần, mình thăm từ đình, đền, miếu, lăng tẩm vua chúa, nhà thờ họ, đến làng nghề và sông, núi, biển, hồ xứ Thanh. Cảm giác của mình là Thanh Hoá có năng lượng hổ, vì chỉ có đất hổ mới sinh ra được hơn 40 vị vua và các cụm di tích theo các dòng họ như thế. Thanh Long đối xứng với Bạch Hổ, mà đã có hổ thì sao còn có thanh. Lại có câu “Xứ Thanh cậy thế, xứ nghệ cậy thần”. Hổ là con vật đứng đầu về cậy thế. Muốn cậy thế, thì phải mạnh hình, mà đã mạnh hình thì sao có thể mạnh thanh.
Ngày ông Công, ông Táo, mình cố gắng cùng nhóm thiền về xứ Thanh, sau khi đã gặp được xứ Sơn Nam và xứ miền Nam rồi mà các xứ miền Trung vẫn còn rất khó khăn. Cuối cùng chúng mình cũng gặp được Bà chúa xứ Thanh, mà có phong cách “đời thế này, người thế kia, thì ta cứ theo thế ấy, dù ra sao cũng chả sao”.
Ngày xửa ngày xưa, bà chúa xứ Thanh được mẹ Trái đất giao cho vùng đất này, để làm bà Chúa xứ mẹ rất yêu thích vùng đất này, nhưng như thanh âm, lúc ngang, lúc sắc, lúc huyền, lúc hỏi, lúc ngã, lúc nặng, bà chúa xứ Thanh cứ biến hoá khôn lường, bay nhảy khắp nơi, thích chỗ nào là xà luôn đến chỗ đó, thích làm gì là làm luôn việc đó.
Một ngày bà chúa xứ Thanh lấy chồng, là một “kẻ không ai biết là ai”. Tất nhiên không ai ép bà chúa xứ Thanh lấy chồng cả, mẹ Trái đất chẳng bao giờ dạy bà chúa xứ Thanh phải làm thế này, thế kia mà vì “anh ấy đẹp trai quá, anh ấy hùng mạnh quá, anh ấy lại bảo mình phải lấy anh ấy và phải sinh con cho anh ấy, thì mình cứ lấy anh ấy và cứ sinh con cho anh ấy thôi”.
Ai cũng bảo bà chúa xứ Thanh cẩn thận, tên ấy không thực lòng yêu thương xứ sở này, Trái đất này, tên ấy không thực lòng muốn vợ sinh con, mà nó chỉ có ý đồ xâm chiếm toàn bộ xứ Thanh, toàn bộ Trái đất, nhưng bà chúa xứ Thanh chẳng quan tâm vì “Dù ra sao cũng chả sao”.
Chồng bà chúa xứ Thanh ra lệnh cho bà chúa xứ Thanh là em chỉ được sinh con thôi, còn “mọi việc cứ để anh lo”. Rất nhanh chóng, ông chồng áp đặt chủ quyền và kiểm soát mọi việc của xứ Thanh. Bà chúa xứ Thanh chiều theo hết, vì bản chất của bà vốn đã là chẳng muốn kiểm soát hay sắp đặt gì cả. Lúc đầu bà chúa xứ Thanh vẫn còn được đi đây đi đó, làm việc này việc khác, nhưng sau khi đã sinh một đàn con, ông chồng của bà chúa xứ Thanh không muốn bà hiện diện ra với bất kỳ ai nữa, không muốn bà tồn tại dưới bất kỳ hình thức nào nữa.
Bà chúa xứ Thanh chẳng phản đối, anh muốn thế nào thì anh cứ làm như thế ấy, vì “dù ra sao cũng chả sao”.
Rồi bà chúa xứ Thanh hoá thành làn gió, bay đi và gọi tất cả các con tới, bà bảo “Trái đất đang có nhiều đổi thay, có nhiều người đến đánh chúng ta. Họ đánh thì họ cứ đánh, chúng ta sống thì chúng ta cứ sống. Chúng ta không mạnh đánh nhau, chúng ta chỉ cần trải nghiệm. Chúng ta không quan trọng thắng thua. Cuối cùng chỉ có chính chúng ta mới biết mình thắng hay mình, mình thắng thua cái gì và như thế nào, mà kiểu gì chúng ta cũng thắng, bởi vì chúng ta sẽ trưởng thành cùng với các đổi thay. Các con hãy trải nghiệm bất kỳ điều gì các con muốn, làm bất kỳ điều gì các con thích, trong lúc trải nghiệm, muốn hận thì hãy cứ hận mà muốn yêu thì hãy cứ yêu”.
Nói xong bà chúa xứ Thanh tan đi trong các thanh âm.
“Xứ Thanh cậy thế” vì xứ Thanh có thế, thế của hổ, chính là tinh thần ông chồng của bà chúa xứ Thanh. Nguyên mẫu bà chúa xứ Thanh là thuỷ, nguyên thuỷ, mà nơi nào có thế, nơi ấy có nước, bời vì nước trụ ở những nơi có thế giữ nước như là ao, hồ, biển và nước chảy theo thế của đất như là thác, sông suối …
Bà chúa xứ Thanh vô cùng giống mẫu Thoải hoặc bà chính là nguyên mẫu của Mẫu thoải.
Mẫu Thoải là nước luôn đứng và trụ theo thế có sẵn. Mẫu Thoải là nước luôn chảy xuôi, không chảy ngược, luôn thuận theo, luôn chấp nhận, không chống đối, không phản đối, luôn cố gắng hướng tới nhưng lại không mong cầu, không nỗ lực vượt khó chịu khổ (như mấy cái giáo dục hiện đại). Nói như vậy không có nghĩa là bảo Mẫu Thoải làm gì Mẫu Thoải cũng làm theo đúng như thế. Mẫu Thoải nổi tiếng là luôn vâng lời cha mẹ, cha mẹ bảo gì Mẫu Thoải cũng vâng, nhưng đến lúc làm thật thì Mẫu lại cứ tiện đâu làm đấy, thuận sao làm vậy, nên thường xuyên những việc Mẫu Thoải làm cuối cùng hoá ra lại khác xa lời cha mẹ dạy, nhưng mà “dù ra sao cũng chả sao”.
Đứng trước những chuyện vụn vặt và không liên quan trực tiếp đến mình, giữ thái độ “Dù ra sao cũng chẳng sao” rất dễ, nhưng nếu mình yêu một người, mà người ấy phản bội mình, mình sinh con mà con mình lại găp nguy khốn, làm sao có thể “Dù ra sao cũng chẳng sao”.
Các sự kiện cuộc đời giống như những con sóng, nếu tầm nhìn của chúng ta quá ngắn và quá thấp, thì một con sóng đã đủ vượt quá tầm nhìn của chúng ta. Mỗi con sóng cuộc đời ập đến, chúng ta sẽ tung ra đủ mọi cảm xúc, tính toán và hành động như là nhảy sang bên, hay là đứng đón sóng, hay là bơi theo sóng. Rồi chưa kịp ngẩng mặt lên khỏi con sóng này, con sóng khác đã trùm tới, nhẹ thì làm chúng ta tối tăm mặt mũi, nặng thì quật ngã chúng ta. Kết quả là, sự đối phó của chúng ta với các sự kiện cuộc đời trở thành một vòng lặp bất tận.
Giả sử chúng ta có một tầm nhìn dài rộng về cả không gian và thời gian, xuyên suốt nguyên chu kỳ vận hành của nước và sóng, thì lúc đó chúng ta có thể vẫn bị sóng đánh ngã hết lần này đến lần khác nhưng chúng ta sẽ giữ được trạng thái “Dù ra sao cũng chẳng sao”, vì chúng ta biết rằng con sóng nào cũng đi về bờ và dù chúng ta dù có vấp ngã bao nhiêu lần thì cuối cùng nhất định chúng ta sẽ trưởng thành hơn. Chúng ta sẽ đi cùng, sống cùng toàn bộ chu kỳ của nước, của sóng, với thái độ “Dù ra sao cũng chả sao”, thay vì đối phó, đối đầu hay né tránh cục bộ từng cơn sóng.
Cách dạy con kiểu “Dù ra sao cũng chả sao” của bà chúa xứ Thanh gọi vui là “thanh quản”. Hổ dữ dạy con thì cho roi, cho vọt, còn thanh long dạy con thì cho con bay nhảy theo ý của mình. Cả hai cách dạy ấy nghe thì dễ mà làm đều không dễ. Ở xứ Thanh, có cha hổ và mẹ thanh, nên con cái nhiều người thành vua thành chúa.
Có một người hỏi mình rằng Thanh Hoá là đất của phủ “Sòng Sơn”, nơi mẫu Liễu Hạnh giáng hoá lần 3. Vì sao mẫu Liễu Hạnh ở phủ Sòng Sơn lại thành mẫu Thoải ? Mình xin trả lời như sau.
Theo tích, sau khi phạm tội làm vỡ chén ngọc của Ngọc Hoàng Thượng Đế, mẫu Liễu Hạnh giáng hoá 3 lần ở 3 nơi
– Lần 1 là phủ Nấp ở Nam Định, Nam Định nói chung thuộc xứ Sơn Nam, nhưng cụ thể nơi đây là một vùng biên xứ. Vì là phủ Nấp nên cơ bản rất ít người biết. Trong lần giáng này, mẫu Liệu Hạnh không có nhiều tương tác như lần hai mà mở chùa thờ Phật ở nhà. Ngoài ra, vì đây là điểm nguyên khởi cho cả ba lần giáng hoá, nên mang năng lượng gốc của mẫu Thượng Thiên, và cũng vì là năng lượng thượng thiên nên không dễ gặp, không gần gũi.
– Lần 2 là phủ Tránh, nhưng người đi lễ thường biết đến tên phủ Vân Cát hoặc phủ Dầy, và tên phủ Tránh được chuyển thành phủ chính. Liễu Hạnh có một nghĩa là hạnh của cây liễu, mà có năng lực uyển chuyển và sinh sôi của mộc khí. Trong lần giáng này, mẫu Liệu Hạnh có sự chuyển hoá sang mẫu Thượng Ngàn, cụ thể là bà lấy chồng, sinh con, có rất nhiều tương tác xã hội, mang tính mộc. Phủ này do đó thu hút rất đông người đến hành lễ.
– Lần 3 là phủ Sòng Sơn, sòng là lộn sòng, nghĩa là đây là điểm chuyển hoá từ trời thành đất, từ thượng thành hạ. Ở đây, mẫu Thượng Thiên gốc chuyển hoá thêm một lần thứ ba từ mẫu Thượng Ngàn thành Mẫu Thoải.
Ba lần giáng sinh này phản ảnh một chu trình chuyển hoá của nước, từ trạng thái Thượng Thiên qua Thượng Ngàn xuống Thoải, mà cũng phản ánh trạng thái của máu rời khỏi tim đi nuôi cơ thể, đồng thời là trạng thái dòng máu gốc của tính nữ đi vào đầu thai. Chu trình này đi qua tất cả các thanh sắc lên, xuống, bằng, nặng, hỏi và ngã.
NHỮNG ĐỨA CON CỦA XỨ THANH
Bài thiền này là một ký ức về một thủa xa xưa của Trái đất, của một đứa con của Mẫu, của Mẹ, của bà Chúa xứ Thanh.
Một ngày, mẹ bỗng gọi tất cả các con tới và bảo “Trái đất đang có nhiều đổi thay, có nhiều người đến đánh chúng ta. Họ đánh thì họ cứ đánh, chúng ta sống thì chúng ta cứ sống. Chúng ta không mạnh đánh nhau, chúng ta chỉ cần trải nghiệm. Chúng ta không quan trọng thắng thua. Cuối cùng chỉ có chính chúng ta mới biết mình thắng hay mình, mình thắng thua cái gì và như thế nào, mà kiểu gì chúng ta cũng thắng, bởi vì chúng ta sẽ trưởng thành cùng với các đổi thay. Các con hãy trải nghiệm bất kỳ điều gì các con muốn, làm bất kỳ điều gì các con thích, trong lúc trải nghiệm, muốn hận thì hãy cứ hận mà muốn yêu thì hãy cứ yêu”.
Đàn con ngây thơ, nghe mẹ nói chỉ hiểu lơ mơ rằng không nhất thiết phải đánh nhau.
Có những đứa có suy nghĩ rằng bọn nó đến đánh bọn mình thì bọn mình phải đánh lại. Những đứa nghĩ như thế thành lập ra một nhóm không quá đông nhưng tinh nhuệ đi đường kỹ thuật, có một đứa lãnh đạo. Bọn này cho rằng phải có một nhóm giỏi, nên bọn nó chọn người vào nhóm kỹ càng và loại người không xứng đáng ra khỏi nhóm. Bọn nó đi tìm thấy giỏi để học bài bản về đánh nhau, làm sao đánh nhau phải có kỹ thuật và chiến lược. Mục đích của bọn này là chiến đấu và đã chiến đấu là phải chiến thắng, nghĩa là bọn nó phải mạnh hơn quân địch. Bọn nó phải không ngừng rèn luyện để liên tục trở nên mạnh hơn chính bọn nó trước đó và những bọn khác quanh bọn nó.
Lại có những đứa cứ băn khoăn : Sao bọn nó lại đánh mình nhỉ ? Bọn nó có đánh mình thật không ? Bọn nó là ai ? Bọn nó từ đâu tới ? Bọn nó có giống mình không ? Đứa nào tư duy sâu hơn một chút thì hỏi : Bọn nó đánh mình để làm gì ? Mình đánh lại bọn nó để làm gì ? Hỏi thì cứ hỏi thôi mà chẳng có câu trả lời.
- Cô giáo dẫn thiền : Đây là những câu hỏi mà chúng ta phải đặt ra trong moi cuộc chiến, bao gồm chiến tranh với Campuchia, với Trung Quốc, với Pháp, và với Mỹ; dù có thể không có hoặc có quá nhiều câu trả lời
Bọn hay đặt câu hỏi thì thường lại chẳng mạnh đánh nhau. Bọn này thích quan sát, xem xét, tìm hiểu hơn. Những đứa kiểu này rất đông, dù mỗi đứa một tính cách, điểm chung là bọn nó không biết đánh nhau, không thích đánh nhau, không thường xuyên đánh nhau, nhưng lại luôn tò mò muốn xem cái bọn đánh nhau là ai và các trận đánh nhau diễn ra như thế nào. Bọn này trốn trốn, nấp nấp, ở bên cạnh vùng chiến sự hoặc tìm những nơi vừa ngừng chiến sự để hóng hớt chuyện chiến sự đã qua. Bọn này lại chơi với nhau thành mạng lưới buôn dưa lê về chuyện chiến sự từ nơi này sang nơi khác.
Có một đứa mà được cả bọn gọi là con Y Nguyên, con này không muốn đánh nhau hay làm cái gì thực sự cả vì nó sợ chết. Nó xem các bên đánh nhau thế nào, nhưng đến đoạn nguy hiểm là nó đi trốn, vì nó sợ không trốn thì nó toi. Cho nên, nó cứ lặp lại việc là nhìn người ta đánh nhau rồi đến đoạn đánh nhau nguy hiểm thù nó đi trốn. Con này chỉ thích mình luôn nguyên vẹn, không bị sứt mẻ, không gặp nguy hiểm gì hết. Nó chơi lẻ, không vào nhóm nào, vì nó chẳng cần ai mà cũng chẳng ai cần nó.
Em (người thiền) chưa đánh nhau bao giờ nhưng nếu cần chắc em cũng đánh nhau được, chỉ là em không thích căng thẳng. Thế là em không vào nhóm đánh nhau. Em thích cái nhóm buôn dưa lê nhất. Nhóm buôn dưa lê thực chất là nhóm quan sát. Bọn này chủ trương rằng biết mình, biết người là thắng. Em thấy làm gì cũng được, miễn sao vui, mà càng lê la buôn dưa lê nhiều thì càng biết nhiều, và càng biết nhiều thì càng vui thôi.
Thế là em gia nhập nhóm quan sát. Gọi là gia nhập nhóm cho vui, chứ nhóm này ai cũng giống nó, nghĩa là lơ va lơ vơ, không phân công chức năng nhiệm vụ, cũng chẳng có thằng nào đứng đầu. Chỉ là những đứa hơp nhau, thấy vui chuyện thì buôn từ việc này sang việc khác và lâu lâu thì tập hợp lại. Bọn này có tin tức gì cũng chia sẻ và có kinh nghiệm gì cũng truyền cho nhau. Bọn này đi hóng hớt, ngó nghiêng và tám chuyện đủ mọi nơi và với đủ mọi người, nên thông tin của bọn này rất tốt, tốt hơn cả mấy nhóm quan sát có tổ chức, phân chia nhiệm vụ và đào tạo đàng hoàng.
Một hôm, một con trong nhóm buôn dưa lê của bọn em đi chơi về bảo rằng nó quen một anh của quân địch. Cả nhóm em nhao nhao bảo sao mày kết bạn với bọn địch. Con đấy trả lời rằng tao thấy anh đấy dễ thương, mai tao đi theo anh ấy, sống với anh ấy. Con này bảo tao không có thông tin gì bí mật, mẹ không cho thông tin, tao cũng chả ảnh hưởng đến bọn mày.
Bọn này nghe con này bảo thế, cả đám còn lại chưng hửng, cũng chả biết làm như vậy là sai hay đúng. Trước đây chả thấy mẹ dặn dò rằng không đánh nhau thì nên làm gì. Thế là, bọn này bảo một số đứa nào đi nghe ngóng tình hình của mẹ và xem mẹ muốn đi. Chẳng đứa nào nghe được tin tức gì của mẹ. Có đứa bảo rằng mẹ biết hết mọi chuyện mà chả nói gì cả. Lại có mấy đứa nghe ngóng bên nhóm đánh nhau về bảo là bọn đó chết nhiều lắm nhưng bọn nó không dừng lại mà càng chết nhiều, sẽ càng quyết chí đánh nhau mạnh hơn.
Bọn buôn dưa lê chả đánh nhau với ai, nhưng nhiều thông tin nên toàn dạt về ở những vùng không bị đánh nhau, hoặc chưa đến lúc bị đánh hoặc đã qua lúc bị đánh. Vì chả ai đánh bọn này cả, nên bọn này như phóng viên chiến trường.
Đi quan sát đánh nhau mãi thế cũng chán, thỉnh thoảng có đứa muốn đi làm việc khác, như là đi yêu quân địch hay thử đánh nhau trực tiếp xem sao, thì bọn nó cứ đi. Có đứa đi là đi luôn, chẳng biết còn sống hay đã chết, có đứa đi mà vẫn giữ liên lạc, rồi quay về kể bao chuyện vui.
Nhóm quan sát nhìn bề ngoài tưởng là bị chia rẽ, nhưng bọn nó luôn kết nối với nhau một cách nào đó, chúng nó vừa có nhiều trải nghiệm phong phú lại vừa sẵn sàng chia sẻ trải nghiệm với nhau.
Khi nào chán làm mãi một việc, khi nào quan sát mãi không học thêm được nữa, tự nhiên bọn nó mất động lực quan sát và chuyển sang làm việc khác. Chính vì thế nhóm này cũng tan dần, hoặc lúc đông lúc vắng, nhưng khi có gì vui bon này tụ tập lại và liên lạc giữa bọn chúng vẫn sâu và rộng hơn các nhóm khác.
Nhóm đánh nhau bảo bọn quan sát là vô công rồi nghề, nhưng bon này hoc được nhiều theo kiểu của bọn nó. Nhóm đánh nhau giữa kỷ luật và liên lạc tốt trong nội bộ nhóm, nhưng lại không kết nối tốt với thế giới bên ngoài, ngay cả với mẹ và với xứ sở.
- Cô giáo : thời hiện đại thì bọn này sẽ bị gọi là bọn vô lương tâm, ăn chơi lêu lổng giữa lúc chiến tranh nước sôi lửa bỏng, đau khổ và hy sinh của anh em và đồng bào chất chồng
Một ngày em cũng chán quan sát, em quyết định tách nhóm đi chơi một mình.
Có một đứa muốn đi xem cái con bỏ đi thằng quân địch giờ sống ra sao. Nó về kể rằng hai đứa đó sống với nhau, mà mỗi thằng một việc, thằng đánh nhau cứ đánh nhau, thằng vui chơi cứ chơi tiếp, bọn còn lại nghe chuyện đôi đó cũng chả hiểu gì. Em nghe cũng tò mò về quân địch. Thế là, em đi tìm cái đứa đã đi sống với quân địch. Con đó sống vui vẻ bình thường, chả biết gì về tình hình chiến sự bên ngoài. Qua chuyện của con đó, em thấy kẻ địch cũng có 5, 7 loại, nên rất tò mò muốn tìm hiểu quân địch sâu hơn nữa.
Một ngày trên đường em gặp cuộc chiến rất lớn, có cả một chị bạn đã từng thân thiết, em nấp lại xem. Khi cuộc chiến qua đi, cả hai bên rút hết, thì tự dưng có một thằng địch ở lại.
- Cô giáo dẫn thiền : Thực ra, trên người mỗi quân địch dù sống hay chết đều có cài máy định vị, máy quét sóng và các thiết bị điều khiển từ xa, khi định vị được em và thì bọn nó sẽ chạy lệnh điều khiển tự động cho thằng địch có tần số tương hợp với tần số của em ở lại chiến trường để thu hút em đến.
Em chạy ra hỏi thằng địch rằng mày là ai, sao mày lại ở đây, mày đến đây làm gì, mày thuộc bên nào. Thằng đó nhìn em, biết thừa biết em không phải là quân bên nó, nó hỏi em có phải nội gián không, em trả lời rằng em đi ngang qua muốn hỏi thăm, nó lại bảo mày định dụ dỗ tao, em lại bảo là em không làm gì nó đâu. Nói đi nói lại một hồi, nó thấy em là con không biết gì, nó thờ dài một cái. Em tâm sự, hỏi bọn mày đánh nhau thế thấy vui à, thích chỗ này thì đến đây mà ở, sao lại đánh nhau. Thằng này bảo em rằng con này mày ngu thế, bon tao không đến đây để ở, mà đến đây để phá. Em chẳng hiểu sao bọn nó lại đến đây để phá. Thằng này cũng chẳng biết vì sao phải phá, chỉ biết đó là nhiệm vụ.
- Cô giáo dẫn thiền : Nghe đến đoạn này bỗng nghĩ đến quân Khơ me đỏ, quân Pháp và quân Mỹ
Em bảo bọn mày khổ nhỉ, cứ tưởng đánh nhau phải vui, chứ bọn tao sống vui lắm. Em rủ thằng này làm bạn, thằng này chả hiểu có đang bị lừa không, nhưng vẫn bảo rằng bọn tao đánh ở đâu thì tao đánh tín hiệu cho mày để mày đến xem. Thằng này hỏi thế mày không hận người đến đánh mày à. Con này trả lời rằng nếu thấy chỉ nghe kể về chiến tranh thì cũng hận, còn nếu trực quan, thì thấy dễ hiểu hơn, bọn đich cũng ghét bọn bảo vệ Trái đất mà.
Thằng này về, rồi đến các cuộc chiến tiếp theo, nó đều đánh tín hiệu gọi con này đến xem. Một thời gian sau, thằng này không đánh nhau nữa, mà đi theo con này đi chơi.
Con này dù tách nhóm đi chơi riêng, vẫn giữ mạng lưới thông tin với nhóm, nên nó vẫn có thông tin về những chỗ an toàn có thể đến chơi được. Con này đẫn thằng này đến những chỗ không có chiến sự, thường là những chỗ vừa kết thúc các đợt đánh nhau.
Bọn này ra một chỗ vừa kết thúc đánh nhau. Chả hiểu thế nào, con này bị thương ở chân chả đi được, nhảy lò cò. Thằng này bảo mày chả đánh nhau cũng bi thương, nếu mà đánh nhau thì mày chắc chắn chết. Con này cũng chưa từng bi thương, nó bảo thằng này ra một vùng có hơi nước, mờ ảo, như xông hơi, nó bảo mẹ tao bảo khi nào bi thương xuống đó thì sẽ được chữa lành. Con này đi vào đó ngồi như xông hơi, rồi ra ngoài là khỏi luôn. Thằng này trố mắt ra, bảo chỗ này hay quá, đánh nhau mà phá hết chỗ này thì tiếc. Con này bảo mẹ tao bảo chả sao, phá chỗ này thì lại có chỗ khác với các chức năng khác, nên dù ra sao cũng chả sao.
Thằng này chả muốn đánh nữa, ngày nào cũng đánh, chán rồi, bây giờ đi với con này khám phá được nhiều chỗ cũng hay.
Đi chơi một thời gian, thằng này bảo con này yếu quá, dù không đánh nhau cũng phải biết kỹ thuật, mánh khoé, để trốn nấp. Con này hỏi như thế, có phải phản bội không. Thằng này bảo nó chán rồi, nó mặc kệ. Sau khi được day về đánh nhau, con này cũng thử đánh nhau. Bọn này chỉ đi đánh nhau cho vui, cứ khi nào thằng kia bảo rút thì con này rút, không đánh đánh đến cùng hay cảm tử. Sau mỗi vụ đánh đấm, hai đứa nằm lăn ra bảo vui quá thích quá. Thằng này có góc nhìn khác về nơi nó tấn công, con này có góc nhìn khác về phe kẻ địch với mình.
Một ngày, con này đưa thằng này đến gặp cả nhóm cũ của mình, nhưng hôm đó cả bọn này bị đánh úp, chết khá nhiều : Thằng kia bi định vị. Bon bạn bảo con này là cõng rắn cắn gà nhà. Bọn nó, đứa nào không chết thì té hết đi và ngắt kết nối với con này.
Con này không tin thằng kia phản bội mình nhưng chả có thông tin, vì thằng kia mất tích (thực ra nó bi kéo về chỗ của bọn địch).
Con này đi tìm thằng này khắp nơi, vừa đi vừa gào tên thằng này. Cuối cùng một ngày thằng này cũng chạy ra gặp nó. Thằng này bảo nó bị đinh vị, bị theo dõi, bọn kia kiểm soát hết mọi hành vi của nó. Thằng này bảo mẹ mày biết về quân địch mà sao không dạy bảo gì mà vẫn cho con cái đi ra ngoài. Rồi ngay lúc này, con này cũng bị định vị và đánh cho trọng thương.
Con này trước lúc chết bảo nó đã hiểu những điều mà bà mẹ nói, rằng các con hãy cứ trải nghiêm đi, cần hận thì hận, cần yêu thì cứ yêu, đó là lời cuối trước khi mẹ nó đi, mẹ nó chết. Nó bảo nó hiểu mẹ rồi. Mong ước của nó là về cái huyệt, chỗ đó dễ găp mẹ nó, nó muốn để thân thể và trải nghiêm của nó hoà vào đất, về với mẹ, nó không muốn trải nghiệm của nó chết cứng ở đó, nó muốn nó trải nghiêm của nó được về với đất, với mẹ, được tiếp tục.
Thằng bạn địch tìm cách ngăn cản, nó bảo thân thể của nó, nó phải giữ y nguyên, dù sống hay chết, sao lai hoà vào đất. Con này không nghe, nó vẫn cứ muốn chết đi thì tan vào đất, về với mẹ.
Nó hiểu là nó không thể sống thực sự mà vẫn y nguyên, vẹn nguyên hay đứng nguyên vì cái gốc của nó ngay từ đầu đã nguyên rồi, nên đến lúc cuối này, nó nguyện cho nó hoà vào đất, quay về với mẹ, với gốc, với nguyên. Cuối cùng nó chết, và hồn nó về được với mẹ, gặp được mẹ. Chỗ nó chết là Thác voi, Thạch Thành, Thanh Hoá.
Bà mẹ đã biết trước cả một tiến trình xuyên suốt của sự sống và cái chết, chính là Nguyên. Bà mẹ lúc ban đầu không cần các con giỏi dốt hay phải làm cái này cái kia, mà các con chỉ cần trải nghiệm. Cho nên, bà mới nói với các con rằng “Dù ra sao cũng chẳng sao”.
Trải nghiệm được một vòng nhìn lại thì mới biết thế nào là Nguyên. Đầu chu kỳ là khởi nguyên, là nguyên thuỷ, là ngây thơ và cuối chu kỳ là nguyên vẹn, là trưởng thành. Ngay từ đầu đã là Nguyên thì đến cuối cùng của chu kỳ cũng vẫn sẽ là Nguyên, chỉ cần đừng dừng lại. Đó là Nguyễn.
Con thất bại nhất là con Y Nguyên, vì nó không trải nghiêm cái gì thực sự đủ sâu sắc, chỉ đứng ngoài nhìn, vì cứ trải nghiệm thì lại sợ và không làm nữa.
- Cô giáo : Có thể một lúc nào đó, chúng ta sẽ nhìn lại tất cả các cuộc chiến tranh với tính Nguyên, có thể lúc đó chúng ta mới hiểu thế nào là Bách Việt, thế nào là xứ sở, thế nào là đất nước