CÁC DẠNG TẦM NHÌN & CÁC DẠNG XỨ SỞ

Loading

Tầm nhìn là một trường nhìn mà có thể hình dung như một tấm lưới không thời gian
Mỗi xứ sở là một lưới không thời gian khác nhau, tạo ra một dạng tầm nhìn đặc trưng. Bốn vua cha trong Đạo Mẫu (Ngọc Hoàng – Diêm Vương – Tản Viên – Long Vương) trụ bốn xứ sở, đại diện đến bốn dạng tầm nhìn khác nhau mang tính đất – nước – khí – lửa.
Có bốn cấp độ con người dựa trên xứ sở/tầm nhìn
– Cấp độ đơn xứ sở – đơn tầm nhìn : Có 4 loại người ứng với 4 xứ sở đất – nước – khí – lửa và 4 loại tầm nhìn ((Ngọc Hoàng – Diêm Vương – Tản Viên – Long Vương).
– Cấp độ đôi xứ sở – tầm nhìn đôi : Có 6 loại người ứng với 6 loại xứ sở đôi (đất nước – đất khí – đất lửa – nước khí – nước lửa – khí lửa) và tương ứng có 6 loại tầm nhìn đôi.
– Cấp độ ba xứ sở : Có 4 loại người ứng với 4 loại xứ sở ba là đất nước khí – đất nước lửa – khí lửa nước – khí lửa đất.
– Cấp độ bốn xứ sở : Đất – Nước – Khí – Lửa. Đây là cấp độ Phật và Chúa. Các vị Phật có cùng cấp độ, nhưng họ có thể trụ ở các bộ xứ sở gốc khác nhau, có cấu trúc và vận hành giữa các bộ xứ sở khác nhau.
4 loại người với 4 tầm nhìn cơ bản không thể nào mà hiểu nổi nhau, ví dụ đất không thể hiểu được nước, nước không thể hiểu được lửa …
Người có xứ sở đơn cũng có những cấp độ tầm nhìn khác nhau như nước có nước sâu, nước nông, nước vận hành, nước tù đọng, nước không ra nước. Các cấp độ khác nhau của cùng một tầm nhìn cũng không thể hiểu nổi nhau như nước nông không hiểu được nước sâu, nước tù đọng không hiểu được nước vận hành, đừng nói đến hiểu lửa, đất hay khí.
Con cá ở tầng nước nông không thể hiểu được con cá ở tầng nước sâu, càng không thể hiểu được con chim bay trên trời hay con ếch khi nó nhảy lên bờ. Con cá biết có chim trên trời nhưng chỉ nhìn được bóng chim trong nước. Con chim biết có con ếch có thể lên trên cạn, nhưng nó chỉ có thể nhìn con ếch khi nó bơi trong nước.
Người có xứ sở đôi có thể gọi là thần thánh so với người có xứ sở đơn. Nhưng có những xứ sở đôi mà hai năng lượng chập cheng đất không ra đất, nước không ra nước, khí không ra khí, lửa không ra lửa.
Ví dụ người xứ sở đất tích hợp được xứ sở nước hoặc người ở xứ sở nước tích hợp được thêm xứ sở đất thì sẽ xảy ra tình trạng chuyển tiếp có dạng phù. Sau giai đoạn phù này, sẽ xảy ra trạng thái phân tách đất và nước, để có được ba trạng thái là đất (cơ), nước (máu dịch) và đất nước (mạc mỡ). Như vậy người ở trạng thái phù sẽ không hiểu được người có ba trạng thái đất, nước và đất nước, trừ khi người này chuyển hoá được đất nước trong chính con người mình.
Lịch sử luôn được viết ra bởi tầm nhìn của người lãnh đạo, người chiến thắng và người soạn sử và lịch sử luôn được hiểu, được diễn giải và được lưu truyền sang thế hệ sau bởi tầm nhìn của người tiếp nhận lịch sử, nhưng bản chất của các sự kiện luôn là đa không gian – đa thời gian.
Chúng ta là ai thì lịch sử và hiện thực trong tầm nhìn của chúng ta là như thế.
Ví dụ chúng ta đọc lịch sử rồi bảo vua tiền Lý Nam Đế vĩ đại còn vua Hậu Lý Nam Đế thật xấu xa, là chuyện rất buồn cười khi chúng ta không xác định nổi tầm của chính mình trong hiện tại là cái gì, và hiện thực mà chúng ta đang sống trong đó được chúng ta nhận thức phiến diện và méo mó ra sao theo cái tầm nhìn này.
Ví dụ chúng ta đọc về cuộc đời đức Phật nhưng không bao giờ thực sự hiểu đức Phật như là đức Phật, mà chỉ hiểu đức Phật là một người đặc biệt hơn so với con người bình thường của chúng ta mà thôi. Giả sử đức Phật nói gì đó với chúng ta, chúng ta cũng không nghe được. Giả sử đức Phật hiện hình ra với chúng ta, thì chúng ta cũng chỉ có hiểu rằng ông ấy là một người nào đó mà thôi. Đơn giản vì chúng ta là người thì chúng ta chỉ có thể hiểu về khía cạnh người hoặc bóng người của Phật. Giả sử chúng ta sinh cùng thời với đức Phật và được gặp đức Phật, thì với chúng ta đức Phật cũng chỉ là một người như bao người khác mà thôi.
Chúng ta nghĩ về vua chúa, thần thánh cũng chỉ theo kiểu người của chúng ta mà thôi trừ khi chúng ta đạt được cùng tầm nhìn của vua chúa, thần thánh.
Chúng ta sinh ra và phát triển sâu sắc được ở xứ sở nào, thì sẽ có tầm nhìn tương ứng. Ờ những xứ sở khác nhau, chúng ta không có cách nào có cùng tầm nhìn, chúng ta không có cách nào hiểu được nhau.
Con chim trên trời, con cá dưới nước, con chuột trong hang có tầm nhìn khác hẳn nhau. Những chân lý trong tầm nhìn này có thể là ngớ ngẩn hoang tưởng hoặc vô nghĩa trong tầm nhìn khác.
Tầm nhìn của một người sẽ quyết định nhận thức và hành động của người ấy.
Có hai dạng tầm nhìn chính là tầm nhìn không gian & tầm nhìn thời gian.
– Ngọc Hoàng và Tản Viên đại diện cho tầm nhìn không gian :
– – – Ngọc Hoàng đại diện cho không gian đơn, không gian hợp nhất, không gian thống nhất và có tính định.
– – – Tản Viên đại diện cho đa không gian, bộ không gian, đồng không gian và có tính chuyển hoá.
– Diêm Vương và Long Vương đại diện cho tầm nhìn thời gian.
– – – Diêm Vương đại diện cho thời gian hữu tuyến gồm đơn tuyến, đa tuyến, song song mà có thể phân ra thành quá khứ – hiện tại – tương lai
– – – Long Vương đại diện cho thời gian phi tuyến, thời gian vòng lặp bao gồm các chu kỳ như sinh tử, luân hồi, mùa vụ, khí tiết, thiên can, địa chi
Trong công nguyên, tầm nhìn không gian đơn chiếm ưu thế.
– Người có tầm nhìn không gian quan tâm đến hiện trạng trước mắt mà đo lường được, định tính được như gày béo, giàu nghèo, xinh xấu, sang hèn …
– Người có tầm nhìn không gian quan tâm đến kết quả cuối cùng ví dụ tôi học thiền thì tôi được cái gì, tôi uống thuốc này có khỏi bệnh không …
– Người có tầm nhìn không gian đặt ra các mục tiêu từ các thực trạng có tính chất hình hoá và đo lường được. Họ sống theo khung, đánh giá theo khung và được dẫn dụ bởi khung. Ví dụ : hôm nay một người có chiều cao, vòng eo, cân nặng, tài sản, học vấn, nhu cầu, năng lực cá nhân là abc, tiêu chuẩn xã hội cho những thứ đó là mnq, vậy người này sẽ đưa ra mục tiêu và giải pháp là xyz.
– Trong tầm nhìn không gian, các ông vua vĩ đại là các ông vua để lại các thành tự rõ ràng, định lượng được như vua mở đầu triều đại, vua sống lâu, vua bảo vệ biên giới, vua mở rộng lãnh thổ …. Đó là Lê Thánh Tông đánh Chiêm Thành, Lê Lợi đánh giặc Minh, Quang Trung đánh giặc Thanh …
Tầm nhìn càng đơn giản và một chiều thì phán xét càng sắc sảo và khả năng ra quyết định càng nhanh và hành động càng mạnh mẽ. Các ông vua thiên về vận hành các luồng năng lượng ở tầm vĩ mô và siêu hình như Gia Long trong mắt những người chỉ có tầm nhìn không gian không thể so sánh được với Quang Trung : Giá mà Quang Trung không chết sớm thì sao Gia Long có cửa. ….
Người có tầm nhìn đa không gian sẽ nhìn nhận xã hội như một ma trận không có trung tâm hoặc đa trung tâm, như ma trận đình đền, miếu của các làng xóm Việt. Vua trong ma trận chỉ là một nhân vật được thờ giữa muôn vàn các nhân vật và nhiều ông vua không được thờ cúng trong đền miếu nào cả. Ví dụ thời Lý, Linh Lang Đại Vương được thờ ở hơn 300 điểm, nhiều hơn tổng số điểm thờ của tất cả vua Lý cộng lại. Ngoài ra, mỗi ông vua chỉ tồn tại trong một giai đoạn ngắn vài chục năm gắn với một đất nước mà ông vua đó trị vì, còn một vị thần thì tồn tại xuyên không gian và thời gian.
Người có tầm nhìn thời gian quan tâm đến tiến trình của sự vật hiện tượng, chứ không chỉ quan tâm đến kết quả trước mắt và kết quả cuối cùng như người có tầm nhìn không gian.
Ví dụ một người bị mắc một căn bệnh và người này có tầm nhìn Long Vương
– Khi căn bệnh bộc lộ, người này sẽ nhận thức được một tiến trinh thời gian cùng các yếu tố để bệnh hình thành và phát triển cho đến hiện tại. Đó là tầm nhìn thời gian quá khứ.
– Nếu có tầm nhìn thời gian tương lai, người này có thể hình dung ra căn bệnh sẽ phát triển như thế nào trong sự phát triển của chính chúng ta và hoàn cảnh sống tương lai.
– Nếu người này có tầm nhìn chu kỳ, người này sẽ nhìn thấy chu kỳ của bệnh gắn với các chu kỳ thời tiết hay tâm sinh lý của bản thân
– Nếu người này không thể tích hợp được thuốc chữa bệnh vào các tầm nhìn này, thì người này sẽ không dùng thuốc, hoặc dùng thuốc theo tiến trình mà người này có thể tích hợp được.
Tầm nhìn thời gian của Diêm Vương khá phức tạp liên quan đến
– Đa dòng tương lai
– Đa dòng quá khứ
– Đa dòng thời gian hiện tại
– Đổi dòng thời gian
– Chồng chập các dòng thời gian
Ví dụ một nhân thần, sau khi kết thúc dòng thời gian đời người mà hoá thân, thì bước vào dòng thời gian song song mà sẽ tồn tại gắn với đất nước, xứ sở và những người thờ cúng họ.
Tầm nhìn thời gian của Diêm Vương liên quan đến tính đánh đổi và sinh tử của các dòng thời gian.
Ví dụ nếu chúng ta lựa chọn A thì đến thời điểm hiện tại chúng ta sẽ mất hoặc đổi dòng thời gian B, và tương lai chúng ta có thể có được hoặc mất dòng thời gian C.
Ví dụ đời này chúng ta phải chuyển đổi một số quán tính nghiêp nào đó, từ văn minh trước, khoá một số mã nào đó, mở một số mã nào đó, cho văn minh sau.
Ví dụ : tầm nhìn về dòng thời gian với các sự kiên và đối tượng có tính định mệnh hay quan trọng, sẽ luôn được người có tầm nhìn Diêm Vương chấp nhận và giữ bằng mọi giá, tính mạng là điều không quan trọng so với định mệnh và chân lý dòng chảy thời gian định mệnh, còn các dòng thời gian khác đều có thể đánh đổi hoặc để tự do,
Chia sẻ:
Scroll to Top