GƯƠNG TRĂNG
Trung thu cùng nói về gương trăng. Vì sao lại ví gương với trăng và ghép gương với trăng để tạo thành gương trăng ? Gương là vật phản chiếu ánh sáng, nhưng bản thân nó không phải là vật phát sáng. Như vậy gương rất giống với Mặt trăng, vì Mặt trăng là vật phản chiếu ánh sáng của Mặt trời. Gương để mắt nhìn vào và mặt soi vào, gọi là soi gương. Con người trên Trái đất đều có xu hướng nhìn về Mặt trăng, mà suy ngẫm về chính bản thân mình. Mặt trăng chính là “gương trăng”.
Cây bồ đề rụng lá giơ xương
Chàng ơi cùng thiếp lấy gương che trời
Gương Mặt Trăng chính là nguồn gốc của câu “gương tre trời” vì gương sẽ phản chiếu ánh sáng trở lai, không cho nó đi qua, không khác gì che ánh mặt trời đến với những vật sau gương.
—o—
Mối chỉ đỏ xe vòng duyên nợ
Trách cho người buộc mở vì ai
Nỉ non đêm vắn tình dài
Ngoài hiên thỏ đã non Đoài ngậm gương
Trách cho người buộc mở vì ai
Nỉ non đêm vắn tình dài
Ngoài hiên thỏ đã non Đoài ngậm gương
—o—
Đêm nay trăng sáng như gương
Ngoài đồng giọng hát, trong mương tiếng cười
Hò lơ giọng hát càng tươi
Nước tung trắng xóa, người người tát lên
Hò lơ, ta kéo càng bền
Cất cao điệu hát, nước lên mương tràn
—o—
Trông trăng mà thẹn với trời
Soi gương mà thẹn với người trong gương
Thân này đáng giá nghìn vàng
Bắt đem dãi nắng dầm sương bấy chầy
Sao lòng nhiều nỗi đắng cay
Bấy lâu thảm chất sầu xây nên thành
—o—
Người về một đoạn xa xa
Ta còn đứng giữa ngã ba chưa về
Nhìn trăng lại nhớ câu thề
Nhìn gương mà tưởng ngồi kề bên ai
Người về có nhớ khóm mai
Người về thoang thoảng hoa nhài còn đây
Gặp nhau không sợi không dây
Mà sao như buộc lòng này người đi!
Người về ta nhớ câu mời
Nhớ giọng người hát, nhớ lời người trao
Người về để vắng giăng sao
Để lòng đằng đẵng khi nào mới nguôi
Người về đường ấy xa xôi
Hãy như dao nọ nước tôi cho già
Đinh ninh nên cột nên xà
Nền kèo nên mái nên ta nên mình
Mai này đỏ nghĩa thắm tình
Cành giao với lại cây quỳnh nào hơn
—o—
Gương trăng là nhìn Mặt trăng, nhìn từ mặt ngoài, từ bên ngoài bề mặt, còn cung trăng là ở bên trong lòng của Mặt trăng, nhìn Mặt trăng từ bên trong, từ tâm của Mặt trăng. Mặt trăng là khuôn hình, còn cung trăng là cung âm, âm thanh. Chị Nguyệt Nga ở trên cung trăng, chứ chị Nguyệt Nga không ở trên Mặt trăng, vì chị Nguyệt Nga là âm thanh. Chị Hằng Nga cũng ở trên cung trăng, nhưng chúng ta vẫn có thể nhìn lên mặt trăng vào Trung thu để thấy chi Hằng Nga, vì thời khắc Trung thu ấy, âm gặp được hình. Nga là ngân nga. Ánh trăng có tính ngân nga, từ bên trong ra bên ngoài, rồi từ bên ngoài vào bên trong, theo chu kỳ tròn và khuyết. Chu kỳ ấy của mặt trăng tạo nên thuỷ triều trên Trái đất.
Em đây quyết noi gương chị Nguyệt Nga
Mặc ai phỉnh dỗ chẳng xa lời nguyền
—o—o—o—o—o—o—o—
GƯƠNG ĐẾ
Biểu tượng tính nữ là một cái gương cầm tay hình mặt trăng. Đây cũng là biểu tượng sự sống Ank của người Ai Cập. Chúng ta tạm hiểu ank là một cái trăng đế hay gương đế.
– Gương trăng là biểu tượng của Mặt Trăng và Sao Kim mang tính âm, kết hợp với phần dương là Bầu trời
– Đế là phần dương kim thổ của Mặt trời, kết hợp với tính âm của Trái đất
Ai xui rã chút duyên kim cải
Ai khiến rời chút ngãi tào khang
Đã đành trâm gãy gương tan
Kẻ ở Phiên bang
Người về Hớn địa
Tính không tròn trịa
Nên mới rã rời
Nằm đêm anh những vái trời
Cho em kiếm nơi quyền quý nối lời non sông
—o—o—o—o—o—o—o—
GƯƠNG LƯỢC
Gương lược là bộ đôi âm dương
– Lược là dương tính mộc khí
– Gương trăng là âm
Kết hợp cây mộc khí trong cung trăng là biểu tượng của cây sự sống, còn gương lược là là biểu tượng của âm dương phản chiếu lẫn nhau.
Nghĩ mình vắng trước quạnh sau
Soi gương trông thấy tóc râu mà buồn
—o—
Nghe lời em kể thêm thương
Mong cho tình lược nghĩa gương vẹn tròn
—o—
Đường ra Kẻ Chợ xem voi
Voi thì chẳng thấy thấy ngôi nhà lầu
Thấy cô chúa tàu bán gương cùng lược
Mặc áo màu chàm bán thuốc nhân sâm
Cái áo tứ thân là năm gấu tách
Anh gửi thư về nửa trách nửa mong
Trách người làm mối không xong.
—o—
Em thương nhớ ai ngơ ngẩn bên đầu cầu
Lược thưa biếng chải, gương tàu biếng soi
Cái sập đá hoa bỏ vắng em không ngồi
Vườn hoa bỏ vắng mặc người quay tơ
Em thương nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
Đêm quên giấc ngủ ngày mơ trận cười
Bấy lâu nay gần bến, xa vời
—o—
Nhớ cơn chung chiếu chung giường
Nhớ cơn chung lược, chung gương, chung phòng
Nhớ cơn chung gối, chung mùng
Loan ôm lấy phượng, phượng bồng lấy loan
Nhớ cơn nguyệt đổi sao tàn
Cùng nhau thu cúc xuân lan sánh bày
Liễu đông sánh với đào tây
Nước non chỉ nguyện rồng mây đá vàng
—o—
Chén son để cạnh mạn thuyền
Chén son chưa cạn, lời nguyền chưa phai
Em thương nhớ ai
Nhớ ai ra đứng đầu cầu?
Lược thưa biếng chải, gương tàu biếng soi
Cái sập đá huê bỏ vắng không ai ngồi
Buồng hương bỏ vắng, mướn người quay tơ
Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
Đêm khuya thức ngủ, ngày thưa tiếng cười? …
—o—
Năm ngoái lên ngọn sông Ngâu
Dầm sương dãi nắng chẳng tìm đâu bằng nàng
Năm nay anh về, lắm bạc nhiều vàng
Ðể anh sắm sửa thời nàng lấy anh
Lấy anh, anh sắm sửa cho
Sắm ăn, sắm mặc, sắm cho chơi bời
Khuyên em có bấy nhiêu lời
Thủy chung như nhất là người phải nghe
Mùa đông lụa lụa the the
Mùa hè bán bạc hoa xòe sắm khăn
Sắm gối thì phải sắm chăn
Sắm gương, sắm lược, sắm ngăn đựng trầu
Sắm cho em đôi lược chải đầu
Cái ống đựng sáp, vuốt đầu cho xinh
—o—
Chén tình là chén say sưa
Nón tình em đội nắng mưa trên đầu
Lược tình em chải trên đầu
Gương tình soi mặt làu làu sáng trong
Ngồi buồn nghĩ đến hình dong
Con dao lá trúc cắt lòng đôi ta
Duyên đôi ta thề nguyền từ trước
Biết bao giờ ta được cùng nhau?
Tương tư mắc phải mối sầu
Đây em cũng giữ lấy màu đợi anh.
Trong ca dao tục ngữ Việt, gương lược là biểu tượng của sự soi xét lại, không không phải con mắt bằng lý tính, con mắt ở trên cái đầu, mà là bằng cảm xúc. Gương lược là nỗi nhớ, là ký ức, đặc biệt là ký ức tình yêu
Ra về nhớ nghĩa nhớ tình
Nhớ gương nhớ lược nhớ mình khôn nguôi
—o—
Cầm lược lại nhớ đến gương
Cầm khăn nhớ túi, nằm giường nhớ nhau
—o—
Cầm lược thì nhớ tới gương,
Cầm khăn nhớ túi, đi đường nhớ nhau
—o—
Cầm lược thì nhớ đến gương
Nằm chăn nhớ chiếu, nằm giường nhớ nhau
—-o—o—o—o—o—o—o—
GIÁ GƯƠNG
Nhiều điều, giá gương cũng là một biểu tượng âm dương như gương lược, nhưng gương lược là âm dương nam nữ, còn nhiều điều giá gương là bộ âm dương sinh ra từ cha mẹ.
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
—o—
Tiếng chuông lay bóng bồ đề
Con chim trắng cánh bay về Tây Thiên
Mong sao dân tộc bình yên
Đạo lành che chở dân hiền thương yêu
Dù cho đất sập trời xiêu
Lòng tôi vẫn nhớ những điều giá gương
Khắp nơi đồng ruộng phố phường
Nhớ lời Phật dạy phải thương nhau cùng
Đạo vàng điểm núi tô sông
Xây nền văn hóa Lạc Hồng thắm tươi
—-o—o—o—o—o—o—o—
GƯƠNG MẶT
Khuôn trăng là khuôn mặt đẹp như mặt trăng của người con gái. Truyện Kiều viết
“Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang”
Khuôn mặt còn được gọi là gương mặt. Khuôn mặt là một cái mặt cấu trúc, còn gương mặt là cái mặt vận hành để người khác nhìn vào, soi vào, để xem thái độ, tính cách hay để noi theo, cho nên có câu “Gương mặt tiêu biểu”
Một trăng có mấy cuội ngồi
Một gương tuấn kiệt mấy người soi chung
—o—
Làm trai đứng giữa Tháp Mười
Nêu gương anh dũng cho người đời sau
Noi gương và nêu gương là trường hợp gương mặt tiêu biểu, để người khác soi vào để làm theo
—-o—o—o—o—o—o—o—
TẤM GƯƠNG, GƯƠNG SÁNG, GƯƠNG VÀNG, GƯƠNG TƯ MÃ, GƯƠNG ĐỜI
Gương là biểu tượng cho vẻ đẹp của tính nữ kiêu sa và lồng lộng, gương cũng là biểu tượng cho vẻ đẹp tinh thần, cho nên có “mặt đẹp như gương” và “dạ sáng như gương”.
Câu “Tấm gương”, “Gương sáng”, “Tấm gương sáng” hay “Gương vàng” là cho các trường hợp tích cực
Nước Nam trai sắc gái tài
Gương bà Châu thị lưu đời ngàn năm
—o—
Anh ơi đợi em đi cùng
Em đang chuẩn bị theo gương hai Bà
—o—
Bên ngoài lồng lộng như gương
Bên trong nát bấy như đường trâu đi
—o—
Duyên kia ai đợi mà chờ
Tình này ai tưởng mà tơ tưởng tình
Sá chi một mảnh gương hình
Để duyên chờ đợi cho mình say mê
—o—
Ô thước kỳ hình nhi thiên lý
Ai ai có trí bằng trí Khổng Minh
Gương linh tỏ rạng mặc tình,
Chừng nào gá nghĩa cựu tình sẽ thương.
—o—
Sạch con thì lắm người bồng
Xinh chồng thì lắm người thương
Tin chàng lòng dạ như gương
Không quên nghĩa thiếp, người thương mặc người
—o—
Khen ai dạ sáng như gương
Tối trời như mực, biết quen mà mừng
—o—
Chim có đôi có bạn
Kìa hãy xem cặp nhạn mà làm gương
Đứng làm người trong đạo tao khương
Thủy chung nhu nhứt, giữ đường ngãi nhân
—o—
Ngó vô Linh Đổng mây mờ
Nhớ Mai Nguyên soái dựng cờ đánh Tây
Hầm Hô cữ nước còn đầy
Còn gương phấn dũng, còn ngày vinh quang.
—o—
Mặt trăng là mấy cuội ngồi
Mặt gương tư mã mấy người soi chung.
—o—
Trăm kim đổi lấy lạng vàng
Mua gương Tư Mã thiếp với chàng soi chung
Chàng về sắm sửa loan phòng
Thiếp xin điểm phấn tô hồng thiếp theo
—o—
Đêm thu bóng nguyệt soi mành
Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga
Xét trong thế sự người ta
Tài ba cho mấy cũng là như không
Cho hay thiên địa chí công
Dữ lành báo ứng vô cùng màu linh
Gương xưa trông thấy đành rành
Người nay xem đó giữ mình cho yên
Nam Kỳ có cậu Hai Miêng
Con quan lớn Tấn ở miền Gò Công
Cậu Hai là bực anh hùng
Ăn chơi đúng bực vô cùng liệt oanh
Nam Kỳ lục tỉnh nổi danh
Thật là một bực hùng anh trên đời …
Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga
Xét trong thế sự người ta
Tài ba cho mấy cũng là như không
Cho hay thiên địa chí công
Dữ lành báo ứng vô cùng màu linh
Gương xưa trông thấy đành rành
Người nay xem đó giữ mình cho yên
Nam Kỳ có cậu Hai Miêng
Con quan lớn Tấn ở miền Gò Công
Cậu Hai là bực anh hùng
Ăn chơi đúng bực vô cùng liệt oanh
Nam Kỳ lục tỉnh nổi danh
Thật là một bực hùng anh trên đời …
—o—
Gương đời sáng tợ sử kinh
Trai ngay thờ chúa, gái trinh thờ chồng
—o—
Ô Loan nước lặng như tờ
Thương người chí sĩ dựng cờ Cần Vương
Trải bao gối đất nằm sương
Một lòng vì nước nêu gương anh hùng
—o—
Đêm thu bóng nguyệt soi mành
Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga
Xét trong thế sự người ta
Tài ba cho mấy cũng là như không
Cho hay thiên địa chí công
Dữ lành báo ứng vô cùng màu linh
Gương xưa trông thấy đành rành
Người nay xem đó giữ mình cho yên
Nam Kỳ có cậu Hai Miêng
Con quan lớn Tấn ở miền Gò Công
Cậu Hai là bực anh hùng
Ăn chơi đúng bực vô cùng liệt oanh
Nam Kỳ lục tỉnh nổi danh
Thật là một bực hùng anh trên đời …
Câu “Gương tày liếp”, “Gương nhãn tiền” hoặc “Gương treo nhãn tiền” và đôi khi :Gương tối” là cho các trường hợp tiêu cực
Trách duyên trách số lỡ làng
Cầm gương gương tối, cầm vàng vàng phai
—o—
Nói người chẳng gẫm đến ta
Cái gương tày liếp để mà soi chung
—o—
Lênh đênh thắt thể bãi bèo
Người đời thắt thể gương treo nhãn tiền
—o—o—o—o—o—o—o—
GƯƠNG SOI
Gương soi là gương dùng để soi
Trách người quân tử vô tình
Có gương mà để bên mình biếng soi
Quân tử soi gương để sửa mình, để tu thân. Soi gương ở đây mang tính tinh thần.
—o—
Bạc kia pha lộn với chì
Gương kia bằng nống, để làm gì không soi?
—o—
Bạn về nghĩ lại thử coi
Tấm lòng em ở gương soi nào bằng
—o—
Sinh ra những thói láo lường
Soi gương chẳng thẹn với người trong gương
—o—
Đi ra đường soi gương đánh sáp
Về đến nhà liếm láp nồi niêu
—o—
Chim chích chòe đòi đậu cành sòi
Chuột chù trong ống đòi soi gương tàu
—o—
Đêm nằm nghĩ lại mà coi
Lấy chồng hay chữ như soi gương vàng
(câu đối lại
Đêm nằm nghĩ lại mà coi
Lấy chồng đánh bạc như voi phá nhà)
—o—
Hoài sơn mà gắn răng bừa
Hoài gương tư mã cho bò nó soi.
—o—
Nực cười thầy bói soi gương
Thầy tu chải chấy, cá mương hóa rồng
—o—
Ước gì anh hóa ra hoa,
Để em nâng lấy rồi mà cài khăn.
Ước gì anh hóa ra chăn,
Để cho em đắp, em lăn cùng giường.
Ước gì anh hóa ra gương,
Để cho em cứ ngày thường em soi.
Ước gì anh hóa ra cơi,
Để cho em đựng cau tươi trầu vàng.
“Ước gì anh hóa ra gương, Để cho em cứ ngày thường em soi.” là ước để em và anh ngày nào cũng được gặp nhau, được nhìn thấy nhau, được ở cùng nhà, được làm vợ chồng, không phải xa cách trong thương nhớ.
—o—o—o—o—o—o—o—
GƯƠNG NƯỚC
Nước là một mặt gương, có thể phản chiếu hình ảnh vào nó và soi gương đặc. Gương nước đặc biệt sáng và trong vào dịp Trung thu, đến mức có thể thấy mặt trăng dưới nước.
Nước trong leo lẻo tựa gương
Sao em không múc, định nhường cho ai
—o—
Sông Cung uốn lượn cong cong
Như gương soi bóng con long trên trời
Đi xa thương nhớ bồi hồi
Dân làng Khúc Phụ suốt đời yêu sông
—o—
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ
—o—
Sự đời nước mắt soi gương
Càng yêu nhau lắm càng thương nhớ nhiều.
—o—
GƯƠNG THUỶ
Gương tỏ hay mờ là do tính nước, tính thuỷ của gương còn hay không
Hồi mô gương tỏ không soi
Bây giờ tróc thủy bạn lại đòi soi gương
—o—
Gương không có thủy gương mờ
Thuyền không có lái lửng lơ giữa dòng
Mong sao nghĩa thủy tình chung
Cho thuyền cập bến, gương trong ngàn đời
—o—o—o—o—o—o—o—
MẮT GƯƠNG
Cầu mắt là một lớp kính tráng nước cho nên có từ “mắt gương”
Trời sinh con mắt là gương
Người ghét ngó ít, người thương ngó nhiều
—o—
Mắt sáng lúng liếng như gương
Mối tình chung thủy khó đường bền lâu
—o—o—o—o—o—o—o—
GƯƠNG MỜ & GƯƠNG SÁNG
Khi tính thuỷ mất thì gương mờ, gương mờ không còn khả năng phản chiếu
Trăm năm soi tấm gương mờ
Không bằng một phút soi nhờ gương trong
—o—
Vô duyên mua phải gương mờ
Bao giờ gương vỡ mà mua gương lành
—o—
Tiếc nồi cơm trắng để ôi
Tiếc con người lịch mà soi gương mờ.
—o—
Mặt sáng như gương Tàu
Đầu bóng như vải lĩnh
hoặc
Mặt sáng gương, đầu vải lĩnh
—o—
Gương sáng thì để soi mày
Trí sáng thì mới soi ngay lòng người
—o—
Gương đời sáng tợ sử kinh
Trai ngay thờ chúa, gái trinh thờ chồng
—o—o—o—o—o—o—o—
GƯƠNG VỠ & GƯƠNG LÀNH
Gương vỡ lại lành
—o—
Ai ơi gương vỡ khó hàn
Chỉ đứt khó nối người ngoan khó tìm
—o—
Cầu Tràng Kênh dầu có phân đôi ngả
Sông Lệ Thủy dầu có cách phá trở ghềnh
Vì em ăn ở có nghĩa có nhơn nên gương vỡ lại lành
Để đôi lứa ta đúc kết trọn chỉ mành nên duyên
Sông Lệ Thủy dầu có cách phá trở ghềnh
Vì em ăn ở có nghĩa có nhơn nên gương vỡ lại lành
Để đôi lứa ta đúc kết trọn chỉ mành nên duyên
—o—
Hát cho sấm động mưa ra
Hát cho gương vỡ làm ba lại liền
Hát cho bể lọt vào ao
Một trăm trái núi lọt vào trôn kim
Hát cho bong bóng thì chìm
Đá xanh thì nổi, gỗ lim lập lờ
—o—
Em là con gái nạ dòng
Cơm cha áo mẹ dốc lòng đi chơi
Chơi cho sấm động mưa rơi
Chơi cho gương vỡ làm đôi lại liền
Chơi cho nguyệt náo trung thiên
Chơi cho lá rụng về đền vua Ngô
Chơi cho nước Tấn sang Hồ
Cho Tần sang Sở, cho Ngô sang Lào
Chơi cho bể lọt vào ao
Chơi cho trái núi lọt vào trôn kim
Chơi cho bong bóng thì chìm
Đá hoa thì nổi, gỗ lim lập lờ.
—o—
GƯƠNG – CẤU TRÚC
– Tấm gương
– Mặt gương
– Mảnh gương
– Giá gương
– Gương đế
– Chiếc gương
– Gương lược
– Gương trăng
– Gương sen
– Gương vàng
– Gương đồng
– Gương cầu
– Gương phẳng
– Gương tàu
– Gương tư mã
– Gương nước,
– Gương thuỷ
GƯƠNG – VẬN HÀNH
– Soi gương
– Làm gương
– Noi gương
– Nêu gương
– Gương vỡ, gương lành
– Gương sáng, gương mờ
– Gương trong, gương tối
—o—