LY – KHẢM là hai bộ chía khoá âm dương trong bộ bát quái chìa khoá của các mối quan hệ.
– Quẻ Khảm cho một người gắn chính mình vào một quan hệ, trở thành một phần của một chỉnh thể, như khảm trai và gỗ là một hệ thống.
– Quẻ Ly là để cách ly một tiểu hệ ra khỏi một hệ thống lớn hơn chứa nó, như khảm trai là một hệ cách ly đối với hệ gỗ khảm trai.
Sau đây là ghi chép ca cá nhân của một bạn gái tên là Giang, chỉ sử dụng duy nhất khoá Cách Ly và khoá Là Một trong tất cả các quan hệ gia đình xuyên luân hồi của mình. Những ai mà bạn gắn bó với người ta được thì bạn sẽ sống chết Là Một gia đình với họ, chẳng cần biết họ có thực sự đúng Là Một gia đình với mình không. Quan hệ nào mà bạn bị chơi vơi, bị rơi ra, bạn sẽ tự Cách Ly mình ra khỏi nó, phủ nhận nó, không cần biết quan hệ gia đình ấy bản chất quan trọng với mình thế nào.
Quán tính cứ không Là Một thì Cách ly này của bạn, khiến bạn không thể nào đồng thời ở trong nhiều quan hệ gia đình như gia đình bố mẹ đẻ, gia đình bố mẹ nuôi, gia đình bố mẹ chồng …. được. Quán tính này cứ lặp đi lặp lại từ quan hệ này sang quan hệ khác, từ cuộc đời này sang cuộc đời khác, gây cho bạn một sự bám víu, bơ vơ và bất an triền miên.
—o—o—o—o—o—o—o—o—
ĐỜI GỐC
Giang khi đến mười mấy tuổi thì được cha mẹ đẻ gửi cho làm con nuôi ở một gia đình, còn em trai của Giang thì vẫn sống với cha mẹ. Giang có tâm lý bị cha mẹ đẻ bỏ rơi, bơ vơ, hoang mang, nên tự cách ly mình ra khỏi em trai và bố mẹ đẻ.
Ở nhà bố mẹ nuôi, Giang tự hứa phải cố gắng, sẽ phải ngoan, để được ở lại trong gia đình bố mẹ nuôi, không bị bỏ rơi lần nữa. Giang tự thuyết phục mình đây là bố mẹ đẻ của mình, mình phải vào trong gia đình này như con đẻ, mình phải là một với cha mẹ nuôi còn hơn cả cha mẹ đẻ.
Em trai Giang vẫn giữ liên lạc với Giang, nhưng Giang không muốn liên lạc với em trai, cũng không muốn biết tin về cha mẹ đẻ. Giang có tâm lý bố mẹ đẻ không cần mình rồi, thì mình phải giữ bố mẹ nuôi, bây giờ quan hệ với bố mẹ nuôi đang tốt đẹp, mình mà về thăm bố mẹ đẻ, thì lại đánh mất quan hệ mới.
Khi thằng em gọi về nhà có việc, Giang quyết đinh thôi và bảo lần sau sẽ về, nhưng lần sau ấy lai không có nữa vì bố mẹ đẻ mất. Không gặp được bố mẹ lúc bố mẹ chết nhưng Giang lại tự an ủi bản thân rằng mình phải tự biết vị trí của mình là bên nhà bố mẹ nuôi. Tự suy nghĩ như vậy làm Giang cảm thấy thoải mái hơn, thấy mình không sai, bố mẹ bỏ con thì bố mẹ phải chịu, con giờ thuộc nhà khác rồi. Sự việc này ra nỗi ân hận sâu trong lòng Giang, nên thỉnh thoảng cảm giác tội lỗi lại trồi lên, nhưng Giang lại tự trấn an bản thân rằng mình chỉ có một gia đình của mình thôi thì mình phải giữ lấy cái mình đang có chứ không phải cái mình đã mất.
Thằng em trai sau khi bố mẹ chết gọi Giang về bảo Giang về vì vẫn còn ban thờ ở nhà cũ và mộ của cha mẹ đẻ, nhưng Giang cũng không về, ý là bên đây, bên nhà cha mẹ nuôi có việc quan trọng hơn, Giang thấy phải ưu tiên bố mẹ nuôi hiên tại.
Thằng em bảo chi có còn coi em là em của chi không. Giang bảo em được ở với bố mẹ sao em hiểu được chị, rằng giờ em chỉ còn 1 mình, thì em phải đi tìm gia đình khác mà sống với họ đi. Thằng em không hiểu nổi cô chị. Nó bảo chị sao em phải đi tìm gia đình, em luôn có gia đình. Giang bảo chị khác em, em có gia đình sẵn, còn chị không có gia đình, chị phải nỗ lực để giữ gia đình, nên em không hiểu chị. Thằng em này tức quá. Nó bảo gia đình thì làm sao mất được, gia đình không phải ngôi nhà, mà phải cứ sống trong nó, nhìn thấy nó, dù sống xa nhau, chỉ cần nghĩ về nhau là có gia đình, bố mẹ chết thì vẫn là gia đình, chi đi sống với gia đình bố mẹ nuôi thì hai chi em vẫn là hai chi em, sao phải cố gắng có gia đình và đi tìm gia đình mới. Thằng em nói rằng gia đình không từ bỏ chị, mà chính chị từ bỏ gia đình. Sau này thằng em đi khỏi chỗ đó, nó cũng không liên lạc được với Giang nữa. Sau nó về lại quê cũ, thì Giang chết rồi, nó chỉ đến thăm mộ Giang.
Sau một thời gian gia đình cha mẹ nuôi có con trai, Giang bị kích lên tâm lý là bố mẹ nuôi lại có con trai đẻ, thì mình sẽ lại bị bỏ rơi lần nữa. Giang tự bảo thôi xong rồi, mình lại ra rìa rồi, và Giang tự tách mình ra khỏi gia đình nuôi dù gia đình đó vẫn đối xử với Giang bình thường. Giang thấy mình phải ngoan, mình không nên làm phiền gia đình đó, cách ly ra khỏi gia đình nuôi, đó là cách tốt nhất trả ơn bố mẹ nuôi.
—o—o—o—o—o—o—o—o—
Có nhiều đời Giang lấy chồng, mà không yêu nhưng có chồng cho Giang cảm giác được cứu rỗi, không bị đẩy khỏi gia đình mình khi mình lớn.
Giang đi lấy chồng mà nhà chồng có con gái thì Giang không lo vì nghĩ đứa con gái đó rồi cũng đi lấy chồng, như mình, nhưng nhà đó có nhiều con dâu thì Giang rất lo, vì Giang không thấy mình duy nhất. Lúc này, Giang sẽ lấy người con dâu nào đó ra làm tiêu chuẩn, nếu người đấy không ổn, Giang tự bảo người ấy sẽ bị đẩy ra, mình không được giống như thế, còn nếu người ta giỏi giang thì Giang lại gây sức ép cho bản thân, thấy mình phải cố gắng lên cho bằng người ta thì mới chen chân được vào gia đình chồng như con đẻ.
Lấy chồng rồi mà không sinh được con trai, Giang lại có tâm lý nếu mình mà không sinh được con trai, thì mình sẽ bị bỏ rơi, mình mãi mãi không phải là người ruột thịt, của gia đình chồng, mình chỉ là người ngoài, chỉ là con dâu thôi. Thế là Giang lai sống chết tìm cách đẻ bằng được con trai cho chồng.
Nói chung, Giang sẽ toàn tâm toàn ý với gia đình chồng, và cách ly bỏ mặc luôn gia đình bố mẹ đẻ hoặc bố mẹ nuôi trước đây. Chính vì thế nếu quan hệ với gia đình chồng không tốt, Giang sẽ cảm thấy rất bơ vơ, sợ hãi, và lai kích lên tâm lý phải tìm gia đình mới hoặc sống chết phải vào bằng được gia đình mới như con đẻ.
Những đời chỉ sinh được con gái, lúc con gái trưởng thành, con gái lấy chồng, còn ở nhà mình, Giang lại bơ vơ, lại không biết mình thuộc về gia đình nào. Giang suy nghĩ bây giờ đến ở với con đẻ ở gia đình riêng của nó thì không được, đến thăm nó lâu cũng phiền, thôi thì mình nương nhờ cửa Phật.
Người ta xuất gia để vào chùa, còn Giang thì vào chùa để tìm kiếm một gia đình để mình lại chui vào đó theo cái quán tính xuyên đời. Ví vào chùa để bám víu chứ không buông bỏ, nên Giang chẳng tìm được chùa tử tế, mà toàn bị thu hút về những thầy chùa đông con nhang đệ tử, những thày chùa mượn quan hệ thân thiết như người nhà với Phật tử, gọi Phật tử là con xưng thày xưng cha, để lợi dụng.
Giang bỏ bê nhà cửa, tình nguyện ở lại chùa làm công quả, dọn dẹp, nấu nướng cho chùa. Thày chùa biết Giang chỉ cần có gia đình, nên gọi Giang là con, rồi dụ dỗ Giang bán hết nhà cửa, bỏ hết bát hương gia tiên và mộ phần dòng họ, để cúng dường toàn bộ tài sản cho chùa. Thế là Giang bỏ mặc mộ phần cha mẹ, không thờ cúng cha mẹ, nhưng gọi thày bà là cha, cảm thấy vô cùng hạnh phúc khi cuối cùng mình lại có gia đình.
—o—o—o—o—o—o—o—o—o—o—o—o—
ĐỜI TÀ THUẬT
Sự tìm kiếm các quan hệ gia đình giả tạo đạp lên quan hệ gia đình đích thực xuyên đời và cả đời này đã đưa Giang vào quan hệ “cha con” với các đối tượng tà thuật và những sứ giả trá hình của Mẫu. Bản chất thì Giang không hề quan tâm đến đạo Mẫu, đến Mẫu, mà cái Giang cần chính là sự bám víu bằng mọi giá vào quan hệ gia đình, kể cả quan hệ này hoàn toàn là giả dối và nguy hại.
Nhiều đời, Giang đi theo các thày bà, mà rêu rao trong các buổi giảng pháp rằng trần gian này là cõi tạm, con cái và cha mẹ, cùng các quan hệ gia đình cũng như các vật chất bao gồm cả ngôi nhà chỉ là phù du, … Các thầy bà này đánh trúng vào tâm lý bất an xuyên đời vì sợ mất gia đình hiện tại và phải đi tìm gia đình của Giang, nên Giang nghe rất say sưa.
Các thày bảo rằng những cái tạm bợ đó mà các con không dám từ bỏ, thì sao lên được cõi trên. Các thày bảo rằng bố mẹ các con chỉ là tạm bợ, bố mẹ giả thôi, bố mẹ cõi trên, Mẫu và Vua cha mới là bố mẹ thật, bố mẹ xuyên suốt, bố mẹ vĩnh viễn, bố mẹ thật.
Giang và đám đệ tử sùng bái về nhà thấy bố mẹ mình đúng là vớ vẩn, có đủ thói hư, tật xấu và các hạn chế khác, nên quyết từ bỏ cha mẹ, tiền bạc và quan hệ gia đình, đi theo các thày.
Các thày lại dụ dỗ rằng dù gia đình và cha mẹ chỉ là những thứ tạm bợ, nhưng chúng ta là người là người làm phước cho gia đình, cho cha mẹ, cho vợ chồng, cho con cái, chúng ta thấy tốt thì chúng ta cứ làm cho họ, chúng ta cứ im lặng làm, không thì sẽ mất phước.
Giang bảo thày rằng đây là con đường chân chính, con nguyện cả đời cống hiến phục vụ, con xin nguyện cả đời con sẽ theo thày, ông thầy bảo Giang làm tốt lắm, nghĩ thế cũng thông suốt rồi.
Giang lại thỏ thẻ hỏi thầy bây giờ bố mẹ con giục giã con phải lấy chồng, con phải đối phó thế nào, con muốn xuất gia để yên tâm phục vụ. Ông thày lại ngon ngọt bảo con vẫn phải lấy chồng lấy vợ sinh con, mình ở cõi tạm nhưng mình vẫn trả nghiệp. Giang và các đệ tử hâm mộ, suýt xoa rằng thày cao cả quá, biết nghĩ xa nghĩ rộng cho đệ tử, cho gia đình đệ tử.
Thày bào mình thông suốt rồi, mình biết vật chất không là gì thì mình nên dâng vật chất cho thầy, thầy không cần vật chất đâu, mà đây là bài kiểm tra sự thành tâm, gửi vật chất cho thày là thiện nguyện giúp đời, gửi vật chất cho thày là gửi cho đúng chỗ, bây giờ ai nhiều tiền, lắm của là nhiều nghiệp lắm phải bỏ bớt đi, tiền của chứa nhiều năng lượng xấu, đưa cho thày là một cách vừa giải trừ nghiệp xấu, vừa tạo phước cho mình sau này về với cha mẹ cõi trên.
Bọn tà thuật chiếm thân của Giang làm nhiều việc. Đỉnh cao là Giang bị điều khiển Giang trong tình trạng như bị vong nhập đến thăm bà sống một mình, rồi đẩy bà xuống nước với mục đích là giết bà, và bọn tà thuật sẽ nhảy từ thân Giang sang chiếm thân bà trong lúc bà hấp hối. May mắn bà được giúp để không chết ngay, mà sốt li bì nhiều tuần, sau đó vật lộn đẩy được vong trong người ra rồi mới chết.
Sự việc khiến cha mẹ Giang tỉnh ngộ, hoảng sợ về tổ chức tà thuật này. Bố mẹ Giang phải từ Giang để Giang không bị lợi dụng thêm để làm hại gia đình mình trong tình trạng ngơ ngẩn nữa.
—o—o—o—o—o—o—o—o—o—o—o—o—
Giang không thể sống được một mình. Giang bị ám ảnh phải thuộc về một gia đình hữu hình nào đó mà mọi người sống cùng nhà với nhau.
Cứ vào được một gia đình, là Giang bám ngay vào để làm một với mọi người trong gia đình đó. Nếu mọi người trong gia đình không ở được với nhau hay gia đình có vấn đề nào đó, Giang sẽ cảm thấy bơ vơ, lo sợ, tự cách ly với gia đình cũ, rồi cố gắng bám víu vào gia đình mới. Nói chung quán tính của Giang là vào sống trong một quan hệ gia đình mới thì tự cách ly, tự vứt bỏ, tự phủ nhận các quan hệ gia đình trước đó đi.
Giang chẳng cần biết có mỗi quan hệ gia đình đều là duy nhất, và mình chỉ có thể là một với mỗi gia đình theo một cách duy nhất mà thôi
– Gia đình của cha mẹ đẻ và các anh em ruột là duy nhất và mãi mãi
– Gia đình của mỗi cha mẹ nuôi cũng là duy nhất, tồn tại song song với gia đình cha mẹ đẻ mà không sinh ra để thay thế gia đình của cha mẹ đẻ
– Gia đình chồng cũng là duy nhất mà tồn tại song song, chứ không sinh ra để thay thế gia đình cha mẹ đẻ, hay cha mẹ nuôi
Các quan hệ khác như với thày bà, với các tổ chức không được coi là quan hệ gia đình và nếu mình cố tình coi các quan hệ đó là gia đình, cố tình coi các thày bà này là cha, là đại diện của Mẫu để bấu víu vào thì chắc chắn là mình sẽ tự thu hút kẻ xấu, để làm hại chính mình và gia đình đích thực của mình.
Giang chỉ coi gia đình là cái để cái tôi của Giang chui ra chui vào tạm thời như một lớp bảo vệ mà không cho rằng gia đình có giá trị trường tồn vĩnh viễn xuyên không gian thời gian và cả cái chết, cho nên Giang tự cách ly mình và phủ nhận bản chất gốc của quan hệ gia đình và quan hệ dòng máu, gây mất gốc trầm trọng.
Chơi vơi trong quan hệ gia đình thực và tìm kiếm quan hệ gia đình giả dối, và không muốn đứng một mìn độc lập và mất gốc, một người sớm muộn sẽ sa vào con đường tà thuật, coi các tổ chức tà thuật là gia đình, coi thày bà là cha là mẹ, để tự hại chính mình và quan hệ gia đình vốn đã rất yếu của mình.
—o—o—o—o—o—o—o—o—o—o—o—o—
Quay về đời gốc tìm hiểu vì sao trong đời gốc đó chẳng vì lý do gì mà cha mẹ Giang lại cho mình Giang đi làm con nuôi, giữ em trai Giang ở lại, kích lên tâm lý bất an và bấu víu vào gia đình xuyên đời của Giang
Câu trả lời : Quán tính LY – KHẢM có sẵn khiến cho Giang sớm hay muộn Giang cũng sẽ phủ nhận gia đình gốc và tìm gia đình mới khi gia đình xảy ra chuyện. Với việc bố mẹ chủ động đưa Giang đi làm con nuôi, bố mẹ chủ động kích tâm lý Ly – Khảm này của Giang lên. Bố mẹ tự kích nghiệp của con tốt hơn là con bị kích bởi người ngoài gia đình, đặc biệt bởi bọn tà thuật mà sớm muộn con cũng gặp phải. Bởi vì khi nghiệp quả được kích bởi người trong gia đình thì nghiệp quả có nhiều cơ hội để chốt hơn, bởi vì ít nhiều quán tính này liên quan đến bản chất dòng máu của Giang mà Giang không cân bằng được.
—o—o—o—o—o—o—o—o—o—o—o—o—