Tên đi cả bộ : Tuấn – Tuân – Tuần – Tuẫn – Tuận – Tuẩn

Loading

TUẦN

TUẦN : Một chu kỳ vận hành của cái gì đó

– Tuần đất

Đất có tuần, dân có vận

– Tuần rượu

Phụ mẫu em già, anh đi một cặp đòn rồng
Tế ba tuần rượu, năm mươi đồng, anh bịt khăn.

—o—

Tay cầm tấm mía tiện tư
Nửa thì nấu mật, nửa dư nấu đường
Em thương, thầy mẹ chẳng thương
Nào em có quản quê hương xa gần
Rượu ngon rót lấy chín tuần
Lòng em đã quyết mười phân lấy chàng

—o—

– Tuần hương

Vào chùa thắp một tuần hương
Miệng khấn, tay vái bốn phương chùa này
Chùa này có một ông thầy
Có hòn đá tảng, có cây ngô đồng

—o—

– Tuần thuốc

Thuốc lào chồng hút vợ say
Thằng con châm điếu lăn quay ra nhà
Có anh hàng xóm đi qua
Hít phải khói thuốc say ba bốn tuần
Thêm chú gà trống ngoài sân
Mổ nhầm bã thuốc cánh chân cứng đờ
Lại còn chị mái hoa mơ
Hơi thuốc bay đến bơ phờ cả lông
Khói thuốc cứ toả vòng vòng
Say hết tất cả nước trong, nước ngoài

—o—

– Tuần trăng : Thượng tuần, Trung tuần, Hạ tuần

Mỗi tháng có nửa tuần trăng
May cho đấy ở cho bằng lòng đây
Chàng về giục gió khuyên mây
Chín lần mây đệm chưa tày đời ta

—o—

Vào chùa thắp một tuần hương
Miệng khấn, tay vái bốn phương chùa này
Chùa này có một ông thầy
Có hòn đá tảng, có cây ngô đồng

—o—

Hỡi ai đi ngược về xuôi
Lại đây tôi kể đầu đuôi số mình
Số tôi quyết chí tu hành
Từ ngày bác mẹ bẩm sinh lọt lòng
Ăn chay nằm mộng long đong
Chín chùa tôi chả bỏ không chùa nào
Biết rằng duyên số làm sao
Bao nhiêu gái đẹp thì vào tay tôi
Chín chùa tu thế cả mười
Đúc chuông tô tượng xong rồi lại đi
Tôi nay tính khí cũng kỳ
Tuần rằm, mồng một tôi thì bỏ quên
Đêm nằm tưởng gái nằm bên

—o—

Trời hỡi trời! Sao dời vật đổi
Nên chi cỏ héo hoa sầu!
Kể từ ngày nương tựa lều tranh
Công ơn mẹ kể không xiết kể!
Tuần cay đắng chín trăng có lẻ
Chữ sinh thành nghĩa mẹ tày non
Bên ướt mẹ nằm bên ráo phần con.
Mẹ nuôi con vuông tròn khôn lớn
Cho con xin đền miếng ngọt mùi ngon 

– Tuần chay

Ba tháng mười ngày hết tuần chay gái đẻ : Thời giang kiêng cữ, đặc biệt là quan hệ vợ chồng của gái đẻ

TUẦN : Chu kỳ vận hành của Trời đất

– Tuần mùa

Trăm hoa đua nở mùa xuân
Cớ sao hoa cúc lại muộn tuần thu sang?
– Vì hoa tham lấy sắc vàng
Cho nên hoa phải muộn màng tiết thu

– Tuần tháng

Gọi em, gọi đến canh ba
Chỉ nghe tiếng sóng thưa xa thưa gần
Gọi em, gọi tháng gọi tuần
Chỉ nghe tiếng sóng thưa gần thưa xa
Ước gì nên cửa nên nhà
Bõ công anh đợi, những là em ơi

—o—

– Tuần tiết

Chém cha tục lệ bất công
Lấy vợ, lấy chồng thì ở mẹ cha
Người con chẳng dám nói ra
Cha mẹ ép gả thật là khổ đau
Người giàu thì lại lấy giàu
Chúng ta khổ cực có đâu dám vời
Nào là lễ lạt khắp nơi
Tuần kia, tiết nọ nhờ người nói năng
Nào là tiền chục bạc trăm
Cỗ bàn ăn uống ì ầm đôi bên
Thắp hương mặc cả số tiền
Hoặc nhiều hoặc ít phải liền đủ ngay
Làm cho người rể đắng cay
Nhờ người khất hộ chịu thay mới đành

– Tuần mưa

Bất kỳ sớm tối chiều trưa
Mưa khắp Hà Nội mưa ra Hải Phòng
Hạt mưa vừa mát vừa trong
Mưa xuống sông Hồng, mưa khắp mọi nơi
Hạt mưa chính ở trên trời
Mưa xuống Hà Nội là nơi cõi trần
Giêng hai lác đác mưa xuân
Hây hẩy mưa bụi, dần dần mưa sa
Hạt mưa vào giếng Ngọc Hà
Hạt thì vào nhị bông hoa mới trồi
Tháng năm, tháng sáu mưa mòi
Bước sang tháng bẩy sụt sùi mưa Ngâu
Thương thay cho vợ chồng Ngâu
Mỗi năm chỉ gặp mặt nhau một lần
Tháng tám mưa khắp xa gần
Bước sang tháng chín đúng tuần mưa rươi
Tháng mười mưa ít đi rồi
Nắng hanh trời biếc cho tươi má hồng
Một, chạp là tiết mùa đông
Mưa phùn đêm vắng trong lòng lạnh thay
Bài mưa anh đã họa đầy
Mối tình dào dạt đêm chầy như mưa

TUẦN – Lễ

– Lễ tuần

Chồng chết chưa kịp làm tuần
Mở rương lấy lụa may quần cho trai

—o—

Bữa rày mồng tám tháng ba
Chính thức húy nhật, thật là giỗ anh
Bát cơm, đĩa cá, lưng canh
Nắm rau, hạt muối, xin anh hãy về
Vợ này là vợ chính thê
Phải đời chồng trước thì về ngửi hương
Giỗ này hết khó, hết thương
Hết trông, hết đợi, đoạn trường khúc nôi
Hết buồn rồi lại sang vui
Tiết phu tiết phụ như tôi mấy người?
Nhất tuần mời, nhị tuần mời
Ba năm nay tôi không chửa, sướng đời anh chưa?
Bây giờ tôi được, anh thua
Cho tôi sinh năm đẻ bảy, tôi mua cho ngàn vàng
Vợ chồng đồng tịch, đồng sàng
Đồng sinh đồng tử, giỗ chàng hôm nay
Tại nam quy nam! Tại tây quy tây!
Anh đừng về nữa, nỏ có chi đây mà về!

– Tuần lễ

TUẦN : Vận hành

– Đi tuần

Dì sẻ bé con
Ở nhà coi sóc
Chú cò chú cốc
Sắm sửa ra quân
Đêm hôm đi tuần
Đã có chú vạc

—o—

Cốc cốc đánh mõ đi tuần
Cha mi nói dối đau chân ở nhà
Làng tuần vừa thịt con gà
– Con ơi, bỏ gậy cho cha đi tuần!

– Tuần hành

– Tuần tiễu

– Ngồi tuần

Em rằng em muốn đi buôn
Anh về kiếm chốn nha môn ngồi tuần
Dù em buôn bán xa gần
Làm sao tránh khỏi cửa tuần, cửa môn?

TUẦN : Quan chức

– Tuần tra

– Tuần tiễu

– Tuần hành

– Tuần tự

– Tuần đinh

Làng tôi có lũy tre xanh
Có ông lí trường tuần đinh đứng hầu
Lệnh quan chỉ đến đình sau
Phép vua cũng chỉ đến đầu làng tôi

– Tuần lĩnh

Có phúc thì gặp Trương Giao,
Vô phúc thì gặp Dáo Mao tuần lĩnh

– Tuần phủ

Nhà anh phúc thọ đời đời
Cha mẹ sinh hạ chín mười con trai
Cũng đều có đức có tài
Ai ai cũng xứng một đời tài hoa
Anh Cả thì đỗ thám hoa
Anh Hai tiến sĩ anh ba tú tài
Anh Tư là quan tỉnh Đoài
Anh Năm dẹp giặc tỉnh ngoài tỉnh trong
Anh Sáu tổng đốc xứ Đông
Anh Bảy án sát ở trong Ninh Bình
Anh Tám tuần phủ Bắc Ninh
Anh Chín tri phủ Quảng Bình gần xa
Anh là em Út trong nhà
Anh đi kén vợ đường xa nước người
Thấy em đẹp nói đẹp cười
Đẹp người đẹp nết lại tươi răng vàng
Vậy nên anh gửi thơ sang
Bởi lòng anh quyết lấy nàng mà thôi

– Tuần hà

Tuần hà là cha kẻ cướp

– Tuần phiên

Quan viên tháng giêng
Tuần phiên tháng mười

– Biện tuần

Thôi đừng lấy chú biện tuần
Tuy rằng bóng bẩy nợ nần chan chan
Thà rằng lấy chú xẩm xoan
Công nợ chẳng có, hát tràn cung mây

– Nha môn tuần

Thừa quan rồi mới đến dân
Thừa nha môn tuần, đến sãi đò đưa

– Làng tuần

Cốc cốc đánh mõ đi tuần
Cha mi nói dối đau chân ở nhà
Làng tuần vừa thịt con gà
– Con ơi, bỏ gậy cho cha đi tuần!

– Quan tuần

Giời làm sóng lở cát bay
Cho tớ bỏ thày cho mẹ bỏ con
Cửa nhà trôi mất chẳng còn
Vợ chồng cõng bế đàn con lên chùa
Năm nay nạn nước ơn vua
Quan trên phát chẩn ở chùa Tây Phương
Giời làm một trận lỡ đường
Cho nên mới biết Tây Phương thế này
Giời làm sóng lở cát bay
Quan trên phát chẩn mỗi ngày hai ca
Đàn ông cho chí đàn bà
Rạng ngày hăm tám đi ra mà về
Quan tuần, quan án ngồi nghĩ cũng ghê
Thuê ngay hai chiếc thuyền về đình chung
Giàu cùng, khó lại chẳng cùng
Ai ơi còn cậy anh hùng làm chi
Sinh ra nước lụt làm gì
Giàu thì bán ruộng, khó thì bán con
Nghèo thì bán cả nồi cấn lẫn lon đựng cà
Có thì bán cửa bán nhà
Nghèo bán đứa bé lấy ba bẩy hào

—o—

– (Quan) Tuần

Thôi thôi đã lỡ ra rồi
Bồng con ra ngồi coi thử giống ai
Cái mặt thì giống tuần Hai
Cái vai Tư Chõng, xương sống giống biện Tài
Chân mày giống Tám Lịch
Cái đít giống hịt bầu Khuê
Cái đề giống Tư Đũi
Cái mũi giống Ba Hầu
Cái đầu lại giống Ba Phó
Còn cái chứng ngó thì thiệt giống Mười Trương

TUẦN : Nhân vật lịch sử

– Tuần Tranh, Đức ông Tuần Tranh, là 1 trong 5 đức ông của Đạo Mẫu, sự tích và đền của ông nằm ở

– – – Sông Kỳ Cùng : Đền Kỳ Cùng thờ thần Kỳ Cùng mà cũng là Quan Lớn Tuần Tranh

– – – Đền Tranh Hải Dương : Đền Tranh, còn gọi là đền Quan Lớn Tuần Tranh, là một ngôi đền cổ Việt Nam, thờ vị thần sông nước cai quản khúc sông ở gần bến đò Tranh, thuộc xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Thời Trần, tại vùng ngã ba sông Tranh giao với sông Luộc, người dân đã lập ra một ngôi đền thờ vị thủy thần cai quản khúc sông này. Ngôi đền này ban đầu chỉ là ngôi miếu nhỏ nằm sát bến sông, vì vậy thường bị tác động của thủy triều và dòng nước xoáy. Do bờ sông thường bị xói lở nên đến năm 1935, người dân lập một đền thờ mới tại làng Tranh Xuyên (nay thuộc thị trấn Ninh Giang). Ngôi đền mới này vẫn được dân chúng giữ tên gọi là Đền Tranh. 

– – – Đền thờ Cao Lỗ ở bến Bình Than, bên sông Đuống, vùng Lục Đầu Giang

– Tuần Giang

Tuần Giang, Nho Hứa bán chúa lập công

Tuần Giang, Nho Hứa bán chúa lập công Vào năm Canh Ngọ (1780), Đoan Nam Vương Trịnh Khải bị Nguyễn Hữu Chỉnh theo Tây Sơn đánh bại, chạy khỏi thành Thăng Long, qua huyện Yên Lãng (nay là Mê Linh) gặp tiến sĩ Lý Trần Quán. Quán đón Khải về nhà ở Hạ Lôi giao cho học trò là Tuần Giang (có bản chép là Tuần Khang, hoặc Tuần Trang) đưa đi trốn. Giang mưu cùng Nho Hứa (có bản chép là Nho Nứa) đem Trịnh Khải nộp cho quân Tây Sơn. Lý Trần Quán sau đó tự vẫn để tỏ lòng trung thành với chúa Trịnh.

—o—

TUẦN : Địa danh

– Cửa tuần, cửa môn

Em rằng em muốn đi buôn
Anh về kiếm chốn nha môn ngồi tuần
Dù em buôn bán xa gần
Làm sao tránh khỏi cửa tuần, cửa môn?

—o—

Nhất cao là núi Tản Viên
Nhất sâu là vũng Thủy Tiên cửa Vường

Vũng Thuỷ Tiên, cửa Vường : Ngã ba sông, nơi giao nhau giữa sông Luộc và sông Hồng, nay gọi là ngã ba Phương Trà. Cửa Vường cũng là cửa Tuần Vường hay cửa Tuần.

Cửa Môn là cửa sông Đáy, chính là vị trí đền Hát Môn, nơi bà Trưng tuẫn tiết và nay là đền Hai Bà Trưng hát môn.

– Bến Tuần

Mưa từ Hùng Nhĩ mưa ra
Mưa khắp thiên hạ, mưa qua bến Tuần
Nước sông Rân chảy về dồi dội
Lòng em bối rối chờ đợi lấy anh
Trận này nức tiếng thơm danh

—o—

Mưa từ miếu Mủi mưa ra
Mưa khắp thiên hạ, mưa qua bến Tuần
Nước đến cổ chân
Sao chị chẳng lội
Nước đến đầu gối
Chị gọi đò đưa
Chị trông lên trời
Còn sớm hay trưa.

Miếu Mủi ở rừng Mủi thuộc thôn Phú Cường, xã Tam Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Nơi đây xưa kia thường có các cuộc hát ghẹo trong những ngày lễ.

Bến Tuần Giáo, gọi tắt là bến Tuần, một bến đò thuộc xã Hùng Nhĩ, tỉnh Phú Thọ.

Hùng Nhĩ  nay là một xã thuộc huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Làng Hùng Nhĩ và làng Bảo Vệ là cái nôi của hát ghẹo Phú Thọ. Các cụ kể: Ngày xưa, làng Hùng Nhĩ có nhiều rừng, nhiều gỗ quý nhưng ruộng đất xấu, trồng trọt thu hoạch kém. Làng Bảo Vệ nằm dọc theo sông Thao đất phì nhiêu lại không bị thú rừng phá nên luôn được mùa, nhưng không có rừng, thiếu gỗ làm nhà. Do vậy hai bên kết nghĩa giúp nhau. Hùng Nhĩ mất mùa, Bảo Vệ giúp tiền, giúp lúa. Bảo Vệ cần gỗ làm nhà, Hùng Nhĩ chọn gỗ quý gửi ra. Mối quan hệ giữa hai làng ngày càng gắn bó chặt chẽ. Nhân dân đi lại vui chơi, ca hát thành Hát Ghẹo (theo Người Phú Thọ).

—o—

Một là sang ngang Bao Ngược
Hai là vượt sông Vàm Tuần

Vàm là Cửa sông, từ gốc tiếng Khmer péam. Nước ta có nhiều địa danh có tiền tố Vàm: Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, Vàm Nao, Vàm Sát, Vàm Cống…

Vàm Bao ngược là tên cửa sông tiếp giáp giữa sông Vàm Cỏ và sông Soài Rạp, thuộc địa phận huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang. Lòng sông ở đây sâu, nước chảy mạnh, thường có sóng to gió lớn, nên trước đây thường xảy ra tai nạn đắm thuyền. 

Vàm Tuần : Tên chữ là Đại Tuần Giang, một con sông thuộc tỉnh Tiền Giang. Theo Gia Định Thành Thông Chí: [Đại Tuần Giang] (Xưa có Tuần ty ở đấy, tục gọi là Tuần cái, nay đã dời bỏ). Sông này cách phía bắc trấn hơn 9 dặm, phía nam thông đến trước trấn, phía tây thông với Sa Đéc, phía đông chảy xuống hai cửa biển Ngao Châu và Ba Lai. Dọc sông có cây bần rậm tốt, sóng vàng lấp lánh, rộng 9 dặm, sâu 28 tầm. Bờ phía bắc là địa giới trấn Định Tường. Sông Thi Hàn là đường trạm sông đi ngang qua để tiếp xúc các nơi khác.

—o—

Dù ai buôn đâu bán đâu
Cũng không tránh khỏi Tuần Châu, Vân Sàng

Vân Sàng còn gọi là sông Vân, là một nhánh của sông Đáy, chảy từ thị xã Tam Điệp, qua huyện Hoa Lư rồi vào thành phố Ninh Bình. Tục truyền, xưa kia khi Dương Hậu, vợ vua Đinh Tiên Hoàng đặt giường trên sông này ở xã Thiện Trạo, huyện Yên Khánh để đón tiếp tướng quân Lê Hoàn đến, trên trời có sắc mây hiển hiện, nên gọi là Vân Sàng. Sông Vân chảy qua nhiều thắng cảnh, di tích lịch sử như núi Ngọc Mỹ Nhân, chợ Rồng, chùa Non Nước… Cùng với núi Dục Thuý, sông Vân tạo thành biểu tượng của thành phố Ninh Bình, gọi là vùng đất “núi Thúy sông Vân.”

—o—

– Tuần Châu : đảo thuộc thành phố Hạ LongQuảng NinhViệt Nam. Thời Lê, trên đảo đặt tuần ti để kiểm soát và thu thuế thuyền bè nên gọi là Hòn Tuần. Tên đảo Tuần Châu được ghép từ hai chữ lính tuần và tri châu vì trạm lính canh phòng do viên tri châu quản lý.

– Chùa Tuần, Chợ Tuần, bến Tuần, đền thờ Đức ông Tuần Tranh : Ngã ba sông Tranh, sông Luộc

– Đền Tuần Quán (Tuần Quán Linh Từ) :  ở ngay nơi hợp lực của ngòi Tuần Quán và sông Thao (tức sông Hồng) phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái,  Yên Ninh, thành phố Yên Bái

– Đền Tuần Quán, xã Bình Thắng, Dĩ An, Bình Dương

– Bến Tuần, Mỹ Hà, Lạng Giang, Bắc Giang : nằm bên bờ sông Thương

– Chùa Tuần Kiều (Linh Kiều Tự), Nam Hồng, Nam Trực, Nam Định : Chùa nằm ngay bên bờ sông Hồng

– Tuần Lễ, Tiên Dương, Đông Anh, Hà Nội : bên bờ sông Hoàng Giang

 

TUÂN

TUÂN – Bất tuân

Ba bốn nơi sang cả phụ mẫu em đành gả
Em chắp tay khoan đã, chưa tới căn phần
Phụ mẫu em nói: bất tuân giáo hóa,
Đem treo cây bần cho kiến nó bu.

TUÂN – Địa danh

Trai tơ Tuân Lộ, gái tơ Thanh Bào

Tuân Lộ Tên Nôm là Kẻ Dùa hay Dùa (nay quen gọi là Rùa), một làng nay thuộc xã Tuân Chính, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Làng nổi tiếng với món đậu phụ gọi là đậu Rùa.

Thôn Tuân Lề (Tuần Lễ), Tiên Dương, Đông Anh, Hà Nội : bên bờ sông Hoàng Giang

Tuân Tức, Thạnh Trị, Sóc Trăng

Chùa Tuân Lục, Xóm Cựu, Liêm Hải, Trực Ninh, Nam Định

Chùa Tuân Cáo, Ninh Thắng, Hoa Lư, Ninh Bình

TUẤN

TUẤN – TÍNH CHẤT

– Tuấn mã

– Tuấn tú

– Tuấn kiệt

– Tuấn nhã

– Anh tuấn

TUẤN – NHÂN VẬT

– Nguyễn Tuấn, Tản Viên Sơn Thánh

– Trấn Quốc Tuấn, Đức Thánh Trần

– Đại Vương Tuấn Lương Chi Thần Nguyễn Hữu Huân sinh năm 1628, tại làng Lưu Hiền, xã Quảng Lưu, huyện Quảng Xương. Ông là người có công giúp vua Lê chấn hưng đất nước. Với công lao phò vua giúp nước, ông đã được sắc phong Tuấn Lương Đại Vương. Để tưởng nhớ công lao của ông, nhân dân trong làng đã lập đền thờ gọi là Nghè Bái.

Vĩnh Long có cặp rồng vàng

Nhất Bùi Hữu Nghĩa, nhì Phan Tuấn Thần

TUẤN – ĐỊA DANH

– Chùa Tuấn Lương, Tuấn Lương, Văn Lâm, Hưng Yên,

TUẪN

– tuẫn đạo  : tử vì đạo, chết vì đạo

– tuẫn nạn

– tuẫn táng : an táng theo người mất

– tuẫn tiết : chết để bảo vệ tiết

 

 

Chia sẻ:
Scroll to Top