CHÂN NHANG : MẤT, RÚT, XIN & GỘP CHÂN NHANG

Loading

Câu “Hồng nhan bạc phận” thực chất là “hồng nhang bạc phận”, nói về các chân nhang không cắm được vào bát hương hoặc/và các chân nhang bị vứt bỏ không đúng cách. Hồng nhang cũng là hình tượng người phụ nữ dẫn truyền và kết nối dòng máu, nhưng lại bị phủ nhận vai trò khi thờ cúng tổ tiên chỉ đi một chiều theo đằng nội.

MẤT CHÂN NHANG DO BÁT HƯƠNG QUÁ ĐẦY 

 

Ở một số đền, đình quá đông, bát hương chỉ sau một thời gian ngắn đã trở nên quá đầy mà chưa thể rút chân nhang, dọn bát hương, nên các cây nhang mới không cắm được vào bát hương mà chỉ cắm lơ lửng lên trên các cây nhang cũ, gây ra hiện tượng mất chân nhang.
Nhang thắp phải có chân mới có ý nghĩa. Bát hương giống như nguồn, chân nhang giống như dây dẫn, khói hương giống như tín hiệu. Nếu dây dẫn không cắm vào nguồn thì mất tín hiệu.

RÚT CHÂN NHANG KHI BÁT HƯƠNG QUÁ ĐẦY

 

Rút chân nhang xảy ra trong một số trường hợp :
– Khi an lại ban thờ
– Khi chân nhang cũ quá nhiều khiến cho nhang mới không cắm trực tiếp được vào bát hương gây ra hiện tượng mất chân nhang
– Vào cuối năm trước Tết khi bát hương đã khá đầy, chỉ sang đầu năm mới là sẽ xảy ra hiện tượng mất chân nhang, thì cần rút chân nhang ngay từ cuối năm cũ.
Chân nhang rút đi không được vứt bỏ như rác mà phải hoá và tro cần được chôn để đất sạch hoặc đưa xuống sông.

XIN CHÂN NHANG CHO BÁT HƯƠNG THỜ THẦN MỚI ĐẶT TỪ BÁT HƯƠNG CŨ & GỐC HƠN

Một số người dân di cư từ đất gốc sang đất mới, mà muốn tiếp tục thờ cúng các vị thần của quê hương bản quán thì có thể xin chân nhang từ đình, đền, miếu ở đất gốc, mang sang đất mới thờ. Ví dụ như ở Hà Nội có vài nơi thờ thần Độc Cước thì đều xin chân nhang từ đền gốc của thần Độc Cước ở Thanh Hoá.

XIN CHÂN NHANG CHO BÁT HƯƠNG GIA TIÊN MỚI ĐẶT TỪ BÁT HƯƠNG CŨ & GỐC HƠN

Trong một ca đặt ban thờ lần đầu của một bạn ở nước ngoài, tôi nhận thấy bát hương quá yếu, không có trục. Sau này mới biết thêm là vì bạn ở nước ngoài nên khi mua bát hương thì không có tro, nên phải cắm hương vào một cấu trúc sắt đặt giữa bát hương. Bạn có thắc mắc với tôi là đốt nhang đến bao giờ mới đầy được bát hương mới này. Tôi thấy trường hợp này cần đổ tro vào bát hương mới và tro bát hương nên tự đốt lấy được và tự làm lấy được là tốt nhất. Ngoài ra để làm mạnh bát hương, cần nhờ cha mẹ xin chân nhang từ bát hương gia tiên gốc tại gia đình bố mẹ hoặc ông bà ở Việt Nam mang ra nước ngoài cho bạn.
Chân nhang sau khi được xin không được cắm sang loại bát hương khác với loại bát hương mà chân nhang được rút ra từ đó
– Chủ yếu chỉ xin chân nhang bát hương gia tiên cũ để cắm vào bát hương gia tiên mới đặt.
– Xin chân nhang của bát hương bà tổ cô, ông mãnh là trường hợp khá đặc biệt mà chỉ có thể xảy ra nếu nhận được hướng dẫn và cho phép cụ thể từ bà tổ cô và ông mãnh.
– Nói chung, không được xin chân nhanh ở bát hương thần linh, vì bộ thần linh của ban thờ gia tiên gắn với đất của ngôi nhà đặt bát hương, nên không thể sống ở nơi này rồi lại thờ thần tài thổ địa của đất nơi khác được.
Trong mọi trường hợp việc xin chân nhang phải được xin phép và cần được cho phép bởi tổ tiên và người chủ ban thờ.
Trong lớp Lễ Tết năm 2024, có một số học sinh đặt bát hương lần đầu ở nhà đi thuê, ở nhà chung cư, ở nhà nước ngoài. Đây là các trường hợp bát hương rất yếu, có thể sẽ phải đỡ bằng cách xin chân nhang.
Trong buổi thiền sáng thứ 4 ngày 15/5/2024, gia tiên của một số bạn học sinh xuất hiện trong buổi thiền thực hành của lớp, hướng dẫn trực tiếp các bạn về cách đặt ban thờ mới và việc xin chân nhang. Sau khi nghe các bạn học sinh kể lại nội dung tiên, tôi đã yêu cầu phải hỏi gia tiên kỹ hơn, cụ thể
– Vị trí ban thờ : ví dụ trên tầng thương hay dưới tầng một, phòng trung tâm hay phòng sau …
– Số lượng bát hương ở ban thờ : nói chung đều là 3 bát hương với các học sinh lớp thiền đã làm phong thuỷ nhà ở và cây dòng họ, lần này sẽ làm tiếp an ban thờ
– Chất liệu bát hương bằng sứ hay đồng
– Xin chân nhang cho bát hương nào, xin chân nhang từ bát hương nào và lý do cho việc này ?
– Ai là người xin, xin như thế nào ?
– Ai là người rút chân nhang từ bát hương cũ, ai là người cắm chân nhang vào bát hương mới ?
Sau đây là câu trả lời bổ sung của một bạn cho phần yêu cầu của cô giáo vào buổi thiền tối thứ năm ngày 16/5/2024
– Câu hỏi với gia tiên : Tại sao phải xin chân nhang ở bên ngoại mà không phải xin bên chồng hay bên nội ?
– Trả lời : Vì thờ cúng gia tiên bên ngoại của em yếu nhất. Bên nhà anh chồng em đã ổn. Bà nội em sẽ đỡ cụ em 4 đời về Hà Nội và đời 5 ở Yên Bái và các bàn thờ đều ổn. Bên ngoại em yếu nhất trong các nhánh gia tiên nội ngoại. Cụ ngoại em không về được bát hương mà chỉ về được trục đất của ban thờ, không lên được ban thờ. Bà ngoại em bị hoả táng nên cũng yếu không đỡ được cho cụ ngoại. Bà em dẫn cái đường hương và cụ em theo đường hương bé rất yếu về nhà và cụ em bị trấn không vào được nhà, chỉ đứng ở bản thổ tầng đất. Mẹ em không quan tâm thờ cúng. Tóm lại, mình xin chân nhang của bên nào yếu nhất, là nhà ngoại của em.

GỘP CHÂN NHANG KHI GỘP CÁC BÁT HƯƠNG CŨ

Trong lớp học tối ngày 19/5/2024, một bạn học sinh được gia tiên báo là nên gộp các bát hương gia tiên thờ bố và ông bà ngoại vào một, đồng thời gộp chân nhang luôn. Do ông bà ngoại trước không được thờ ở nhà mà bát hương được mang từ nhà cậu về vì cậu từ chối tiếp tục thờ ông bà và từ lúc đó có hiện tượng đa bát hương gia tiên.

THÊM GIA TIÊN VÀO BÁT HƯƠNG CŨ

Trong lớp học tối ngày 19/5/2024, một bạn học sinh được gia tiên khuyên là bát hương gia tiên ở nhà cha mẹ bạn đang chỉ thờ nhà nội, gia tiên của bên bố, và cha mẹ bạn nên thờ thêm nhà ngoại, gia tiên của bên mẹ. Việc thờ đầy đủ nội ngoại sẽ giúp gia đình và con cháu an ổn và cân bằng hơn.
Việc này cần làm vào lễ an ban thờ sau khi đi cây dòng họ mà không cần điều chỉnh gì về bát hương cũng không cần xin chân nhang. Ai thuộc gia tiên bên nào về vào lễ giỗ của người đó, không hề có sự mâu thuẫn.
Hầu hết mọi người rằng bát hương thì không thể thờ chung nhiều người hay không thể thờ chung nhà nội, nhà ngoại, nhưng lại có thể gộp ngày các ngày giỗ gần nhau vào chung một ngày. Thực tế lại xảy ra ngược lại.
– Việc gộp ngày giỗ nói chung không đơn giản, vì mỗi ngày giỗ ứng với một cổng mà có người mất ngày đó mới có thể đi, và dù có 2 gia tiên mất chung ngày thì họ vẫn không đi chung cổng, cho nên giỗ người nào, cúng người nào vẫn riêng của người đó. Ngoài ra, còn có cổng lớn cổng nhỏ, cổng đi được nhiều người cổng đi được ít người.
– Việc gộp các bát hương gia tiên khác nhau và chân nhang các bát hương gia tiên này vào một bát hương chung lại đơn giản hơn nhiều. Việc thờ đích danh một bát hương một người gia tiên cũng được, nhưng lâu dài sẽ gây ra hiện tượng vừa thiếu lại vừa thừa, mà nên thờ một bát hương đại diện cho tất cả các gia tiên trên cây dòng họ mà chúng ta gọi là cửu huyền thất tổ. Khi làm an ban thờ thì cũng làm việc gộp bát hương luôn.
Thờ chung tất cả gia tiên trong một bát hương tương tự như việc chúng ta chỉ cần một thuê bao internet và điện thoại cho mọi liên lạc internet và điện thoại, dù với nhà nội hay nhà ngoại. Việc gộp chung ngày giỗ ngược lại rất khó, tương tự như việc chúng ta chỉ cần một thuê bao điện thoại để gọi cho bất kỳ ai nhưng lại không thể gọi điện thoại cho hai người một lúc.
Tuy nhiên chúng ta sẽ không gộp được bát hương thần linh sẵn có với bát hương gia tiên, hay bát hương gia tiên với bát hương bà cô ông mãnh. Nếu muốn gộp thì cần lựa chọn đặt một bát hương chung cho tất cả ngay khi đặt ban thờ lần đầu, còn một khi đã tách bát hương thì không được gộp lại.
Chia sẻ:
Scroll to Top