Hướng dẫn khấn ban thờ

Loading

Hướng dẫn khấn ban thờ
===o===o===o===
Bát hương trung tâm
– Khấn Cha trời – Mẹ đất
– Khấn vua cha Diêm vương – Ngọc hoàng – Long vương – Tản viên. Khấn mẫu Thượng Thiên, mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải và Mẫu Địa (Lưu ý : Bộ Vua cha và Mẫu dưới Cha trời – Mẹ đất)
– Khấn các vị Phật : Phật Nhiên Đăng (Phật quá khứ), Phật Thích Ca (Phật hiện tại), Phật Di Lặc (Phật tương lai), Phật A-Di-Đà, Phật Quán âm (Lưu ý : nếu nhớ được tên các vị Phật thì chỉ khấn chung các vị Phật, không nên chỉ khấn một vị Phật quen mồm vì có thể lệch với năng lượng dòng họ)
– Khấn Ông bà Đầu nhau : Ông Công, Ông Táo, Bà Thị (Lưu ý : Mỗi chi họ, dòng họ có bộ đầu nhau riêng)
– Khấn Thần linh – Thần Tài – Thổ địa (Lưu ý : Mỗi ngôi nhà – gia đình, mỗi vùng đất – dòng họ có bộ Thần linh – Thần Tài – Thổ địa riêng, không đưa tên một vị thần cụ thể ra vì bộ thần linh cơ bản là nhiều vị, như ông Dầu, ông Điện, bà Nước thuộc bộ Thần tài của dòng họ)
Vào ngày lễ tết đặc biệt có thể khấn bổ sung
– Ngày hội làng : Khấn riêng thêm thành hoàng làng và các vị được thờ ở làng
– Ngày vía các vị Phật : Khấn riêng thêm vị Phật đó
– Ngày của vua cha và mẫu
– Ngày Đông Chí : thần Khai Nguyên …
Khấn bà cô ông mãnh (bát hương bên trái của người đứng trước ban thờ) và gia tiên tiền tổ (bát hương bên phải), cửu huyền thất tổ, cửu huyền trăm họ của các dòng họ
– Dòng họ ông ngoại (nêu tên)
– Dòng họ bà ngoại (nêu tên)
– Dòng họ ông nội (nêu tên)
– Dòng họ bà nội (nêu tên)
– Dòng họ ông ngoại/bà ngoại nuôi nếu có (nêu tên)
– Dòng họ ông nội/bà nội nuôi nếu có (nêu tên)
Khấn thêm những người đã mất dưới cấp ông bà.
Nếu đã kết hôn, đặc biệt đã có con, cần khấn thêm dòng họ nhà chồng/vợ y hệt như dòng họ bên mình.
Vào các dịp Lễ Tết lớn cần khấn đầy đủ thì bổ sung
– Nếu ông bà có anh chi em ruột thì khấn thêm phần gia tiên của chị em ruột của ông bà
– Nếu cha mẹ có anh chi em ruột thì khấn thêm phần gia tiên của cô, dì, chú, bác
– Nếu có anh chị em ruột phải khấn thêm phần gia tiên của anh rể chị dâu, em rể, em dâu
===
Dọn dẹp bàn thờ
– Lau dọn thường xuyên nhưng không được di chuyển bát hương và các hũ (choé) gạo, muối, nước
– Chân hương không cần thay định kỳ mà chỉ thay khi đầy, khi thay chân hương không nhấc bát hương ra
– Gạo, nước, muối chỉ thay khi cần, không thay định kỳ hàng năm kể cả vào ngày ông Công, ông Táo. Việc biết khi nào cần thay hũ gạo, nước, muối không đơn giản, hoặc vào lúc chín hoặc khi cạn năng lượng.
Nếu dọn dẹp quá thường xuyên mà làm xê dịch vị trí các đồ thờ chính thì ban thờ sẽ bị đứt mạch năng lượng, không an ổn.
Chia sẻ:
Scroll to Top