LÊ – LẾ – LỀ – LỂ – LỆ – LỄ

Loading

Theo nguyên tố, cả bộ âm này có cấu trúc như sau

  • Lê : khí
  • Lể : thổ
  • Lệ : thuỷ
  • Lế : hoả
  • Lề : kim
  • Lễ : mộc
Trong nghĩa, cả bộ âm này có nghĩa như sau
  • Lề : cấu trúc, nguyên tắc mà luôn đi cùng việc vận hành luồng
  • Lễ : bộ nguyên tắc và thực hành, để vận hành các tương tác và quan hệ.
  • Lê : vận hành theo sau, kế thừa, hỗ trợ, mở rộng, phát triển, một thế năng có trước và động năng khởi phát
  • Lệ : bản chất nguyên thuỷ của một tổng thể bao trùm và bất khả kháng
  • Lể : cá thể vận hành tách rời độc lập
  • Lế : một một chuỗi lể và một cái lễ vận hành cứng theo một cấu trúc
Cả bộ Lễ có năng lực vận hành cực kỳ linh hoạt, tương tác, hỗ trợ, bổ sung cho nhau
  • Lê là âm nền, vận hành nền, tinh thần của chữ Lễ
  • Lề là cấu trúc cho chữ Lễ, “lề” đi cùng “trục” định hình luồng, như “biên” đi cùng “tâm”, định hình diện tích và hình khối.
  • Lế là cấu trúc hoá và hình hoá, dương hoá của Lề và Lể
  • Lể là các mắt xích, các chi tiết rất nhỏ của Lê, mà không có tính hệ thống xuyên suốt như Lề, không có tình động bộ như Lễ” Tuy không bị cứng như Lế, Lễ có thể là những hủ tục và thực hành vô cùng vụn vặt và phiện diện, mà người ta lầm tưởng là lễ nghi hay lễ giáo
  • Lệ là sự chấp nhận hoàn cảnh bất khả kháng, là năng lực vận hành trong tình huống bất khả năng bao gồm vận hành trạng thái nô lệ, lệ là trạng thái vận hành bằng chuyển hoá bản thân và chấp nhận hoàn cảnh, rất bổ sung và cân bằng cho Lề.

LỄ

Các lễ theo không gian và thời gian

  • Thời gian : dù theo lịch nào và dân tộc nào, lễ theo thời gian quan trọng nhất luôn là lễ năm mới
    • Các Lễ theo lịch dương : Các lễ Tết và các Lễ theo các Tiết trong năm
    • Các Lễ theo lịch dương : Năm mới, quốc khánh và các lễ kỷ niệm
  • Không gian :
    • Lễ tại gia mà quan trọng nhất là lễ Tết
    • Lễ tại đình, đền, miếu (miếu thở thần, văn miếu, võ miếu, y miếu), am, chùa, nhà thờ, điện thờ …
    • Lễ theo không gian sống như
      • Lễ làng : lễ hội làng, lễ kỳ yên, lễ mộc dục, lễ thượng điền, lễ hạ điền …
      • Lễ của cả tổng, cả trấn : lễ của nhiều làng, lễ của tổng, lễ của trấn …
      • Lễ xứ sở : rừng, biển …

Các lễ theo vòng đời & đối tượng

  • Lễ vòng đời mà tiêu biểu là lễ thôi nôi, lễ cúng mụ, lễ cưới, lễ tang, lễ giỗ …
  • Lễ theo đối tượng
    • Lễ Tổ : Lễ Tổ là một trong các lễ quan trọng nhất mà mỗi người phải biết, và nó ở bên trong và là nền tàng tất cả các loại lễ khác
      • Lễ tổ tiên luôn là lễ quan trọng nhất của mỗi sắc tộc và dân tộc
      • Tết lớn đều liên quan đến tổ tiên
      • Lễ tổ tiên liên quan đến các không gian sống quan trọng như bàn thờ gia tiên, mộ phần, nhà thờ họ, mộ tổ, đền tổ…
      • Lễ vòng đời liên quan đến tổ tiên, mà tiêu biểu là lễ giỗ
      • Lễ cúng, lễ tế quan trọng nhất đều liên quan đến Tổ tiên
    • Lễ Phật : lễ vía các vị Phật
    • Lễ Chúa : lễ giáng sinh, lễ phục sinh
    • Lễ Thánh thần như lễ Thần Nhông, lễ Tứ thánh Bất tử, lễ Thần tài …
    • Lễ nhiên thần & thiên thần như lễ nghing ông, lễ mở cửa rừng …
    • Lễ nhân thần
      • Lễ đế, lễ vua, lễ vương
      • Nhân thần trong các lĩnh vực văn, võ, y,
      • Nhân thần trong các lĩnh vực công, nông, thương và nghệ thuật đặc biệt là các tổ nghề

Lễ theo dân tộc, sắc tộc và tổ tiên

  • Lễ theo sắc tộc: Hai ngày lễ quan trọng nhất theo tất cả các sắc tộc là lễ năm mới và lễ dòng họ, tổ tiên
    • Lễ năm mới : Lễ năm mới của các dân tộc khác nhau không phải vì họ thuộc các dân tộc khác nhau mà vì họ sử dụng các loại lịch khác nhau. Theo https://www.vietnamplus.vn/tet-co-truyen-cua-cac-dan-toc-thieu-so-tai-viet-nam-post842418.vnp
      • Các dân tộc giữ gìn được các phong tục cổ truyền nhưng thời gian đón Tết thống nhất với Tết Nguyên đán của người Kinh.. Đó là các dân tộc Mường, Thổ, Chứt, Mảng, Kháng, Xinh Mun, Khơ Mú (vùng Tây Bắc), dân tộc Ơ Đu ở Nghệ An; các dân tộc Tày, Thái, Nùng, Sán Chay, Cao Lan-Sán Chỉ, Giáy, Lự, Bố Y, La Chí, La Ha, Cờ Lao, Pu Péo, Dao, Pà Thẻn, Hmông (vùng Đông Bắc); các dân tộc Hoa, Ngái, Sán Dìu, Phù Lá, Hà Nhì ở Lào Cai…
      • Các dân tộc đón Tết năm mới cổ truyền theo lịch riêng của từng dân tộc. Đó là các dân tộc Mông ở Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với Tết Nào Pồ Trầu; người Hà Nhì Hoa ở Lai Châu, Điện Biên với Tết Hồ Sự Chà; người Cống ở Điện Biên với Tết Ủy La Lóng; người La Hủ ở Lai Châu với Tết Khộ Xớ; người Si La ở Lai Châu và Điện Biên với Tết Ồ Xị Già; người Chăm đón Tết Rija Nưgar; người Khmer Nam Bộ đón Tết Bon Chôl Chnam Thmây
      • Các dân tộc ở Trường Sơn, Tây Nguyên như Gia Lai, ÊĐê, Ba Na, Xơ Đăng, Cơ Ho, Hrê, Mnông, Raglai, Xtiêng, Cơ Tu, Gié Triêng, Mạ, Co, Chơ Ro, Chu Ru, Brâu, Rơ Măm ở Tây Nguyên không quan niệm ngày Tết mà đón Tết cả một thời gian dài từ tháng Giêng đến tháng Ba hàng năm.

Lễ theo kỹ thuật, mục đích

    • Lễ hội : lễ hội làng, lễ hội chùa, lễ hội tổng
    • Lễ cúng : lễ cúng ông bà đầu nhau, lễ cúng tổ tiên, lễ cúng người vừa mất, lễ cúng giàng, lễ cúng bà mụ, lễ cúng sao …
    • Lễ tế : lễ tế trời đất, lễ tế thần nông, lễ tế thần rừng, …
    • Lễ bái : lễ bái sư, lễ bái tổ
    • Lễ chào : lễ chào cờ
    • Lễ trình
    • Lễ bẩm
    • Lễ rước : lễ rước thánh, lễ rước vua, lễ rước dâu, lễ rước kiệu long đình, lễ rước bài vị, lễ rước nước …
    • Lễ nghing, lễ nghênh, lễ đón : lễ nghing ông, lễ đón xuân, lễ tống cựu nghênh tân
    • Lễ cầu : lễ cầu siêu, lễ cầu an, lễ cầu mát …
    • Lễ nguyện : lễ đại nguyện, lễ thề nguyện
    • Lễ xin
    • Lễ tạ : lễ tạ cuối năm, lễ tạ ơn
    • Lễ tiễn : lễ tiễn đưa, lễ tiễn ông Công ông Táo về trời
    • Lễ khai : lễ khai trương, lễ khai mạc, lễ khai ấn
    • Lễ diễu : lễ diễu hành, lễ diễu binh
    • Lễ diễn, lễ trình diễn, lễ ca, lễ múa
    • Lễ cầu bông
    • Lễ kỳ yên
    • Lễ trấn
    • Lễ yểm
    • Lễ thanh tẩy, lễ rửa tội
    • Lễ mộc dục, lễ tắm tượng
    • Lễ tịch điền, lễ hạ điền, lễ thượng điền
    • Lễ khai ấn, lễ treo ấn
    • Lễ dựng nêu, lễ hạ nêu
    • Lễ khai trương, lễ khai mạc, lễ bế mạc

Lễ sự kiện

    • Lễ sự kiện học hành : lễ khai giảng, lễ tựu trường, lễ tốt nghiệp, lễ vinh quy bái tổ, lễ ở văn chỉ, lễ ở văn miếu
    • Lễ sự kiện buôn bán : lễ khai trương, lễ mở hàng
    • Lễ sự kiện nhà cửa : Lễ nhập trạch, lễ động thổ, lễ yểm, lễ trấn yểm, lễ trấn trạch
    • Lễ sự kiện trình diễn : lễ khai mạc, lễ bế mạc, lễ chào cờ, lễ duyệt binh, lễ diễu binh, lễ diễu hành, lễ rước, lễ tổng duyệt, lễ hát múa, lễ ca nhạc, …
    • Lễ sự kiện truyền thông : lễ bố cáo, lễ họp báo, lễ báo công, 
    • Lễ sự kiện khác : lễ tuyên thệ, lễ nhậm chức, lễ đón, lễ rước, lễ ăn mừng

Lễ theo tôn giáo :

  • Lễ liên quan đến vị Tổ/Thần/Thánh/Chúa/Phật của đạo đó
  • Lễ làm cho người tu đạo gồm
    • Lễ dành cho người tu đạo
    • Lễ dành cho giáo dân mà đi theo đời người
    • Lễ làm cho cộng đồng mà đi theo cả không gian và thời gian

Lễ – sự vận hành của cái tôi trong môi trường không thời gian và trong các mối quan hệ

  • Các loại lễ

Lễ phép :

  • Các loại phép
    • Làm phép, phù phép
    • Phép màu, phép lạ, phép tiên, phép thuật
    • Nước phép, bùa phép, đũa phép, áo phép,
    • Phép cải tử hoàn sinh, phép giải
    • Phép tính, phép toán, phép đo, phép thử
    • Giấy phép
    • Phép vua, phép làng, phép vua thua lệ làng, phép nước

Lễ giáo :

  • Các loại giáo
    • Giáo mác, dàn giáo
    • Giáo dục, giáo huấn, giáo viên, giáo trình, giáo cụ, giáo vụ, giáo chức, giáo án,
    • Lĩnh giáo, chỉ giáo
    • Giáo đường, giáo chủ, giáo dân, giáo điều, lương giáo
    • Tôn giáp, Đạo giáo, Lão giáo, Khổng giáo, Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáp, Thiên chúa giáo, Hinđu giáo, Ma giáo, Thần tiên giáo
    • Giáo dưỡng
    • Mẫu giáo
Lễ nghi :
  • Các loại nghi
    • nghi ngờ
    • nghi ngút
    • nghi binh, nghi quân, nghi phạm, nghi án
    • hoài nghi, sinh nghi, khả nghi, tồn nghi
    • nghi môn
    • nghi thức,
    • lưỡng nghi

Lễ nghĩa : lễ với nghĩa, hay sự vận hành của cái tôi với các loại nghĩa để cái tôi đạt được một trạng thái nào đó của nghĩa

      • Các loại nghĩa :
        • nghĩa (nghĩa của bất kỳ cái gì như một mối quan hệ thày trò, vợ chồng, vua tôi, công cha nghĩa mẹ ơn thày, của từ ngữ, quan hệ, công việc, sự việc, hành động, câu chuyện …)
          • có nghĩa, vô nghĩa
          • ý nghĩa (ý nghĩa của những cái nghĩa có ý như cuộc sống, công việc, hành động, câu chuyện …),
          • tình nghĩa, nghĩa tình (tình nghĩa của những cái nghĩa có tình như thày trò, vợ chồng, vua tôi…; nghĩa tình quân dân)
          • ngữ nghĩa (nghĩa của ngôn ngữ trong ngữ cảnh),
          • nghĩa lý (nghĩa lý của một hành động như lời nói, việc làm, câu văn…),
          • nghĩa cử (nghĩa cử là nghĩa của cử động, cử chỉ … nghĩa cử là nghĩa tận),
          • nghĩa địa (nghĩa của địa như địa cầu và nghĩa của đất như mảnh đất)
          • tình nghĩa, nhân nghĩa (già nhân ngãi, non vợ chồng)
          • nghĩa quân (quân có nghĩa)
          • nghĩa khí (khí của nghĩa)
          • chuộng nghĩa, hiếu nghĩa, tụ nghĩa, dấy nghĩa, tham nghĩa, bỏ nghĩa, mất nghĩa, lạc nghĩa, nhầm nghĩa, thêm nghĩa, bớt nghĩa …
          • lớp nghĩa
          • định nghĩa
          • nghĩa là
      • Nghĩa của các quan hệ
        • Khi một người định nghĩa mình là thày, thì quan hệ này chỉ có ý nghĩa khi có trò bởi vì “không trò đố mày làm thầy”.
        • Khi một người định nghĩa mình là dân, thì quan hệ này chỉ có ý nghĩa khi có vua hay một người cai trị …
        • Khi một người định nghĩa mình là người Trái đất, thì định nghĩa này chỉ có ý nghĩa khi tồn tại quan hệ của người này với Trái đất và người này đang trong quan hệ đó.
        • Khi một người định nghĩa mình là người ngoài Trái đất, thì định nghĩa này chỉ có ý nghĩa khi tồn tại trạng thái trong và ngoài Trái đất, và người này phải ở trong trạng thái ngoài Trái đất
        • Khi cô A định nghĩa mình là người yêu của anh B, thì quan hệ yêu đương này phải tồn tại
        • Khi một người định nghĩa mình là xyz … thì định nghĩa này chỉ có nghĩa khi quan hệ này tồn tại và người này đang trong quan hệ đó
      • Nghĩa của trạng thái
        • Khi một người định nghĩa mình là người hạnh phúc, thì định nghĩa này chỉ có nghĩa nếu trạng thái hạnh phúc phải tồn tại và người này đang ở trạng thái này
        • Khi một người định nghĩa mình là xyz … thì định nghĩa này chỉ có nghĩa khi trạng thái này tồn tại và người này đang trong quan hệ đó
      • Nghĩa của một thanh âm : Khi chúng ta nói rằng thanh âm, “nguyển” hay thanh âm “lế” là thanh âm vô nghĩa, thì nghĩa là các thanh âm này không có nghĩa với chúng ta, chúng ta không hiểu nghĩa của thanh âm đó, nhưng thanh âm này hoàn toàn có nghĩa và có tác động đích thực đến một số người khác. Có thể nói bất kỳ thanh âm nào trong vũ trụ một khi đã tồn tại, đều có nghĩa, còn việc chúng ta có hiểu nghĩa của thanh âm đó hay không, và ý nghĩa của thanh âm đó là gì với chúng ta là vấn đề riêng của chúng ta. Đứng
      • Nghĩa của một sự sống : Bất kỳ sự sống nào trong vũ trụ một khi đã tồn tại, đều có nghĩa, còn việc chúng ta hiểu nghĩa và định nghĩa về các sự sống khác và sự sống của chính mình thế nào là vấn đề của chúng ta. Ví dụ chúng ta định nghĩa vi trùng là A, virus là B rồi bảo vi trùng là sinh vật sống, tế bào sống, virus thì không, thì cái định nghĩa đó chỉ có nghĩa với chúng ta và ai đi theo cái định nghĩa của chúng ta, ý nghĩa đích thực của các sự sống nằm ngoài các dạng định nghĩa này.
      • Lớp nghĩa : Có thể nói mỗi chúng ta đang ở ở lớp nghĩa này và người khác đang ở lớp nghĩa khác của thanh âm đó. Nghĩa của tên gọi không phụ thuộc vào ký tự, cách viết, cách đọc, cách hiểu riêng có của người đó và của người khác với cái tên này. Các lớp nghĩa của tên sẽ cần mở dần và được thấu hiểu dần khi con người trưởng thành.
      • Định nghĩa : Khi chúng ta định nghĩa một cái gì đó thì đối tượng đó
  • Lễ nghĩa : Một năm có bao nhiêu là lễ như Tết nguyên đán, lễ cưới, lễ quốc khánh … Lễ nghĩa của những lễ đấy không phụ thuộc vào việc cái định nghĩa của chúng ta về chúng,

Lễ tiết :

  • Các loại tiết
    • Tiết khí
    • Tiết mục, tiết chương,
    • Tiết tấu
    • Chi tiết, tiểu tiết
    • Tiết kiệm
    • Tiết dầu, tiết dịch, tiết mồ hôi
    • Hệ bài tiết, tiết ra ngoài, tiết vào màu
    • Thời tiết
    • Nội tiết, ngoai tiết
    • Trung tiết, trinh tiết
    • Tiết hạnh, tiết liệt, tiết trung, tiết hạnh khả phong
    • Thủ tiết, giữ tiết,
    • Tiết gà, tiết lợn …
    • Cắt tiết, canh tiết, tiết canh

Lễ độ :

  • Các loại độ
    • Độ hình/cấu trúc/vật chất : Độ cao/dài/rộng, độ dày/mỏng, độ ẩm, độ bền, độ nảy, độ mặn/ngọt, độ thơm/thối, độ cồn,
    • Độ âm/vận hành/tinh thần : Hoành độ, vĩ độ, cao hộ, biên độ, nhiệt độ, cấp độ, mức độ, trình độ, hạn độ, góc độ, thái độ…
    • Độ đo, độ lượng, toạ độ…,
    • chỉnh độ, biến độ, chập độ, đổi độ, chuyển độ, lễ độ,
    • sai độ, đúng độ, hợp độ, vừa độ
    • Cứu độ, Phật/Chúa/Tiên độ, Cứu nhân độ thế,
    • Bán độ, Cá độ

Trong buổi dạy về thanh âm “lễ”, sau khi tôi giảng về các loại lễ trên thì học sinh của tôi đi lễ lạc, lễ loạn, lễ lái, lễ luồn, lễ liên, lễ liền, lễ lẻ, lễ luồng…; hoặc lễ với người yêu cũ, với kẻ thù…. Nếu hiểu bản chất của lễ thì cần biết lễ với mọi đối tượng và mọi hoàn cảnh, trật tự hay loạn lạc đều là hoàn cảnh, người yêu cũ hay tổ tiên đều là đối tượng.

Lễ : Sự kiện

  • Hành động
    • cúng tế
      • cúng lễ (lễ cúng) : cúng theo trật tự không gian, trật tự thời gian, trật tự dòng máu và sự sống, xuất phát từ mình đi về vị cao hơn, lớn hơn, quản lý chung trật tự
        • cúng ông bà, tổ tiên
        • cúng thần
        • cúng phật
      • tế lễ (lễ tế) :
        • lễ tế trời đất, lễ tế thần nông
        • hiến tế
      • rước lễ :
        • rước thần thành : rước kiệu, rước tượng,
        • rước đồ lễ dâng thần thánh : rước kiệu, rước nước, …
      • đi lễ : đi đến địa điểm có lễ gì đó và để làm
        • đi lễ hội
        • đi lễ chùa, đình, đền …
      • dự lễ
      • hành lễ, làm lễ, thi lễ
      • lễ lậy, vái lễ, bái lễ
      • miễn lễ, thứ lễ
      • ban lễ
      • nhận lễ
      • khai lễ
      • sắm lễ, soạn lễ
      • trình lễ, nộp lễ, dâng lễ
      • hạ lễ
      • có lễ
      • hợp lễ
        • vô lễ
        • trái lễ
        • thất lễ
        • hiếu lễ
        • nghịch lễ
        • phá lễ
        • phạm lễ
        • trung lễ
  • Vật chất
    • Lễ vật
    • Sính lễ
    • Hoa lễ
    • Đồ lễ
    • Tiền lễ
    • Sớ lễ
    • Mâm lễ
    • Cỗ lễ : lễ mặn, lễ ngọt, cơm lễ, xôi lễ, gà lễ
    • Lễ phục
    • Lễ lạt : là tổng hợp các thứ trên
  • Con người
    • Bộ lễ, Thượng thư bộ lễ
    • Người làm lễ …
      • Chủ lễ, hầu lễ, phụ lễ
      • Ban tế lễ nam, ban tế lễ nữ
      • Ban nhạc lễ
    • Người dự lễ, người xem lễ,
  • Nhạc lễ
    • lễ nhạc
    • nhạc lễ, ban nhạc lễ
    • văn lễ, sớ lễ, bài lễ
  • Không gian
    • lễ đường
    • lễ đài
  • Trình tự lễ
    • khai lễ, lễ trình
    • lễ chính, chính lễ (vào lễ hội nhiều ngày, hoặc nhiều mục, có một ngày và một mục là lễ chính)
    • lễ tạ (vào cuối lễ hôi, vào cuối năm nếu đầu năm trình, xin, vào cuối kỳ lễ ví dụ lễ bán khoán con đến lúc con 18 tuổi), hạ lễ

Lễ – Ca dao, tục ngữ

  • Tiên học lễ, hậu học văn
  • Tốt lễ dễ nài
Tiên học lễ, hậu học văn

LỂ

Lể (danh từ) :

  • “Lể” là tên loại ốc nhỏ còn gọi là ốc lễ, ốc ruốc, ốc gạo
      • đĩa ốc lể (món ăn)
      • bắt ốc lể, cào ốc lể, đãi ốc lể, nhặt ốc lể
      • xâu ốc lể, chuỗi ốc lể, rèm ốc lể
      • tranh ốc lể
  • “Lể” tên chung của các loại ốc rất nhỏ

 

Lể (động từ)

  • lể, nhể hay lễ ốc là lấy thịt ốc ra khỏi vỏ ốc.
      • xiên lể ốc, que lể ốc
      • cách lể ốc, kỹ thuật lể ốc nguyên con
  • lể, nhể dằm cắm vào da thịt
  • lể, nhể lấy vòi mụn bọc
  • lể, chích lể là lấy chất độc tụ trong các vết mưng, vết sưng ra khỏi cơ thể

Lể (động từ) :

  • Lể ra : tách từng cá thể đơn lẻ khỏi một tập thể các cá thể đồng đẳng cũng có cấu trúc và vận hành động lập tách rời như nó sao cho sau khi tách ra các cá thể này tự vận hành độc lập

Lể (trạng từ)

  • “kể lể” là liệt kê không theo nguyên tắc hay trật tự nào mà nhớ ra đến đâu thì kể đến đấy, nghĩ ra cái gì thì nêu ra cái đấy, thích gì thì kể nấy, mỗi một thứ được liệt kê là một lể

Lể (danh từ) :

  • Cá thể tách ra từ một trạng thái tổng thể có tính nguyên
    • Cấu trúc trọn vẹn
    • Tự vận hành tự phát triển
  • Trạng thái vận hành của cá thể lể, mà liên quan đến các trạng thái sai
    • lẻ, đơn lẻ
    • nhi, nhỏ
    • nhỉ, ừ nhỉ : cùng đồng thuận với ai đó, về một cái gì đó mới được nhận thức ra, vì thấy nó thuận với cái đã biết hoặc đang diễn ra
    • nhử : ai đó ra khỏi hang, ra khỏi chỗ ẩn nấp, một cách tự nhiên
  • Mạng xã hội hiên nay hầu như đều cho phép đưa tin, viết tin, đăng bài theo nguyên tắc “lể”, cụ thể là kể lể
    • các blog và trang web là các lể
    • quảng cáo chèn vào các chương trình truyền hình, phim, video … là các lể
    • các kết quả tìm kiếm trên mạng internet của các công cụ tìm kiếm như google đươc liệt kê theo nguyên tắc lể
    • các mạng xã hội như facebook, tiktok …. đều vận hành theo nguyên tắc lể và kể lể, các đưa bài trên mạng xã hội này là các lể

LỀ

Lề

  • Lề là cấu trúc đỡ cho vận hành luồng, ở đâu có luồng như dòng chảy, dòng cảm xúc, dòng khí bay, dòng suy nghĩ, dòng bút viết … đều phải lề. Lề là cấu trúc, luồng là vân hành, không thể tách rời khởi nhau. Lề đi cặp với luồng, biên đi cặp với tâm. Lề nào có luồng ấy, luồng nào có lề ấy. Một đối tượng có thể là luồng khi đi cặp với lề này mà có thể là lề khi đi với luồng khác.
  • Lề có thể là vật chất hay nguyên tắc tinh thần. Lề có thể là cấu trúc, định hình hoặc định âm. Lề có thể tĩnh hoặc động. Lề có cụ thể hoặc trừu trượng

Lề – vật lý, vật chất

  • đường
    • Luồng :
      • luồng giao thông
      • phương tiện vừa là một phần của lề, vừa là một phần của luồng giao thông
    • Lề
      • đường bộ
        • vỉa hè (bao gồm phân làn vỉa hè như vạch kẻ hay đường lên xuống và cắt ngang vỉa hè)
        • lòng đường (bao gồm các phân làn lòng đường như vạch kẻ, con lươn …)
        • vạch đi bộ sang đường
        • hệ thống tín hiệu như đèn, biển báo
        • nền đất cho lòng đường, vỉa hè
        • hệ thống luật và quy ước liên quan
      • đường sắt
        • đường ray
        • hệ thống tín hiệu như đèn, biển báo
        • nền đất, mặt đường hoặc mặt cầu để đặt đường ray trên đó
        • hệ thống luật và quy ước liên quan
      • đường thuỷ
        • sông, biển
        • hệ thống tín hiệu như đèn, biển báo
        • hệ thống luật và quy ước liên quan
      • đường không
        • không khí
        • hệ thống tín hiệu như đèn, biển báo
        • hệ thống luật và quy ước liên quan
  • cầu bắc qua sông, cầu vượt qua đường
    • luồng : luồng qua sông, luồng qua đường của người và phương tiện
    • lề
      • lề của luồng qua sông là sông và cầu (sông là luồng quan trọng nền tảng sau đó mới đến cầu)
      • lề của luồng qua đường là luồng giao thông trên đường và cầu (luồng giao thông là luồng quan trọng nền tảng, sau đó mới đến cầu)
  • sách vở
    • luồng :
      • luồng 1 : luồng lật trang
      • luồng 2 : luồng viết
      • luồng 3 : luồng đọc
    • lề :
      • lề 1 : giấy & gáy vở
      • lề 2 :
        • lề trên, dưới, trái, phải
        • lề dòng kẻ hoặc lề lối của người viết để viết được theo dòng
        • luồng nội dung viết, mà có thể đi từ việc nghe (viết chính tả), việc nhìn (chép bảng), việc suy nghĩ (tự nghĩ ra rồi viết)
      • lề 3 :
        • luồng viết chính là lề của luồng đọc, viết chữ theo luồng như thế nào ví dụ viết dọc trên xuống dưới, ngang trái qua phải thì phải đọc y như thế

Lề – cấu trúc, định hình

  • lề trái (luồng phải), lề phải (luồng trái)
  • lề trong (luồng ngoài), lề ngoài (luồng trong)
  • lề trên (luồng dưới), lề dưới (luồng dưới)

Lề – tinh thần, năng lượng, từ trường, tần số, âm thanh

  • Lề của luồng gió mùa đông bắc
  • Lề của luồng chim di cư
  • Lề của luồng rùa biển về bờ biển quê hương đẻ trứng
  • Lề của luồng cá hồi về suối nguồn đẻ trứng

Lề – vật chất hoặc tinh thần

  • bản lề (cửa)
    • luồng của cánh cửa mở ra và vào
    • luồng vận hành qua cửa nhờ việc vận hành cánh cửa
  • bản lề (tinh thần) vấn đề mang tính bản lề

Lề của luồng hành vi, ứng xử

  • lề lối :
      • luồng : hành vi, ứng xử
      • lề : lối suy nghĩ, lối hành xử
  • lề luật :
      • luồng : hành vi, ứng xử
      • lề : luật
  • lề thói :
      • luồng : hành vi, ứng xử
      • lề : thói quen hành xử, suy nghĩ của bản thân hoặc của người khác

Lề – hành động với lề

  • căn lề
  • chỉnh lề
  • sửa lề
  • phá lề, phạm lề
  • giữ lề : giấy rách phải giữ lấy lề, lề là cấu trúc ổn đinh, dài hạn, nếu luồng là vận hành và về ngắn hạn, nếu luồng có vấn thì vẫn phải giữ lề, để khôi phục luồng về sau

Lề – trạng thái của luồng so với với lề

  • bên lề
    • sống bên lề
    • đi bên lề
  • trong lề
  • ngoài lề
    • nói ngoài lề
    • đi ngoài lề
    • bàn chuyện ngoài lề (luồng là đề tài chính của buổi nói chuyện)
    • sống ngoài lề pháp luật (lề là pháp luật, luồng chính là hành vi, ứng xử tuân thủ pháp luật)
  • trên lề
  • dưới lề
  • ra lề
    • dạt ra lề

Lề – thái độ

  • lề mề :
    • mề : dạ dày, khi thức ăn đang đi theo luồng liên tục từ thực quản xuống đến mề thì bị giữ lại xử lý cho đến khi thức ăn được xử lý xong và mề mở cổng đáy, xả thức ăn ra thì, thức ăn mới được vận hành theo luồng đi tiếp xuống ruột
    • luồng thức ăn không thể đi liên tục từ thực quản xuống ruột, mà bị đứt đoạn và giữ lại tại mề.
    • Ví dụ về lề mề
      • viết một cái báo cáo một chốc lại dừng lại, để sửa chữa, để bổ sung, không hoàn thành một mạch
      • trước khi đi chơi ở nhà trang điểm, lên đồ rất lâu, rồi đi đến đâu cũng dừng lai ăn uống, chụp ảnh rất lâu, nên chuyến đi bắt đầu chậm và bị đứt đoạn

Lề – Ca dao, tục ngữ

  • Đất có lề, quê có thói : lề là cấu trúc và nguyên tắc, còn thói là quán tính tạo ra bởi vận hành
  • Đất quê lề thói
  • Giấy rách phải giữ lấy lề

LỆ

“Lệ” là môi trường bất khả kháng của một cá thể, liên quan đến bản chất vận hành của cá thể đó. Ví dụ

  • Lệ của cá là nước
  • Lệ của tàu hoả là đường ray

“Lệ” là một cá thể sinh ra từ Lệ môi trường và tồn tại độc lập với Lệ môi trường, và mang bản chất gốc của Lệ môi trường

  • Giọt lệ

Căp đội lệ cá thể và lệ tổng thể môi trường là một cặp âm dương không tách rời nhau

  • Lệ cảm xúc & trường cảm xúc
  • Lệ phát âm, ngôn từ & trường âm

Lệ : nước mắt chứa rung động cảm xúc xuất phát từ lệ của môi trường sống

  • giọt lệ,
  • châu lệ
  • hàng lệ, dòng lệ
  • huyết lệ
  • nhỏ lệ
  • rơi lệ
  • đẫm lệ
  • ngấn lệ

Lệ giải phẫu học 

  • Xương lệ
    • Mào lệ trước
    • Mào lệ sau
    • Móc lệ
    • Mỏm lệ
  • Tuyến lệ
    • Hố tuyến lệ
    • Túi lệ
    • Hố túi lệ
    • Hồ lệ
    • Cục lệ
    • Nhú lệ trên, nhú lệ dưới
    • Điểm lệ trên, điểm lệ dưới
  • Lệ đạo, mạch lệ
    • Lỗ lệ
    • Ống lệ chung
    • Ống lệ tỵ
    • Rãnh lệ
    • Củ lệ
    • Quả lệ
    • Ống lệ mũi
    • Ngách lệ mũi
Lệ đạo & lệ mạch

Lệ : lề gốc, lề bắt buộc, lề bất khả kháng, cho sự tồn tại của một luồng vận hành

  • tục lệ (so sánh với lề lối)
  • thông lệ (so sánh với lề thói)
  • luật lệ (luật : quy phạm, lệ : án lệ) (so sánh với lề luật)
  • ngoại lệ
  • tiền lệ
  • án lệ
  • thể lệ
  • lệ phí

Lệ

  • thường lệ, lệ thường
  • nhất niên nhất lệ

Lệ : Các hành động với lệ

  • sa lệ,
  • nhỏ lệ,
  • rơi lệ,
  • đẫm lệ
  • ngấm lệ
  • nén lệ
  • phá lệ
  • bỏ lệ
  • định lệ
  • hợp lệ
  • chi lệ : đưa lệ của một chi ra để làm lệ của cả một dòng mà bao trùm cái chi đó, tương đương với phá lệ của dòng họ

Lệ : môi trường sống, điều kiện sống bắt buộc và bất khả khảng

  • nô lệ : lệ bị nô dịch, lệ là nông nô, lệ làm nô
  • lệ thuộc : lệ là phụ thuộc

Lệ : lề gốc mang tính xuyên suốt, bao trùm

  • e lệ : lệ là e (e dè, e chừng rằng nếu tiếp tục sẽ bị sai, bị quá đà)
  • khích lệ : lệ là khích (khuyến khích rằng cần tiếp tục vì luôn đúng, luôn chưa đủ)
  • cổ lệ

Lệ có thể đi với mọi tên nữ, là trường âm thuỷ của đối tượng nữ đó

  • tình lệ
  • hương lệ
  • phương lệ
  • hồng lệ
  • lệ quyên
  • lệ thuỷ
  • lệ diễm
  • lệ tuyết
  • lệ như

Lệ : trường cảm xúc bao trùm

  • hoa lệ
  • diễm lệ
  • mỹ lệ
  • tráng lệ
  • bi lệ
  • nhật lệ
  • tình lệ
  • hương lệ

Lệ của dòng máu

  • lệ chi :
    • lệ của một chi họ, mà đứng đầu là ông bà, ông vải (lệ chi là quả vải)
    • Lệ Chi Viên, vườn vải ở Bắc Ninh liên quan đến vụ án Lệ Chi Viên của Nguyễn Trãi mà dẫn đến chu di tam tộc
  • chi lệ :
    • đưa lệ của một chi ra để làm lệ của cả một dòng mà bao trùm cái chi đó, tương đương với phá lệ của dòng họ
    • chi lệ là đưa lệ của một chi vào đầu thai của một cá nhân đại diện
  • lệ huyết
  • huyết lệ

Lệ của nơi sinh sống

  • lệ làng : phép vua thua lệ làng
  • lệ nước
  • lệ biển
  • lệ rừng
  • lệ xứ

Lệ : Cấu trúc đại diện

  • tỷ lệ : tỷ lệ đại diện cho tất cả cấu trúc (so sánh : tỷ số là tỷ lệ đối đầu, và hai bên liên tục đối kháng để thay đổi tỷ số, nên tỷ số là tỷ lệ cụ thể và duy nhất)

Lệ : trạng thái đại diện

  • ước lệ : lấy một trạng thái đại diện cho tất cả các trạng thái, ví dụ tuyết là mùa đông, nắng là mùa hè, trăng là mùa thu, hoa đào là mùa xuân (ước là ước định, ước lượng, ước đoán, lệ là lề bao trùm)

Lệ : hành động đại diện

  • lấy lệ : làm lấy lệ
  • có lệ : làm, nói cho có lệ
  • chiếu lệ : tuân thủ chiếu lệ
  • được lệ
  • dủ lệ

Lệ thực vật

  • Lệ chi : cây vải
  • Lệ chi hạch, Đan Lệ, Đại Lệ, Lệ Cẩm hay Cam Lộ Thủy, Sơn Hải Tiên Nhân : hạt vải
  • Lệ chi viên : vườn vải

  • Lệ dương : cây

  • Lệ nhi : cây

  • Bạch lệ mi, Bạch lệ châu ái : hoa cúc

Lệ động vật

  • Lệ : con hàu, con trai, con hà (Ostriedae)
    • Hải lệ : con trai, con hàu biển (có loại trai và hàu sông, hoặc cửa biển, cửa sông)
    • Lệ bộ : vỏ của con lệ
      • cả bộ phần áo lễ phục : đóng lệ bộ, mặc lệ bộ
    • Mẫu lệ là một loại thuốc làm từ vỏ hàu, còn có tên khác mẫu cáp, lệ cáp, hải lệ tử sắc, hải lệ tử bì, vỏ hà hay vỏ hàu.

Lệ : huyệt đạo

  • Lệ đoài là huyệt ở ngón chân

Lệ – Tên riêng

  • Lệ Bình là bình nước cam lồ của mẹ Quán Âm

Lệ – Địa danh sông núi

  • Trường Lệ, núi ở Thanh Hoá, còn được gọi là Sầm Sơn, Núi Sầm hay Núi Gầm. Trên núi có hòn Trống Mái, đền Độc Cước, đền Cô Tiên, đền Tô Hiến Thành
  • Nhật Lệ, sông ở Quảng Bình
  • Lệ Kỳ, sông ở Quảng Bình
  • Sông Bành Lệ, Huế (Tiếng hát ngư ông, giữa sông Bành Lệ.Tiếng ngư đàn nhạn, giữa áng hoàng dương)
  • Lệ Giang, sông ở Trung Quốc

Lệ – Địa hành chính

  • Thủ Lệ nơi có công viên Thủ Lệ, hồ Thủ Lệ, và đền Voi Phục Trấn Tây Thăng Long
  • Làng Lệ Mật, Long Biên, Hà Nội
  • Xã Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội
  • Lệ Thuỷ, huyện của tỉnh Quảng Bình
  • Bắc Lệ, Tân Thành, Hữu Lũng, Lạng Sơn : Đền Bắc Lệ thờ chúa Thượng Ngàn (tỉnh Lạng Sơn)
  • xứ Lệ (Quảng Bình)
  • Lệ Thuỷ (Lệ Ninh là tên huyện cũ) của tỉnh Quảng Bình
  • Làng Lệ Kỳ, Vĩnh Ninh, Đồng Hới, Quảng Bình
  • Làng Minh Lệ, xã Quảng Minh, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình.
  • Phong Lệ, Đà Nẵng (Ai về Phong Lệ thì về/Phong Lệ có nghề bán hến chọi trâu)
  • Lệ Trạch, Lệ Sơn, Đà Nẵng
  • Cẩm Lệ, Đà Nẵng
  • Lệ Cần, Lệ Chí, Lệ Trung, Gia Lai (phát sinh khoai lệ cần)
  • Lệ Cần, Tân Bình, H.Đăk Đoa, Gia Lai

Lệ – Tên người

  • Chu Lệ vương Cơ Hồ
  • Lệ Cơ là sủng phi của vua Tấn Hiến Công thời Xuân Thu, 1 trong Tứ đại yêu cơ
  • Minh Thành Tổ Chu Lệ

Lệ – Ca dao tục ngữ

  • Phép vua lệ làng
  • Nhất niên nhất lệ : Một năm một lần

LẾ

Lế

  • là một trạng thái lê đơn lẻ, được cấu trúc hoá và không còn năng lực vận hành linh hoạt, nghĩa là lê mãi một kiểu
  • ban đầu lế có thể là trạng thái lê theo ngoại lực, như lê vết hay được kéo lê nhưng sau một thời gian vân hành đã quán tính hoá chính nó để tự vân hành kéo lê quán tính

Lê – cấu trúc & hình

  • Hình lê (piriform) là hình nửa tĩnh nửa động, có sự biến đổi, phát triển, bổ sung và mở rộng, ổn định, lặp lại và kéo dài.
    • Hình động là
      • Hình vận hành, co dãn, to nhỏ, di chuyển được
      • Hình lắp ghép như mọc thêm đuôi, ban đầu không có, sau lại có
    • Hình lê không phải là hình thang và hình tháp
      • Hình thang là hình 2D định trụ, nếu thang mà không định trụ thì người leo lên thang sẽ gặp tai nạn, trong khi hình lê phải vân hành, phải động, phải biến đổi.
      • Hình lê không phải là hình tháp, vì hình tháp cũng là hình 3D định trụ.
    • Hình lê có kiểu trên nở hậu, nở đế, trên nhỏ dưới to, trước nhỏ sau to, một đầu, nhiều đuôi
  • Ví dụ về hình lê
    • Hoa, quả, cây lê
      • Quả lê có hình giọt nước rơi, trên thon dưới phình
      • Hoa lê là cánh toả rộng và đều ra từ trung tâm
      • Cây lê là cây bụi, thiên về ngang hơn về cao, vừa tầm, không quá cao, không quá thấp, cành chắc nhưng không có cành chính mà từ thân chính sẽ xoè ra tất cả các cành cây.
    • Vũ khí lê là vũ khí lai ghép giữa vũ khí nóng dùng hoả lực như súng và vũ khí lạnh sắc dùng lực tay điều khiển như thương, kiếm, đao, dao….
      • Lưỡi lê là cấu trúc phụ, đi kèm, tháo lắp được của súng, mà có hình dao gươm, hình thương nhọn; súng có lưỡi lê dùng cho các nghi lễ, cho đánh giáp lá cà và hành quân đường trường phải đi qua các khu vực rậm rạp
      • Thương lê : Thương kê là cái thương dài gắn thêm cái bộ phận phóng hoả như súng

    • Cơ hình lê (piriform muscle) trong giải phẫu học là cơ nằm ở vùng chậu, có đầu nhỏ, chân xoè ra, đặc biệt khi vận động chân

 

    • Các hình lê khác
      • Hình chổi lúa : hình chổi trên bé (cán), dưới to và kéo lê trên đất (lưỡi)
      • Hình đuôi trĩ : đuôi dài và tiếp đất
      • Hình đuôi cá : xoè ra được khi bơi
      • Hình gai nhím : gai nhím xoè ra từ thân chính và xù ra được khi gặp kẻ thù
      • Hình diều truyền thống có nhiều đuôi
      • Hình máy bay bay với đuôi khí kéo sau đuôi máy bay
      • Hình nén nhang với dải mùi hương kéo dài của nén nhang

Lê – màu sắc

– sắc hoa lê là màu trắng sáng, tinh khiết và tươi mát, hoa lê rất bền cả màu và cánh
– sắc quả lê là màu nhạt, có thể là trắng vàng nhạt, trắng xanh nhạt hoặc trắng điểm chấm hồng nhạt

Lê – vị

– vị quả lê có vị của nước lai giữa ngọt và chua, cả hai vị này đều trung dung, mát và thanh, vì nhiều nước

Lê – mùi

– mùi hoa lê, quả lê, cây lê thơm và thanh kéo lê thành dải trong gió, khó nhận ra, nhưng một khi đã nhận nhận ra sẽ thấy mùi lê rất dai dẳng

Lê – vận hành, vận động

  • Lê có các dạng chính
    • Lê theo động năng & thế năng bên ngoài
      • động năng bên ngoài
        • kéo : kéo lê
        • đẩy
        • phát
        • nổ
        • phun
        • trào
        • la
        • hét
        • gào
        • nói
        • hút
        • cuốn
        • cuộn
      • thế năng bên ngoài
        • trượt
        • lăn
        • trôi
        • ngã
    • Lê với động năng và thế năng bên trong
      • Bò : bò lê
      • Trườn
      • Lết : Lết lê,
    • Lê phức hợp động năng, thế năng, bên trong, bên ngoài
      • Lê vết
      • Lê la
      • Lê bước
      • Lê chân, mông, lưng, thân
      • Lê đuôi : con trĩ, con cáo, con cá sấu …
      • Lê vỏ : con ốc

Ví dụ : Lê theo động năng & thế năng bên ngoài

  • Kéo (lê) :
      • Kéo là động lực, đi ở phía trước
      • Lê là cái đi theo động lực và nó có thế năng, mà chuyển hoá thành năng lực chuyên chở, mang vác, kết nối, cân bằng.
      • Ví dụ
        • tàu hỏa : đầu tàu thì kéo mà thân và đuôi thì lê, phần lê này mới có tính chuyên chở mang vác
        • xe bò kéo : bò thì kéo, xe thì lê, cái có tính chuyên chở, mang vác là xe
        • valy kéo : tay thì kéo, valy thì lê, cái có tính chuyên chở, mang vác là valy
        • lê hàng, lê đồ, lê hành lý, lê valy : động lực là tay kéo, còn cái được lê đi là hàng, đồ, hành lý, valy
        • diều : tay kéo dây và sau đó gió là động kéo, cánh diều và đuôi diều thì lê theo
        • máy bay với vệt khí trắng dài phía sau : máy bay là đầu kéo, vệt khí trắng là lê
        • quét nhà, lau nhà : tay là động lực, chổi quét và chổi lau lê theo
        • kéo co : người kéo giữ động lực kéo, còn người đứng người kéo giữ thế năng co, hỗ trợ cho bên mình kéo đồng thời không để cho bên kia kéo ngược lại
  • Đẩy (lê)
      • Đẩy là động lực, đi từ phía sau
      • Lê là thế năng, cùng khả năng chuyên chở, mang vác, kết nối, cân bằng, ở đằng trước
      • Ví dụ
        • Đẩy xe hàng, đẩy tủ đồ,
        • Xô đẩy người đứng đằng trước
  • Phát (lê)
      • Phát là động lực đi ngang hoặc đi chéo
      • Lê là vật được phát đi
      • Ví dụ
        • Phát bóng : quả bóng lê
        • Phát lương, thưởng : lương, thưởng là đối tượng lê, vì được sử dụng hoặc giữ gìn một thời gian dài sau khi phát
  • Hút (lê)
      • Hút là động lực thu về điểm trung tâm, điểm gốc
      • Lê là vật bị hút và bị cuộn theo lưc này
      • Ví dụ
        • Tắc kè hút con mồi bằng chiếc lưỡi có khả năng phóng dài ra và cuộn lại
        • Hố đen hút vật chất và cả ánh sáng vào nó, vật chất và ánh sáng lê theo lực hút này
  • Phun, nhả (lê)
      • Phun là động lực phát ra khỏi trung tâm, khỏi gốc
      • Lê là cái bị đi ra khỏi trung tâm, khỏi gốc theo
      • Ví dụ
        • Vòi phun nước
        • Ho, nôn phun thức ăn khỏi miệng
  • Cuốn, cuộn, buộc, búi, bối, gập, gấp
      • Cuốn, cuộn, búi, bối, gập, gấp là ngoại lực
      • Lê là cái bị đi theo ngoại lực đi
      • Ví dụ :
        • cuốn, búi tóc thì lê là tóc, động lực đi từ tay và các dụng cụ cầm tay
  • Thả, buông, bới, gỡ, rỡ
    • Thả, buông, bới, gỡ, rỡ là ngoại lực
    • Lê là cái bi đi theo ngoại lực
    • Ví dụ bới, tháo, gỡ cuộn tóc, búi tóc, buộc tóc, thì động lực đi từ tay, lê theo là tóc
  • Nổ, đốt
      • Nổ đốt là ngoại động lực
      • Lê theo là những thứ bị nổ tung ra và khói
      • Ví dụ
        • núi lửa : đông lực là vụ nổ mang theo âm gốc, lê theo là tiếng vang, nham thạch, là đất đá, là bụi, là khói
        • pháo : đông lực là nổ mang theo âm gốc, lê theo là tiếng vang, mùi hương và xác pháo
        • bigbang : động lực là nổ mang theo âm gốc, lê theo là tiếng vang, mùi hương cùng tất cả các vật chất của vũ trụ sinh ra từ vụ nổ này

Các dạng lê phức hợp

  • Lê thê : với thê là thê thiếp, thê tử, thê lương … thì lê thê là vận hành kéo dài theo cả không gian và thời gian. Ví dụ của “lê thê”
    • một ông chồng theo một bầy đần thê tử đông
    • diều bay với cái đuôi lê thê,
    • cô dâu bước đi với đuôi váy dài lê thê,
    • máy bay bay để lại vệt khí trắng lê thê
  • Lê lết : cái lê theo không có khả năng vận động, trở thành gánh động, giảm động lực của cái kéo ví dụ lê lết một gánh nặng trả nợ nhiều năm
  • Lê vết : Lê tạo ra vết cho thằng khác lê theo vết
    • Các cặp lê vết
      • Lãnh đạo, thủ lĩnh, idol, …. lê tạo ra vết như là kinh sách, cương lĩnh, luật lệ, đạo, đường, tư tưởng, tấm gương … và đám đông đi theo
        • đám đông sống theo, làm theo, hành xử theo thần tượng, lãnh tụ
        • theo đuôi, bắt chước, làm theo khuôn mẫu, quy định, phong trào …
      • Con mồi lê tạo ra vết, con săn mồi lê theo vết
        • kẻ săn mồi, con săn mồi đi theo vết con mồi
          • người đi săn theo vết chân thú, vết phân thú, vết kiếm ăn của thú
          • hổ, báo … đi theo dấu vết mùi, vết hình của con mồi
          • đại bằng lê vết vận động của các con vật dưới đất như chuột, thỏ … để bắt
          • chó, chó sói … đánh hơi và đi vết mùi, vết hương
        • các con vật bị săn mồi xoá dấu vết hay làm loạn dấu vết
          • chuột đi ăn theo đàn để làm loạn dấu vết với mèo
          • chuột, thỏ không chạy, nấp, đứng yên, hoặc giả chết … để không tạo ra vết hình chuyển động, vết tiếng động với mèo hay đại bằng
      • Đi tiền trạm, đi thí điểm, đi thí mạng … để nhóm đi sau, đi chính, được thuận lợi, không gặp hoặc giảm bớt khó khăn, nguy hiểm mà nhóm đầu đã có kinh nghiêm xử lý và đã trải qua
        • ong lê vết hương hoa, báo cho con khác đi tìm
        • nô lệ, tù binh bi đi trước mở đường trong các trận chiến hay các cuộc khai phá, tìm đường
    • Các dạng vết
      • Vật chất
      • Cấu trúc, mùi, vị, âm, hình
      • Âm thanh, ánh sáng
      • Tư tưởng, nguyên tắc, đường lối, nguyên lý, tôn chỉ …
      • Đạo, luật
      • Năng lượng, tinh thần
  • Lê la là lê theo vòng cung thanh âm mở rộng và vòng cung tương tác rẽ nhánh, đặc biệt là tương tác kiểu trò chuyện, buôn chuyên, không có nội dung chính.
    • La là la lên, la hét, la ó, la lối
    • La là âm thanh, kéo dài được giai điệu của bài hát.
    • La là vòng ngoại biên, vòng tròn bên ngoài, vòng tròn mở rộng ví dụ la thành

Lễ – Ca dao, tục ngữ

– Đàn ông sợ quả hồng, đàn bà sợ quả lê

Lê (danh từ)

 

Lê không gian
  • Lê đình: Sân của những nhà quyền quý có trồng cây lê
Lê thời gian
  • Lê minh: trời hừng sáng, rạng đông
Lê trạng thái
  • Lê mê: mỏi mệt, buồn bã
  • Lê thê
  • Lê lết
  • Lê thân
  • Lê chân
  • Lê bước
Lê hành đông
  • Kéo lê
  • Bò lê
  • Lăn lê
  • Trườn lê
  • Nhảy lê : Shuffle dance
Lê vật dụng
  • Dép lê
Lê thực vật:
  • Cây lê
  • Cây lê nê: Một loại cỏ mọc dại khắp nơi trên bãi hoang, đất trồng ven đường, cao 0,4-0,7 m, thân có rãnh, phân cành đến tận ngọn, lá ở gốc và trên thân giống nhau, xẻ lông chim, mặt trên màu lục, mặt dưới trắng nhạt, hoa màu hồng.
  • Bạch Tật lê/ Tật lê/Quỷ kiến sầu nhỏ/Thích tật lê/ Gai yết hầu
Lê bệnh tật:
  • Bệnh lê dạng trùng: hay xuất hiện ở trâu, bò, chó…
Lê vận hành
  • lê dương : vận hành lê, theo mệnh lệnh tập trung của vua hay của chỉ huy, không có năng lực hay không được phép tự vận hành đơn lẻ, độc lập
      • lê dương đi đến cực đoan, tự vận hành không cần tác động bên ngoài, trở thành “lế” : là một trạng thái lê đơn lẻ, được cấu trúc hoá và không còn năng lực vận hành linh hoạt, nghĩa là lê mãi một kiểu
      • lính lê dương
  • lê âm : những cá thể có vận hành lê đơn lẻ, độc lập
      • các đơn nguyên, các cá thể của lê âm chính là “lể”
      • lê dân là dân thường, mỗi người dân là một lể, nhưng nói chung dân tồn tại mãi, “vua nhất thời, dân vạn đại”
Vận hành dạng lê
  • linh hoạt nhưng trung dung, cân bằng, hoà hoà
  • vừa có năng lực cá thể vừa có khả năng kết nối dạng đi đôi, ghép cặp, hội nhóm, đám đông
  • giữ đuôi, theo đuôi về cả không gian và thời gian
  • nở hậu, trọng hậu, hậu thuẫn, hậu vệ về cả không gian và thời gian
  • đi sau, theo sau về cả không gian và thời gian
  • trường kỳ, dai dẳng, có sức bền theo cả không gian rộng và thời gian kéo dài
  • chứa đựng, lôi kéo,
  • thêm vào, biến đổi đi
  • hỗ trợ, bọc lót
  • chăm sóc, dưỡng nuôi.

Ngược với vận hành lê

  • Đầu voi đuôi chuột
  • Bắt cóc bỏ đĩa
  • Đánh trống bỏ dùi
  • Cấp tập, liên hồi, nứoc rút, chộp giật
  • Đi đầu, thống lĩnh
  • đối đầu, tấn công
  • kiểm soát, thống trị
  • đơn phương, đơn đôc, duy nhất, độc tôn
  • cực đoạn, thái quá
Nhà Lê và các vua Lê thể hiện rõ trạng thái vận hành dạng “lê”
– Đinh Bộ Lĩnh là động lực khởi đầu, cho Lê Hoàn
– Nhà Trịnh là động lực cho nhà Lê sơ
– Nguyễn Kim là động lực khởi đầu, cho nhà Hậu lê
– Công chúa Lê Ngọc Hân theo Nguyễn Huệ
– Công chúa Lê Thị Bình theo Nguyễn Ánh
– Lê Thị Phất Ngân, theo Lý Công Uẩn
– Lê Chiêu Thống diệt chúa Trịnh thì cũng kết thúc luôn nhà Lê
Lê – Tên gọi
  • Lê Hoàn
  • Lê Lợi
  • Lê Lai
  • Lê Khôi
  • Lê Thánh Tông
  • Lễ Hữu Trác
  • Lê Chiêu Thống
  • Lê Thị Phất Ngân
  • Ỷ Lan (họ Lê)
  • Lê Ngọc Hân
  • Lê Thị Bình
  • Lê Duẩn
Trong chuyến đi xuyên Việt năm 2023 mà cũng là chuyến đi trăm họ, đến Hà Tĩnh thời tiết đang nắng chuyển sang mưa, tôi được nói rằng chỉ cần đi hết dòng họ nhà Lê là kết thúc được chuyển đi. Tôi hiểu là tôi có thể dừng chuyến đi sau khi đi qua hết xứ Nghệ và xứ Thanh. Dân gian có câu “Xứ Thanh cậy thế, xứ Nghệ cậy thần”, có thể dùng câu ấy để hiểu một khía cạnh nào đó của dòng họ Lê, vì hai đất ấy là đất gốc của nhà Lê. Khi ngồi ở núi Hồng Linh, tôi quan sát được cây dòng họ nhà Lê, một cái cây có tán và nhánh rất rộng, dù trông rất mảnh mai dạng khí.Trước đó tôi luôn hình dung về triều đại nhà Lê, như là một con rồng có cái đuôi dài lê thê, không bao giờ không tiếp đất.
Các đời vua Lê
  • Tiền Lê : Khởi đầu khi Dương Vân Nga cùng quần thần thống nhất nhường ngôi cho Lê Hoàn, thay cho vua Đinh còn nhỏ, để ông lãnh đạo đất nước chống giặc Tống. Về danh nghĩa, lăng mộ của vua Tiền Lê đều nằm ở Hoa Lư.
    • Lê Đại Hành : 980-1005
    • Lê Trung Tông : 1005
    • Lê Ngoạ Triều : 1005-1009
  • Hậu Lê (1428-1528): Kéo dài 99 năm, bắt đầu từ khi khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đến khi Mạc Đăng Dung phế bỏ vua Lê Cung Hoàng lên ngôi vua, lập ra nhà Mạc. Về danh nghĩa lăng mộ của các vua đời Hậu Lê đều ở Thanh Hoá, mà tập trung nhiều ở Lam Kinh.
    • Lê sơ
      • Lê Thái Tổ 1428-1433
      • Lê Thái Tông 1434-1442
      • Lê Nhân Tông 1443-1459
      • Lê Nghi Dân 1459-1460
      • Lê Thánh Tông 1460-1497
      • Lê Hiến Tông 1498-1504
      • Lê Túc Tông 1504
      • Lê Uy Mục 1505-1509
      • Lê Tương Dực 1509-1516
      • Lê Chiêu Tông 1516-1522
      • Lê Cung Hoàng 1522-1527
    • Nhà Lê trung hưng (1533–1789): khởi đầu khi tướng Nguyễn Kim tôn phò Lê Duy Ninh, một người thuộc dòng dõi nhà Lê để khởi binh chống lại nhà Mạc đến khi Lê Chiêu Thống bỏ nước sang cầu viện Nhà Thanh đánh Tây Sơn. Nguyễn Huệ, một lãnh đạo của phong trào Tây Sơn, sau đó lên ngôi vua, chấm dứt giai đoạn Lê Trung Hưng và sự tồn tại của Nhà Hậu Lê. Thời Lê Trung hưng tuy kéo dài, nhưng các Hoàng đế nhà Lê mất thực quyền, chỉ tồn tại trên danh nghĩa.
      • Lê Trang Tông 1533-1548
      • Lê Trung Tông 1548-1556
      • Lê Anh Tông 1556-1573
      • Lê Thế Tông 1573-1599
      • Lê Kính Tông 1600-1619
      • Lê Thần Tông (lần đầu) 1619-1643
      • Lê Chân Tông 1643-1649
      • Lê Thần Tông (lần hai) 1649-1662
      • Lê Huyền Tông 1663-1671
      • Lê Gia Tông 1674-1675
      • Lê Hy Tông 1676-1705
      • Lê Dụ Tông 1705-1729
      • Lê Duy Phường 1729-1732
      • Lê Thuần Tông 1732-1735
      • Lê Ý Tông 1735-1740
      • Lê Hiển Tông 1740-1786
      • Lê Mẫn Đế 1786-1789
Triệu đại nhà Lê tuy kéo dài rất nhiều đời vua nhưng rất nhiều phế đế và nhiều vua chết trẻ.
Các vị vua Lê tiêu biểu của từng thời kỳ là
  • Tiền Lê : Lê Đại Hành
  • Lê Sơ : Lê Thái Tổ (đánh giặc Minh), Lê Thánh Tông (đánh Chămpa, mở rộng Đại Việt)
  • Lê Trung Hưng : Lê Thần Tông, Lê Hiển Tông (Những vị vua Hậu Lê thường được nói là vua bù nhìn, vua không có thực quyền nhưng thời loạn lạc bao nhiêu phe phái như vậy, mà tất cả các phe đều phải mượn danh phù Lê để phát triển thực lực của mình là đủ biết vai trò của Lê trong giai đoạn này là không thể phủ nhận. Phải đặt mình vào hoàn cảnh lịch sử, mới hiểu được để làm được vua như Lê Hiển Tông, Lê Thần Tông là phải linh hoạt mềm dẻo và nhìn xa trông rộng đến như thế nào)
Trong lịch sử phát triển của mình, họ Lê luôn xuất hiện ở ngã ba đường và vào các gia đoạn chuyển giao nên có tiếp xúc và giao hoà với nhiều dòng họ khác như Đinh, Lý, Nguyễn, Trịnh, Mạc…. Trong thời kỳ loạn lạc của Mạc, Trịnh, Nguyễn, Tây Sơn, các lực lượng cát cứ tại địa phương và giặc ngoại xâm, nhà Lê là một thế lực trung tâm, theo cách riêng của mình, mà không nhà nào thực sự muốn lật đổ hoặc không thế lực nào thực sự lật đổ được.
Trong lịch sử bảo vệ và mở mang đất nước, các vua Lê đã chiến thắng các cuộc xâm lược của với nhà Minh, nhà Tống, và áp chế được nhiều cát cứ địa phương ….
– Nhà Lê tiếp nối vai trò bảo vệ biên giới phía Bắc, của các triều đại trước, với công lao đánh nhà Tống của Lê Đại Hành và nhà Minh của Lê Lợi.
– Nhà Lê và nhà Nguyễn giữ vai trò trọng yếu trong việc mở mang bờ cõi xuống phía Nam, tạo ra nước Việt với hình chữ S. Hai vị vua Lê giữ vai trò nổi bật trong việc đánh Chiêm Thành là Lê Đại Hành và Lê Thánh Tông
Các đặc điểm xuyên suốt của dòng họ Lê là
– kéo dài lê thê và có nhiều phân nhánh
– sự tương tác rất rộng với rất nhiều dòng họ khác
– có năng lượng đất rất tốt, đóng vai trò to lớn trong việc mở mang đất nước và định hình đất nước ta ở hình chữ S như hiện nay
– tồn tại song song với gần như tất cả các dòng chúa lớn của Việt nam như chúa Trịnh, chúa Nguyễn và chúa các địa phương như chúa Lự, chúa Bầu ở vùng Tây Bắc.

LẾ

 

Lế là trạng thái chống lại trạng thái Lê, Lệ, Lề, Lể, và Lễ tự nhiên của chính mình bằng việc sống theo Lê, Lệ, Lể, Lề và Lễ ở bên ngoài.

LÊ là vận hành kéo theo sau, vận hành hệ quả, vận hành phát sinh từ một động năng và thế năng có sẵn trước đó. Ví dụ
– là vận hành bản năng của các giống tự thực hiện các vân động cơ bản của cơ thể để đảm bảo sự sống mình như hơi thở, nhịp tim… dựa vào động năng và thế năng có sẵn của môi trường hoặc của chính mình trước đó
– là bản năng của các giống loài tự kéo dài sự sống của mình, ví dụ né tránh kẻ thù
– là bản năng sinh sản và bảo vệ con cái để kéo dài sự sống giống loài từ thế hệ này sang thế hệ khác

LẾ là chống lại LÊ cơ bản của chính mình
– là một kiểu vận hành chống lại động lực gốc và thế năng gốc sinh ra vận hành của mình
– – – ăn cháo đá bát, ăn quả nhổ cây, cõng rắn cắn gà nhà …
– – – giết cha mẹ mình, hại dòng họ mình
– – – chống lại dân tộc mình, đất nước mình
– là vận hành tự huỷ diệt sự sống của chính mình
– – – Tạo phong trào tự tử & tự tử theo phong trào
– – – Bỏ mặc cơ thể trong trạng thái tự huỷ hoặc tự suy

===

LỆ là trường cơ bản cho một vận hành, ví dụ
– Lệ là bộ quy định, nguyên tắc cơ bản, chi phí… cơ bản để được phép làm điều gì đó, VD luật lệ giao thông;
– Lệ là môi trường sống cơ bản của cá thể sự sống, VD lệ của cá là nước
– Lệ là chấp nhận hoàn toàn ở trong một trạng thái bên ngoài nào đó trở thành trạng thái nội tại của mình ví dụ diễm lệ, mỹ lệ …
– Lệ là chấp nhận một trạng thái bên ngoài nào đó như môi trường sống và điều kiện sống bất khả kháng của chính, ví dụ nô lệ, lệ thuộc vào một khuôn mẫu thần tượng
– Lệ là hoà vào môi trường, lấy cách vận hành của môi trường làm cách vận hành của mình, ví dụ cá vận hành trong nước
– Lệ là rút ra khỏi môi trường một trạng thái tiêu biểu, ví dụ tỷ lệ

LẾ là chống lại LỆ cơ bản của chính mình
– – – phủ nhận dòng máu của mình
– – – chối bỏ dân tộc mình
– – – huỷ diệt đất nước của mình
– – – huỷ diệt môi trường sống của mình
– – – căm thù Trái đất, cho rằng mình là starseeds hay được người ngoài hành tinh đưa tới

===

LỀ là cấu trúc, nguyên tắc, căn cứ, môi trường cơ bản cho một vận hành. Ví dụ
– Lề tự thân :
– – – lề lối tự thân
– – – cơ thể như xương, máu, thần kinh, kinh lạc …
– – – linh hồn
– Lề áp đặt
– – – Hệ thống pháp luật
– – – Hệ thống tập quán, tập tục, phong tục, thói quen
– – – Giáo dục gia đình, nhà trường, xã hội
– – – Đức tin tôn giáo
– – – Hệ thống cơ sở vật chất và các quy định cho các dạng vận hành cơ bản như giao thông

LẾ là
– Phẩu thuật thẩm mỹ và sống 24/24 theo khuôn mẫu thần tượng do công ty quản lý thần tượng đưa cho mình, để đảm bảo mình được là thần tượng
– Phẩu thuật thẩm mỹ và chỉnh sửa cuộc sống để được giống khuôn mẫu thần tượng

===

Các bệnh do trạng thái Lế ở cấp tế bào
– Bệnh ung thư : các tế bào ung thư tự chống lại cơ thể
– Bệnh ung thư máu : các tế bào bạch cầu tự ăn các tế bào hồng cầu và tự diệt các tế bào tiểu cầu
– Bệnh thiếu máu do các tế bào máu tự chết
– Bệnh loãng xương do các tế bào xương tự huỷ trước chu kỳ
– Bệnh vô sinh : trứng chống lại tinh trùng, tinh trùng chống lai trứng
– Bệnh vô sinh do cơ thể tự chống lại trứng và tinh trùng của chính mình
– Bệnh vô sinh do sảy thai : tử cung của mẹ chống lại phôi thai
– Bệnh tự miễn do hệ dịch tự chống lại chính nó
– Bệnh HIV : hệ miễn dich tự mời virus và mầm bệnh vào người, tự cho bệnh tật nhân lên
– Bệnh rong kinh và bị chảy máu quá nhiều trong kỳ kinh : niêm mạc tử cung tự bong ra
– Bệnh viêm da cấp độ cao, lở loét cơ thể, thậm chí hoại tử chỉ vì một vết thương nhỏ
– Bệnh nôn chớ hay dị ứng do cơ thể tự không chấp nhận một loại thức ăn cơ bản

Cực kỳ nguy hiểm là một số người sẽ lầm tưởng rằng trạng thái này là do cơ thể mình đang thải độc, và sử dụng các loại thuốc thải độc hoặc các loại thuốc kích thích tình trạng xả ồ ạt ở niêm mạc và da.

===

Các bệnh do trạng thái Lế ở cấp tinh thần, năng lượng cảm xúc, tư tưởng
– Con người không bắt các nhịp điệu cơ bản của môi trường như tiết khí và mùa làm các chu kỳ ngủ và sinh hoạt, chỉ đi theo công lịch và công việc
– Con người phủ nhận các truyền thống như Tết hay các phong tục khác
– Con người phủ nhận thờ cúng tổ tiên và phủ nhận tổ tiên

===

Buổi chữa lành ngày 4/3/2024 :
– Một con ma mặc đồ trắng muốt, nằm trong quan tài như Lâm Đại Ngọc, thực ra cơ thể nó đã mục nát hết rồi nhưng nó không quan tâm, nó chỉ biết nó là Lâm Đại Ngọc. Lúc còn sống, con ma này là một cô gái muốn sống như Lâm Đại Ngọc, một thần tượng về nữ tính. Cô thuộc làu câu chuyện cuộc đời của thần tượng, và cô thực sự muốn cuộc đời mình sẽ diễn ra y như thế. Ở nhà, cô gái luôn mặc đồ trắng, dịu dàng, thướt tha, như hình dung của cô về Lâm Đại Ngọc. Ở bên người yêu, cô cũng cười và khóc y như Lâm Đại Ngọc. Khi thấy mình đã hoàn toàn giống Lâm Đại Ngọc, cô muốn được chết trẻ và chết bệnh y như thần tượng. Mùa đông lạnh, cô mặc mỗi chiếc áo trắng mà cô mặc quanh năm, đi ra ngoài ngắm cảnh, đứng trong gió rét, cô tự cảm thấy sầu bi. Sau khi về nhà, cô bị nhiễm lạnh sau đó ho ra máu y như Lâm Đại Ngọc. Dù gia đình cố gắng cứu chữa nhưng cô vẫn chết vì sức khoẻ suy kiệt, y như Lâm Đại Ngọc.

Một loạt con ma muốn phẫu thuật thẩm mỹ, muốn thay đổi màu da, muốn sống và muốn chết như thần tượng.

Một loạt con ma sống 24/24h theo khuôn mẫu của công ty quản lý hoặc làm nô lệ cho thế lực ngầm đưa ra để được hậu thuẫn làm thần tượng showbiz

Buổi chữa lành 5/3/2024
– Một con ma làm trong triều đình muốn giết hết tất cả các quan lại trong triều. Có quan lại bị nó giết, có quan lại bị nó ngấm ngầm vu oan. Người bị nặng thì bị chết, người bị nhẹ thì cũng phải từ quan. Sau quá nhiều vụ việc, nhà vua nhận ra bản chất của viên quan này. Mặc dù không dễ dàng làm hại như vậy, ông này vẫn tiếp tục cố gắng giết và hại trực tiếp và gián tiếp được càng nhiều vị quan khác càng tốt. Vợ ông sợ quá bỏ trốn. Sau ông bị vua giết.

Buổi chữa lành 5/3/2024
– Một tiểu thư nhà giàu hăng say điều hành trung tâm bắt cóc và cho phụ nữ thành nô lệ tình dục, làm đẻ thuê và khi hết thời cho các hoạt động này thì họ sẽ bị nuôi nhốt để lấy nội tạng. Cô tiểu thư này dành cả đời làm việc này, không màng gia đình chồng con. Khi chết cô lấy thân mình hiến tế để nguyện cho mọi phụ nữ đều trở thành nô lệ

Truy nguyên các đời này đều về nghiệp gốc thời kiến tạo Trái đất (đời M&L, mảnh tấn công Trái đất).

Chia sẻ:

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top