Nguyên tắc cơ bản
Có 2 xung lực tác động đến phân bố địa lý của các dân tộc là
– Xu hướng tập trung (kim hoả thổ) : Đây là xu hướng hiện và trội trong công nguyên, ví dụ sự bành trướng và đồng hoá của Trung Quốc
– Xu hướng phân tán (thuỷ khí mộc) : Đây là xu hướng ẩn, để cân bằng với xu hướng trên
Khi đi hết chu kỳ (mà một trong các chu kỳ là công nguyên), sự tập trung đi đến cực đoạn, sẽ dẫn đến trạng thái xung đột và phân rã, và các phần tử bị phân rã đến tận cùng sẽ liên kết trở lại vì đây là tình trạng nguyên thuỷ sẵn có, chỉ là bị ẩn đi trong quá trình phân rã.
Lịch sử và địa lý hiện nay chỉ tập trung vào tính trội, nên thiếu vì hiện thực không giữ được tính nguyên.
===
GIAI ĐOẠN NGUYÊN THUỶ – MẸ XỨ SỞ
– Thời kỳ của các vị thần sáng tạo ở tầm mức vũ trụ, Trái đất, mà được mô tả trong tất cả các văn minh ở mọi xứ sở
– – – Bàn Cổ, Phục Hy, Thần Nông, Nữ Oa,
– – – Po Nagar : mẹ xứ sở
– – – Vishnu, Shiva, Brahma, Krishna
– – – Các vị cổ Phật : Quán Âm, Thích Ca, Di Lặc, Adiđà
Các vị thần sáng tạo được gọi các tên khác nhau trong các văn minh khác nhau
===
GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH CÁC DÂN TỘC
– Đế Minh sinh Đế Nghi & Lộc Tục
– – – Đế Nghi giữ phương Bắc
– – – Lộc Tục giữ phương Nam (mẹ là bà Đỗ Thị)
– Lộc Tục con Đế Minh lấy Long Nữ con Long Vương sinh Lạc Long Quân
– Lạc Long Quân & Âu Cơ sinh bọc trăm trứng Bách Việt
– – – Âu Cơ & 50 con lên rừng
– – – Lạc Long Quân & 50 con xuống biển
– Con trưởng của Âu Cơ dựng nước Văn Lang, của bộ lạc Lạc Việt
Đây là một chuỗi phân tán.
===
GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH CÁC QUỐC GIA
Nếu chỉ đi theo lịch sử và nước Văn Lang của Vua Hùng để về đến nước Việt Nam với 64 dân tộc hiện tại thì sẽ không bao giờ tìm được tính nguyên của Bách Việt. Tuy nhiên, sử địa của Văn Lang vẫn là điểm xuất phát để tìm về toàn bộ Bách Việt, vì đây là bộ phận giữ được tính độc lập xuyên suốt nhất.
Thời Văn Lang của các vua Hùng, Lạc Việt của Bách Việt, kinh đô ở Phong Châu, nay thuộc tỉnh Phú Thọ (xứ Đoài), bị Thục Phán An Dương Vương (là một nhánh Âu Việt của Bách Việt) tiêu diệt hoặc sát nhập.
Các triều đại song song có biên giới hoặc ảnh hưởng
– Phía Đông : biển Đông
– Phía Tây Bắc : Ba Thục (bình địa Tứ Xuyên)
– Phía Tây Nam : Hồ Tôn (Hồ Tôn Tinh)
– Phía Bắc (biên giới tạm tính của nước Văn Lang là sông Dương Tử, hồ Động Đình) :
– – – Nhà Hạ (hơn 2000 năm TCN – 1766 TCN) là phong kiến phân quyền, bộ lạc, có nhiều nước nhỏ
– – – Nhà Ân/Thương (1766 TCN – 1122 TCN, hoặc 1556 TCN – 1046 TCN, hoặc 1600 TCN – 1046 TCN, có chiến tranh với Văn Lang qua sự tích Thánh Gióng đánh giặc Ân; bị nhà Chu diệt
– – – Nhà Chu (1046 TCN – 256 TCN), kế tục nhà Thương, có nhiều chư hầu, bị nhà Tần tiêu diệt
– – – Nước Việt của Bách Việt (khoảng 2000 năm TCN – 306 TCN) bị đánh bại bởi nhà Sở : nước Việt có thể song song tồn tại với Văn Lang hoặc chung gốc với Văn Lang thủa ban đầu
Trong giai đoạn cuối của nhà Chu
– – – Thời Xuân Thu : chuyển từ phong kiến phân quyền sang phong kiến tập quyền
– – – Thời Chiến Quốc : chuyển từ phong kiến phân quyền sang phong kiến tập quyền —> thành lập nhà Tần
Hiện tượng tự xảy ra ở nước Văn Lang
Lưu ý :
– Các đất nước có nguồn gốc Bách Việt trong nhóm theo mẹ Âu Cơ lên rừng (tập trung ở phía Bắc)
– – – Văn Lang : chắc chắn
– – – Nước Việt : chắc chắn
– – – Nước Thục (của Thục Phán) : chắc chắn
– – – Nước Chu và/hoặc một số chư hầu của nước Chu :
– Các đất nước có nguồn gốc Bách Việt trong nhóm theo cha Lạc Long Quân
– – – Các quốc gia/bộ lạc ở phía Nam và Tây Nam của Văn Lang mà sau này thành Khơ me, Ai Lao, Chiêm Thành …
Giai đoạn này tính phân tán vẫn mạnh và trội hơn tính tập trung về dân tộc và lãnh thổ.
===
THỜI KỲ CHUYỂN ĐỔI TỪ NHÀ NƯỚC PHÂN QUYỀN SANG PHONG KIẾN TẬP QUYỀN
Giai đoạn này có sự tranh đấu tính phân tán và tính tập trung về dân tộc và lãnh thổ.
Thời chiến tranh giữa Âu Việt & Lạc Việt của nhà nước Văn Lang. Âu Việt là bộ phận người Việt tách ra khỏi sự tập trung hoá nhà Tấn ở phía Bắc, do An Dương Vương lãnh đạo, hướng xuống phía nam tấn công Văn Lang. Có thể gọi đây là cuộc nội chiến giữa hai tộc của Bách Việt.
– – – Phía Bắc : Nhà Tần (221 TCN – 206 TCN)
Các di tích về sự kiện chiến tranh Âu Việt & Lac Việt có rất nhiều ở miền Bắc Việt Nam hiện nay.
Về huyền sử, đây là giai đoạn xẩy ra giao tranh Sơn Tinh – Thuỷ Tinh, và Tản Viên Sơn Thánh
Thời nước Âu Lạc của Thục An Dương Vương (257 – 208 TCN hoặc 208 – 179 TCN) người chiến thắng trong cuộc chiến Âu Việt và Lạc Việt, đặt kinh đô ở Cổ Loa (Thành Cổ Loa) nay thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội (xứ Kinh Bắc).
– – – Phía Bắc : Nhà Tần (221 TCN – 206 TCN)
– – – Phía Đông Bắc : Nhà Triệu sau này thành lập nước Nam Việt
– – – Phía Tây :
– – – Phía Nam : Phù Nam
Thời nhà Triệu, nước Nam Việt (203 TCN – 111 TCN) thành Long Hưng của Triệu Đà đặt ở Văn Giang, Hưng Yên ngày nay (xứ Sơn Nam). Các triều đại song song có biên giới hoặc ảnh hưởng
– – – Nhà Tây Vu, trung tâm đặt ở Cổ Loa (??? – mất năm 111 TCN)
– – – Nhà Tây Hán (220 TCN – 9)
– – – Mân Việt
Lưu ý : Các đất nước có nguồn gốc Bách Việt
– Âu Lạc tạo ra từ Âu Việt và Lạc Việt
– Mân Việt
– Nam Việt (có thể)
===
GIAI ĐOẠN TẬP QUYỀN & TẬP TRUNG VỀ LÃNH THỔ
Thời Hai Bà Trưng (sinh ??? – mất 43 TCN), nước Lĩnh Nam đóng đô ở Mê Linh, nay là Hà Nội (xứ Đoài). Các triều đại song song có biên giới hoặc ảnh hưởng
– – – Thời nhà Hán – Đông Hán (25-200)
– – – Phía nam : Các quốc gia, bộ lạc cổ từ xứ Nghệ trở xuống (Mã Viện của Đông hán chỉ tiến đánh Hai Bà Trưng được xuống xứ Thanh)
– – – Phía Tây : Các quốc gia, bộ lạc cổ
– Thời Lý Tiến
– Thời Sỹ Nhiếp (sinh 137 – mất 226), đóng đô ở Luy Lâu, nay là Bắc Ninh (xứ Kinh Bắc)
– – – Thời Hán : Đông Hán (25 – 200)
– – – Thời Tam Quốc (220–280) gồm Tào Ngụy tương đương với các quốc gia phía Bắc sông Dương Tử thời trước, Thục Hán tương đương với Ba Thục và các quốc gia vùng bồn địa Tứ Xuyên, và Đông Ngô tương đương với các quốc gia Văn Lang của Âu Lạc; Nam Triều của Lưu Tống, Nam Tề, Lương và Trần; Nam Việt nhà Triệu
– – – Phía Nam : Lâm Ấp (192-605) khoảng từ Quảng Bình đến Quảng Nam
– Thời Tây Tấn (266-316)
– – – Phía Nam : Các bộ lạc trong đó có Chămpa thời kỳ đầu
– Thời Đông Tấn (317-420)
– – – Phía Nam : Lâm Ấp (192-605) khoảng từ Quảng Bình đến Quảng Nam
– Thời Nam Triều : Hà Nội là huyện Tống Bình
– – – Phía Bắc : Lưu Tống (420 – 479) – Nam Tề (479-502) – Nhà Lương (502-557)
– – – Phía Nam : Lâm Ấp (192-605) khoảng từ Quảng Bình đến Quảng Nam
– Thời Tiền Lý Nam Đế (544 – 548)
– – – Thời Nam Triều – nhà Lương (502-557)
– – – Lâm Ấp (192-605) khoảng từ Quảng Bình đến Quảng Nam
– Thời Triệu Việt Vương (548 – 571)
– – – Phía Bắc: nhà Lương (502-557) – nhà Trần (557-589)
– – – Phía Tây : Nước Dã Năng (thuộc Ai Lao)
– – – Phía Nam : Lâm Ấp (192-605) khoảng từ Quảng Bình đến Quảng Nam
– Thời Hậu Lý Nam Đế (571 – 602)
– – – Nhà Tuỳ (581-619)
– – – Lâm Ấp (192-605) khoảng từ Quảng Bình đến Quảng Nam
– Thời nhà Đường (618-907) : Hà Nội là thành Tống Bình
– – – Phía Bắc : Nhà Đường (618-907)
– – – Phía Nam : Lâm Ấp (192-605) khoảng từ Quảng Bình đến Quảng Nam
– – – Phía Tây Nam : Chămpa và các bộ tộc liên quan
– Thời họ Mai : Hà Nội là thành Tống Bình. Có 3 vua họ Mai là
– – – – – – Mai Hắc Đế (713 – 722), kinh đô Vạn An ở huyện Nam Đàn, Nghệ An (xứ Nghệ);
– – – – – – Mai Thiếu Đế (722) lên ngôi thay cha rồi tử trận.
– – – – – – Mai Kỳ Sơn, Bạch Đầu Đế (722) được tôn lên làm vua ở Điều Yên, nay thuộc An Hải, huyện An Lão, Hãi Phòng (xứ Đông)
– – – Phía Bắc : Nhà Đường (618-907)
– – – Phía Nam & Tây Nam : Nước Chămpa & các bộ tộc liên quan
– Thời nhà Đường (618-907) : Hà Nội là thành Tống Bình
– – – Phía Bắc : nhà Đường (618-907)
– – – Phía Nam & Tây Nam : Hoàn Vương Panduranga (757 – 859) & các bộ tộc liên quan
– Thời họ Phùng : Hà Nội là thành Tống Bình. Có 2 vua họ Phùng là Phùng Hưng (770– 789/791/802) và Phùng An (sinh 771 – mất 806)
– – – Phía Bắc : Nhà Đường (618-907)
– – – Phía Đông Nam : Hoàn Vương Panduranga (757 – 859)
– Thời họ Khúc : Hà Nội là Đại La (thành Đại La). Họ Khúc (905 – 923 hoặc 930) truyền nối làm chức Tiết độ sứ gồm 3 đời: Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo, Khúc Thừa Mỹ
– – – Phía Bắc : Nhà Đường (618-907)
– – – Phía Đông Nam : Chiêm Thành (859 hoặc 875–1471)
– – – Phía Tây :
– Thời Dương Đình Nghệ (931 – 937), đóng đô ở thành Đại La, bị giết bởi Kiều Công Tiễn
– – – Phía Bắc : Nhà Nam Hán (917-971)
– – – Phía Đông Nam : Chiêm Thành (859 hoặc 875–1471)
– Thời Kiều Công Tiễn (937–938), bị giết bởi Ngô Quyền
– – – Phía Bắc : Nhà Nam Hán (917-971)
– – – Phía Đông Nam : Chiêm Thành (859 hoặc 875–1471)
– Thời Ngô Quyền (939 – 944), đóng đô ở Cổ Loa
– – – Phía Bắc : Nhà Nam Hán (917-971)
– – – Phía Đông Nam : Chiêm Thành (859 hoặc 875–1471)
– Thời Dương Tam Kha (944 – 950), truất ngôi vua của Ngô Xương Ngập
– – – Phía Bắc : Nhà Nam Hán (917-971)
– – – Phía Đông Nam : Chiêm Thành (859 hoặc 875–1471)
– Thời Ngô Xương Văn (950 – 965), đóng đô ở Cổ Loa, có mời Ngô Xương Ngập về làm vua cùng
– – – Phía Bắc : Nhà Nam Hán (917-971)
– – – Phía Đông Bắc : Nhà Tống (960 –1279)
– – – Phía Tây Bắc : Nhà Đại Lý (937 –1253)
– – – Phía Đông Nam : Chiêm Thành (859 hoặc 875–1471)
– Thời loạn 12 xứ quân
– – – Sứ quân : Ngô Xương Xí cát cứ ở Thanh Hoá, hàng Đinh Bộ Lĩnh, sau khi mất ông được thờ ở làng Phú Duy, xã An Tiến, huyện Mỹ Đức, Hà Nội và làng Phí Trạch, xã Phương Tú, huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Cả hai nơi đều thuộc châu Đường Lâm, xứ Đoài. Ngoài ra ông còn được thờ ở đền Khai Long xã Tân Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An… Cuối đời ông ở ẩn ở Thanh Hoá, chính thức kết thúc triều đại nhà Ngô.
– – – Sứ quân : Ngô Nhật Khánh, cát cứ ở Đường Lâm, quê của Ngô Quyền, hàng Đinh Bộ Lĩnh, làm con rể Đinh Bộ Lĩnh 10 năm rồi chạy sang Chiêm Thành, chết trên đường đi cùng quân Chiêm Thành đánh Hoa Lư
– – – Sứ quân : Kiều Công Hãn (??? – mất 967) cát cứ ở Phong Châu, và được thở ở đền Gin xóm Chiền, thôn Hiệp Luật, xã Nam Dương, huyện Nam Trực, Nam Định, nơi ông mất
– – – Sứ quân : Kiều Thuận, cát cứ ở phía Bắc Phong Châu, ông là người trấn giữ và phát triển vùng này 20 năm, xây thành luỹ, đạo tạo quân đội chặt chẽ, phát triển kinh tế xã hội, kết nối với dòng họ Ma của địa phương. Ông có công lớn với đất và dân bản xứ. Ông là xứ quân cuối cùng bị tiêu diệt bởi Đinh Bộ Linh. Đền thờ và lăng mộ của ông là ở Trù Mật, Xã Văn Lung, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ.
– – – Sứ quân : Đỗ Cảnh Thạc, cát cứ ở vùng Đỗ Động Giang, là xứ quân mạnh nhất về quân sự. Đền thờ chính của ông, đền Tam Xã ở chân núi Sài Sơn, gần chùa Thầy là nơi ông mất vì trúng tên độc. Ông được thờ làm thành hoàng ở nhiều nơi ở Thanh Oai, Quốc Oai, Thạch Thất (Hà Nội).
– – – Sứ quân : Lý Khuê cát cứ vùng Siêu Loại (nay là vùng giữa Hưng Yên và Bắc Ninh, xưa là xứ Kinh Bắc). Ông là người không dùng binh đao, mà người chuyên về học thuật. Ông được thờ ở đình Yên Bình, thôn Yên Bình cùng vợ ông (người thôn Yên Bình) và đình Dương Đanh thôn Dương Đanh, là nơi ông mất. Cả hai nơi nay đều thuộc xã Dương Xá, Gia Lâm, Hà Nội. Cũng trên đất Siêu Loại cũ có đền thờ Lưu Cơ ở làng Đại Từ, xã Đại Đồng, tỉnh Hưng Yên. Đây là địa điểm tướng Lưu Cơ của Đinh Tiên Hoàng đóng quân để đánh dẹp sứ quân Lý Khuê.
– – – Sứ quân : Nguyễn Khoan, Nguyễn Thủ Tiệp và Nguyễn Siêu là ba anh em ruột, trong đó Nguyễn Khoan là cả, chiếm giữ vùng sông Loan núi Biện, huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc. Các điểm thờ ông là đền Gia Loan ở thị trấn Yên Lạc và đình Lác ở làng Giã Bàng, xã Tề Lỗ (đều thuộc huyện Yên Lạc) và đình Phan Dư, xã Cao Phong, huyện Sông Lô là nơi thờ riêng ông. Ngoài ra còn có chùa Biện Sơn, cũng thuộc thị trấn Yên Lạc, thờ Nguyễn Khoan, theo tích là ông sau đi tu ở đây.
– – – Sứ quân : Nguyễn Thủ Tiệp cát cứ ở châu Vũ Ninh (nay là Bắc Ninh, Bắc Giang và Hải Dương). Ông được thở ở đình, chùa làng Ném Đoài, đình Hạp Lĩnh và đình làng Tiên Xá, thành phố Bắc Ninh; và đình Phúc Nghiêm, xã Phật Tích, Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
– – – Sứ quân : Nguyễn Siêu (924 – 967) cát cứ ở Thanh Trì (Hà Nội, Việt Nam) được thờ nhiều nhất ở huyện Thanh Trì, Hà Nội nơi ông cát cứ và ở Khoái Châu, Hưng Yên nơi xác ông trôi về
– – – Sứ quân : Lữ Đường, sinh ở thị trấn Khoai, nay thuộc Hưng Yên, đóng ở Tế Giang nay là Hưng Yên, đền thờ chính là đền Bến, ở làng Phụng Công, Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
– – – Sứ quân : Phạm Bạch Hổ, đầu hàng Đinh Bộ Lĩnh. Đền thờ chính là đền Mây, ở thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên, mộ của ông ở đê sông Hồng
– – – Sứ quân : Trần Lãm cát cứ ở Bố Hải Khẩu, cửa sông Hồng, nay ở tỉnh Thái Bình và Nam Đinh. Ông là bố nuôi của Trần Lãm, sau khi ông mất Đinh Bộ Lĩnh dựa trên lực lưỡng có sẵn của ông mà dẹp dần các sứ quân khác. Ông được thờ ở rất nhiều nơi như đình Bo (phường Kỳ Bá), đình Cự Lộng, đình Lạc Đạo (phường Trần Lãm) và miếu Vua Lãm ở thành phố Thái Bình.
– Thời Đinh : Kinh đô ở Hoa Lư, Hà Nội là thành Đại La
– – – Phía Đông Bắc : Nhà Tống (960 –1279)
– – – Phía Tây Bắc : Nhà Đại Lý (937 –1253
– – – Phía Đông Nam : Chiêm Thành (859 hoặc 875–1471)
– Thời Lê Hoàn : Kinh đô ở Hoa Lư, Hà Nội là thành Đại La
– – – Phía Đông Bắc : Nhà Tống (960 –1279)
– – – Phía Tây Bắc : Nhà Đại Lý (937 –1253
– – – Phía Đông Nam : Chiêm Thành (859 hoặc 875–1471)
– Thời Lý : Kinh đô là Thăng Long (nay là Hà Nội)
– Thời Trần : Kinh đô là Thăng Long, Thiên Trường ở Nam Định là kinh đô thứ 2 của nhà Trần
– – – Phía Nam : Chiêm Thành (859 hoặc 875–1471)
– Thời Hồ : Kinh thành là Tây Đô, kinh đô và thành nhà Hồ ở Thanh Hoá, Thăng Long đổi tên thành Đông Đô
– – – Phía Nam : Chiêm Thành (859 hoặc 875–1471)
– Thời nhà Minh xâm lược : Hà Nội là Đông Quan
– – – Phía Nam : Chiêm Thành (859 hoặc 875–1471)
– Thời Lê sơ : Hà Nội là Đông Kinh, rồi Trung Đô, Lam Kinh ở Thanh Hoá
– Thời Mạc
– Thời vua Lê – chúa Trịnh : thời đó kinh thành Thăng Long bị suy, mà phủ chúa Trịnh mới là nơi tập trung quyền lực và sự xa hoa. Vùng kinh đô nói chung goi là Kẻ Chợ.
– Thời Quang Trung : Thăng Long trở thành Bắc Thành. Kinh đô của Quang Trung ở Phú Xuân, sau đó Quang Trung muốn xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô ở Nghệ An nhưng không thành)
– Thời Nguyễn (chính thức từ Minh Mạng) : Hà Nội có tên này cho đến hiện nay (kinh đô nhà Nguyễn ở Phú Xuân, Huế)
===
THỜI THỰC DÂN
– Thời Pháp thuộc & kháng chiến chống Pháp
– Thời kháng chiến chống Mỹ
===
THỜI HIỆN ĐẠI
– Thời độc lập (1975 đến nay)