Bà Mụ là ai ?
Bà Mụ là Mẹ Sanh theo quan niệm dân gian của người Kinh, Dao, Tày, Chăm … là những tiên nương phụ trách vấn đề sinh nở, được người dân thờ cúng.
Các bà Mụ sáng tạo thân thể đứa bé trong bụng mẹ, đồng thời hướng dẫn đứa bé trong mọi chu kỳ của thai kỳ và các chu kỳ cuộc đời sau khi sinh, thông qua các giai điệu thanh âm. Bà Mụ giữ các chìa khoá thanh âm của hạt cơ bản, nguyên tử, tế bào, các bộ phận … để giúp các bộ phận này hình thành, vận hành và chuyển hoá hài hoà với nhau. Chúng ta có câu
- Mụ nặn
- Mụ dạy
- Mụ đỡ
Bà Mụ cũng để chỉ những người phụ nữ đỡ đẻ
Địa điểm thờ bà mụ
Một số đền thờ, miếu thờ Mụ
- Miếu Bà Mụ hiện tọa lạc tại tổ 3 thôn Bãi Ông, xã Tân Hiệp, thành phố Hội An (Cù Lao Chàm). Miếu còn có tên gọi khác là lăng Bà Mụ.
- Chùa Bà Mụ, Hội An
- Đình thần Tân Lộc, hay Đình Bà Đệ, được Vua Tự Đức sắc phong vào năm Nhâm Tý – 1852 (Tự Đức ngũ niên)
- Bà mụ được thờ : Trần Thị Đệ
- Tích : Bà mụ rất mát tay, đã được cọp nhờ để đỡ đẻ cho cọp
- Mộ : Khu mộ của bà Trần Thị Đệ nằm bên bờ sông gần Ngã ba Bà Đệ, thuộc ấp 2, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.
- Miếu Bà hay Hộ Sản Nương Thần Miếu
- Bà mụ được thờ : Hộ Sản Nương, tên thật là Đỗ Thị Tân, được vua Tự Đức ban sắc phong “Ân Đức Độ Nhân”.
- Địa chỉ : thôn Liêm Định, xã Nhơn Phong, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định
- Lễ hội : lễ hội Vía Bà Nhơn Phong, ngày 16, 17 tháng Giêng âm lịch hàng năm
- Tích : Theo lời truyền ở thôn Liêm Định (xã Nhơn Phong, thị xã An Nhơn, Bình Định), từ thế kỷ XVII có một phụ nữ tên là Đỗ Thị Tân không rõ từ nơi nào đến sống một mình trong ngôi nhà tranh, vách đất bên bờ sông cạnh chợ Cảnh Hàng, xã Nhơn Phong. Bà nổi tiếng mát tay trong việc đỡ đẻ, giải quyết được nhiều ca sinh khó, cứu sống nhiều sản phụ quanh vùng. Đêm 16 rạng sáng 17 tháng Giêng âm lịch, Bà lặng lẽ ra đi không một lời từ biệt, dân làng buồn thương tìm kiếm khắp nơi nhưng bặt vô âm tín. Các cụ già trong làng cho rằng, Bà là người “nhà trời” cử xuống giúp dân, giờ xong nhiệm vụ đã về trời. Tưởng nhớ ân đức của Bà, dân làng nơi đây lập miếu thờ ngay trên nền lều tranh cũ. Người dân địa phương gọi là Miếu Bà hay còn gọi là “Hộ Sản Nương Thần Miếu”.
Một số gia đình có lập bà thờ mụ ở nhà
Cúng mụ
Các lễ cúng mụ
- Lễ chôn nhau cắt rốn
- Lễ ngày tuổi đời
- Lễ 1 ngày : lễ đặt tên, lễ âm cung, lễ khô người (khỏi lớp nhẩy ối lúc sinh)
- Lễ 3 ngày : lễ cứt xu, lễ thông ruột
- Lễ 7 ngày : lễ rụng rốn, lễ đóng cổng rốn
- Lễ tháng tuổi đời
- Lễ 1 tháng (lễ đầy tháng)
- Lễ 3 tháng (lễ đầy cữ, lễ lẫy, lễ chuyển giường vào nôi, lễ đầy tuổi tôi)
- Lễ năm tuổi đời
- Lễ 1 năm (lễ thôi nôi, lễ tập đi tập đứng, lễ tập nói, lễ các lên mặt phẳng)
- Lễ tuổi căn :
- Lễ cúng căn các năm cột mốc : Khi trẻ đã đạt đến mốc tuổi nhất định như 3 tuổi, 6 tuổi, 9 tuổi và 12 tuổi thì sẽ làm lễ cúng căn.
- Lễ cúng dứt căn năm 12 tuổi : Lễ 12 bà mụ. Lễ cúng căn 12 tuổi là lễ cúng dứt căn hay lễ cúng Mụ cuối cùng cho trẻ.
Tục cúng mụ bằng trầu cau
Nhai trầu cau với vôi và cúng trầu cau là tục phổ biến của nhiều dân tộc chứ không chỉ của dân tộc Kinh.
- Lá trầu và buồng cau là sính lễ cưới hỏi. Trầu cau sau đó được tiêm ra mời khách.
- Trầu nguyên lá và cau nguyên quả dùng để cúng ông bà đầu nhau.
- Trong lễ cúng mụ, người ta tiêm một đĩa trầu cánh phượng, bao gồm 12 miếng nhỏ và 1 miếng lớn hơn ở giữa để mô tả lại chu kỳ cuộc đời, miếng lớn ở giữa
- Miếng to ở giữa tượng trưng cho linh hồn và 12 miếng xung quanh tượng trưng cho 12 chu kỳ sinh sống và chết, mà gồm
- 1. Hợp tử – Sinh ra trong vòi trứng
- 2. Phôi dâu – Sống
- 3. Phôi thai – Sinh ra trong thành tử cung
- 4. Bào thai – Sống
- 5. Cơ thể sinh – Sinh ra từ bụng mẹ
- 6. Cơ thể sống – Sống ngoài bụng mẹ
- 7. Chết – Cơ thể sống
- 8. Chết – Cơ thể sinh
- 9. Chết – Bào thai
- 10. Chết – Phôi thai
- 11. Chết – Phôi dâu
- 12. Chết – Hợp tử
- 13. Linh hồn nguyên vẹn được rút ra khỏi cuộc đời để chuẩn bị bước vào đầu thai mới
- Cúng bà Mụ lại dùng trầu cau bởi vì ba nhân vật trong sự tích Trầu Cau chính là hiện thân của ba Ông bà đầu nhau.
- Sự tích trầu cau viết rằng : Vào đời vua Hùng Vương thứ ba có hai anh em Tân và Lang rất thương yêu nhau. Tân sau khi có vợ thì không còn chăm sóc đến em như trước nữa. Lang lấy làm buồn rầu và bỏ nhà ra đi. Tới bên bờ suối thì Lang mệt quá, gục xuống chết và hóa thành tảng đá vôi. Tân, không thấy em về, vì thương em nên quyết đi tìm. Đi đến bờ suối thì Tân mệt lả và chết, biến thành cây cau bên tảng đá vôi. Vợ Tân không thấy chồng cũng bỏ đi tìm. Nàng tìm đến bờ suối, ngồi dựa vào thân cau mà chết, biến thành dây trầu không.
- Ba nhân vật trong sự tích Trầu Cau chính là hiện thân của ba Ông bà đầu nhau.
- Ông Táo là chàng Tân, là cây cau, tượng trưng cho một trục sự sống xuyên suốt trong đó có vận hành hơi thở và cấu trúc kinh lạc. Cây cau còn có tên là Tân Lang, vì nó được trồng để trụ các không thời gian. Tân Lang mà cũng có nghĩa là người chồng mới cưới.
- Ông Công là chàng Lang, tảng đá vôi trụ các trung tâm của không thời gian, bao gồm trong đó có tim và nhịp tim
- Bà Thị là dây trầu quấn quanh cây cau và ở biên của trung tâm.
- Miếng to ở giữa tượng trưng cho linh hồn và 12 miếng xung quanh tượng trưng cho 12 chu kỳ sinh sống và chết, mà gồm
Ca dao có nhiều bài về tục cúng mụ bằng trầu cau
Miếng trầu em đêm hoa nhài
Miếng cau em bổ có mười hai đạo bùạ
Ðêm qua em nằm nhà ngoài
Em têm mười một mười hai miếng trầu
Chờ chàng chẳng thấy chàng đâu
Ðể cau long hạt, để trầu long vôi
Trầu long vôi ắt đà trầu nhạt
Cau long hạt ắt đã cau già
Mình không lấy ta ắt đà mình thiệt
Ta không lấy mình, ta biết lấy ai?
Răng đen cũng có khi phai
Má hồng khi nhạt, tóc dài khi thưa,
Tình đây tính đấy cũng vừa
Chàng còn kén chọn lọc lừa ai hơn?
Tục cúng mụ bằng bánh trôi bánh chay
Bánh trôi và bánh chay là một cặp bánh âm dương.
Bánh trôi bánh chay có lịch sử lâu đời
- Trong đời Hai Bà Trưng
- Bà Trưng đã được mời ăn một đĩa bánh trôi trước khi gieo mình xuống nước ở cửa Hát Môn. Miếu thờ bà bán bánh trôi nằm ngay trước cửa đền Hai Bà Trưng Hát Môn, có vai trò như đền Trình cho đền Hai Bà Trưng Hát Môn.
- Ở khu làng mà Trưng Nhị đã đóng thành, lễ hội cúng thành hoàng làng và Thần Nông là bánh trôi bánh chay
- Hồ Đề thường làm bánh trôi cho dân làng ăn
- Ngày 3/3 âm lịch giỗ Mẫu Liễu Hạnh cũng là ngày ăn bánh trôi bánh chay
Hồ Xuân Hương có bài thơ vịnh bánh trôi bánh chay
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Thì em vẫn giữ tấm lòng son
Bánh trôi bánh chay liên quan đến cấu trúc cơ thể
- Từng chiếc bánh trôi có cấu trúc đơn tâm và đơn bào, đại diện cho ông cấu trúc tế bào, cho Công (nhân) và bà Thị (bào), nhưng cả đĩa bánh trôi lại đại diện cho cấu trúc đa bào liên kết xuyên suốt trong không gian và thời gian của ông Táo.
- Bánh chay mà mỗi bát chỉ chứa một cái bánh thì bánh là tâm, còn nước và bát là bào, nhưng nhân bánh chay làm bằng đỗ, nên bản chất bán chay là bánh đa tâm trong đơn bào, không như bánh trôi là bánh đơn tâm, đơn bào nằm trong cấu trúc đa bao
Bánh trôi bánh chay liên quan đến ông bà Đầu nhau
- Vỏ bánh, nước bánh liên quan đến Bà Thị
- Nhân bánh liên quan đến ông Công, ông Táo : nhân đỗ và đa nhân là ông Táo, nhân đường mật và đơn nhân là ông Công
Bánh trôi có như vậy nhưng bánh trôi lại không trôi mà được vớt ra khỏi nồi nước luộc bánh để cho vào đĩa, bánh chay mới là bánh ở trong nước nhưng nó cũng không trôi.
- Trôi là cấu trúc vận hành theo sóng nước, sóng âm
- Chay là thanh âm ở trong cấu trúc
Máu mủ ruột già
Chúng ta có câu “máu mủ ruột già” mà cũng là câu “máu mụ ruột dạ”
Máu gồm có tế bào máu, huyết tương, bao tương, nhũ tương, trứng, tinh trùng, tinh dịch và các dạng dịch cùng các vật chất và tế bào hoà tan trong dịch khác.
Khi trứng kết hợp với tinh trùng thành hợp tử, mẹ trứng hoá thân thành 12 bà mụ thì “máu mẹ” đã chuyển hoá thành “máu mụ” hay “máu mủ”
Con đẻ gọi là con ruột, hay con do mẹ dứt ruột đẻ ra, con. Vòi trứng, dạ con và âm đạo đều nằm trong hệ thống đường ống sinh dục, hay là ruột dạ. Đứa con hình thành trong bụng mẹ là một phần của hệ thống ruột dạ này. Anh em ruột chính là anh em cùng mẹ đẻ.
Đến “chín tháng mười ngày”, đứa bé ra khỏi hệ thống ruột dạ, để ra. Chín tháng mười ngày cũng là tháng ngày chín muồi, đứa con ruột dạ đã đủ già.
Kết quả là chúng ta có “máu mụ ruột dạ” đã chuyển hoá thành “máu mụ ruột dạ già” hay “máu mủ ruột già”.
Lòng lang dạ sói
“Lòng lang dạ sói” gồm lòng lang và dạ sói trong đó
- lòng lang là lòng của chàng Lang, ông Công
- dạ sói là dạ của chàng Tân, ông Táo.
Khi nhai trầu cau với vôi tôi thì sẽ cho một dịch có màu đỏ như máu. “Lòng lang dạ sói” liên quan đến dòng máu gốc theo cha, dòng máu gốc của ông Công và ông Táo, đối xứng với “Máu mủ ruột già” là dòng máu gốc theo mẹ, hay dòng máu của bà Thị.
Lễ cúng dứt căn : Mười hai mụ bà mười ba đức thầy
Bà Mụ chính là sự chuyển hoá của người Mẹ Trứng vào hợp tử sau đó là các chu kỳ sau của sự phát triển của đưa con như phôi, thai và em béMỗi đứa bé đều có bộ 12 bà mụ khác hẳn nhau, kể cả chúng có chung cha và mẹ, thậm chí là sinh đôi cùng trứng. Có câu tục ngữ “Mười hai bà mụ, mười bà đức thày”
Cuộc đời có thể tạm chia làm 13 giai đoạn
- 1. Hợp tử – Sinh ra trong vòi trứng
- 2. Phôi dâu – Sống
- 3. Phôi thai – Sinh ra trong thành tử cung
- 4. Bào thai – Sống
- 5. Cơ thể sinh – Sinh ra từ bụng mẹ
- 6. Cơ thể sống – Sống ngoài bụng mẹ
- 7. Chết – Cơ thể sống
- 8. Chết – Cơ thể sinh
- 9. Chết – Bào thai
- 10. Chết – Phôi thai
- 11. Chết – Phôi dâu
- 12. Chết – Hợp tử
- 13. Linh hồn nguyên vẹn được rút ra khỏi cuộc đời để chuẩn bị bước vào đầu thai mới
Nếu 13 điểm lần lượt được nối với nhau theo trật tự thời gian thì sẽ được mười hai đoạn thẳng và giả sử các điểm này rung động thì mười hai đoạn thẳng này sẽ thành 12 chuỗi sóng hay 12 thanh âm.
- Ông Công sẽ giữ các điểm cấu trúc của cuộc đời, ông Táo sẽ giữ sự xuyên suốt của cả cấu trúc và vận hành theo trục cuộc đời
- Bà Thị là âm thanh, giữ sóng vận hành
Bất kỳ ma trận điểm nào sẽ tự nó sinh ra sóng nối các điểm này, và ngược lại, có trường sóng thì điểm sẽ xuất hiện, là các kích ứng của sóng, ví dụ
- các phân tử, nguyên tử, các đoạn mã gen của ADN là cấu trúc, được giữ bởi các Đức thầy
- sóng giữa chúng được vận hành bởi các bà Mụ.
Cầu kiều của bà Mụ
12 bà Mụ giữ các chìa khoá của các tuần trăng, các tháng âm lịch, các tiết khí, các canh giờ hay các khắc dạ, giúp vận hành các chu kỳ của em bé từ chu kỳ thanh âm, máu, dịch, tế bào, cơ quan …, đến chu kỳ dạy thì, hoặc chu kỳ sinh – lão – bệnh tử. Các chu kỳ 12 đều liên quan đến các bà mụ
- 12 khắc dạ
Anh trao miếng trầu môi em còn đỏ
Tấm gương thề dạo nọ chưa phai
Còn bây chừ liễu cách đào phai
Đường xa xôi khó nỗi vãng lai thăm nường
Héo ruột tằm từng đoạn vấn vương
Một ngày mười hai khắc dạ chàng thường nhớ trông
- 12 canh giờ theo 12 con Giáp
- Đêm năm canh : Tuất – Hợi – Tý (11-13h đêm) – Sửu – Dần
- Ngày bảy canh còn lại : Mão – Thìn – Tỵ – Ngọ (11-13h trưa) – Mùi – Thân – Dậu
Đêm năm canh ngày sáu khấc
- Mùa và 24 Tiết khí
- Lập xuân – Vũ Thuỷ – Kinh triết – Xuân phân – Thanh minh – Cốc vũ
- Lập hạ – Tiểu mãn – Mang chủng – Hạ chí – Tiểu thử – Đại thử
- Lập thu – Xử thử – Bạch lộ – Thu phân – Hàn lộ – Sương giáng
- Lập đông – Tiểu tuyết – Đại tuyết – Đông chí – Tiểu hàn – Đại hàn
- Tuần trăng & 12 Tháng âm lịch : Tháng giêng – Tháng hai – Tháng ba – Tháng tư – Tháng năm – Tháng sáu – Tháng bảy – Tháng tám – Tháng chín – Tháng mười – Tháng một – Tháng chạp
- Năm theo 12 Địa chi : Tý – Sửu – Dần – Mão – Thìn – Tỵ – Ngọ – Mùi – Thân – Dậu – Tuất Hợi
Chầu bà là sự hoá thân của âm thanh. Thông thường một Mẫu gốc sẽ luôn hoá thành nhiều Chầu bà vận hành cùng với nhau. Có thể hiểu
- 12 Bà Mụ là 12 Chầu Bà của Mẹ Trứng (về hình)
- 12 Bà Mụ là 12 Chầu bà của bà Đầu nhau (về âm)
Các cung âm thanh mà các bà mụ giữ là cầu mười hai nấc
Cầu mười hai nấc, bắc thấu lên trời
Hỏi thăm duyên nợ đổi dời về đâu?
Trong câu “Cầu mười hai nấc, bắc thấu lên trời” thì Ông Công, ông Táo đều là trời, còn cầu 12 nấc chính là cầu của bà Mụ, hay cầu Kiều trong câu ca dao
Bồng bồng mẹ bế con sang
Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo
Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
Một ca dao khác về câu Tràng Tiền của Huế cũng gợi nhớ về chiếc cầu Kiều này
Cầu Tràng Tiền sáu vài mười hai nhịp
Em qua không kịp tội lắm anh ơi
Địa danh bà Mụ
Các địa danh bà Mụ luôn gắn đến nước hoặc một nhịp kết nối
- Kênh Bà Mụ, huyện Tam Nông, Đồng Tháp
- Rạch Bà Mụ ở Cao Lãnh, Đồng Tháp
- Rạch Bà Mụ ở Cần Thơ
- Đập Bà Mụ ở Bình Phước
- Đèo Mụ Giạ ở Quảng Bình
12 bến nước của 12 bà Mụ
Ca dao tục ngữ có nhiều câu nói về 12 bên nước, thì các bên nước này đều liên quan đến 12 bà Mụ.
Con gái mười hai bến nước
Bến đục thì chịu, bến trong thì nhờ
===
Lênh đênh một chiếc thuyền tình
Mười hai bến nước biết mình nơi đâu.
===
Phận em giả tỷ như chiếc thuyền tình
Mười hai bến nước linh đinh
Biết đâu trong đục nương mình gửi thân
===
Tai ta nghe tiếng bạn có đôi
Đập bàn tay xuống chiếu thôi rồi còn chi
Bộ nút vàng đã tra áo cổ y
Mười hai bến nước biết bến mô thì đục trong
===
Thân em vừa đẹp vừa giòn
Thân đi làm mọn, cúi lòn khổ thay
Thân gái bến nước mười hai
Gặp nơi trong đục may ai nấy nhờ
12 cửa bể
12 cửa bể mang tính dương của Cha đối xứng với 12 bến nước mang tính âm của Mẹ. 12 cửa bể có thể coi như 12 dòng máu Cha. Vua cha Bát Hải Động Đình giữ các cửa bể, và mỗi cửa Bể sẽ giao cho một ông Hoàng, mà mang dòng máu đặc trưng của cửa bể đó.
Con cò lặn lội bờ ao
Ăn sung sung chát ăn đào chua
Ngày ngày ra đứng cổng chùa
Trông ra Hà Nội xem vua đúc tiền
Ruộng tư điền không ai cày cấy
Liệu cô mình ở vậy được chăng
Mười hai cửa bể anh cũng đóng đăng
Cửa nào lắm cá anh quăng lưới vào.
Mười hai cửa biển chàng ơi
Chàng ở trong ấy thiếp tôi ngoài này
Nhạn ơi trăm sự nhờ mày
Ngậm thư đưa tới lầu tây cho chàng
Gửi thư chẳng thấy thư sang
Hay là chàng có phượng hoàng thì thôi
Chàng đừng ba chốn bốn nơi
Được người trong ấy phụ tôi ngoài này
Trên trời có ông sao vàng
Có ai đâu nữa mà chàng phụ tôi?
Mười hai cửa bể tình ơi
Gửi thư thư lạc, gửi lời lời bay
Nhạn ơi trăm sự nhờ mày
Gửi thư đem tới tận tay cho chàng