LIỄU LÀ GÌ ?
Liễu là một dải khí mềm mại về vật chất nhưng nhất quán về tinh thần, biểu tượng là sóng chữ S. Liễu đồng thời một trường âm tuy vô hình nhưng có tính bao trùm về năng lượng và nền tảng về tinh thần, biểu tượng là vòng tròn rỗng. Kết hợp lại liễu chính là vòng tròn và chữ S mà liền mạch với nhau.
LIỄU (danh từ) :
– Cây liễu : Cây song tử diệp
– – – Rặng liễu
– – – Nhành liễu
– – – Cành liễu
– – – Lá liễu
– – – Tơ liễu
– – – Thuỳ liễu
– – – Liễu rủ
– Cây dương liễu
– Cây thuỷ liễu : Cây bần
– Cây sơn liễu
– Cây bồ liễu
– Liễu lam ( cây chàm)
– La liễu ( nghể răm)
LIỄU (danh từ) :
– Chim liễu
LIỄU (danh từ) : người phụ nữ, thuộc về người nữ
– Đào liễu
– Phận liễu
– Eo liễu
– Mày liễu
– Dáng liễu
– Vóc liễu
– Bóng liễu
– Bồ liễu
– Lệ liễu
– Liễu bồ với bồ có nghĩa là người yêu không chính thức
– Liễu giai với giai có nghĩa là giai nhân, người đáng yêu
LIỄU (danh từ) : trạng thái bao phủ biên không gian và bề mặt toả ra từ cốt lõi bên trong
– Liễu : cái trướng bên xe tang
– Tương liễu
– Phủ liễu
– Trường liễu
LIỄU (tính từ)
– Lộ liễu : lộ cái cốt lõi do hở cái bao phủ
– Minh liễu
LIỄU (danh từ) : bệnh về da, thường do độc cái cốt lõi bên trong ví dụ máu, đẩy ra lớp bao phủ
– Da liễu
– Phong liễu
– Hoa liễu
LIỄU (nội động từ)
– Liễu : chết trọn vẹn và nhẹ nhàng, cả tiến trình sống xuyên suốt, thường dùng cho các vị sư
– Liễu kết : kết thúc, kết tạo được thông suốt qua các trọng tâm về cấu trúc và tiến trình
– Liễu giải : giải thích thông suốt qua các trọng tâm về cấu trúc và tiến trình
– Liễu ngộ : ngộ được, hiểu được thông suốt qua các trọng tâm về cấu trúc và tiến trình
LIỄU (ngoại động từ)
– Kết liễu : kết thúc trọng tâm và xuyên suốt từ đầu đến cuối về cấu trúc và tiến trình
– Liễu : quấn xung quanh, vòng quanh
– – – May liễu (trong may vá): may viền mép, may vắt sổ
LIỄU (tính từ)
– Liễu loạn : loạn trường liễu
– Liễu nhiễu : tạo nhiễu ở trường liễu (vùng biên và trường bao phủ) một cách có hệ thống và có chủ đích, ví dụ trường bảo vệ máy bay tàng hình
LIỄU (hình tượng)
– Cành dương liễu và bình nước cam lồ của mẹ Quán Âm trong đó cành dương liễu là chữ S còn bình nươc cam lồ là hình cầu
LIỄU (nhân vật)
– Liễu Hạnh (Thánh Mẫu)
– Liễu Nghị (Liễu Nghị truyền thư)
– Liễu Nương (sự tích sao Liễu) là con gái của một vị thần sông, sống bên bờ Nam thiên hạ. Một ngày nọ, Thần Lửa của phương Nam tình cờ gặp và yêu nàng. Nhưng chàng không dám lại gần vì sợ sẽ làm tổn thương nàng. Biết chuyện, Ngọc Hoàng bày một thử thách: Nếu Liễu Nương có thể vượt qua biển lửa mà không bị thiêu cháy, nàng sẽ được ở bên Thần Lửa. Liễu Nương không chút do dự bước vào biển lửa. Nhưng khi nàng chỉ còn cách chàng một bước chân, ngọn lửa bùng lên dữ dội, thân xác nàng đã hoá thành tro bụi. Thần Lửa ôm lấy nàng trong đau đớn, những giọt lệ rực đỏ rơi xuống biến thành ánh sáng vĩnh hằng trên bầu trời. Từ đó, sao Liễu xuất hiện
LIỄU (địa danh)
– Liễu Giai (đường, phường của quận Ba Đình, Hà Nội)
– Liễu Nội, Khánh Hà, Thường Tín, Hà Nội
– Liễu Ngoại, Khánh Hà, Thường Tín, Hà Nội
– Liễu Đôi (làng vật), Hà Nam
– Liễu Xá, Yên Mỹ, Hưng Yên
– Liễu Đề, Nghĩa Hưng, Nam Định
– Làng dệt chiếu Liễu Hải, Nghĩa Trung, Nam Định
– Phú Liễu, Triệu Tài, Triệu Phong, Quảng Trị
LIỄU (sao)
– Sao Liễu (Liễu Thổ Chương): 1 trong 7 chòm sao ở phương Nam của Chu Tước trong nhị thập bát tú:
LIỄU (ca dao, tục ngữ)
– Liễu & Hoa
Liễu ép hoa nài
Liễu ngõ hoa tường
Liễu chán, hoa chê
– Liễu & Đào
Liễu yếu đào tơ
Đông liễu đào tây
Ai làm trúc võ mai sầu
Đào tơ liễu yếu bên cầu vì ai
Cành đào lá liễu phất phơ
Lấy ai thì lấy đợi chờ làm chi?
Trăng lên có chiếc sao chầu
Hỏi thăm đào liễu đã ăn trầu ai chưa?
Đôi bên đông liễu tây đào
Dạ sầu ngao ngán làm sao bây giờ
Em nói nhà em trước liễu sau đào
Muỗi chui không lọt, lẽ nào em có con
Bấy lâu gió dập mưa vùi
Liễu xanh con mắt đào tươi má hồng
May mô may, khéo mô khéo
Cơn cỏ héo gặp trộ mưa rào
Mối tình duyên hội ngộ, liễu với đào ta kháp nhau
Cành đào lá liễu phất phơ
Đường đi khuất nẻo ai ngờ gặp nhau
Gặp nhau ăn một miếng trầu
Còn hơn đám cưới mổ trâu ăn mừng
Anh ơi có nhớ thuở cùng thề
Cầm dao lá liễu dựa kề tóc mai
Chữ đề vô đá lâu phai
Nằm đêm nghĩ lại thử ai bạc tình?
Liễu xa đào, đào khô liễu héo
Lựu xa đào, lựu ngã đèo nghiêng
Xa cách ai đêm thảm ngày phiền
Chim trên rừng sầu rũ cá dưới miền khóc than
Khi xưa thì anh không nói
Bây giờ em lợp ngói anh lại đòi tô vôi
Hai bên thầy mẹ đã khẩu hứa ra rồi
Anh nhủ em buông cây đào liễu, hỏi tội trời ai mang.
Bấy lâu nay liễu bắc đào đông
Tự nhiên thiên lí tương phùng là đây
Bây giờ rồng lại kháp mây
Nhờ tay tạo hóa đó đây vuông tròn
Bần thần không biết thương ai,
Thương đào liễu giận, thương mai trúc hờn.
– Chàng ràng chi lắm bướm ơi,
Đậu mô thì đậu một nơi cho thành.
Liễu xa đào, đào khô liễu héo
Lựu xa đào, lựu ngã đèo nghiêng
Xa cách ai đêm thảm ngày phiền
Chim trên rừng sầu rũ cá dưới miền khóc than
Khi xưa thì anh không nói
Bây giờ em lợp ngói anh lại đòi tô vôi
Hai bên thầy mẹ đã khẩu hứa ra rồi
Anh nhủ em buông cây đào liễu, hỏi tội trời ai mang.
Thân em như tấm lụa đào
Còn nguyên hay đã xé vuông nào cho ai?
– Thân em như tấm lụa đào
Dám đâu xé lẻ vuông nào cho ai
Em vin cành trúc, em dựa cành mai
Đông đào tây liễu biết lấy ai bạn cùng
Đi đâu đào liễu một mình
Hai vai gánh nặng, nhật trình đường xa
Áo nâu xếp ở trong nhà
Khăn vuông nhiễu tím phất phơ đội đầu
Yếm điều em vẫn còn mầu
Răng đen da trắng mái đầu còn xanh
Mà em ở vậy sao đành
Sao em chẳng kiếm chút tình cùng ai
Sách rằng xuân bất tái lai
Đào liễu em ơi một mình
Đôi vai gánh chữ chung tình đường xa
Tấm áo nâu xếp nếp em để trong nhà
Ba vuông khăn tím phất phơ em đội đầu
Tấm yếm đào sao khéo giữ màu
Răng đen rưng rức, mái đầu em hãy còn xanh
Ấy thế mà sao em ở vậy cho nó đành
Sao em chẳng kiếm chút chồng lành kẻo miệng thế mỉa mai?
Sách có chữ rằng: Xuân bất tái lai
Em còn ruột héo gan phiền
Sao anh tơ tưởng ngọn đèn khêu cao
Anh ơi đông liễu tây đào
Em như cành trúc lọt vào giàn mai
Xin chàng đừng có nghe ai
Chữ chung em quyết một bài cho xong
Một mai nên đạo vợ chồng
Làm chi đến nỗi má hồng chia đôi
Em đi đâu đào liễu một mình
Để ai nặn khối chung tình trong tâm
Đêm qua vắng khách tri âm
Vắng hoa luống những âm thầm cỗi cây
Đêm đêm ngồi tựa cành cây
Than thân với bóng, bóng rày chẳng có thương ta
Đêm đêm rước bóng lên giường
Ngọn đèn thấp thoáng nửa thương nửa sầu
Hoa phi đào phi cúc
Sắc phi lục phi hồng
Trơ như đá vững như đồng
Ai xô không ngã, ngọn gió lồng không xao
Mỉa mai cụm liễu cửa đào
Ong qua muốn đậu, bướm vào muốn bu
Bốn mùa đông hạ xuân thu
Khi búp, khi nở, khi xù, khi tươi
Chúa xuân ngó thấy mỉm cười
Sắc hay vương vấn mấy người tài danh
Có bông, có cuống, không cành
Ở trong có nụ, bốn vành có tua
Nhà dân cho chí nhà vua
Ai ai có của cũng mua để dành
Tử tôn do thử nhi sanh
Bạch huê mỹ hiệu xin phành ra coi
Anh chơi cho đủ màu hoa
Nhất thì hoa lý, thứ ba hoa lài
Hoa trúc, hoa mai
Hoa đào, hoa liễu
Anh chơi còn thiếu
Hoa thị, hoa hồng
Anh muốn chơi cùng
Chút hoa con gái
Hoa bông, hoa vải
Hoa muống, hoa cà
Nàng lấy được ta
Thì là hoa tốt
Trời xanh đất đỏ mây vàng
Anh đi thơ thẩn gặp nàng thẩn thơ
Bấy lâu loan đợi phượng chờ
Loan sầu phượng ủ biết cơ hội nào
Mong chờ rồng cá kết giao
Thề nguyền đông liễu tây đào phòng chung
Bây giờ kể đã mấy đông
Thuyền quyên sầu một, anh hùng sầu hai
Còn non còn nước còn dài
Còn về còn nhớ tới người hôm nay
Tìm rồng mà lại gặp mây
Sầu riêng năm ngoái năm nay hãy còn
Biết nhau ba bảy năm tròn
Như sông một dải ai còn dám hay
Lại đây em hỏi câu này:
Phượng hoàng đứng đấy, nào cây ngô đồng?
Thuyền quyên sớm biết anh hùng
Liễu tây vắng vẻ đào đông đợi chờ
Ra vào mấy lúc ngẩn ngơ
Nghĩ gần sao lại bây giờ nên xa
Mong cho bướm ở gần hoa
Muốn cho sum họp một nhà trúc mai
– Liễu & Mai
Gió đưa liễu yếu, mai oằn
Liễu yếu mặc liễu, mai oằn mặc mai
Liễu đậu nhành mai, mai oằn liễu té,
Anh có vợ rồi, kêu em vô làm bé sao nên
Chuyện chung tình khăng khắng, cắn lấy hột cơm nhai,
Ngọn rau lang đỡ bữa, liễu với mai đừng lìa.
Chán chường cho chị chưa chồng
Lung lay lá liễu, lạnh lùng lá mai
Chiều chiều ra chợ Đông Ba
Ngó về hàng bột, trông ra hàng đường
Nhìn mai, ngắm liễu, xem hường
Cô nào đẹp nhất xin nhường cho tôi
Em nghe anh tỏ lời này
Em đòi để bỏ chuyện rày sao nên
Tào khang nghĩa ở cho bền
Liễu mai hòa hợp, đôi bên thuận hòa
Chim quyên, chim én, chim phụng, chim nhàn
Bốn con tùng tam tụ ngũ
Ðậu mai, mai rũ, đậu liễu, liễu tàn
Từ ngày anh với em xa cách đôi đàng
Cơm ăn chẳng đặng, bạn vàng có hay
Dò chân ra bãi cát dài
Nỡ nào liễu bỏ nhành mai héo sầu
Anh thương em vì bởi miếng trầu
Ông Tơ bà Nguyệt ngồi rồi ước mơ
Giàu sang phú quý, ba bốn bặc giường thờ
Màn the gấm phủ thao rời điểm trang
Bây giờ than thiệt với chàng
Bần mà gặp phú luận bàn làm sao
– Mày liễu
Mặt hoa mày liễu
Những người con mắt lá răm, lông mày lá liễu, đáng trăm quan tiền
– Lá liễu
Tay bưng chén kiểu lá liễu năm bông
Anh thấy em còn nhỏ nên gắng công đợi chờ
Chuyện chi anh biểu em thề
Cầm dao lá liễu dựa kề tóc mai
Tóc mai sợi vắn sợi dài
Lấy nhau chẳng đặng, thương hoài ngàn năm
Anh ơi có nhớ thuở cùng thề
Cầm dao lá liễu dựa kề tóc mai
Chữ đề vô đá lâu phai
Nằm đêm nghĩ lại thử ai bạc tình?
– Thân liễu
Dẫu như thân liễu yếu xìu
Dẫu cho bão tố không xiêu tấc lòng
Gió đẩy đưa cành tơ liễu yếu
Cảm thương nàng trọn hiếu trọn tình
– Hoa liễu
Hoa nhài thoang thoảng bay xa
Mùi thơm khác hẳn, thật là có hương
Hoa cúc không sợ thu sương
Để màu ẩn dật, mùi hương đậm đà
Hoa sen mùa hạ nở ra
Ở bùn mà lại không pha sắc bùn
Hoa mai chót vót đỉnh non
Trắng như bông tuyết hãy còn kém xa
Mẫu đơn phú quý gọi là
Hải đường sắc đẹp nhưng mà không hương
Hoa quỳ nhất ý hướng dương
Hoa liễu trong trắng, trông thường như bông
Phù dung mọc ở bên sông
Hoa đào gặp được gió đông mới cười
– Cây liễu
– Trước nhà em có cây tùng tán, trả một ngàn không bán
Sau nhà em có cây liễu rũ, nhiều chủ muốn mua
Thân em như trái thơm chua
Kẻ ngang qua chép miệng, người muốn mua không tiền
– Trước nhà em có cây tùng tán ngã ngáng bên đường
Sau nhà em có cây liễu rũ để chim cú đậu đỡ đôi ngày
Thân em như trái thơm chua
Núp trong bụi rậm chờ ngày sóc ăn.
– Liễu Đôi
Phủ Bà mở hội hôm rằm
Còn như hội vật mồng năm mồng mười
Đền Bà Áo The Cũng gọi là Phủ Bà, một ngôi đền thờ ở làng Liễu Đôi, Hà Nam. Theo thần phả của làng, bà Áo The chính là một nữ tướng của Hai Bà Trưng. Tương truyền, khi giặc phương Bắc sang tàn phá bờ cõi, ở làng Thượng có một người con gái họ Lê nằm mơ thấy một vị tiên cho mình một cái áo the. Khi tỉnh dậy, thấy có áo thật, bà lấy mặc thử vào người. Nhưng khi cởi ra thì lại có một cái khác lại xuất hiện ở trên người. Càng cởi, áo càng nhiều, cho đến khi áo chất thành một đống cao. Bà liền chiêu mộ những chị em các làng gần xa về đánh giặc. Khi mặc áo của bà vào, ai cũng có sức khoẻ như thần, nghĩa quân đánh trận nào thắng trận đó. Sau khi bà mất, nhân dân nhớ ơn, lập đền thờ.
Ai ơi về đất Liễu Đôi
Không thạo võ nghệ thì ngồi mà xem
Liễu Đôi Tên một làng ngày xưa là xã Liễu Đôi (gồm các thôn Đống Thượng, Đống Cầu, Đống Tháp và Đống Sấu), nay thuộc xã Liêm Túc, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Đây là một mảnh đất giàu truyền thống thượng võ, hằng năm có hội thi vật võ nổi tiếng được tổ chức từ mồng năm đến mồng mười tháng Giêng âm lịch, thu hút các đồ vật gần xa đến đua tài. Đặc biệt, hội vật Liễu Đôi cho phép cả phụ nữ tham dự.
—o—
Trong bộ Liễu thì liễu là âm nhất, sau đây là các âm khác của bộ Liễu – Liệu – Liều – Liếu – Liểu – Liêu
LIỆU
Liệu (động từ)
– Liệu: đốt chảy, lửa
– – – Liệu phát : đốt lông, tóc.
– – – Liệu bao : vết bỏng
– – – Đình liệu: bó đuốc
– Liệu + đối tượng :
– – – Liệu người, cơm, tiền, đường …
– – – Liệu việc, liệu bề, liệu bài
– – – Liệu sức, liệu hồn, liệu thần hồn
– Cách thức + Liệu
– – – Lo liệu, toan liệu
– – – Định liệu, tính liệu,
– – – Trị liệu, y liệu
– – – Tiên liệu, dự liệu, trù liệu
– Liệu + Các thức
– – – Liệu chừng
Liệu (trạng từ)
– Liều liệu
Liệu (danh từ)
– Nguyên liệu, nhiên liệu
– Chất liệu, vật liệu
– Phế liệu, phụ liệu…
– Cốt liệu, phối liệu,
– Dữ liệu, số liệu,
– Tư liệu, công liệu,
– Sử liệu, văn liệu, ngữ liệu, tài liệu, cứ liệu,
– Dược liệu
Liệu (danh từ)
– Liệu trình, liệu pháp.
Liệu (quan hệ từ)
– Liệu mà
Liệu (địa danh)
– Xuân Liệu
Liệu (ca dao, tục ngữ)
Liệu cơm gắp mắm
Liệu nhà liệu cửa mà gả con đi
Liệu bò lo chuồng/Liệu bò đo chuồng
Liệu chiều che gió
Liệu gió phất cờ
Liệu gió bỏ buồm
Liệu con gả chồng
Khéo liệu khéo lo
Liệu oản đọc kinh
Liêu ăn liệu ở
Liệu việc như thần
Nhất liệu, nhì hạnh, tam hoành, tứ hiến
Nhất liệu, nhì nung, tam hình, tứ trí
Năm liệu bảy lo
Làm trai quyết chí tu thân
Công danh chớ vội, nợ nần chớ lo
Khi nên trời giúp công cho
Làm trai năm liệu, bảy lo mới hào
Trời sinh, trời chẳng phụ nào
Công danh gặp hội, anh hào ra tay
Trí khôn sắp để dạ này
Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Trời xanh nước biếc một màu
Em cười là khóc, em sầu là tươi
Nỗi lòng cực lắm anh ơi!
Dâu con ăn ở đôi nơi song toàn
Ai ngờ chỉ thắm dây oan
Ai ngờ Tần Tấn mà nên Việt Hồ
Một thân năm liệu bảy lo
Chiều chồng, đôi họ, mẹ cha cũng chiều.
Liệu bảy lo ba
Một mình liệu bảy lo ba
Lo cau đỏ hạt lo già hết duyên
Còn duyên anh cưới con heo
Hết duyên anh cưới con mèo cụt đuôi
Trăng đà lu lú đỉnh đồi
Anh không lo liệu còn ngồi mãi chăng?
Bây giờ chẳng liệu thì quê
Mai sau cùng túng không nghề làm ăn
Bắc thang lên hỏi ông trời
Của chàng cho thiếp liệu đòi được chăng?
Bắc thang lên hỏi ông trăng
Của chàng cho thiếp nói năng thế nào?
Ước gì cùng ở một nhà
Như áo một vạt, như hoa một chùm
Đôi ta như cá trong chum
Như hoa mới nở một chùm trên cây
Đôi ta như bát nước đầy
Không khi nào cạn không ngày nào vơi
Chàng đừng định liệu đôi nơi
Biết đâu quen thuộc, gửi lời cho yên
Một ngày liệu ở giờ Dần
Một đời liệu ở chữ cần mà ra
Chuyến này anh chở cát
Chuyến khác anh chở vôi
Anh làm sao cho duyên nợ lôi thôi, nay đổi mai dời
Liệu bề anh có thương đặng trọn đời anh hãy thương
Nhà em công việc bời bời
Dối thầy dối mẹ sang chơi với chàng
Một ngày năm bảy bận sang
Thiếp những trông chàng, chàng những trông ai?
Má hồng còn có khi phai
Răng đen khi nhạt liệu bài đôi ta
Hai đường trung hiếu mẹ cha
Có ai gánh đỡ hay là còn không
Còn không thì để em chờ
Hay là có chốn cậy nhờ thì thôi
Nhà anh chỉ có một gian
Nửa thì làm bếp nửa toan làm buồng
Anh cậy em coi sóc trăm đường
Để anh mua bán trẩy trương thông hành
Còn chút mẹ già nuôi lấy cho anh
Để anh buôn bán thông hành đường xa
Liệu mà thờ kính mẹ già
Đừng tiếng nặng nhẹ người ta chê cười
Dù no dù đói cho tươi
Khoan ăn bớt ngủ liệu bài lo toan
Cho anh đành dạ bán buôn
Liệu bề thương được thì thương
Đừng trao gánh nặng giữa đường tội em
Đường đi cát nhỏ cỏ mòn
Mấy lời anh nói, em còn ghi xương
Liệu bề thương được thì thương
Đừng gầy rồi bỏ, thế thường cười chê
Một ngày cũng nghĩa phu thê
Trăm năm ghi tạc lời thề cùng nhau
Đứt tay một chút còn đau
Huống chi nhân ngãi, lìa nhau sao đành
Ra đường gặp khách cung mâu,
Chẳng dây nào rối bằng dây tơ vò
Thầy mẹ người vụng liệu vụng lo,
Đôi mươi mười tám chẳng lo lấy chồng,
Thầy mẹ người tham việc tiếc công!
Gặp nhau giữa quãng đường này
Xóm làng thì vắng, mẹ thầy thì xa
Lấy ai định liệu cho ta
Mặt lại nhìn mặt, tay đà cầm tay
Bảy với ba tính ra một chục
Tam tứ lục tính lại cửu chương
Liệu bề thương được thì thương
Ðừng trao gánh nặng giữa đường cho em
Bảy với ba tính ra một chục
Tam tứ lục, tính lại cửu chương
Liệu bề đát được thì đươn
Ðừng gầy mà bỏ giữa đường không nên
Bảy với ba tính ra một chục
Tam tứ lục, tính lại cửu chương
Liệu bề đát đặng thì đươn
Đừng gầy mà bỏ thế thường cười chê
Chàng ơi buông tay em ra
Rồi mai trông thấy đường xa em chào
Chàng đừng làm ráo máng cạn tàu
Rồi mai trông thấy mặt nhau bẽ bàng
Nói đây có giữa mặt chàng
Anh em thì vắng, họ hàng thì xa
Lấy ai định liệu cho ta
Mặt lại nhìn mặt, tay đà cầm tay
Cầm tay anh giải nước non
Gái này chồng chửa hay còn giá cao
Còn không cho chúng anh chờ
Hay là có chốn nương nhờ thì thôi
Lác đác lộc cơi
Đôi dân nước nghĩa hồ vơi lại đầy
Tháng chín năm nay phong vân gặp hội
Lòng em bối rối, trong dạ khát khao
Em mong chị ra để mà than thở
Đôi dân cách trở, đường đất xa xôi
Tơ hồng xe rồi, sao chị chẳng liệu?
Ngoài em thì tiếu, trong chị thì đài
Để em chờ đợi đến hôm mai
Đất Đồng Môn dệt vải,
Đất Cổ Đạm vắt nồi,
Bố Chính vắt bình vôi
Đất Xuân Liệu bầy tui
Ra bắt nạm cáy hôi
Về đâm đâm, phơi phơi.
Tay tui múc miệng mời,
Ruốc tui ngon lắm bà ơi,
Ngon bằng năm ruốc họ,
Ngon bằng mười ruốc họ
—o—
LIỀU
Liều cái gì đó (động từ)
– Liều mạng, liều chết
– Liều thân, liều mình
– Liều lĩnh
Liều (trạng từ)
– Làm liều
– Nói liều
Liều (danh từ)
– Liều lượng, liều thuốc
– Đúng liều, sai liều
Liều (trạng từ)
– Liều liệu
Liều (ca dao, tục ngữ)
Yêu nhau chẳng ngại đường xa
Đá vàng cũng quyết phong ba cũng liều
Trong mình ghẻ lở đầy người
Mà cầm liều thuốc chữa đời tiêm la
Tay cầm một nắm nhang tàn
Liều mình nhảy xuống suối vàng tìm anh
Một cái rắm bằng một nắm thuốc tiêu, bằng một liều thuốc bổ
Đêm nằm lưng không bén chiếu, tay níu thành giường
Thương em quá độ, quên đường tử sanh
Đêm nằm nghe tiếng sáo thanh
Nhớ thương người nghĩa, cơm canh bỏ liều
Từ ngày giấy rã hồ trôi
Anh ngồi em khóc, em ngồi em than
Nhạn xa chen bóng cây tàn
Dưới khe nước chảy, trên ngàn ve kêu
Ra đi là sự đã liều
Mưa mai ai biết, nắng chiều ai hay
Dám đâu trách mẹ trách thầy
Trách trời sao nỡ đọa đầy tấm thân
Bốn thầy trò lên núi thỉnh kinh
Cái bụng chình ình là Trư Bát Giới
Cái mặt phơi phới là quỷ Sa Tăng
Cái mặt lăng nhăng là Đường Tam Tạng
Cái mặt liều mạng là Tôn Ngộ Không
Cái mặt có lông là Tam Thái Tử
Cái mặt hung dữ là Hồng Hài Nhi
Ai cầm cái li là Quan Âm Bồ Tát
Ai cầm cái bát là Phật Tổ Như Lai
Ai mà hay sai là Ngọc Hoàng Thượng Đế
—o—
LIỂU
– Liếu: Líu
– Đàn liếu/đàn nhị líu: đàn 2 dây, bầu to hơn đàn cò
—o—
LIÊU
Liêu (tính từ)
– Liêu xiêu.
– Liêu lạc
– Liêu viễn ( xa xôi)
Liêu (tính từ)
– Liêu: không, rỗng, trống, sâu, hoang vắng
– – – Cô liêu : không có bạn cùng
– – – Tịch liêu : không có đồng hành
– – – Quan liêu : không đồng hành cùng thời cuộc, cố thủ.
– – – Liêu điền : ruộng khai hoang
Liêu (bạn cùng)
– Hậu liêu
– Đồng liêu
Liêu (bạn cùng)
– Liêu trai
– Liêu thuộc
– Liêu hữu, liêu bằng : Bằng hữu
Liêu (nhân vật)
– Lang Liêu
– Tác phẩm Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh
Liêu (âm thanh)
– Cống, liêu, xề, xang
Liêu: giải phẫu, cơ thể người
– Xương cùng: liêu cốt (liêu có nghĩa chỉ kẽ, lỗ trống trong xương)
– Huyệt Quyền Liêu, Tố Liêu, huyệt Cự Liêu, huyệt Bát Liêu (gồm 4 cặp huyệt ở xương cùng: Thượng Liêu, Thứ Liêu, Trung Liêu, và Hạ Liêu)
– Liêu: tinh hoàn
– Huyết liêu
– Liêu: màng mỡ ở ruột
Liêu (thực vật) :
– lúa nếp lang liêu
– cây quả chiêu liêu
Liêu (động vât)
– Chim Tiêu liêu hay giỏ giẻ, 1 họ chim sẻ
+ Điêu liêu, kiết liêu: ve sầu
Liêu (Họ) : Tại Việt Nam, họ Liêu đã được biết đến cách nay hơn 2000 năm cùng với sự hình thành làng Kẻ Ngái thuộc huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây (nay là xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, Hà Nội
Liêu (triều đại) : nhà Liêu/Đại Liêu của người Khiết Đan
Liêu (địa danh)
– Núi Liêu Thiên, Thiên Sơn, thuộc trang Ma Liêu nay là nay thuộc thôn Đức Sơn, xã Yên Đức, TX Đông Triều, Quảng Ninh. Nơi đây giữ vị trí quan trọng trong các trận chiến trên sông Bạch Đằng.
– Bình Liêu, Quảng Ninh
– Liêu Trung, Liêu Thượng, Liêu Hạ, Liêu Xá, Yên Mộc, Hưng Yên
– Liêu Tú, Trần Đề, Sóc Trăng
– Bạc Liêu
– Sông Liêu, đồng bằng Liêu Hà, Liêu Ninh, Liêu Đông, Trung Quốc