LỄ VU LAN & LỄ XÁ TỘI VONG NHÂN

Loading

THỜI GIAN CỦA LỄ VU LAN & LỄ XÁ TỘI VONG NHÂN

Thời gian của Lê Vu Lan hay Lễ Xá Tội Vong Nhân là rằm tháng 7. Thực chất hai lễ này khác nhau, nhưng đều liên quan đến vong hồn.

Tháng 7 âm lịch được gọi là tháng cô hồn. Theo tín ngưỡng dân gian, từ những ngày đầu tháng Bảy Âm lịch cho đến ngày Rằm tháng Bảy Âm lịch là ngày “mở cửa địa ngục”, các cô hồn được xá tội, thoát về dương thế, vất vưởng khắp nhân gian tùy theo nghiệp tội mà họ được về sớm, về với nhân gian nhiều ngày hay ít ngày. Cánh cửa sẽ đóng dần lại vào giữa đêm ngày Mười bốn tháng Bảy Âm lịch và đóng hoàn toàn vào ngày Rằm tháng Bảy Âm lịch.

VU LAN

—o—

Vu Lan tháng bảy ngày rằm
Lòng con hiếu thảo ghi lòng chớ quên

—o—

RẰM THÁNG BẢY

Cả năm một rằm tháng Bảy
Cả thảy một rằm tháng Giêng

—o—

Cúng bái quanh năm không bằng rằm tháng Bảy

—o—

XÁ TỘI VONG NHÂN

Cha già là Phật Thích ca,
Mẹ già đích thị Phật bà Quan âm
Nhớ ngày xá tội vong nhân
Lên chùa lễ Phật, đền ơn sinh thành

—o—

Tháng giêng ăn tết ở nhà
Tháng hai cờ bạc, tháng ba hội hè
Tháng tư đong đậu nấu chè
Ăn tết Đoan Ngọ trở về tháng năm
Tháng sáu buôn nhãn bán trâm
Tháng bảy ngày rằm, xá tội vong nhân
Tháng tám chơi đèn kéo quân
Trở về tháng chín chung chân buôn hồng
Tháng mười buôn thóc, bán bông
Tháng một tháng chạp nên công hoàn thành.

—o—

SỰ TÍCH VU LAN

 

Lễ hội Vu lan xuất phát từ sự tích Phật giáo được ghi lại trong kinh Vu Lan Bồn. Theo kinh Vu Lan Bồn, Lễ Vu Lan phát xuất từ thời Đức Phật; Ngài đã dạy phương thức báo hiếu cho cha mẹ ở đời này và nhiều đời khác. Người đầu tiên tiếp nhận chính là Tôn giả Mục Kiền Liên – một trong 10 vị đệ tử xuất chúng của Đức Phật.

Kinh “Vu Lan Bồn” có ghi lại: ngày xưa, khi Bồ Tát Mục Kiền Liên tu thành chánh quả, tưởng nhớ mẫu thân, đã dùng tuệ nhãn kiếm tìm khắp nơi trong trời đất, liền thấy mẹ mình đang ở trong loài ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ rất khổ sở. Thương mẹ, Ngài đã vận thần thông xuống cõi ngạ quỷ dâng bát cơm đầy cho mẹ. Rất tiếc, bà Thanh Đề còn quá sân si và bởi ác nghiệp còn quá nặng nên khi bốc cơm đưa vào miệng thì cơm biến thành lửa. Tôn giả Mục Kiền Liên không có cách nào cứu được mẹ nên Ngài liền quay về hỏi Đức Phật.

Đức Phật dạy rằng: “Dù ông có thần thông quảng đại như thế nào cũng không đủ sức cứu mẹ ông, chỉ có một cách là nhờ sự hợp lực của chư tăng khắp nơi, sau 3 tháng an cư kiết hạ cùng tập trung chú nguyện mới có thể chuyển hoá được nghiệp lực giúp mẹ ông thoát khỏi cảnh khổ”.

Tôn giả Mục Kiền Liên làm theo lời Đức Phật, cung thỉnh chư Tăng, sắm sửa lễ cúng vào ngày 15/7 âm lịch.

Sau đó, mẹ của Ngài được giải thoát. Trong dịp này Đức Phật cũng dạy: Chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu-Lan-Bồn Pháp) mà làm”. Từ đó, ngày Lễ Vu Lan ra đời.

DIÊM VƯƠNG

Có nhiều thuyết và tên gọi về Diêm Vương, điểm chung là Diêm Vương đều không phải là một người.

Hệ thống địa ngục ban đầu được đặt dưới trướng của hai người cai trị chính là
– Đông Nhạc Đại Đế
– Phong Đô Đại Đế.

Thập Điện Diêm Vương, cũng chính là Thập đại Minh Vương là mười vị thần cai quản cõi chết và phán xét con người ở âm phủ căn cứ vào công hay tội họ đã tạo ra khi còn sống.

– Điện thứ nhất: Tần Quảng Vương Tưởng, cai quản sự sống chết thọ yểu của nhân gian, chuyện cát hung ở âm gian.
– Điện thứ hai: Sở Giang Vương Lịch, cai quản Hoạt Đại địa ngục, còn gọi là Bác Y đình Hàn Băng địa ngục, lại gồm 16 địa ngục nhỏ khác.
– Điện thứ ba: Tống Đế Vương Dư, cai quản Hắc Thằng đại địa ngục, lại gồm 16 địa ngục nhỏ khác.
– Điện thứ tự: Ngũ Quan Vương Nữ, cai quản Hợp Đại địa ngục, còn gọi là Bác Lục Huyết Trì địa ngục, lại gồm 16 địa ngục nhỏ khác.
– Điện thứ năm: Diêm Vương thiên tử Bảo, vốn là Nhất điện nhưng vì nhiều lần để cho những người chết oan uổng được hoàn dương nên đã bị giáng xuống thành Ngū điện; cai quản Đại Khiếu Hoán địa ngục và 16 Chữ Tâm tiểu dia nguc.
– Điện thứ sáu: Biện Thành Vương Tát, cai quản Đại Khiếu Hoán đại địa ngục và Uổng tử thành, lại gồm 16 địa ngục nhỏ khác.
– Điện thứ bảy: Thái Sơn Vương Đổng, cai quản Nhiệt Não địa ngục, còn gọi là Tiêu Ma Nhục Tương địa ngục, lại gồm 16 địa ngục nhỏ khác.
– Điện thứ tám: Đô Thành Vương Hoàng, cai quản Địa Nhiệt Não đại địa ngục, còn gọi là Nhiệt Não Muộn địa ngục, lại gồm 16 địa ngục nhỏ khác.
– Điện thứ chín: Bình Đẳng Vương Lục, cai quản Phong Đô thành Thiết Văng A Tú địa ngục, lại gồm 16 địa ngục nhỏ khác.
– Điện thứ mười: Chuyển Luân Vương Tiết, cao quản linh hồn từ các điện khác đưa tới điện này, phân biệt thiện ác, xác định đẳng cấp của các linh hồn rỗi cho đi đầu thai khắp bốn phương.

Ở nước ta tranh và tượng Diêm Vương thường được bố trí trong chùa, thường được xếp thành hai hàng, mỗi bên năm vị.

Trong một số cuốn kinh Phật Có viết rằng Diêm Vương không chỉ có một vị mà có đến 13 vị. Trong cuốn"Phạn Hán thời ánh tư sao” có viết rằng dưới âm phủ có tới 13 vị vua, tất cả đều là hoá thân của chư Phật Bồ Tát, gọi là mười ba Phật, lần lượt phụ trách điểm hoá siêu độ cho linh hồn người chết từ khi cúng bảy bảy bốn chín ngày cho đến 33 tuần, 13 vị vua âm phủ đểu là hoá thân tạm thời của chư Phật Bồ Tát.

DIÊM VƯƠNG

—o—

Trai ở bạc lấy vôi mà tạc
Gái ở bạc lấy đá mà ghi
Nào ai ăn ở điều chi
Dưới có Diêm vương thập điện, trên có Thiên tri quỷ thần

—o—

Cha mẹ thì ở Diêm vương,
Sinh con lại ở Tây phương Phật đài

Là cây gì?

—o—

DIÊM PHỦ

DIÊM ĐIỆN

DIÊM ĐÌNH

Anh đau tương tư nằm trên bộ vạc
Hồn anh thất lạc, thác xuống Diêm đình
Diêm Vương ổng hỏi sự tình,
Tui lụy vì tình, tui mới thác oan.

—o—

Anh đau tương tư nằm trên bộ vạc
Hồn anh thất lạc xuống dưới Diêm đình
Ông vua phán quở: Anh vì tình thác oan
Em ơi, một mai anh chết, em đừng có đến để tang
Bởi tại nơi em mà thiên hạ luận bàn.

—o—

DIÊM LA

Thương thay, hỡi các chú ơi
Ăn uống đã rồi thầy kể một văn:
Quý Tỵ giữa ngày mồng năm,
Giờ Dần chính nguyệt ầm ầm huyên hoa
Một chi đánh ở Đống Đa
Cầu Duệ kéo đến tốt xa muôn phần
Phép voi bại trận tiên phong
Cầu nhương sụt cả xuống sông Bồ Đề
Đao binh tử trận đầy khe
Dọc đường gài gác nằm kề năn năn
Chú sang cứu viện nước Nam
Chẳng may gặp phải suối vàng thương thay
Chú thì thắt cổ trên cây
Chú thì tự vẫn ở nay trong nhà
Chú thì thác xuống Diêm La
Chú nào còn sống về nhà đại minh

—o—

Chú sang cứu viện nước Nam
Chẳng may gặp phải suối vàng thương thay
Chú thì thắt cổ trên cây
Chú thì tự vẫn ở ngay trong nhà
Chú thì thác xuống Diêm La
Chú nào còn sống về nhà đại minh
Ai ai là chẳng đeo tình
Di Đà tiếp dẫn chúng sinh cô hồn
Chú nào có vợ có con
Có cha có mẹ hãy còn giỗ chung
—o—

Thương thay, hỡi các chú ơi
Ăn uống đã rồi thầy kể một văn:
Quý Tỵ giữa ngày mồng năm,
Giờ Dần chính nguyệt ầm ầm huyên hoa
Một chi đánh ở Đống Đa
Cầu Duệ kéo đến tốt xa muôn phần
Phép voi bại trận tiên phong
Cầu nhương sụt cả xuống sông Bồ Đề
Đao binh tử trận đầy khe
Dọc đường gài gác nằm kề năn năn
Chú sang cứu viện nước Nam
Chẳng may gặp phải suối vàng thương thay
Chú thì thắt cổ trên cây
Chú thì tự vẫn ở nay trong nhà
Chú thì thác xuống Diêm La
Chú nào còn sống về nhà đại minh … 

ĐỊA NGỤC

—o—

Khôn thế gian làm quan địa ngục
Dại thế gian làm quan thiên đàng

—o—

CẦU THI NẠI, CẦU NẠI HÀ – CANH MẠNH BÀ

Nại: Làm sao? Thế nào?

Hà: tiếng dùng để hỏi.

Nại Hà?: Làm sao? Làm thế nào?

Nại Hà kiều: Cầu Nại Hà, là cây cầu bắc ngang sông lớn mà người đi đến đó không biết cách nào để đi qua cầu cho khỏi té xuống sông, nên hỏi nhau: “Nại hà?”, “Làm sao?”

Có tất cả là sáu loại cầu Nại Hà: cầu làm bằng vàng, bạc, ngọc, đá, gạch, cây. Tương ứng với Lục đạo.

Điện thứ mười là nơi nhận những quỷ hồn của các điện khác chuyển đến. Sau khi thẩm định phước phần của mỗi hồn, sẽ cho đi Đầu thai vào các nơi tương xứng… Mỗi tháng, các điện sẽ chuyển giao một lần các quỷ hồn đến đây. Việc thọ sanh (đi đầu thai) này rất chi tiết, tỉ mỉ, phức tạp như là: đường nào trong bốn đường thai, noãn, thấp, hóa; như loài vật thì có loài không chân, hai chân, bốn chân hoặc nhiều chân. Có loài thì tự chết, có loài thì bị giết chết… Việc đúc kết rất cẩn thận vì tầm quan trọng lớn lao của nó. Kết quả sẽ ghi kỹ lưỡng cho mỗi quỷ hồn để đưa đến Phong Đô đầu thai.

Truyền thuyết Trung Quốc nói rằng, điện Diêm Vương thứ 10 (Thập Điện Chuyển Luân Vương) cai quản việc chuyển kiếp đầu thai. Tại điện này có cầu Nại Hà bắc qua Vong Xuyên hình cầu vồng, rất trơn. Ven dòng Vong Xuyên có một tảng đá gọi là Tam Sinh Thạch. Những kẻ giết người, gian ác phải leo qua cầu, dưới sông đầy thuồng luồng, cá sấu; hai đầu cầu lại lại có bầy chó ngao sẵn sàng cắn xé. Những linh hồn được đi đầu thai trở lại làm người đều phải qua Vong Đài (Đài Quên), uống canh Quên Lãng của Mạnh Bà để quên hết chuyện kiếp trước. Canh Mạnh Bà khiến người quên đi hết thảy, Tam Sinh Thạch ghi lại kiếp trước kiếp này của con người. Nhiều người còn nói là “uống nước sông Nại Hà” để quên đi kiếp trước trước khi đầu thai.

ÂM PHỦ – ÂM CUNG – ÂM TY

ÂM CUNG

—o—

Xe âm cung vội giục, đò tạo hóa vội đưa
Cảm thương thân bậu đi sớm về trưa một mình

—o—

ÂM TY

—o—

Thác xuống âm ty, hồn đi chín suối
Cặp con mắt tui còn nuối cái nghĩa mình

—o—

ÂM PHỦ

Vua Ngô ba mươi sáu tàn vàng
Thác xuống âm phủ chẳng mang được gì
Chúa Chổm uống rượu tì tì
Thác xuống âm phủ kém gì vua Ngô.

—o—

Sống ở dương gian không bắt được tay chàng
Chết xuống âm phủ em mở nắp hàng cho anh vô

—o—

Sống ở trên đời ăn miếng dồi chó
Chết xuống âm phủ biết có hay không?

—o—

Có chồng mà lại lấy trai
Chết xuống âm phủ cưa hai nấu dầu

—o—

Cùng nguyền một tấm lòng son
Anh dầu có phụ keo sơn có trời
Sống dương gian hai đứa đôi nơi
Thác xuống âm phủ cũng nhớ lời thề xưa

—o—

Trách trời phân rẽ tóc tơ
Kẻ thác âm phủ, người chờ dương gian
Chiều chiều ra mộ khóc than
Cảm thương bậu phải cơ hàn nắng mưa

—o—

Anh ở ngoài vàm, anh có lòng mong đợi
Em ở trong ngọn, em có dạ đợi trông
Dương gian, âm phủ cũng cộng đồng
Sống sao thác vậy, anh vẫn giữ một lòng với em

—o—

Cá mè Sông Mực chấm với nước mắm Do Xuyên
Chết xuống âm phủ còn trở viền mút xương

—o—

Ngó lên trời mây bay vần vũ,
Ngó xuống âm phủ đủ mặt bá quan,
Ngó lên Nam Vang thấy cây trăm thước,
Nhìn sông Trước thấy sóng bủa lao xao,
Anh thương em ruột thắt gan bào,
Biết em có thương lại chút nào hay không?

—o—

– Nghe anh hay chữ, em hỏi thử đôi lời
Từ mặt đất lên trời mấy trăm ngàn thước?
Từ mặt nước đo xuống âm phủ, mấy trăm dặm đường?
Em kể chuyện từ đời Tống đến đời Đường
Ông vua Đường có cuốn sách Minh Tâm
Một cuốn có mấy chục tờ?
Một tờ có mấy chục chữ?
Anh đứng làm trai quân tử tỏ lại em tường
Trăm năm kết nghĩa cang thường với anh.
– Nghe em hỏi tức, anh đáp phứt cho rồi
Từ mặt đất lên đến trời ba trăm ngàn thước
Từ mặt nước đo xuống âm phủ ba trăm dặm đường
Anh kể chuyện từ đời Tống cho đến đời Đường
Ông vua Đường có cuốn sách Minh Tâm
Một cuốn có ba trăm tờ
Một tờ có ba trăm chữ
Anh đứng làm trai quân tử tỏ lại cho em tường
Trăm năm gá nghĩa cang thường hay chưa?

SÔNG VONG XUYÊN – CHÍN SUỐI – CỦU TUYỀN – HOÀNG TUYỀN LỘ – SUỐI VÀNG – HUỲNH TUYỀN

 

CHÍN SUỐI

—o—
Ngậm cười nơi chín suối
—o—
Thác xuống âm ty, hồn đi chín suối
Cặp con mắt tui còn nuối cái nghĩa mình

CỬU TUYỀN

—o—
Nào khi gánh nặng anh chờ
Qua cầu anh đợi bây giờ em quên
Kiếp này đã lỡ làng duyên
Kiếp sau xin đợi cửu tuyền gặp nhau
—o—

HUỲNH TUYỀN

—o—
Tôi trách anh bạn đảo điên
Gặp nhau xuống chốn huỳnh tuyền bỏ lơi
—o—
Nữ nhi là phận tam tùng
Tới đây em hỏi góp anh hùng:
Ai mà đem lửa đốt cung nhà Tần?
Ai mà ôm khảy đờn thần?
Ai làm rung chuyển hồng trần một khi?
Ai mà ngắt ngọn rau vi?
Ai mà tưởng Phật ngồi thì bồng lai?
Ai mà sanh đặng tám trai?
Lại thêm hai gái sắc tài in nhau?
Ai mà mắt sáng như thau?
Ai mà bắt gả con đào về Phiên?
Ai mà hãm hại Vân Tiên?
Ai mà nhảy xuống huỳnh tuyền uổng oan?
Phận gái em hỏi tràn lan
Như nam nhi anh đối đặng
Thời nữ em nguyền ôm gói theo anh!
—o—

SUỐI VÀNG

Trách ai vội thác suối vàng,
Ngãi nhơn trôi hết thiếp chàng xa nhau.
—o—
Dầu em có xuống suối vàng
Oan hồn em cũng theo chàng báo oan
—o—
Tay cầm một nắm nhang tàn
Liều mình nhảy xuống suối vàng tìm anh
—o—
Thác xuống âm ty, hồn đi chín suối
Cặp con mắt tui còn nuối cái nghĩa mình
—o—
Má ơi! con hạc nó tắm suối vàng
Cây cao vội ngã, lấp đàng nghĩa nhân
—o—

Kể từ ngày thiếp cách chàng xa
Như Vân Tiên lâm bệnh, Nguyệt Nga cống Hồ
Thiếp xa chàng, ruột héo gan khô
Hang Thương Tòng chàng đợi, chốn Biển Hồ thiếp thương
Sống làm chi cách trở hai phương
Liều mình thác xuống suối vàng gặp nhau

—o—

Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Sông sâu nước chảy ruột đau từng hồi
Tội tình thiếp lắm chăng ơi!
Trầu ăn không đỏ vì vôi quệt già
Đêm nằm tủi phận trách ta
Trách vì căn số nên xa nghĩa chàng
Bấy lâu tưởng lấp suối vàng
Suối vàng không lấp, lấp đàng nghĩa nhân

—o—

Giếng khơi gàu múc lưng chừng,
Nếu mà vụng liệu xin đừng trách đây.
Cầm đàn mà bỏ quên dây,
Bõ công ao ước, bõ ngày ước ao.
Sông sâu em sẽ cắm sào,
Miếu thiêng em sẽ lọt vào cắm nhang.
Ví dù không lấy được nàng,
Mang thân đi xuống suối vàng cho xong.
Yêu nhau cho vẹn cho tròn,
Kẻo mai thẹn với nước non ở đời.
Thà rằng thác xuống giếng khơi,
Còn hơn sống ở trên đời xa nhau.

—o—

Chú sang cứu viện nước Nam
Chẳng may gặp phải suối vàng thương thay
Chú thì thắt cổ trên cây
Chú thì tự vẫn ở ngay trong nhà
Chú thì thác xuống Diêm La
Chú nào còn sống về nhà đại minh
Ai ai là chẳng đeo tình
Di Đà tiếp dẫn chúng sinh cô hồn
Chú nào có vợ có con
Có cha có mẹ hãy còn giỗ chung

—o—

Thương thay, hỡi các chú ơi
Ăn uống đã rồi thầy kể một văn:
Quý Tỵ giữa ngày mồng năm,
Giờ Dần chính nguyệt ầm ầm huyên hoa
Một chi đánh ở Đống Đa
Cầu Duệ kéo đến tốt xa muôn phần
Phép voi bại trận tiên phong
Cầu nhương sụt cả xuống sông Bồ Đề
Đao binh tử trận đầy khe
Dọc đường gài gác nằm kề năn năn
Chú sang cứu viện nước Nam
Chẳng may gặp phải suối vàng thương thay
Chú thì thắt cổ trên cây
Chú thì tự vẫn ở nay trong nhà
Chú thì thác xuống Diêm La
Chú nào còn sống về nhà đại minh 

SÔNG NGÂN SUỐI VÀNG

—o—
Kể từ qua lại mấy lần
Nào ai phả lấp sông Ngân suối vàng
Gẫm trong kim cổ kỳ quan
Bước vô vườn liễu bông hoa tàn vì ai
—o—
Ngó lên dốc Một, chùa Lầu,
Cảm thương người bạn buổi đầu thâm ân
Kể từ qua lại mấy lần,
Nào ai khỏa lấp sông Ngân, suối Vàng.
Gẫm trong kim cổ kì quan,
Bướm vô vườn liễu, hoa tàn vì ai?
Nhìn xem nguyệt xế non Đoài,
Bóng trăng mờ lợt không ai nương cùng.
Xưa rày nhân nghĩa bập bùng,
Xuống lên không đặng tỏ cùng anh hay.
Mưu kia, kế nọ ai bày,
Làm cho chàng thiếp mỗi ngày mỗi xa.
—o—

ĐI ĐÀ TIẾP DẪN CHÚNG SINH CÔ HỒN

Chú sang cứu viện nước Nam
Chẳng may gặp phải suối vàng thương thay
Chú thì thắt cổ trên cây
Chú thì tự vẫn ở ngay trong nhà
Chú thì thác xuống Diêm La
Chú nào còn sống về nhà đại minh
Ai ai là chẳng đeo tình
Di Đà tiếp dẫn chúng sinh cô hồn
Chú nào có vợ có con
Có cha có mẹ hãy còn giỗ chung

VỌNG HƯƠNG ĐÀI

HỒN – VONG MA

 

ĐI ĐÊM GẶP MA

 

Đi đêm gặp ma

CHỢ ÂM PHỦ

Ma Liên là Ma Liên tiên
Đi chợ mang tiền có kẻ theo bưng
Bán rồi bỏ nước xem chừng
Tiền nổi thì chớ tiền chìm thì vâng

Ma Liên là ma liên tiên
Đi chợ đem tiền có kẻ theo bưng
Bán rồi bỏ nước xem chừng
Tiền nổi không lấy, chỉ ưng tiền chìm.

Anh về ở trỏng Ma Liên
Anh nhớ ra liền kẻo để em trông

OAN HỒN – VONG HỒN

 

Trèo đèo lặn suối qua truông,
Đến đây thấy cảnh lòng buồn không vui.
Tới đây tìm kiếm bạn tui,
Bạn tui không có, tui lui trở về.
Trở về nằm sấp một bề,
Không trăn không trở,
Chết đi thì lỡ,
Sống lại thêm phiền,
Em giả con diều bay giữa thượng thiên,
Để coi người bạn cựu nẫu đảo điên thế nào!

—o—

Đồn đây hay hát hay đàn
Để ta lặn suối qua ngàn tới nơi

—o—

Yêu nhau sinh tử cũng liều
Thương nhau lội suối qua đèo có nhau

—o—

Hôm qua ta ngồi lưng đèo
Chàng ơi có thấy suối reo quanh mình
Xin chàng hãy nhìn cho tinh
Bao người nhộn nhịp sân đình làng kia
Vì đâu ta phải chia lìa
Vì đâu ta phải ra đi ngoài rừng
Chỉ vì chỉ rối đứt tung
Em phải lấy cái thằng chồng, em đã từng chê

—o—

Mưa từ thung lũng mưa ra
Trèo non, lội suối em qua tìm chồng
Tìm chồng sao chẳng thấy chồng
Lênh đênh trôi dạt theo dòng tới đâu

Chia sẻ:
Scroll to Top