CÁC KIÊNG KỴ NGÀY TẾT

Loading

Quét nhà ngày Tết đổ hết gia tài.
Tết là lúc ngôi nhà nhận rất nhiều luồng năng lương hội tụ vào, gia chủ tránh việc mở cổng và tạo ra các luồng phản lại đẩy vật chất ra khỏi cửa như là quét nhà, hót rác. Hình dung ngày xưa không có thu gom rác như bây giờ, mà quét rác trong nhà là ra sân, ra vườn, mà ông bà còn kiêng như vậy. Trong giai đoạn Tết đặc biệt sau giao thừa, chỉ cần dọn nhà, vun rác để gọn một góc, không quét nhà cũng không cần đổ rác. Sau lễ hoá vàng tiễn ông bà đi, là một luồng ra rất có trật tự, thì sau đó có thể quét nhà, đổ rác như bình thường.
—o—
Giận gần chết ngày tết cũng thôi.
Tết là dịp cả gia đình đoàn viên, người ta gặp nhau nói lời chúc mừng năm mới. Tết cần năng lượng vui vẻ, tránh cãi vã, là một dạng xung đột về luồng.
—o—
Đói muốn chết ba ngày tết cũng no
Tết cần dồi dào no đủ, nên nhà khó khăn cũng cố gắng no đủ từ thức ăn, đồ dùng đến con người. Nhà giàu thì dư thừa, nhà nghèo thì cũng cố gắng dủ người, không ai muốn bị thiếu thốn bất kỳ cái gì, bất kỳ ai trong ba ngày Tết.
Thời hiện đại, thức ăn dư thừa là thành rác thải, còn ngày xưa nhà nào cũng nuôi gà, lợn, chó, mèo nên không có chuyện thức ăn thừa để hỏng hãy vứt đi thành rác như bây giờ, thức ăn mà người không ăn thì sẽ được vật nuôi ăn. Như vậy chỉ có no đủ hay thiếu thốn chứ không có chuyện thừa mứa hay phí phạm thức ăn như bây giờ.
Một lưu ý nữa là ngày xưa Tết người ta không đi làm xa nhà, ai cũng về nhà nghỉ ngơi đón Tết hết. Người giàu thì đương nhiên nghỉ ngơi đón Tết rồi, còn người nghèo muốn đi làm thuê làm mướn hay đi bán hàng ngày đó cũng chẳng ai thuê, ai mua cả.
—o—
Thừa con gả cho hàng tờ
Đến ba mươi tết phất phơ ngoài đường
Hàng tờ là hàng bán tranh Tết. Cả năm chẳng ai mua tranh nên nếu ế thì 30 Tết hàng tờ vẫn còn cố bán.
Tết là lúc sum họp gia đình, rác còn được giữ lại trong nhà để đỡ thất thoát năng lượng, phá luồng, hở cổng, đừng nói đến người sống trong nhà. Tết không phải là lúc đi du lịch, đi làm, đi dạo ngoài đường hay mở cửa bán hàng. 30 Tết người ta đã không đi ra ngoài đường và không mở cửa, đừng nói là Giao thừa.
Thế mà bây giờ Tết đặc biệt Giao thừa, đường phố, quán xá, điểm vui chơi, điểm du lịch đông nghịt. Người ta không ế, cũng không bán tranh mà rủ người yêu, gia đình, bạn bè tranh nhau ra ngoài đường. Đây là hiện tượng đón Tết cổ truyền đạp lên cổ truyền, đạp lên kiêng kỵ.
—o—
Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi.
Đầu năm đồ ăn có vị đậm đà mới ngon miệng và hành động cần có vị đậm đà thì mới lâu dài, cuối năm cần quyết liệt, dứt khoát, để chốt kết thúc, không dây dưa.
Như vậy cuối năm kiêng dây dưa, nợ người khác và để người khác nợ mình từ tiền bạc, công việc, đến ân oán; cho nên có câu
Réo như nợ Tết
Đầu năm thì kiêng làm những việc vô vị, nhạt nhẽo.
Chia sẻ:
Scroll to Top