Hôm nay 30/11 âm lịch là lễ hội đình An Thái của làng Yên Thái, thờ ông Dầu bà Dầu và em gái bà Dầu cùng em trai ông Dầu.
Sự tích kể rằng đời Lý Nhân Tông, vua bị đau mắt không khỏi được Quỷ Cốc Tiên Sinh xem nói rằng phải có người hy sinh nhảy xuống ngã ba sông Thiên Phù và Tô Lịch để lấp bến sông này thì bệnh mắt vua mới khỏi. Ông Dầu và bà Dầu đã hy sinh thân mình nhảy xuống sông Tô Lịch để cứu mắt cho vua.
Làng Yên Thái có nghề làm giấy, tiếng chày của làng Yên Thái đã đi vào ca dao cổ
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ
Theo sơ đồ sông Thăng Long cổ,
– Sông Thiên Phù nằm ở phía Bắc
– Sông Tô Lịch nằm ở phía Nam
– Đoạn sông nối giữa khúc quanh của sông Tô Lịch và sông Thiên Phù gọi là bến Giang Tân
Các cụm dân cư liên quan
– Thập Tam Trại nằm hoàn toàn trong vòng cung phía Nam của sông Tô Lịch trong đó làng Cống Yên nằm sát bến sông này nhất
– Kẻ Bưởi nằm trong góc phía Đông giữa sông Thiên Phù & Tô Lịch cùng với Hồ Tây, trong đó Yên Thái nằm sát bến sông này nhất
– Nghĩa Đô nằm ở góc phía Tây giữa sông Thiên Phù & Tô Lịch trong đó Thiên Hương (gồm Vạn Long và Thiên Tân) nằm sát bến sông này nhất
– Cụm dân cư nằm trong vòng cung sông Thiên Phù trong đó làng Bái Ân nằm gần ngã ba sông nhất. Các sự tích về cáo chín đuôi Hồ Tây sẽ liên quan đến vùng này và Kẻ Bưởi nhất
Vùng này có nhiều làng làm nghề giấy và nghề dệt vài, trong đó nghề giấy mỗi làng làm một loại giấy nhưng thờ chung tổ nghề
Lễ hội đình An Thái có ý nghĩa vượt xa là một lễ hội làng vì các vị thần được thờ ở đình chính là bộ thần tài của Thăng Long gồm
– ông Dầu gốc ở ngã ba Bạch Hạc
– ông Điện, em ông Dầu, thành hoàng làng Bái Ân
– Bà Dầu (nước đất) và Bà Điện (nước trời) – Quảng Hàn Công Chúa là lưỡng nghi của Nước
Các vị thần tài này trong dân gian gọi là Tam Hoá đối xứng với bộ Tam Sinh là ông bà Đầu Nhau (ông Công ông Táo bà Thị) mà các gia đình cúng vào ngày 23 tháng Chạp.
Ở phía Nam sông Tô Lịch cũng có một vùng kết nối giữa sông Tô Lịch gặp sông Nhuệ tương tự
– Vòng cung sông Tô Lịch nằm về phía Đông
– Vòng cung sông Nhuệ nằm về phía Tây
– Một đoạn sông nối sông Nhuệ và sông Tô Lịch nơi có cầu Tó (của Thanh Oai) và cầu Thanh Liệt (của Thanh Liệt)
Các cụm dân cư liên quan
– Nằm hoàn toàn trong vòng cung sông Tô Lịch là làng Bằng Liệt
– Nằm hoàn toàn trong vòng cung sông Nhuệ là Hữu Thanh Oai
– Nằm giữa sông hai sông là làng Thanh Liệt – Làng Tả Thanh Oai.
Bến sông nối giữa Tô Lịch và sông Nhuệ cũng có thể gọi là bến Giang Tân.
– Đầm Linh Đàm nằm trong vòng cung sông Tô Lịch
– Hồ Thanh Liệt nằm ở giữa hai sông về phía Tây
– Đầm Mực nằm ở giữa hai sông về phía Đông.
Nếu như bến Giang Tân ở phía Bắc Tô Lịch liên quan đến Hồ Tây và thành vòng cung La Thành của kinh thành Thăng Long, thì vùng phía Nam liên quan đến rất nhiều sông và đầm
– Sông Tô Lịch đoạn giao với sông Nhuệ có các nhánh đi về phía Đông thông với sông Lừ, sông Sét, sông Kim Ngưu và sông Hồng, tạo nên rất nhiều hồ đầm mà nay vẫn còn
– Sông Nhuệ đoạn giao với sông Tô Lịch có các nhánh nối với các dòng sông cổ mà nay đã mất chỉ còn rõ nét nhất là sông Châu Giang
Ở bến sông Thiên Phù Tô Lịch, có sự tích ông Dầu bà Dầu hy sinh để chặn sông Thiên Phù xói vào chân thành đoạn ngã ba Bưởi và chữa mắt cho vua. Một dòng chảy của nước đã bị chặn lại để cứu một không gian kinh thành và một tầm nhìn của nhà vua.
Ở bến sông Nhuệ – Tô Lịch có sự tích thuỷ thần học trò của Chu Văn An, hy sinh để tạo mưa. Một dòng chảy đã được tạo ra để cứu một vận hành thời gian sự sống của một vùng dân cư. Khi thuỷ thần chết, sấm sét nổi lên chính là Điện, tạo mưa, chính là Nước trời, xác thuỷ thần trở thành đầm Mực, chính là Dầu và Nước đất.
Các vị Thần Tài sẽ không trụ ở trong các không gian như Thổ Địa, mà vận hành đóng mở các luồng vận hành. Lễ hội đình An Thái và lễ hội Thần Chằm Lâm Đàm (Bảo Ninh Vương) là các lễ hội bộ Thần Tài của sông Tô Lịch hiện ra rõ rệt nhất.