TẾT NGUYÊN ĐÁN

Loading

TẾT NGUYÊN ĐÁN & THỜ CÚNG TỔ TIÊN

===
Thờ cúng tổ tiên là một trọng tâm của Tế Nguyên Đán. Có thể thấy rõ điều này trong ca dao tục ngữ và các nghi lễ truyền thống của Tết
Như các lễ cúng bình thường trong năm, lễ cúng Tết luôn có ba phần chính là
– mâm lễ, đồ lễ chủ yếu là hoa, quả và đồ ăn mặn là phần hình
– khấn, văn lễ là phần âm
– thắp hương là để kết nối, để mở cổng, đường dẫn cho người làm lễ cúng
Tết là ngày lễ lớn nhất, mà “lễ” luôn phải gốc hơn “văn”, cho nên “tiên học lễ, hậu học văn”. Tự mình phải giữ cái lễ gốc, còn văn vẻ nhiều khi sáo rỗng, sáng tác xuyên tạc, thằng này mượn văn của thằng kia, thằng này làm theo thằng kia cũng được.
Tết là dành cho tất cả mọi người, như vậy để cúng Tết thì chúng ta chỉ cần làm cái gì đơn giản nhất bằng tấm lòng mình, theo những gì ông bà, cha mẹ vẫn làm mà thôi. Chúng ta chỉ nên làm những gì mà nhận thức bình thường nhất của mình hiểu được, hoặc chấp nhận được một cách thoải mái, không cần cầu kỳ, không cần đọc, học, làm theo cái văn đi mượn, cái tích đi vay nào hết.
Cúng lễ trước ban thờ nhà mình thì chỉ cần thành tâm với chính mình và tổ tiên nhà mình. Ví dụ, lế cúng tất niên đặt trên bàn thờ, chúng ta cứ nguyện cùng gia đình dâng mâm cúng lên ông bà tổ tiên là được. Cẩn thận nữa thì hiểu là phải có ông bà tổ tiên cả bên nội và bên ngoại thì mới sinh ra được chúng ta, phải có những đời xa tít liên tục đến các đời gần hơn thì mới đến chúng ta. Lời khấn chỉ cần phát ra và được cần hiểu trong lòng, chẳng cần phải nói ra, lại càng chẳng cần có bài văn khấn ai đó soạn ra cho chúng ta mượn về đọc, bởi vì nó chẳng mang cái tình cảm dòng máu họ hàng gì trong đó.
Đánh mất cả chữ “Lễ” và chữ “Lề” thì sẽ đánh mất cái gốc của Tết. Người ta nói “giấy rách phải giữ lấy lề”, nhưng nhiều người giấy chưa rách, đã vứt bỏ hết lề lối cá nhân đi. Không tự mình có lề, thì tự mình không đứng nổi, tự mình không có nổi cái lề lối riêng cho cá nhân, luôn muốn dựa dẫm, bám víu về tinh thần vào một cái có sẵn từ bên ngoài, kể cả đó là cái bâng quơ, không phù hợp, thậm chí giả dối hay nguy hiểm. “Giấy” liên quan đến “văn”, mà “lề” liên quan đến “lễ”. Nhưng nhiều người tự mình thắp hương, tự mình đặt mâm cúng lễ với ông bà tổ tiên nhà mình thì không yên tâm bằng mượn văn của thằng khác lễ theo và vơ quàng vơ xiên tích không rõ nguồn gốc làm theo. Đấy là chưa kể làm vây là lấy “văn” đạp lên “lễ”, lấy ngọn đạp lên gốc, chứ không phải là “Tiên học Lễ, hậu học Văn”.
Bây giờ, lên mạng kết bạn chả biết người thật hay giả, lên mạng đọc tin chả biết tin thật hay giả, lên mạng mua hàng chả biết hàng thật hay giả, Trong thờ cúng hiện tượng tích giả cũng tràn lan. Gần đây trong phong trào truyền nhau tích không biết từ đâu sinh ra, có cái tích là Ông Bà Đầu nhau bay lên trời, báo cáo Ngọc Hoàng Thương Đế. Người thường chúng ta sao mà đủ trình độ để kiểm tra những cái tích to tát nhường ấy, mà cũng chẳng cần kiểm tra. Hãy tự hỏi xem mấy cái “văn mươn”, mấy cái “sự tích bay từ đâu đến” có thực sự phù hợp với nhận thức cuộc sống cơ bản không.
Không cần có sự tích nào để biết rằng ai cũng mẹ, cũng có cha, ai cũng phải ăn thịt cá, ăn cơm rau, mà thịt cá, cơm rau mà cũng phải được sinh ra mới có. Ông bà Đầu nhau còn gọi là ông bà Thai sinh hay Thai sanh, vì nhau nuôi thai, mà sau đó phát triển thành chúng ta. Ông bà Đầu nhau là cha mẹ của muôn giống loài, trong đó có loài người gồm chúng ta, loài động vật sinh thịt cá và loài thực vật sinh cơm rau. Ông Đầu nhau có hai người là Ông Công và Ông Táo. Cúng Ông Bà Đầu nhau, cúng Ông Công ông Táo thực chất là cúng Tổ tiên nguồn gốc sinh muôn loài.
Ngọc Hoàng Thượng Đế chỉ là một người con được cha mẹ giao cho việc quản lý các anh chị em mình theo lãnh thổ mà thôi. Điều này chả khác gì, vua Hùng thứ nhất được mẹ Âu Cơ giao cho việc quản lý đất nước Văn Lang mà có các dòng tộc, các bộ lạc của 50 anh em của mình sinh sống trên đó. Vậy vua Hùng phải báo cáo cho cha mẹ Âu Cơ và Lạc Long Quân, hay cha mẹ Âu Cơ và Lạc Long Quân phải báo cáo cho vua Hùng. Tự chúng ta biết chúng ta phải báo cáo cha mẹ, hay cha mẹ phải báo cáo chúng ta. Ngoài ra, quan hệ cha mẹ với con cái là quan hệ sinh thành, quan hệ chăm sóc nuôi dưỡng, quan hệ dạy dỗ. Tự chúng ta biết, cha mẹ chúng ta có quản lý chúng ta theo kiểu báo cáo công việc hay không, và chúng ta có quan hệ với cha mẹ theo kiểu báo cáo công việc hay không.
Nếu chúng ta theo đao Mẫu, chúng ta biết rằng Mẫu dù Tam Phủ hay Tứ Phủ thì vẫn là các hiện thân cụ thể hơn của Bà Đầu nhau, Mẫu mẹ nguyên thuỷ sinh ra tất cả. Trong một số sơ đồ đạo Mẫu, Mẹ Quán âm được đặt ở vị trí gốc, vị trí người mẹ sinh ra tất cả các Mẫu, các Vua Cha, các ông Hoàng, các bà Chúa … Ngọc Hoàng Thượng đế là một trong bốn vua cha, là Vua cha Nhạc Phủ, vua cha Diêm phủ, vua cha Ngọc Hoàng, vua cha Bát Hải. Cả bốn vua cha cũng vẫn phải được sinh ra bởi bộ Đầu nhau và nằm dưới mẹ Quán Âm. Liệu ai trong đạo Mẫu có thể chấp nhận được việc mẹ Quán Âm báo cáo vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế, một trong các người con của mình. Thế thì vì sao chúng ta lại cho rằng Ông bà Đầu Nhau báo cáo Ngọc Hoàng Thượng Đế, con của Ông bà Đầu nhau ?
Ông bà Đầu nhau sinh ra vạn vật, ông bà Đầu nhau đứng đầu quan hệ dòng máu, quan hệ giống loài, mà ở trên trời và ở dưới đất. Ông bà đầu nhau ở trong vạn vật, nghĩa là ở trên trời và dưới đất. Ông bà Đầu nhau đâu có sinh sống dưới đất, rồi cuối năm bay lên trời báo cáo Thiên đình.
Ngọc Hoàng Thượng Đế có to đến mấy cũng cũng chỉ là một trong các ông Hoàng, cũng được cha mẹ sinh ra. Ngọc Hoàng Thượng Đế quản lý muôn loài theo lãnh thổ. Ngọc hoàng Thượng đế đứng đầu quan hệ công việc theo lãnh thổ. Một ví dụ cho người đứng đầu quan hệ công việc theo lãnh thổ là hoàng đế, vua, chủ tịch nước, chủ tịch thành phố, chủ tịch quận huyện. Ông bà Đầu nhau, hay ông Công ông Táo hiện thân trong mỗi dòng họ là Ông bà Ông vải. Lên bàn thờ tổ tiên, chúng ta khấn Ông bà Ông vải nhà chúng ta để ông bà đi báo cáo chủ tịch thành phố hay chủ tịch nước thì đúng hay là sai ? Ông chủ tịch gì đi nữa, ông vua gì đi nữa, ông hoàng gì đi nữa, thì ngày Tết cũng về nhà mà cúng ông Công ông Táo, ông bà tổ tiên, ông bà ông vải, như chúng ta thôi.
Ngày Tết thường có hài các ông Táo trong đó có Táo giao thông, Táo y tế, Táo giáo dục … lên thiên đình báo cáo Ngọc Hoàng Thượng Đế. Ông Công ông Táo sẽ giống Chúa Jesus, hơn là giống các ông bộ trưởng. Nếu ông Táo hiện thân đến với chúng ta thì có thể ông sẽ là Táo động vật, ông Táo thực vật, ông Táo chim chóc, hay Táo 12 con giáp.
Tết là ngày lễ sum vầy gia đình. Bình thường chúng ta có 5 ngày để cho công việc và 2 ngày cuối tuần là ngày nghỉ lễ tuần. Đã đi làm thì không có lễ, mà đã lễ cưới, lễ ma, lế Tết … thì nghỉ làm. Việc không nên làm trong bất kỳ ngày lễ nào, đặc biệt trong ngày Tết, là báo cáo công việc. Nếu chúng ta làm như vậy là chúng ta đem sếp của chúng ta đặt lên trên vợ chồng, cha mẹ, con cái; đem công việc đặt lên trên gia đình. Thế thì còn gì là Tết nữa.
Lễ là năng lực vận hành phù hợp với các quan hệ xã hội, còn “lề” là các nguyên tắc cơ bản xuyên suốt mọi vận hành. Tổng hợp lại thì ra những thứ ví dụ với người già phải kính trọng, với cha mẹ phải hiếu thảo….
Để giữ được cái lễ, chúng ta phải phân biệt được quan hệ nào với quan hệ nào, rồi chúng ta giữ sự tôn trọng, giữ lề, giữ lễ của từng quan hệ đó. Chúng ta đừng lộn xộn quan hệ công việc và quan hệ dòng máu, quan hệ bạn bè giải trí với quan hệ gia đình. Chúng ta đừng lộn xộn quan hệ không gian với quan hệ thời gian, quan hệ sự sống với quan hệ vật chất.
Đôi khi và đặc biệt trong dịp Tết, chúng ta nên tự hỏi ông bà, tổ tiên có làm như mình đang làm không, hoặc mình đặt mình vào địa vị ông bà tổ tiên thì mình có làm như thế này, như thế khác không; ca dao, tục ngữ có bảo mình làm thế không; làm thế có đúng với các nhân thức cơ bản không, lề thói cơ bản, tập tục cơ bản mà trẻ con cũng hiểu không. Tự chúng ta nên hỏi, tự chúng ta nên trả lời, để có được lề và cái lễ tự thân.
Có thể, một ngày nào đó chúng ta sẽ già, và có thể một ngày chúng ta sẽ trưởng thành hơn, có thể một ngày chúng ta sẽ vững vàng trong gốc rễ hơn, có thể một ngày chúng ta sẽ gần gũi với tổ tiên hơn. Có thể một ngày chúng ta sẽ đón Tết trân trọng, ấm cúng mà vẫn đời thường. Đó là lúc chúng ta chạm được vào Tết.

TẾT – MỘT NHỊP DỪNG

Ngày 28 Tết dẫn thiền chữ “Lễ” trong buổi cá nhân cho mấy bạn học sinh họ Lê.
Trong thiền mình xem lại các ngày Tết, thời nào và ở đâu, dân tộc nào, trẻ hay già, một khi suy và mất gốc đều xuyên tạc hoặc đánh mất các lễ Tết truyền thống hết.
Các ngày lễ Tết lớn của bất kỳ dân tộc nào, đều có phần lễ liên quan đến các vị thần và phần rước hội, phần vui chơi, mà các nghi lễ hay các trò chơi suy đến cũng vẫn liên quan đến vị thần chính của ngày lễ đó. Nếu chúng ta không hướng về vị thần đó, mà chỉ vui chơi là chính thì ngày lễ mất đi một nửa. Tệ hơn chúng ta có thể chọn những hình thức vui chơi và các nghi lễ trái ngược với tinh thần của ngày lễ.
Cảnh lễ Giáng sinh, người trẻ đổ ra ngoài đường vui chơi và mua sắm. Người bán hàng đương nhiên muốn bán nhiều hàng trong dịp lễ, người mua hàng thì muốn thưởng thức và vui chơi nhân dịp lễ. Trong dòng người đó, rất ít người quan tâm đến bản chất của ngày lễ này, mà liên quan đến sự ra đời của chúa Jesus. Trong nhà thờ và trong những người theo Đạo, người ta có ý thức về việc sự kiện Chúa giáng sinh hơn. Bản chất của Chúa quá vĩ đại, Chúa sinh ra muôn loài, từ thủa khai thiên lập đia, chưa có loài người, và đương nhiên chưa có nhà thờ. Gặp được một tinh thần toàn năng, một giá tri vĩ đại quá mức như vậy, qua một cánh cửa rất bé, rất hình tướng, rất xa cái gốc, qua những hành động quá thiếu giá trị tinh thần như vậy thật không hề đơn giản.
Cảnh lễ Tết Nguyên Đán tình hình hoàn toàn tương tự như lễ Giáng sinh. Ông bà Đầu nhau vẫn là Chúa ông và Chúa bà, mà để hướng tới tới được ông bà Đầu nhau thì chúng ta cứ đi ngược dòng máu của chúng ta lên đời cha mẹ, ông bà, tổ tiên lên. Rất nhiều thứ chẳng liên quan gì đến cái Tết này xuất hiện tràn ngập, làm lu mờ cái gốc của Tết.
Khi cái Tết, cái lễ nào của mình, cái gốc nào còn thì mình không thiết, không vui, mình vẽ thêm cho vui, cái nào mất mình không biết, mình không tiếc, cái Tết, cái lễ của người khác mình lao vào như của mình cho vui, thì rồi với mình chả còn cái gì được tôn trọng và có giá trị riêng nữa.
Tức nhiên mọi thứ phải biến đổi đi với thời gian, ngày xưa làm thế này, ngày nay làm thế khác, lễ hội cũng thế, nhưng vẫn có những thứ là cốt lõi đi xuyên thời gian.
Tức nhiên mọi thứ phải biến đổi đi với không gian. Lệ hội làng ngày xưa làng còn làng mất, làng giữ được tích gốc, làng mất tích gốc hay hoặc tích gốc bi xuyên tạc. Làng nào giữ được hội làng, vùng nào giữ được hội vùng, thì tự dưng con người ở đó chắc chắn hơn, có gốc rễ hơn, nối với xứ sơ và nối với nhau tốt hơn.
Tức nhiên xã hội càng đông thì càng phân chia, người thích cái này người khác thích cái khác. Như người này thấy cảnh ông đồ viết chữ Nho chả liên quan gì đến truyền thống của Tết nguyên đán cả, người khác lại cho rằng chữ Nho mới là cái truyền thống, ông đồ mới là người đại diện cho cái truyền thống. Trẻ con, đứa thì thích bộ trang phục của ông đồ, mực tàu của ông đồ, như trò chơi mới mà Tết mới có, đứa thì cả năm phải đi học, giờ Tết là lúc vui chơi, lại phải xem biểu diễn cảnh học hành chữ nghĩa như vậy muốn ngán tận cổ. Tết vì thế cũng biển đổi từ người này sang người khác, từ gia đình này sang gia đình khác, từ dân tộc này sang dân tộc khác.
Có những cái thêm vào sau, phù hợp với cái gốc, có những cái thêm vào sau, giết chết cái gốc, có những cái thêm vào sau, chả ăn nhập gì với cái gốc của các lễ Tết. Chỉ là đến mức độ nào đó, Tết có còn giữ được một cái gì đó sâu thẳm trong ai đó mà thôi.
Chỉ cần bạn dừng lại và hỏi Tết là gì, dù chẳng thể trả lời, khoảnh khắc đó Tết có cơ hội sống thật trong bạn, hơn là bạn cứ bi cuốn đi trong sự vô tri từ cái mà ban goi là Tết, từ năm này qua năm khác, mà Tết sinh ra để làm gì, nếu như không phải để chúng ta biết dừng lai, đừng để cứ mãi bị cuốn đi trong vô tri.

LỄ DỰNG NÊU & LỄ HẠ NÊU

Lễ dựng nêu, còn được gọi là lễ Thướng Tiêu hay lễ Treo ấn là một lễ cổ truyền dân tộc. Đây là một lễ cực kỳ quan trọng trước Tết.
Cây nêu được dựng lên nghĩa là chính thức đón Tết, đón rước thần linh vào nhà đón Tết và vận hành năm mới, đón ông bà, tổ tiên về ăn Tết với con cháu, họ hàng, khách đến chơi Tết.
Trong cuốn Hội hè lễ tết của người Việt, Nguyễn Văn Huyên mô tả cây nêu ngày tết khá chi tiết : Đấy là một cây tre dài năm sáu mét, được tước hết các cành, nhưng có để lại ở ngọn những cụm lá hoặc buộc vào đó một túm lông gà trống, một mớ lá đa hay lá cây vạn niên thanh. Gần đỉnh treo một cái vòng tre, có buộc những con cá nhỏ, những chiếc chuông con và khánh bằng đất sét nung phát ra một âm thanh nhẹ và êm khi gió thổi. Dưới cái vòng này có buộc một cái mũ thần, những thoi vàng bằng giấy, những miếng trầu, lá dứa hoặc cành xương rồng gai. Ở đỉnh còn treo một cái đèn thắp ban đêm. Cây nêu được làm như vậy để chỉ đúng đường cho tổ tiên trở về ăn tết.
Lễ dựng nêu trước kia được cả các hộ dân, các cộng đồng, các điểm thờ cúng và triều đình làm, nhưng hiện nay tục lệ này chỉ còn được giữ được ở rất ít nơi.
Lễ Thướng Tiêu (lễ dựng nêu) là một trong các lễ mà được đích thân vua nhà Nguyễn làm gồm
– Năm lễ hưởng gồm Xuân hưởng, Hạ hưởng, Thu hưởng, Đông hưởng và Hợp hưởng.
– Tết Thượng Tiêu, Nguyên Đán & Đoan Dương
Huế đã khôi phục lễ này và làm rất long trọng ở trong đại nội. Ở Cô đô Huế hiện nay, lễ Dựng nêu tổ chức vào ngày 23 tháng Chạp tại Thế Miếu (từ 9h sáng) và điện Long An (từ 10h sáng) do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tái hiện lần đầu tiên từ năm 2013 và đã trở thành một truyền thống không thể thiếu ở khu di sản Huế khi bắt đầu một cái Tết cổ truyền.
Hoàng thành Thăng Long và phố cổ Hà Nội cũng đã khôi phục lễ này.
Cây nêu hoàn toàn không chỉ một phong tục của một dân tộc nào đó mà của cả người Kinh và nhiều dân tộc.
– Một số nơi của đồng bào dân tộc miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên còn giữ được lễ dựng nêu.
– Một số điểm thờ cúng dòng họ và cộng đồng của người Kinh ở một số tỉnh Nghệ An, Quảng Ngãi, Long An, Vĩnh Long, Bến Tre … còn giữ được lễ này
Lễ Hạ nêu còn được gọi là Lễ khai hạ, lễ cúng hạ nêu, lễ tạ năm mới, lễ hóa vàng, lễ khai ấn. Đây là tiễn gia tiên về trời sau những ngày ăn Tết cùng con cháu. Cây nêu hạ xuống là coi như kết thúc Tết, mọi người quay trở lại công việc làm ăn buôn bán hằng ngày.
Lễ cúng diễn ra vào mùng 7 âm lịch theo phong tục cổ.
Lễ hạ nêu là nguồn gốc câu “Ba ngày Tết bảy ngày xuân”
Có thể nói rằng Tết Nguyên đán chính thức bắt đầu bằng lễ dựng nêu và chính thức kết thúc bằng lễ hạ nêu.
– Nếu dựng nêu ngày 23 tháng chạp và hạ nêu ngày 7 tháng giêng thì Tết kéo dài hai tuần và ở giữa là Giao thừa
– Nếu dựng nêu vào ngày 30 Tết ngày cuối cùng có thể dựng nêu thì Tết chính thức vào 30 Tết. Đây là một trong những lý do mà dân gian có câu “30 chưa phải là Tết, vì 30 Tết mọi người còn phải kết thúc nhiều việc và kết thúc xong xuôi mới có thể dựng cây nêu và lúc này Tết mới bắt đầu.
===
Nguồn gốc, ý nghĩa và nghi thức dựng cây Nêu trong ngày têt
Dựng nêu báo hiệu Tết về
Ý nghĩa Phong Tục Dựng Cây Nêu ngày Tết | Tết cổ truyền Việt Nam

TÍCH VỀ TẾT

Trong các sự tích về Tết, chả biết cái nào là tích đúng của cha ông để lại, chả biết cái nào là tích dởm do kẻ thù của cha ông cài cắm, để con cháu mất gốc tin bừa, làm bậy rồi phủ nhận truyền thống cha ông.
Tích phổ biến nhất về Tết là tích “Bánh chưng bánh dầy”. Vua Hùng Vương, yêu cầu các con chuẩn bị cho lễ cúng ông bà tổ tiên. Lang Liêu, con vua Hùng Vương thứ 7 đã làm bánh chưng bánh dầy. Vì ý nghĩa sâu sắc của chiếc bánh này, Lang Liêu được chọn làm người kế vị, và trở thành vua Hùng Vương thứ 7. Từ đó cứ đến Tết, các vua Hùng đời sau đều bánh chưng bánh dầy để cúng và để ăn, cho đến tận đời con cháu chúng ta bây giờ.
Tích này khẳng định các vấn đề quan trọng sau
– Tết Nguyên đán là Tết truyền thống của người Việt,
– Tết Nguyên đán có từ xa xưa, ít nhất thời trước thời của vua Hùng Vương thứ 7
– Tết Nguyên đán là Tết hướng về tổ tiên, nguồn cội
– Làm bánh chưng, cúng bánh chưng và ăn trưng là một truyền thống của người Việt trong Tết Nguyên đán
Tích phổ biến thứ hai là tích về ông Công, ông Táo : Tích gốc là câu chuyện tình cảm gắn bó của hai ông, là ông Công, ông Táo và một bà, là bà vợ của cả hai ông. Bà vợ ban đầu sống với ông Công. Trong lúc nóng giận, ông Công đuổi bà đi. Bà bỏ đi, gặp ông Táo và trở thành vợ ông Táo. Ông Công ân hân lang thang đi tìm vợ cũ, rồi gặp vợ cũ đang sống hạnh phúc với ông Táo. Để tránh mặt ông Táo, ông Công vào đống rơm. Ông Táo vô tình đốt đông rơm, nhưng ông Công quyết không ra. Bà vợ thương chồng cũ nhảy vào đống rơm, rồi ông Táo thương vợ cũng nhảy vào đống rơm. Cả ba cùng chết trong ngọn lửa.
Quan hệ 2 ông 1 bà hoặc 2 bà 1 ông là quan hệ tiêu biểu của sự tích Việt như Trầu Cau, Tấm Cám. Trong chuyện Tấm Cám, hoàng tử không có định danh mà chỉ có định vị, còn trong chuyện ông Công ông Táo, người vợ không được định danh, chỉ có định vị là vợ của ông Công và ông Táo. Trạng thái bất định hoặc định vị theo tính nam là một đặc trưng của tính nữ. Tôi xin phép gọi bà là bà Thị, vì chữ Thị cũng không phải là tên riêng, mà để chỉ người phụ nữ trong thị tộc nói chung.
Ông Công ông Táo và Bà Thị là Ba ông bà đầu nhau, liên quan đến sư sinh ra của mỗi con người, từ trong bụng mẹ, vì thai nhi được nuôi bằng nhau. Ông bà đại diện cho tổ tiên của mỗi người, dù họ thuộc dòng họ nào, dòng máu nào, thì họ đều được sinh ra từ Ba vị đầu nhau.
Tích gốc rõ ràng như vậy, nhưng bị sự thêm thắt và xuyên tạc thành đủ các phiên bản. Xin nêu hai trường hợp
1. Ông bà Đầu nhau được đặt cho đủ các loại tên, để bảo là họ có nguồn gốc từ Trung Quốc
Ông Công được đặt đủ loại tên, trừ tên Công. Ông Táo được đặt đủ loại tên, trừ tên Táo. Bà vợ cũng được đặt đủ loại tên. Những cái tên này vừa sai lệch so với tên gốc của ông Công, ông Táo, vừa không được người Việt sử dụng bao giờ trong cúng lễ vào ngày ông Công ông Táo.
Nhưng một số người cố tình dựa vào các tên này để bảo ông Công, ông Táo có gốc từ Trung Quốc, nghĩa là tết Nguyên đán cũng có nguồn gốc từ Trung Quốc. Một ví dụ là ông Công bị biến thành ông Thổ Công, ông Táo biên thành ông Thổ Địa, để cho câu chuyện tình tay ba này phải xuất phát tự Lão giáo Trung Quốc.
Ông bà Đầu nhau đại diện cho quan hệ dòng máu. Để biết một người thuộc dòng máu nào, dân tộc nào, thì phải đi về tổ tiên của họ, mà chẳng liên quan gì đến Trung Quốc, vì Trung Quốc là quốc gia. Bất kỳ sự tích nào về dòng máu và dân tộc, mà được bảo xuất phát từ Trung Quốc, hay từ Việt Nam hay từ Anh, từ Nhật đều là xuyên tạc hết, vì dòng máu là dòng máu mà quốc gia là quốc gia.
2. Câu chuyện Ông bà Đầu nhau được bất ngờ thêm thắt một đoạn cuối không liên quan :
Khi cả ba người đã chết trong ngọn lửa, bỗng nhiên Ngọc hoàng Thượng đế (không rõ từ đâu ra) đùng đùng xuất hiện và phong cho ba người này là Thần bếp (không rõ bếp này ở đâu ra). Bằng khúc cua cực gắt này, Ngọc Hoàng Thượng một nhân vật từ đầu đến cuối không hề có vai trò và ý nghĩa nào trong câu chuyện tình tay ba này, bỗng nhiên thành nhân vật trùm sò, còn ba ông bà Đầu nhau bỗng nhiên biến thành ba vị thần bếp để cuối năm phải bay lên trời trình diện Ngọc Hoàng Thượng Đế.
Phải nói rằng, Ngọc Hoàng Thượng đế được thờ nhiều ở Trung Quốc, còn địa điểm duy nhất thờ cúng Ngọc hoàng Thương đế (không phải là đạo Mẫu) ở toàn Việt Nam là một ngôi đền ở Hưng Yên. Ngoài ra, chẳng có sự tích nào đời vua Hùng, trong đó có sự tích Bánh chưng bánh dày, nói đến Ngọc Hoàng Thượng Đế.
Trong đạo Mẫu của người Việt, bà Thi trong Ông bà Đầu nhau tương đương bà Thị tổ, Mẫu tổ, còn Ngọc Hoàng Thượng Đế chỉ là 1 trong 4 vua cha được sinh ra từ Mẫu Tổ. Ngọc Hoàng Thương Đế phụ trách các quan, và trong các quan có thể có thần bếp, nhưng Ông bà Đầu nhau không phải là Thần bếp mà là ông bà tổ của Ngọc Hoàng Thượng Đế. Nếu ông Công ông Táo không bị biến thành thần bếp thì Ngọc Hoàng Thượng Đế trong ngày Tết nguyên đán sẽ phải hành lễ với Ba vị đầu nhau vì rõ ràng là bậc con cháu.
Còn nữa, ngày 23 tháng Chạp sau khi dựng nêu, thi coi như Tết chính thức bắt đầu, tất cả nghỉ ngơi, không làm việc nữa. Nhà Nguyễn gọi lễ dựng nêu là lễ treo ấn và ấn được treo lên cây nêu. Có câu treo ấn từ quan ai cũng biết. Nhưng theo tích này, khi ngày Tết bắt đầu, vào lúc con cháu lo cúng ông bà tổ tiên, vui vầy gia đình thì tổ tiên được mặc áo quan vào và đi báo cáo công việc với Ngọc Hoàng Thượng Đế.
Lễ bình thường như lễ hội, lễ tang, lễ cưới hay lễ cuối tuần là nghỉ, dừng công việc. Ai mà đi báo cáo công việc vào ngày Tết, chẳng cần biết báo cáo với ai, đều là sai với nhận thức và lễ nghĩa bình thường cơ bản nhất. Nói thẳng ra, Tết ai nói chuyện báo cáo công việc là sai lễ, trái lễ, thất lễ, bất lễ với gia đình, với tổ tiên. Ngọc Hoàng là người đại diện cho trật tự, nên không bao giờ Ngọc Hoàng làm việc bất nghĩa, bất lễ, đạp lên trật tự kiểu này cả.
Tóm lại là vụ “Táo quân lên trời báo cáo Ngoc Hoàng” là một sự xuyên tạc, đi ngược lại với truyền thống, với nghi lễ, với tích Lang Liêu, với tinh thần Tết.
Ngoài ra, còn có mấy cái tích về Tết nói về Quỷ đi từ biển lên vào giao thừa và 3 ngày Tết để thăm mộ phần tổ tiên của Quỷ, cho nên ngày Tết phải đuổi quỷ, trừ quỷ bằng đốt lửa, đốt pháo, cắm nêu, sử dụng màu đỏ …
– Câu hỏi 1 là vì sao mình lại cứ lấy ngày Tết có sẵn của quỷ để làm ngày Tết của mình mà không chọn ngày khác đi; hay quỷ cúng lễ chuẩn hơn mình, mình buộc phải vay mượn, phải học hỏi nghi lễ Tết từ quỷ
– Câu hỏi 2 là quỷ tốt hay xấu so với người. Quỷ cứ đến ngày Tết lên bờ thăm mộ tổ tiên, dù gặp bao nguy hiểm vì các nghi lễ trừ quỷ của người. Người chúng ta mất hết gốc gác, giống nòi, nào biết mộ tổ của mình ở đâu, trong khi quỷ chẳng bao giờ quên cha ông cả, dù đã qua bao tháng năm. Rõ ràng, quỷ là tấm gương hiếu thảo và người thực là hạng bất lương. Người phải học quỷ, người chạy theo quỷ không nổi.
– Câu hỏi 3 là vì sao mộ tổ của quỷ ở trên đất của mình. Quỷ dường như là người bản địa và bản xứ, nếu ta tin rằng mình cũng là người bản xứ không phải quân xâm lược, thì quỷ và mình chắc có họ hàng gần với nhau
– Câu hỏi 4 là quỷ đi từ biển, gốc thủy, có chung gốc với chúng ta hay không. Người Việt có từ nguyên thủy, khởi thuỷ nghĩa là nguyên gốc của chúng ta là thủy, khởi phát của chúng ta là thuỷ. Này nhé cha Lạc Long Quân đưa 50 con xuống biển vì gốc của ngài ở biển. Mẹ của ngài là Long nữ. Ông ngoại của ngài là Long vương. 10 ông hoàng trong đạo Mẫu của đều là con của Vua cha Bát Hải động đình cả. Người Việt tôn thờ mẹ Quán âm Nam Hải.
Các tích Tết có nói về quỷ rõ ràng cổ suý chúng ta đánh đuổi quỷ trong ngày Tết. Nhưng quỷ dường như có chung gốc với mình, quỷ dường như đang giữ gìn được cái gốc tốt hơn mình, thậm chí quỷ dường như mới chính là cái gốc của mình.
Tóm lại, mấy cái tích về quỷ này, thật đáng nghi, nên tôi không muốn trình bày chúng vào bài viết này.
Các tích hoành tráng và giât gân có quyền lực, có vừa quan, có hận thù, có đánh đấm, có ma có Phật sẽ kích động hiếu kỳ của số đông, những người không cần biết Tết là gì, rồi nhanh chóng lan tràn trên mạng, sau đó từ mạng xâm nhập vào đời thường.
Nhóm thứ hai có xu hướng dễ bị tích dởm là nhóm thích khảo cứu văn viết, thích sưu tầm truyện, đặt tự văn cao hơn lễ căn bản và thực hành truyền thống.
Như vậy, mỗi tích “Bánh chưng bánh dầy” của Lang Liêu là ít bị xuyên tạc nhất, vì sự tích đó đã nói rất rõ ràng rằng Lang Liêu là hoàng tử con vua Hùng và sau này thành vua Hùng Vương thứ 7 rồi.
Từ xưa đến nay, việc cứ một tích thật thì có nhiều tích dởm là rất phổ biến. Những tích nào mâu thuẫn trực tiếp hoặc đưa ra những nhân vật và sự kiện khủng khiếp quan trong, mà không hề được nhắc đến trong sự tích “Bánh chưng bánh dầy”, cũng như mâu thuẫn với tinh thần của Tết, chúng ta cần đặt nghi vấn về tính xác thực của chúng.
Vấn đề là tích dởm sẽ không ngừng được sinh ra như cây nào có sâu mấy, người có tâm tính gì là có kiểu tích dởm phù hợp. Cái cần là mỗi người cần có ý thức giữ gìn Tết, như giữ gìn hương hỏa và truyền thống gốc gác của mình.
===

CA DAO TỤC NGỮ VỀ TẾT

Chả biết đâu là phong tục mà đâu là phóng tục.
Chả biết hôm nào phải cúng hôm nào không phải cúng và cúng ai. Hay là trong cơn hoang mang thì mình hôm nào cũng cúng, thì mình sao chép cái văn khấn trên mạng mà nêu tên thần Phật không thiếu ai về đọc theo cho xong.
Hãy đọc ca dao tục ngữ mà gợi ý cho mình rất nhiều điều về phong tục và truyền thống Tết.
Ca dao tục ngữ không dẫn dụ người ta vào các trạng thái thù người này, sùng bái người kia như tích dởm. Ca dao tục ngữ nói rất rõ rằng ghét nhau đến mấy đến Tết cũng bỏ. Năm nay mình ra rạp chiếu phim, phát hiện ra Tết gì mà toàn phim ma quỷ, hận thù, đánh đấm… nên thôi khỏi xem. Mấy cái tích mà toàn nói chuyện ma quỷ, hận thù thì cũng khỏi đọc. Giữ tinh thần vui vẻ và sum vầy cho Tết.
Ca dao, tục ngữ luôn nói vui như Tết, đông như Tết, no nê như Tết, chơi như Tết, đón Xuân, chúc Tết…. . Tinh thần của Tết trong ca dao tục ngữ chính là dịp để vui chơi, để ăn uống, để đón nhận, để chào mừng, để sum vầy, để gắn kết, để tết bện. Những gì mang tính chia rẽ, hận thù, đánh đấm, ma quỷ … hãy để sang bên để đón Tết.
Ca dao tục ngữ không đưa ra các chỉ dẫn cụ thể nên làm thế này hay thế kia. Ca dao tục ngữ không có văn khấn mẫu. Ca dao tục ngữ chả nói ngày nào cúng cái gì.
Tốt nhất là mình hãy tập trung vào sum họp gia đình và thờ cúng tổ tiên mà bảo đảm luôn luôn đúng, không lan man.
Sau giao thừa, người ta kiêng nhất là gây đổ vỡ, người ta còn kiêng quét nhà. Đến rác bụi, đến những cánh hoa đã rơi khỏi cành, chúng ta còn chào đón, còn giữ gìn khi xuân đến. Ca dao tục ngữ cũng nói thế luôn. Thế thì những việc như vặt lá, bẻ cành, thâm chí khuân cả thân cây về nhà, dưới danh nghĩa hái lộc chắc chắn là trái ngược với tinh thần nâng niu, trân trân trọng sự sống mùa xuân của Tết truyền thống.
Không có ca dao tục ngữ, sự tích hay tiền lệ đời trước nào về việc xin chữ hay viết chữ ngày Tết cả.
Ca dao nói về Tết là dip cúng ông bà, ông vải, cúng cha, cúng mẹ, cúng thày, cúng chùa, cúng đính, cúng lễ thần linh ở các lễ hội. Ca dao tục ngữ không nói gì về việc mừng tuổi, mà trong đó ông bà, cha mẹ, người già phải hướng về, phải đưa tiền cho con cháu và người trẻ tuổi. Không có bất kỳ cơ sở nào trong ca dao tục ngữ và lễ nghi truyền thống về việc mừng tuổi trẻ con bằng tiền.
Có ca dao tục ngữ dởm không. Tất nhiên là có. Ca dao tục ngữ là tiếng nói của nhân dân mà nhân dân có người này người kia. Đặc điểm của ca dao là ngắn gọn và không có tính chỉ đạo và dẫn dắt rõ ràng như tích, nên có nhiều tính khách quan.
===

TRUYỀN THỐNG ĐÓN TẾT CỦA NHÀ NGUYỄN

Cuối cùng phải nói đến ghi chép rất cụ thể về Tết của nhà Nguyễn. Chả hiểu sao những ghi chép quan trọng thế này không được xếp vào di sản văn hóa phi vật thể để con cháu trong cơn hoang mang và hỗn loạn văn hóa này làm theo.
Điều kỳ diệu là các nghi lễ của vua hóa ra đơn giản và tập trung hơn của dân.
– Cúng tổ tiên tại Thái miếu, Thế miếu mời ông bà tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu; tất cả hoàng tử, công chúa phải đi thăm lăng mộ tổ tiên mời ông bà tổ tiên về ăn Tết. Đó là lễ hội hưởng, mà bây giờ người dân ở làng xã vẫn đang làm theo.
– Dựng cây nêu và hạ nêu để bắt đầu và kết thúc Tết một cách chính thức. Đó là lễ dựng nêu và hạ nêu. Lễ dựng nêu là lễ treo ấn (đánh dấu giai đoạn ngừng làm việc) và lễ hạ nêu là lễ khai ấn (đánh dấu giai đoạn tiếp tục làm việc). Như vậy, trong dân gian lễ khai bút và buổi mở hàng sau Tết cần phải thực hiện sau khi lễ hạ nêu, hoặc chỉ là một nghi thức nhỏ trong lễ hạ nêu.
– Mùng một vua người bình thường ở địa vị cao nhất, sau khi thức dạy vua đi sang nơi mẹ ở, mẹ nghỉ ngơi để thăm và chúc Tết mẹ đầu tiên. Đây là trật tự và lễ nghi của Tết. Sau đó, vua có thể chúc Tết những người trong hoàng tộc và quần thần, điều này là tuỳ vua và tuỳ hoàn cảnh.
– – – Như vậy, ông bà, cha mẹ, người lớn tuổi cần ngồi yên, nghỉ ngơi, thư giãn, để con cháu và người trẻ tuổi hơn đến thăm và chúc Tết. Nếu ông bà, cha mẹ, ông bà, người lớn tuổi phải cưng chiều và mừng tuổi con cháu, là sai với với truyền thống, Tết mất đi ý nghĩa. Nếu ông bà muốn cho tiền mừng con cháu, người già muốn cho tiền mừng người trẻ, hãy chọn dịp phù hợp khi con cháu có thành tựu cụ thể, ở ngoài khoảng thời gian dành cho Tết. Vấn đề là ông bà nuôi dường con cháu bao năm, đến khi già, ông bà phải nghỉ ngơi, ông bà có đi kiếm tiền nữa đâu mà có tiền cho con cháu. Rõ ràng con cháu mới là người phải chịu trách nhiệm tài chính, phụng dưỡng ông bà. Như vậy, mừng tuổi là nghi lễ rất đáng nghi, một phóng tục được ai đó có mưu đồ phá hoại ngày Tết truyền thống phóng tác ra, vì nó phản ngược lại với lại với lễ nghi bình thường và phong tục Tết.
– – – Cũng theo phong tục này thì vua sẽ là người công đất nhà mẫu hậu. Suy rộng ra con sẽ là người xông đất nhà che mẹ nếu người đầu tiên mỗi người đến lễ trong năm mới là cha mẹ của người ấy.
Ngày Tết của các vua Nguyễn ít lễ cúng và chả có sự tích quỷ. Nhẹ cả người.

===

30 TẾT : TA ĐÃ CÓ TẾT CHƯA NHỈ & TA PHẢI ĐÓN TẾT RA SAO ?

Tóm lại, Tết quan trọng nhất là
– cúng tổ tiên ở ban thờ gia tiên ở nhà, ra mộ, ra nhà thời họ mời tổ tiên về ăn Tết với con cháu
– cỗ cúng quan trọng nhất là cả gia đình cùng làm với nhau, để dâng lên ông bà và tổ tiên, và nhất định phải có bánh chưng
– dựng cây nêu để chính thức đón Tết (và hạ cây nêu để chính thức hết Tết)
– giao thừa : cúng giao thừa và đốt pháo
– sum họp gia đình, cùng dọn dẹp, sắm Tết, nấu nướng, ăn uống, trò chuyện
– việc đầu tiên của năm mới, khi con cháu thức giấc là đi chúc Tết ông bà, cha mẹ. Thế là đúng với lễ. Sau đó nói chung Tết toàn là ăn chơi, thăm hỏi, chúc mừng, chào đòn
– Kết thúc Tết, quay trở lại nhịp sống bình thường : Nếu dựng nêu đón Tết thì hạ nếu, nếu đóng cửa hàng đón Tết thì mở hàng, nếu ngừng học để đón Tết thì đi học, hoặc khai bút. Lễ này gọi chung là lễ khai hạ (hạ nêu, khai xuân). Nếu khai bút hay khai cái gì đó dù mình nghĩ là việc làm rất hay ngay mùng 1 hay các mùng trước khai hạ, thì đều là làm sai.
Khó khăn lớn nhất hiện nay là không có cây nêu. Một trong những ý nghĩa của câu 30 chưa phải là Tết nghĩa là không đơn giản cứ đến ngày đến giờ là đến Tết, mà phải hoàn thành nhiều việc cần hoàn thành trước Tết, đặc biệt phải dựng cây nêu mới chính thức là có Tết, là đón Tết. Thế nghĩa là hơn 30 năm cuộc đời, hoá ra mình chưa từng có Tết. Rất may cây nêu Tết chính là cây dòng họ và cây sự sống, hãy hướng về dòng họ, trăm họ và cái gốc của sự sống để giữ được cây nêu trong lòng mình.
Khó khăn thứ hai là không có pháo Tết. Đừng ngủ khò khò hay làm những việc linh tinh vào thời khắc thiêng liêng này. Hãy đón Tết bằng các thanh âm rộn rã và dứt khoát. Hãy lắng nghe Xuân về.
Tết là một phần của lịch sử dân tộc qua mấy nghìn năm và Tết sẽ còn đi tiếp với cuộc đời của mỗi chúng ta. Mỗi người có năng lực tự nhận thức và tự hành động hợp lý đến đâu thì Tết sẽ linh thiêng và sâu sắc đến đó.
Việc Tết bao gồm tích về Tết và các phong tục của Tết bị sai lệch, bị phá hoại, bị biến đổi cả tiêu cực và tích cực đi theo thời gian là chuyện bình thường, bời vì Tết là một ngày lễ quan trọng bậc nhất. Cái gì không được giữ gìn, bảo vệ, nâng niu đúng giá trị thì nó sẽ bị thui chột. Cái gì quý thì đương nhiên sẽ bị cướp, phá, giằng giật bằng muôn ngàn cách.
Sự tương tác giữa bảo vệ và phá hoại Tết, tạo ra xung lực âm dương cho Tết cũng như bất kỳ di sản văn hoá nào, năng lực sinh tồn và phát triển.
===

TẾT TRUYỀN THỐNG QUA MỘT SỐ BỘ NGÔN NGỮ

===
Tết là ngày lễ Đoàn Viên, đoàn viên của gia đình mỗi chung ta và đoàn viên gia đình Đia chi 12 con giáp, và chúng ta có câu
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh trưng xanh
TẾT ĐOÀN VIÊN : ĐOÀN – ĐỐT – KHỚP KHÚC
Đơn vị của đoàn là đốt. Đốt có 2 khấc ở 2 đầu và 1 hoặc 1 số khúc ở giữa.
Cấu trúc đơn vị của đoàn là đốt, vì thế chúng ta có thể chia đoản một đoàn thành nhiều đốt.
Trong giải phẫu học, nếu chúng ta muốn chia thân người sống thành các ĐOẠN nhỏ nhất mà còn có giá trị cấu trúc và vân hành thì chỉ có thể chia tại các KHỚP, và ta được các ĐỐT, như là các đốt xương sống.
THỊT MỠ : MÌNH MỠ – MẢNG MÔ – MIẾNG
Trong nấu nướng, muốn chặt một cái chân giò lợn ra thành miếng, thì thì chặt ở chỗ nào cũng được, và sẽ được các KHÚC. KHỚP là dương và KHÚC là âm.
MÌNH là cái thân chết, cái thân âm.
MIẾNG là các phần của cái mình, mà có thể là bất kỳ cái gì như đoạn, đốt, khớp, khúc
Đồ ăn Tết luôn có thịt lợn, thịt lớn trong bánh chưng và trong món canh Tết có cả mỡ và nhạc. Nhưng trong câu “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ. Cây nêu, tràng pháo, bánh trưng xanh” chỉ có thịt mỡ, và thịt mỡ đứng đầu danh sách đồ Tết.
Mở là loại thịt lợn tiêu biểu cho việc chỉ có thể chặt miếng không thể chặt khúc, chặt theo đốt, vì thịt MỠ trong cơ thể đi theo cấu trúc MẢNG – MÔ. Mỡ thực sự rất dưỡng, rất nhiều năng lượng, nên chúng ta mới đốt mỡ để làm dầu chiên những món ăn khác.
DƯA HÀNH : KẾT DÂY VẬN HÀNH
Tiếp theo thịt mỡ, Tết không thể thiếu dưa hành
– Dưa là dưa muối, mà cũng dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng ăn Tết, và cũng là những sợi dây dưa, là đoàn buôn dưa
– Hành là củ hành muối, mà cũng là vận hành, hành động
Thịt mỡ ăn với dưa hành rất hợp. Thịt mơ đưa đến trạng thái dây dưa như tay dính mỡ và dưa hành sẽ đưa đẩy thịt mỡ một cách rất tự nhiên đến vận hành.
Bốn con giáp sẽ khởi đầu vận hành, kết dây vận hành của chuỗi địa chi là Thân – Tỵ – Mão – Hợi. Đó là bốn con giáp đại diên cho thịt mỡ
– THÂN : Khỉ đứng chữ thân, thân thể và đứng đầu về năng lực tự thân vận động trong 12 con giáp
– TỴ : Người rắn chỉ có mình thôi, không có chi, nên rắn đứng chữ MÌNH. Thân tỵ kết hợp giống thần Thân Tỵ hay Tự thân mình. Con rắn âm nhưng người nó rất rắn, trong khi con thân dương nhưng người nó rất dẻo. Kết hợp Thân Tỵ sẽ được sự rắn rỏi của tính âm và dẻo dai của tính dương.
– MÃO : Mèo cũng đứng đầu 12 con giáp về năng lực tự thân vận động như khỉ, nhưng theo kiểu âm, còn thân là theo kiểu dương. Có câu mỡ treo miệng mèo, mèo thấy mỡ. Điều này không có nghĩa là mèo thích mỡ, mà mỡ là cấu trúc mô cực kỳ quan trọng của mèo, cho mèo sự mềm mại, uyển chuyển và khéo léo về cả thân thể, vận động và tinh thần, y con khỉ, chỉ là theo cách khác, cách âm hơn.
– HỢI : Trong câu đối này, không cần đoán chúng ta cũng biết rằng thịt mỡ là của con lợn. Gà và bò hầu như không có thịt mỡ. Sự mỡ màng, mềm mai và từ tốn của con lợn là điều có thể nhìn thấy được. Nó cân bằng với ba con vật còn lại. Lợn cũng đại diện cho chữ mình như con rắn. Con rắn chỉ có thân mình và nó vân động bằng thân mình, nhưng con lợn có đủ bốn chi, chỉ là nó vận hành của nó hoàn toàn tập trung vào thân mình và chính mình, bởi vì con lợn đại diện cho ăn, ngủ và sinh sản.
CÂU ĐỐI ĐỎ : CÂU TRÚC & GIAI ĐIỆU ÂM DƯƠNG
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh trưng xanh
Chinh là một câu đối.
Câu đối có chữ là hình và có thanh là âm
Câu đối có nghĩa là tâm và có vần điệu là hồn
Câu đối có cân bằng âm dương. Thịt mỡ là thân thể, màu trắng. Câu đối đỏ là ngôn ngữ, là tinh thần màu đỏ điều, màu đỏ hồng. Rồi cả câu “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ” sẽ đối xứng tiếp với “Cây nêu, tràng pháo, bánh trưng xanh”.
Rồi câu đối này có thể được đọc tiếp như một bài hát, cứ tự vang lên, tự cất lên, cho cả năm mới.
CÂY NÊU – QUẢ CÒN
Một cây tre có cấu trúc đoạn rõ ràng, mỗi đoạn sẽ bắt đầu và kết thúc ở khấc tre. Nếu chặt cây tre ở 2 KHẤC bất kỳ sẽ được ĐOẠN tre. Nếu chặt cây tre tại tất cả các khấc tre, sẽ được các ĐỐT tre. Nếu chặt cây tre ở giữa một đốt thì có một KHÚC tre.
Vì thế, trong câu truyện cổ tích Cây tre Trăm đốt, chúng ta có khẩu quyết “Khắc nhập Khắc xuất” để vận hành cấu trúc khấc của Cây tre trăm đốt : KHÚC – KHẮC NHẬP KHẮC XUẤT
Kết hợp cả cấu trúc và vận hành chúng ta có : Tre Đốt – Khấc/Khắc nhập khắc xuất – Khúc
Phong tục cây nêu ngày Tết là dựng cây tre, và treo quả còn lên cao để bắt.
Cây tre là cây trẻ, cây còn trẻ.
– Cây trẻ nên còn nhiều chuyện có thể xẩy ra với cái cây. Cho nên cây tre là cây nếu. Cây nếu cũng là Cây nêu. Cây tre hình đoạn đốt đại diên cho cấu trúc.
– Cây còn trẻ nên có quả còn, quả còn là còn nữa, còn tiếp. Quả còn hình tròn đại diện cho vận hành. Trên cao quả còn treo được và rơi được. Dưới đất, quả còn lăn được. Giữa trời và đất, quả còn tung được và bắt được.
Bắt được quả còn thì nghĩa là cây tre còn trẻ, mà cây tre còn sống tiếp, còn vận hành nữa. Đó là tinh thần của năm mới.
TRÁNG PHÁO : ĐỐT – NỐT
“Đốt” hình tướng chuyển sang thanh âm là “nốt”.
– Đốt là đơn vị cấu trúc, nốt là đơn vị thanh âm.
– Đốt là vận hành của lửa, nốt là vận hành của nước.
Khi đốt pháo Tết, chúng ta có xác pháo hồng như những cánh hoa đào, chính là tinh thần bừng nở và dâng hiến hết mình của mùa xuân.
Pháo Tết được làm thành bánh, mà có cấu trúc đoạn tre nhiều đốt. Có hai loại pháo Tết âm dương với nhau là
– Pháo đùng
– Pháo tép
và ở giữa là pháo trung
Khi đốt ba loại pháo tết, chúng ta được các nốt nhạc là
– Đùng Đùng Đùng
– Đoàng Đoàng Đoàng
– Tách Tàch Tạch, Tạch Tạch Tạch
Đùng là khởi điểm, đoàn là tiếp diễn và tách tành tạch là kết thúc. Đó chính là giai điệu của năm mới.
BÁNH TRƯNG XANH
Bánh trưng đai diện cho chữ Nguyên, trong Tết Nguyên đán.
Bánh trưng xanh gói lại tất cả bên trong nó toàn bộ hương vị Tết.
– Thịt mỡ chuyển vào trong nhân bánh trưng thành thịt nạc mỡ
– Dưa hành màu xanh vàng chuyển vào trong nhân thành đỗ xanh đồ cho màu vàng
– Câu đối đỏ chuyển vào trong nhân thành lạt buộc bánh trưng đỏ ở lớp ngoài cùng chiếc bánh và câu đối đỏ trở thành quá trình luộc bánh với ngọn lửa bếp đi qua nước sôi, chuyển bánh trưng sang trạng thái chín nhừ, mà cũng là chín chắn, chín muồi
– Cây nêu – quả còn đỏ chuyển vào trong bánh trưng thành lá dong – hạt gạo trắng là bọc gói nhau và quyện vào nhau trong sắc xanh
Tràng pháo nổ tung cho xác pháo hồng đại diện cho việc mở gói bánh trưng và cắt bánh trưng bằng lạt. Bánh trưng là cái trưng ra, tràng pháo là cái được nhìn thấy. Cái được trưng ra, cái được là hình tướng bên ngoài. Tràng pháo nhìn thấy được cần đốt để nổ tung ra cho tiếng pháo Tết, đó là lẽ sống, là mục đích của pháp. Chiếc bánh trưng cần được mở gói, cần được cắt ra bằng lạt, và thưởng thức cùng với gia đình.
Thời khắc đốt pháo giao thừa và mở gói bánh trưng thực sự giống hai thời khắc của cuộc đời là Sinh và Tử
Thời khắc sinh, chúng ta chui ra khỏi bung mẹ. Đấy là cái trưng ra, cái được nhìn thấy mà thôi. Bản chất của đứa bé luôn quá to so với kích thước tử cung, dù chúng ta có ảo tưởng là tử cung sẽ mở đủ rộng để đứa bé to đùng, giữ nguyên hình dáng, chui qua đó mà ra đời. Cái thực sự xảy ra là một sự nổ tung lượng tử như Bigbang, rồi đứa bé vận hành qua một tràng âm thanh như pháo nổ, và xoay ra khỏi tử cung của mẹ. Đứa bé ngày xưa được cắt rốn bằng cật tre, như chúng ta cắt lạt buộc bánh trưng vây.
Vì Tết chính là sự kiện sinh nên chúng ta cúng Ông Công Ông Táo bà Thị, là ba vị Đầu nhau trợ bánh nhau trợ sinh và đỡ cây dòng họ, đỡ sự sống muôn loài ngay trước Tết.
Ghép các nghi lễ Tết lại, chúng ta được trọn vẹn một sự kiện Sinh, gọi là Sinh Nguyên. Cơ thể chúng ta ở thời khắc Sinh là cánh rừng Nguyên Sinh.
Ghép các nghi lễ Tết lại, chúng ta cũng được trọn vẹn một sự kiện Tử, gọi là Tử Nguyên.
Tử cung là cửa tử mà cũng là cửa sinh. Đứa bé trong bụng mẹ đã chết vào thời khắc đứa bé ngoài bụng mẹ sinh ra. Không hề có một đứa bé đủ chín tháng mười ngày đi từ trong bụng mẹ ra khỏi bụng mẹ như cái chúng ta nghĩ thông qua cái trưng ra bên ngoài.
Chúng ta chỉ đứng ở 1 bên của hiện thực và chỉ chấp nhân 1 bên của hiện thực là Sinh mà thôi. Nhưng Sinh & Tử là hai măt của cùng một cấu trúc và vân hành vận hành mà không thể nào tách rời, của một trạng thái gọi là Nguyên.
Khi một người chết đi, cũng xảy ra một vụ nổ Bigbang, như vậy và cơ thể người chết sẽ được rã ra, trong một tràng âm thanh pháo nổ và một con người mới sau khi chết được sinh ra. Con người mới sinh ra sau này cần được đặt tên mới và đó chính là tên THUỴ. Chúng ta thờ gia tiên đã mất, các đời vị và anh hùng dân tộc, nhân thần đều theo tên Thuỵ. Tên tất cả các vị vua mà chúng ta gọi đều là tên Thuỵ, tên để người đời sau nhớ đến họ và thờ cúng họ. Tên Thuỵ là tên Tử chứ không phải tên Sinh.
Nếu pháo xịt người chết sẽ thành ma, nhưng chẳng sao cả, vì con ma sẽ tiếp tục sống trong thế giới âm, để cuối cùng trải qua nhiều nỗ lực đi hết vòng sinh tử, họ có thể đến được một chết trọn vẹn. Cái chết trọn vẹn là Tử Nguyên và cái chết đó đưa con người về trạng thái hạt, hay Nguyên Tử.
Bánh trưng đai diện cho chữ Nguyên, trong tết Nguyên đán.
Nguyên là nguyên cấu trúc bên trong bên ngoài, nguyên cấu trúc và vân hành, nguyên hình tướng và thanh âm, nguyên âm và nguyên dương, Sinh và Tử cùng nhau. Nguyên là trọn vẹn chu trình sự sống từ Sinh đến Tử, từ Tử đến Sinh, là Nguyễn.
Và lúc này chúng ta sẽ có Nguyên đán.
===
Tết xưa trong cung đình triều Nguyễn
Nguồn gốc, ý nghĩa và nghi thức dựng cây Nêu trong ngày têt
Trừ tịch và ý nghĩa của lễ trừ tịch
Hoàng cung triều Nguyễn những ngày đón Tết
===

TẾT NGUYÊN ĐÁN : NGUYÊN VẸN & NGUYÊN THUỶ

===
Tết Nguyên đán là một Tết chuyển giao giữa hai năm âm lịch, kéo dài trong khoảng 2 tuần lễ, trước và sau Giao thừa và có nhiều lễ nhỏ
Lễ trước giao thừa
-Lễ hợp hưởng : Lễ cúng tế ở miếu, lăng, mộ, nhà thờ họ … để mời ông bà tổ tiên về cùng ăn Tết với các con cháu. Một số nơi chiều 30, người dân ra đồng, thăm mộ mời ông bà về ăn Tết
– Lễ dựng nêu (lễ Thướng Tiêu) là lễ để chính thức bắt đầu Tết nguyên đán thường vào ngày 23 tháng Chạp, có thể muộn hơn đến 30 Tết. Không có lễ dựng nêu và lễ hạ nêu thì Tết sẽ rơi vào tình trạng không đầu, không đuôi, không biết bắt đầu khi nào, không biết kết thúc khi nào như tình trạng hiện nay
– Lễ cúng ông bà Đầu nhau vào ngày 23 tháng Chạp. Lễ này thực ra là sự kết hợp giữa lễ hợp hưởng và lễ dựng nêu, mà đều đã bị mai một. Để làm đúng lễ này là phải giữ được đúng tinh thần của lễ hợp hưởng và lễ dựng nêu. Không phá lễ này bằng các hành động từ dọc (nêu) sang ngang. Dọc là đi tuần tự từ thấp lên cao, từ gần ra xa, từ riêng sang chung, cụ thể là từ con cháu lên ông bà tổ tiên, từ tổ tiên một giống loài lên tổ tiên nhiều giống loài là ông bà đầu nhau. Ngang là cúng lễ và khấn khứa búa xua, đang khấn ông bà ông vải, nhảy phắt ra vua chúa, ngọc hoàng, trời phật gì đó…. không theo bất kỳ logic nào. Ngang là đang ở trọng trật tự cúng lễ về dòng máu, nhảy phắt sang trật tự quyền lực không gian như vua và ngọc hoàng. Dù là vua hay thần thánh cũng phải đứng vào theo đúng trật tự mà mình sinh ra trên cây rồi hướng về tổ tiên cao hơn cho đến khi về được ông bà đầu nhau. Phá dọc và làm bừa ngang là thực trạng hiện nay của lễ này.
Ngoài ra còn có các phong tục phổ biến trong dịp trước Tết
– Dọn dẹp Tết : Đây là phong tục không bắt buộc nhưng gia đình nào cũng thực hiện. Dọn dẹp Tết mang nghĩa vật chất và không gian, cụ thể là dọn không gian là dọn nhà cửa, dọn sân vườn, dọn dẹp vật chất là dọn dẹp đồ đạc, vật dụng gồm vật dụng cá nhân và cả cây cỏ, vật nuôi trong nhà ngoài vườn. Điều quan trọng nhất của việc dọn nhà là buông bỏ, sắp xếp lại không gian, đồ đạc của năm cũ, để đón năm mới. Thứ nhất, cái gì cũ, hỏng, bừa bai, không phù hợp mà dọn được, bỏ được, thay được thì nên làm. Thứ hai là mọi người trong gia đình cùng chung tay dọn dẹp không gian và đồ đạc cá nhân cũng như không gian và đồ đạc chung. Dọn dẹp năm cũ còn mang ý nghĩa tinh thần và thời gian. Đó là thanh toán nợ nần, hoàn thành trách nhiệm và giải quyết ân oán của năm cũ, để có một năm mới cân bằng và rộng mở hơn.
– Sắm Tết và bày Tết : Chuẩn bị (làm hoặc mua) đồ ăn mặn như giò chả Tết, gạo nếp, miễn năng, hành kiệu muối …. Chuẩn bị (làm hoặc mua) đồ ăn ngọt như mứt, chè kho …. Chuẩn bị đồ bày Tết như cành đào, cây quất, hoa tươi, tranh Tết … và những trò chơi Tết. Quan trọng nhất trong phần chuẩn bị ăn là cùng nhau làm bánh chưng. Quan trọng nhất trong phần chuẩn bị chơi là bày Tết. Điểm chung của cả hai việc chuẩn bị này là đi chợ Tết. Đi chợ Tết, cùng nhau làm bánh trưng và cùng nhau trang hoàng, bày biện nhà cửa, chuẩn bị các trò chơi cho Tết là những truyền thống cực kỳ quan trọng để con người trong gia đình và cộng đồng tương tác và gắn bó
– Biếu Tết : Đây là hoạt động thường niên của nhiều cá nhân, gia đình và tập thể vào cuối năm. Mỗi gia đình chuẩn bị những gói quà mang đi biếu ông bà, cha mẹ, anh em, họ hàng, thầy cô hay người có ơn trong năm cũ. Cái gốc của việc biếu Tết chính là một sự dọn dẹp về tinh thần, một sự cân bằng ân nghĩa sao cho có có lại, cho nên trong họ hàng nhà này biếu nhà kia cái này thì nhà kia biếu lại nhà này cái kia. Đặc biệt những nhà có việc không thể ddI chúc Tết sau giao thừa hoặc không thể đón khách sau giao thừa thì họ sẽ cố gắng ddI một vòng các quan hệ quan trọng trước Tết.
Lễ giao thừa/Trừ tịch
– Lễ đốt pháo Tết đúng giao thừa : Ngày nay pháo bị cấm, người ta đốt pháo bông, pháo hoa thay thế, để đánh dấu thời khắc chuyển giao năm cũ, năm mới
– Lễ cúng Tất niên/trừ tịch vào tối ngày 30 Tết xuyên qua thời khắc giao thừa đến sáng sớm mùng Một
Lễ sau giao thừa
– Lễ chúc Tết, mừng tuổi và cùng nhau ăn mừng năm mới, theo thứ tự ưu tiên sau
– – – Giữa người thân trong gia dinh, người sống cùng nhà, gần nhà : Đúng lễ là con cháu, người trẻ mừng người có tuổi, bậc cha chú, ông bà, cha mẹ, thêm tuổi, thì lễ mừng tuổi hiện nay lại biến tướng thành cha mẹ, ông bà, người nhiều tuổi phải mừng tuổi con cháu và người trẻ. Đầu năm mới, khi gặp mặt, việc đầu tiên là chúc nhau năm mới thế này, thế kia. Sau khi chúc mừng nhau thì mọi người ngồi xuống cùng uống trà, ăn bánh mứt là những đồ ngọt ăn cùng trà. Một số gia đình có bữa ăn truyền thống toàn gia đình đầu năm mới (bữa ăn đầu năm không nên là ở nhà bạn bè càng không nên ở nhà hàng). Ngày mùng 1 luôn dành cho gia đình và người thân trước. Không nên đi thăm bạn bè và những người trong các quan hệ xã hội khác trước khi ddi thăm ông bà, của mẹ và người thân trong gia đình mình
– – – Giữa người thân, họ hàng không ở cùng nhà, gần nhà
– – – Giữa những người quan trọng trong các quan hệ xã hội khác với quan hệ dòng máu như bạn bè, đồng nghiệp, thày cô và đặc biệt là hàng xóm láng giềng
– Lễ đình, chùa, đền, miếu :
– – – Đi lễ đình chùa đền miếu gần nhà vào đêm giao thừa và các ngày đầu năm mới là hoạt động truyền thống của nhiều cá nhân và gia đình. Cho nên, trong giao thừa và vào các ngày đầu nay nhiều chùa, đình, đền, miếu … mở cửa 24/24h cho người dân địa phương vào lễ đầu năm.
– – – Đi các lễ hội mở vào dịp Tết, đặc biệt lễ hội địa phương
Một số phong tục của ngày mùng một
– Lễ xông nhà, xông đất : thực ra theo truyền thống người xưa, con cháu luôn là người xông đất của ông bà, cha mẹ, vì việc đầu tiên con cháu làm vào mùng 1 là sang chúc Tết ông bà, sau đó con cháu quay về tự xông nhà mình, vì ngày mùng 1 Tết dành cho người trong gia đình, khách dù là họ hàng cũng để sang các ngày sau
– Lễ hái lộc xuân : đầu năm phải ở nhà chúc Tết người nhà, hoặc đến nhà cha mẹ, ông bà chúc Tết cha mẹ, ông bà, chứ không lao ra đường phá cây, bè cảnh, hái lộc, cho cây cối bị thương, bị chết, là những việc bị kiêng trong ngày Tết, cứ làm thì tự mình làm mình “dông” cả năm
– Lễ khai bút : Một số người dùng lễ khai bút để viết ra mong muốn, ước mơ của mình trong năm mới, còn lễ khai bút, với người làm nghề văn hay người đi học, như là để lấy duyên cho công việc văn chương và học hành của mình cả năm, phải làm trong hoặc sau lễ khai hạ.
– Lễ xin chữ : Đầu năm, đi du xuân, nhiều người xin những người viết chữ, đóng vai các ông đồ xưa, các chữ như Tâm, Đức, Hạnh phúc, Bình an … Đây là hoạt động đặc trưng mỗi dịp xuân về ở Quốc Tử Giám, Hà Nội. Vào dip Tết, người xưa có thể treo tranh, bao gồm tranh chữ và treo câu đối. Nhưng “xin chữ” và “cho chữ” từ “các ông đồ” không phải là “người thày thực sự của mình” là một việc khác hẳn. Cá nhân tôi cho rằng hoạt động này hoàn toàn không phải là phong tục đặc trưng cho Tết nguyên đán cho dù đài báo năm nào cũng có phóng sự và bài viết, tranh ảnh về hoạt động này.
Lễ hạ nêu hay lễ khai hạ : Lễ kết thúc Tết, bắt đầu lại công việc. Nhiều người cho rằng cứ sau giao thừa là sang năm mới, là khai xuân, nhưng năm mới với các công việc bình thường của năm, bắt đầu cùng với lễ khai hạ.
Như vậy Tết Nguyên đán muốn giữ được chữ “nguyên” cơ bản gồm 3 lễ chính
– Lễ dựng nêu
– Lễ giao thừa
– Lễ hạ nêu (nằm trong bộ lễ dựng nêu – hạ nêu, lễ hạ nêu đối xứng với lễ dưng nêu qua Lễ giao thừa)
Tết Nguyên đán mở rộng gồm 4 lễ chính,
– Lễ hội hưởng
– Lễ dựng nêu
– Lễ giao thừa
– Lễ hạ nêu
Lễ hội hưởng trước lễ dựng nêu, còn sau lễ hạ nêu là lễ xuân hưởng. Hai lễ nằm trong bộ 5 lễ hưởng gồm Xuân hưởng, Hạ hưởng, Thu hưởng, Đông hưởng và Hợp hưởng. Lễ xuân hưởng bản chất không thuộc lễ Nguyên đán mà nối tiếp sang các lễ khác trong năm mới, nhưng lễ dựng nêu lại gắn chặt với lễ hội hưởng. Cho nên tôi vẫn để lễ hội hưởng trong bộ lễ liên quan đến Tết Nguyên đán
Về mặt thời gian, lễ giao thừa là lễ trung tâm của Tết Nguyên đán. Lễ giao thừa cần có phần dương và phần âm, phần trời và phần đất (cúng thánh thần và cúng tổ tiên), phần hình và âm (tiếng pháo); phần lễ trước (hội hưởng và dựng nêu) và phần lễ sau (hạ nêu).
Để bảo vệ Tết cổ truyền, như di sản văn hoá của toàn dân tộc thì phải khẩn thiết bảo vệ các lễ trước giao thừa, vì trước giao thừa mà đã hỏng thì sau giao thừa làm cách nào cũng không đúng nữa, và 30 Tết sẽ mãi mãi không phải là Tết.
=== === ===

Hoa quả gì và đồ ăn gì cho Tết ?

===
Cỗ cúng Tết dường như là điều quen thuộc với mọi nhà, vì năm nào mà cả nhà chả cùng nhau làm cỗ cúng và sau khi cúng thì cả nhà lại ăn cùng nhau.
Cỗ cúng thường có
– bát canh : cạnh móng giò hầm măng, canh mọc nấm hương nấu nấm hương nấu với bóng bì
– đĩa thịt thường là thịt gà luộc vì giò chả và nem đã có thịt lợn
– đĩa nem
– đĩa giò chả
– đĩa dưa hành
– đĩa bánh chưng
– xôi đặc biệt xôi gấc
– chè, đặc biệt chè kho đậu xanh nấu cho đến lúc đậu xanh mịn mát hoặc chè kho gạo nếp dẻo nấu cùng đường mật và gừng
Bánh chưng và giò chả là các thức ăn nguội cho nên có hai cách
– Bóc ra, chia miếng và bầy ra đĩa để ăn được luôn
– Để nguyên trong lá gói : bánh chưng nguyên lá và giò cũng nguyên cây
Mâm cỗ cúng là để mời ông bà về ăn trước sau đó con cháu hạ lễ xuống ăn sau, chứ không phải để nhìn. Đi theo quan điểm này, đã mời cỗ là phải mời sao cho muốn ăn là ăn được ngay, như vậy thì giò chả phải cắt ra cho vào đĩa và bánh chưng cũng bóc ra chia phần cho vào đĩa. Tuy nhiên, bánh chưng và giò chả cũng có thể được cúng nguyên cả lá gói, như hoa quả được cúng nguyên cả cành vỏ. Nếu cúng kiểu vậy thì bánh chưng và giò để nguyên cây. Lại có trường hợp thứ ba, giò thì được cắt ra cho vào đĩa, còn bánh chưng thì được để nguyên trong lá gói.
Làm được theo ba cách không có nghĩa là làm thế nào cũng được, làm kiểu vô tri. Mỗi việc mình làm mình cần có nhận thức là mình đang làm như thế và vì sao mình làm như thế. Việc làm đúng những nghi lễ khác phức tạp hơn, cũng bắt đầu từ các nhân thức giản đơn về hành động của mình. Cái này gọi là chánh niệm hay đặt tâm vào cái việc mình làm.
Câu hỏi quan trọng hơn là trong từng loại cỗ cúng, những thức ăn sau, cái nào cần có và cái nào không được có : Cơm gạo, Gạo sống, Muối, Trứng luộc ? Những thứ ấy, nếu không chắc chắn, thì xin đừng làm.
Năm nay tôi suýt quên món chè kho nên được nhắc. Tôi được nói rằng đồ ăn Tết cần đầy đủ cả ngọt và mặn, nhưng món ngọt ra ngọt và món măn ra mặn. Chè kho đậu xanh đặc biệt hợp với Tết Việt vì nó có chữ “giao”. May mà vừa làm bộ chữ này nên tôi mới hiểu vì sao chè kho có chữ “giao”. Tôi có người bạn cấp 2, mẹ bạn ấy nấu chè kho ngon vô cùng, kỳ công, vất vả, mất thời gian lắm nên hạt đỗ tan ra ăn mát mịn trên lưỡi. Ăn từ bé mà mùi vị bao nhiêu năm vẫn nhớ không quên. Lớn lên rất nhiều lần tôi làm thử không được và chưa bao giờ tôi mua được món đó làm sẵn về ăn mà ngon. Người ta bảo Tết đến nhớ món ăn mẹ nấu, mà riêng chè kho cứ Tết đến là tôi lại nhớ món ăn mẹ bạn nấu.
Món thứ hai tôi được nhắc phải mua để cúng Tết là trầu cau. Khi được nhắc như vậy, trong tôi hiện lên ký ức của buổi lễ cúng của người Chăm, mà ông thầy làm lễ cho chúng tôi cũng chỉ cúng duy nhất trầu cau mà thôi. Nhiều người cứ bảo ăn trầu cau và sự tích trầu cau chỉ là tục lệ của người Việt và trầu cau chỉ dùng để ăn vào dịp cưới hỏi thôi. Ở làng tôi, dân trồng nhiều trầu và cau, nên trầu cau luôn được bán quanh năm để cúng ngày rằm, mùng một và Tết.
Tết thì luôn có cả hoa và quả, để bày, để ăn và để cúng. Hoa luôn đi bộ với quả. Ví dụ hoa đào đi cùng với quả quất. Hoa đào, lúc còn nụ thì chúm chím, mà một khi đã nở thì bung ra, rồi rụng xuống hết không luyến lưu, nói về sự vận hành và phát triển, trôi chảy theo thời cuộc, còn qủa quất thì kết lại, đậu lại, tụ lại. Có cả hai thì sẽ cân bằng được giữa cấu trúc và vận hành, giữa định trụ và biển đổi.
Năm nay vì tôi đi chữ bộ chữ “lê” và “lễ”, cả trước, trong và sau Tết, nên khi về nhà bố mẹ, thấy hoa lê được dùng thay cho hoa đào, tôi choáng váng luôn, bởi vì sai quá là sai.
Mùa xuân đâu chỉ có hoa đào, hoa mai, mà xưa nay người ta không bao giờ cắm hoa lê, hoa mơ, hoa mận vào Tết cả. Về đào và mai, thì đào có thể cắm cành, còn mai là bày cả cây (người ta không cắm cành mai).
Tết là một sự chuyển giao cực kỳ lớn, giữa các năm, đặc biệt tết Giáp Thìn là chuyển giao cả chu kỳ Thiên can 60 năm, cho nên đến Tết cái gì kết thúc được là phải kết thúc rất dứt khoát và cái gì mới là phải mới tinh. Đó là tinh thần của hoa đào. Chữ “lê” hoàn toàn không có cái tinh thần dứt khoát và đổi mới ấy. Hoa lê là biểu tượng cho một cái gì thanh khiết nhưng vẫn dai dẳng, đẹp nhưng không phù hợp một chút nào với Tết. Hoa mơ, hoa lê, hoa mận có thể rất đẹp, nhưng hãy cắm sau và trước Tết, đừng bao giờ cắm Tết.
Đại kỵ hơn nữa là thứ hoa bán tràn lan trong Tết mà người ta gọi là hoa khô, hoa bất tử. Hoa đẹp vì nó mong manh, nó nở và nó tàn. Hoa không tàn thì làm sao có quả. Những loại hoa không bao giờ nở, không bao giờ tàn, không bao giờ thay đổi, không bao giờ chuyển hoá ấy trái với tinh thần của mùa xuân, của Tết, mà hoa đào và hoa mai là đại diện.
Không phải ngẫu nhiên mà có nhiều phong tục Tết. Bởi vì Tết là ngày trọng đại lắm. Hoa quả và thức ăn cũng là tinh thần của con người trong Tết và trong năm mới. Đơn giản và sáng tạo nhưng vẫn cần chắn chắn để giữ được cái cốt lõi tinh thần.
Chia sẻ:

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top