Ca dao, tục ngữ về chim nhạn

Loading

NHẠN LÀ CHIM GÌ ? Nhạn là con ngỗng trời hay con ngỗng thiên di (xin xem thêm : http://soi.today/?p=178195)

BIỂU TƯỢNG CHIM NHẠN

– Nhạn là con ngỗng trời hay con ngỗng thiên di, biểu tượng của mùa thu phương Nam, bởi vì vào mùa thu, đàn ngỗng trời bay về phương Nam để tránh đông, theo hình chữ V, với dãn cách hợp lý và khá đều nhau giữa các con ngỗng.

– Nhạn xanh là biểu tượng của đôi vú phụ nữ, “đôi nhạn xanh” là cặp vú

– Nhạn là ẩn dụ người con gái sắp đi, cần đi lấy chồng vì cha mẹ thường bảo con gái là “con vịt giời”, nghĩa là sinh con gái ra rồi nó đi lý chồng, không ở với cha mẹ

– Nhạn là ẩn dụ cho rốn thân, gắn với thân thể giới tính và sinh sản

– Đôi nhạn : nhạn phân giới tính giới rõ ràng, và sống theo cặp, sống đơn sẽ kêu thảm thiết

– Nhạn xa bầy : Nhạn sống tập thể, sống bầy đàn

– Nhạn gắn với phương hướng, đặc biệt là Bắc là phương hình, phương cấu trúc, phương thân thể

– Tiếng nhạn : là tiếng kêu lạc bầy, mất vợ, mất chồng

– Nhạn kêu sương : Khi lạc bầy, nhạn kêu sương, tiếng kêu của nhạn chắc, thành từng giọt thanh âm dạng sương, rơi và đọng và cây, nên goi là nhạn kêu sương. Nhạn gắn với mùa thu, mà mùa thu cũng có nghĩa là thu về cung trăng chi hằng nơi có cây đa. Nhạn là chim thu, và tiết cuối cùng của mùa thu là tiết Sương Giáng. Trong sương thu thì nhạn kêu và gọi là nhạn kêu sương.

– Tin nhạn : là tin nhận được, tin báo về, thường từ xa tới.

– Nhạn đưa tin : nhạn đưa tin cho người yêu, người thân ở xa, để mang tin trở về

– Nhạn hồi : nhạn đi xa quay về

CẶP ĐÔI CHIM NHẠN

– NHẠN – ÉN : Én là chim mùa xuân, chim nhỏ thuộc dòng sẻ, trong khi ngỗng là chim mùa thu, thuộc dòng ngỗng, vừa to, vừa nặng, gắn với tổ, gắn với đất hơn sẻ rất nhiều.

– – – “Én bắc nhạn nam” lứa đôi xa cách hai phương.

– – – “Én đợi, nhạn hồi” là lứa đôi, một người đợi (én đợi) người kia đi xa trở về (nhạn hồi)

– NHẠN – CÒ :

– – – Nhạn là con chim đưa thư, đưa tin về (chứ không phải là đưa thư đi), trong khi cò là con chim đưa thân bay đi, bay xa tổ “con cò bay lả bay la, bay từ cửa tổ bay ra cánh đồng”, khi nó về thăm quán cùng quê là “tối tăm mù mịt ai đưa cò về”

– – – Cò sống một mình cũng tốt mà bay cả đàn cũng được “Cò tôi bay lả bay la/Bay từ cửa tổ bay ra cánh đồng/Cha sinh mẹ đẻ tay không/Cho nên bay khắp tây đông kiếm mồi ” Nhạn sống theo đôi, theo đàn, mất đôi nhạn sẽ đau khổ, lạc đàn nhạn sẽ bay theo hướng của đàn để tìm đàn

– – – Nhạn có tính thổ, thân thể thì đưa thư, còn cò có tính tinh thần, khí mang em bé

– NHẠN – QUẠ/DIỀU :

– – – Cò trắng, quạ đen còn nhạn trắng nâu hoặc trắng đen. Quạ sống theo bầy cũng được mà đơn lẻ cũng được như cò, theo bầy để quạ đi kiếm ăn, đi ăn xác chết, chứ không phải để kết đôi và cùng bay

– – – Nhạn thân thể như quạ nhưng tinh thần như cò, cho nên cuối cùng nhạn đối xứng nhất với én, là loài chim lúc thì song hành với cò, lúc lại song hành với quạ

– – – – – – “Én liệng cò bay” hay “én liệng diều bay”, cò là dạng chim lạc, chim bay xa tổ, chim thích rời tổ, hoàn toàn ngược với nhạn, là đi đâu cũng nhớ về tổ, cũng đưa tin về đàn

– – – – – – “Én liệng diều bay” cũng ngược với nhạn, diều là loài chim thân thể, nam tính, khôn ngoan, ăn xác chết khác xa với loài chim thanh cảnh, tinh thần tự do như cò

– NHẠN – HẠC : Nhạn thì thổ, thân thể, nên đứng đầu cành cây, so với hạc là khí là tinh thần nên đứng đầu đình. Hạc khá cùng gốc với cò, đều là loài chim rất khí, rất tinh thần. Cò ốc thưc ra là loài hạc (Xin xem https://tramchim.net.vn/lan-djau-co-oc-lam-to-b43.html)

CẶP ĐÔI NHẠN & CÂY

– NHẠN & CÂY ĐA : Cây đa và cây đề có khả năng hút và giữ, dẫn đường cho các mảnh hồn nhưng cây đa dương hơn cầy đề, cây gạo nên có câu “Thần cây đa, ma cây gạo”. Nhạn gắn với mùa thu, mà mùa thu cũng có nghĩa là thu về cung trăng của chị Hằng nơi có cây đa.

– NHẠN (NGỖNG TRỜI) & CÂY TẦM GAI, CÂY TẦM MA : Chuyện cổ tích Elisa đã đan áo bằng sợi tầm gai, tung lên cho các anh trai của mình, mà bị lời nguyên biến thành là ngỗng trời thì họ sẽ trở về thành người. Cây tầm gai có khả năng hút và trụ, giữ, dẫn đường cho các mảnh hồn, đặc biệt hồn lạc thân

– TRỨNG NHẠN – NHÀNH TÙNG

—o—o—o—

NHẠN XANH

– Gió bay đôi dải yếm đào
Anh thò tay vào bắt lấy nhạn xanh
Thế nào? Nàng nói cùng anh
Thì anh sẽ thả nhạn xanh cho về

Nhạn xanh là biểu tượng của vú, cho nên khi gió bay đôi dải yếm đào thì anh thò vào bắt lấy nhạn xanh

—o—

– Nhác trông cái yếm cũng xinh
Khen ai khéo dệt ra hình hoa mai
Khen người khâu yếm cũng tài
Cổ thêu con nhạn có hai đường viền
Cổ thì em ngả màu hiên
Thắt lưng mùi huyền

Hoa mai là hoa mùa xuân, cánh mở rộng, biểu tương cho sự bắt đầu, bao gồm bắt đầu đón nhận. Nhạn xanh là biểu tượng của vú.

—o—

Hai tay nâng cái khăn vuông
Ai đột chỉ tím ai luồn chỉ xanh
Bên góc bốn nhạn rành rành
Ở giữa con bướm đôi ngành thêu hoa
Khăn này chỉ để cho ta
Gọi là của khách đường xa mang về

Khăn vuông cũng là biểu tượng của yếm mảnh vải vuông che ngặc và nhạn là biểu tượng của vú, nên bốn góc khăn thêu nhạn.

—o—

Con nhạn xanh chắp cánh bay chuyền
Chồng em lẩy bẩy như Cao Biền dậy non
Sớm có chồng sao em muộn có con
Hẩm duyên xấu số em còn đứng không

Nhạn là vú, bộ phận sinh dục nữ có tính hình, mở, biểu đạt, và tiếp xúc nhất, so với âm vật hay âm đạo có tính ẩn

—0—

NHẠN BỊ BẮN CUNG – NGƯỜI PHỤ NỮ BỊ THEO ĐUỔI, KIỂM SOÁT & TRÓI BUỘC TRONG QUAN HỆ VỢ CHỒNG & QUAN HỆ NAM NỮ

Thương thay con nhạn giữa trời
Ngang mây còn sợ có người giương cung

—o—

Nhạn đậu cành sung, giương cung bắn nhạn
Con nhạn lụy rồi biết làm bạn với ai?

—o—

Nhạn kêu sương ríu rít lạc bầy
Cây khô muốn đậu, sợ rày cung tên

—o—

Nhìn nàng, lụy nhỏ thấm bâu
Nhạn bay cao bắn vói, cá ở ao sâu câu ngầm

—o—

NHẠN – NGƯỜI PHỤ NỮ VỀ THÂN THỂ

Cực tình ta lắm bạn ơi
Một con chim nhạn biết mấy nơi đan lồng!

—o—

Nhạn còn náo nức hứng sương
Em còn trực tiết, náu nương chờ mình

—o—

Con nhạn nó liệng lên mây
Chín hồi vấn vít như vầy mối tơ
Cái sự dầu dãi tự bấy đến giờ
Kiếp phong trần chị Ba rũ đến bao giờ thì thôi
Tiếc thay sắc nước hương trời
Cớ làm sao phải lạc loài đến đây
Ai làm cho nên nỗi nước non này
Bông hoa sao héo dãi dầu với hoa
Căm gan này nên giận trăng già
Tình này ai tỏ cho ta nỗi lòng

NHẠN/ÉN – NGƯỜI NAM VỀ THÂN THỂ

Thác ba năm thịt đã thành bùn
Đầu thai con chim nhạn đậu nhánh tùng chờ em

—o—

Qua như con én trên cành,
Muốn kề trái hạnh cũng đành bay xa.

Trái hạnh là người phụ nữ về tinh thần và chức phận hơn, con én là người đàn ông về thân thể.

—o—

NHẠN SÔNG THEO ĐÔI

Chim có đôi có bạn
Kìa hãy xem cặp nhạn mà làm gương
Đứng làm người trong đạo tao khương
Thủy chung nhu nhứt, giữ đường ngãi nhân

—o—

Kiến bất thủ nhi tầm thiên lí
Nhạn đậu cành hường thì đáo xứ lai
Nghĩa vợ chồng không phải gái trai
Trăm năm tưởng chữ lâu dài với nhau

—o—

NHẠN SỐNG THEO BẦY

– NHẠN BAY THEO BẦY

Khi lạc bầy, nhạn sẽ bay theo hướng của bầy để tìm bầy. Người ta dùng từ bầy nhạn, chứ không dùng đàn nhan. Bầy chim sẽ thổ hơn đàn chim.

Nhạn lạc bầy nhắm hướng nó bay
Chớ chồng xa vợ may hay rủi nhờ

—o—

Nhạn còn chích cánh lạc bầy
Người đời sao khỏi đổi rày đôi phương

—o—

Nhạn lạc bầy, nhạn kêu khắc khoải
Vượn lìa đàn, cầm trái khóc than
Đêm nằm lụy nhỏ chứa chan
Tôi nhớ câu tình tự, tôi băng ngàn tới đây

—o—

– NHẠN LẠC BẦY KÊU SƯƠNG

Tiếng nhạn là tiếng kêu lạc bầy, mất vợ, mất chồng. Khi lạc bầy, nhạn kêu sương, tiếng kêu của nhạn chắc, thành từng giọt thanh âm dạng sương, rơi và đọng và cây, nên goi là nhạn kêu sương. Nhạn gắn với mùa thu, mà mùa thu cũng có nghĩa là thu về cung trăng của chị Hằng nơi có cây đa. Nhạn là chim thu, và tiết cuối cùng của mùa thu là tiết Sương Giáng. Trong sương thu thì nhạn kêu và gọi là nhạn kêu sương.

Gá lời kêu con nhạn trong lồng
Gáy lên một tiếng, nhạn ngoài đồng gáy theo

—o—

Con nhạn kêu sương, gà thường gáy huỡn
Anh thương em rồi, đừng có cười giỡn, người ta đồn

—o—

Đôi ta chẳng đặng sum vầy
Khác nào chiếc nhạn lạc bầy kêu sương

—o—

Nhạn lạc bầy ba ngõ kêu sương
Ngày thời nhớ nhạn năm canh trường nhớ anh

—o—

Con quạ bay xa, bay qua vườn hoa kêu chua chát
Con nhạn đậu lầu vàng nghỉ mát kêu sương
Nhạn kêu tiếng nhạn đau thương
Đêm nằm nhớ vợ, ngày thường nhớ em

—o—

Bữa nay buồn đã quá nhiều
Tỷ như chim nhạn bay liều trong mây
Bốn phương tám hướng Đông Tây
Phần tôi chim nhạn lạc bầy kêu sương
Tới đây trong đục chưa tường
Biết là người bạn ghét thương thế nào

TIN NHẠN

– NHẠN ĐƯA TIN ĐI (ĐỂ MANG HỒI ĐÁP VỀ)

Làm thơ biết cậy ai đem
Cậy cùng chim nhạn đặng đem cho mình

—o—

Dưới trăng em viết thư này
Sao Mai ló dạng thư này viết xong
Trăm năm một mối chỉ hồng
Một đôi cánh nhạn, một lòng thương anh

—o—

Trên trời có ông sao vàng
Có ai đâu nữa mà chàng phụ tôi?
Mười hai cửa bể tình ơi
Gửi thư thư lạc, gửi lời lời bay
Nhạn ơi trăm sự nhờ mày
Gửi thư đem tới tận tay cho chàng

—o—

Mười hai cửa biển chàng ơi
Chàng ở trong ấy thiếp tôi ngoài này
Nhạn ơi trăm sự nhờ mày
Ngậm thư đưa tới lầu tây cho chàng
Gửi thư chẳng thấy thư sang
Hay là chàng có phượng hoàng thì thôi
Chàng đừng ba chốn bốn nơi
Được người trong ấy phụ tôi ngoài này

– NHẠN MANG TIN VỀ

Tai nghe con nhạn khơi chừng
Chân gò nhịp lại, tay dừng thoi đưa

—o—

ÉN – NHẠN

Trăng kia ai chuốt nên tròn
Khúc sông không lở sao mòn khúc sông
Còn gì nay đợi mai trông
Nhạn đà theo én còn rồng lên mây
Còn gì lên xuống ngõ này
Chông gai em gánh đã đầy đàng truông
Trăng kia ai gọt nên tròn
Nước kia ai gánh giẫm mòn bờ sông

—o—

– ÉN BẮC – NHẠN ĐÔNG

Bữa rày chén đã xa ve
Mùa xuân thiếp đợi, mùa hè chàng trông
Nay chừ én Bắc nhạn Đông
Én có xa bụng én biết, nhạn có xa lòng nhạn hay

—o—

– ÉN BẮC – NHẠN NAM

Nhạn nam én bắc lạc bầy
Biết bao giờ đặng duyên vầy ái ân

– NHẠN HỒI – ÉN ĐỢI

Nhạn về biển bắc, nhạn ơi
Bao thuở nhạn hồi để én đợi trông?

—o—

– ÉN LIỆNG – NHẠN BAY

Đã thương cắt tóc trao tay
Tha hồ én liệng nhạn bay mái ngoài.

– ÉN NHẠN ĐƯA TIN

Cậy cùng nhạn én đưa tin
Có không nói lại, anh vin cây chờ

—o—o—o—o—o—o–

NHẠN & HẠC

Anh như con nhạn bơ thờ
Sớm ăn tối đậu cành trơ một mình
Em như con hạc đầu đình
Muốn bay không nhắc nổi mình mà bay

Nhạn (người nam thổ) thì mạnh thân thể, nên đứng đầu cành cây như là đứng đầu sóng ngọn gió, so với hạc (nguời nữ khí) là tinh thần nên đứng đầu đình. Hạc khá cùng gốc với cò, đều là loài chim rất khí, rất tinh thần. Cò ốc thưc ra là loài hạc (Xin xem https://tramchim.net.vn/lan-djau-co-oc-lam-to-b43.html)

—o—o—o—o—o—o–

NHẠN & CÁ

Chim nhàn xớt cá lên khơi
Phút đâu trận gió rã rời điểu ngư

—o—o—o—o—o—o–

NHẠN & ĐA

Cây đa và cây đề có khả năng hút và giữ, dẫn đường cho các mảnh hồn nhưng cây đa dương hơn cầy đề, cây gạo nên có câu “Thần cây đa, ma cây gạo”. Nhạn gắn với mùa thu, mà mùa thu cũng có nghĩa là thu về cung trăng của chị Hằng nơi có cây đa. Trong truyện cổ tích Elisa & 11 người anh, Elisa đã đan áo bằng sợi tầm gai, tung lên cho các anh trai của mình, mà bị lời nguyên biến thành là ngỗng trời thì họ sẽ trở về thành người. Cây tầm gai có khả năng hút và trụ, giữ, dẫn đường cho các mảnh hồn, đặc biệt hồn lạc thân

Cây đa cũ, con én rũ, cây đa tàn
Bao nhiêu lá rụng anh thương nàng bấy nhiêu

—o—o—o—o—o—o–

– TRỨNG NHẠN Ở HANG MAI

Trứng nhạn là biểu tượng trứng của người phụ nữ. Hang mai là biểu tượng của âm đạo, tử cung, vòi trứng và buồng trứng.

Mặc tình ai dễ ép ai
Muốn ăn trứng nhạn hang Mai phải lòn
– Hang Mai anh cũng muốn lòn
Sợ rằng trứng nhạn hãy còn vỏ không

Hang Mai cũng là hang mái, nơi con chim mái đẻ ra trứng nhạn, nghĩa là con chim mái là con chim nhạn. Con chim nhạn xanh, biểu tượng của người phụ nữ, đặc biệt cặp nhạn xanh là biểu tượng cho bầu vú tươi xanh mơn mởn.

– Gió bay đôi dải yếm đào
Anh thò tay vào bắt lấy nhạn xanh
Thế nào? Nàng nói cùng anh
Thì anh sẽ thả nhạn xanh cho về

—o—o—o—o—o—o–

– CHIM NHẠN Ở NHÀNH TÙNG

Nhành tùng đối xứng với hang mai là biểu tượng của bộ phận sinh dục nam. Chim nhạn là biểu tượng của tinh trùng, và chim nhạn đậu nhành tùng là bộ tinh trùng và dương vật.

Thác ba năm thịt đã thành bùn
Đầu thai con chim nhạn đậu nhánh tùng chờ em

—o—

Chết hai năm, thịt nát xương mùn
Đầu thai chim điểu, đậu nhành tùng kêu thương

—o—

Tiếc bông sen nở chen bông súng
Con chim phụng hoàng đậu trúng nhành tùng khô

—o—

Ngủ dậy sớm mai ra vườn tưới nước
Nghe con chim Ô Thước
Kêu chèo chèo chẹt chẹt hỡi thậm hay
Một là quạ gửi chim bay
Con chim Ô Thước hôm rày đem tin
Giở sách ra phải chữ bạn tình
Đời mô cận liễu vấn vương nhành tùng

—o—

Bình tích thủy đựng bông hoa lý,
Chén chung vàng đựng nhụy bông ngâu,
Trách ai làm trai hữu nhãn vô châu,
Chim oanh không bắn, bắn con chim sâu đậu nhành tùng.

—o—o—o—o—o—o–

– CHIM ÉN – TRỨNG NHẠN & HANG MAI – NHÀNH TÙNG

Như vậy “Trứng Nhạn ở Hang Mai” đối xứng với “Chim én đậu nhành tùng”, trong đó

– “chim én” là tinh trùng đối xứng với “trứng nhạn” là trứng
– “hang mai” là âm đạo, tử cung, vòi trứng đối xứng với “nhành tùng” là dương vật

Bộ Mai và Tùng còn năm trong tứ quý là Tùng – Cúc – Trúc – Mai, ứng với 4 mùa là Tùng (Hạ) – Mai (Xuân) – Cúc (Thu) – Trúc (Đông).

– Tùng là đàn ông tính thổ, mạnh về bản năng thân thể và từng trải về thân thể

– Cúc là người phụ nữ mùa thu, thu về bên trong chính mình, kết nối với cội nguồn quá khứ

– Trúc là đàn ông tính khí, mạnh về lý trí, ý chí và cảm xúc tinh thần, là trúc quân tử

– Mai là người phụ nữ mùa xuân, toả ra, đi đến tương lai và các vùng đất xa

Chim nhạn là chim di cư về phương Nam vào mùa thu, và mùa thu của Cúc là mùa nối tiếp của mùa xuân của Mai và mùa hạ của Tùng.

—o—o—o—o—o—o–

HANG MAI & NHÀNH TÙNG NẰM Ở ĐÂU TRÊN ĐẤT NƯỚC TA ?

Hang Mai nằm ở núi Dinh, tỉnh Vũng Tàu. Hang Mai và Nhành Tùng nằm ở đâu trên đất nước ta ? Nhành Tùng nằm ở đâu ?

– NÚI DINH hay núi Ông Trịnh, là một ngọn núi lớn tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, diện tích khối núi khoảng 30 km2, và độ cao cao nhất tại đỉnh La Bàn là 504 m so với mực nước biển. Đây là ngọn núi cao nhất tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Hang Mai nằm trong Núi Dinh. Nhành Tùng luôn đi cặp với Hang Mai. Nhành Tùng là Núi Dinh.

– NÚI NHẠN

Chiều chiều lại nhớ chiều chiều
Trông về núi Nhạn mà yêu Tuy Hòa

—o—

– Hồi hôm giờ hò hố binh linh
Giờ em hỏi thiệt tháp Dinh ai trồng?
– Ngó dìa tháp Nhạn Tuy Hòa
Nín nghe câu đáp vậy mà của anh
Phù Già đuổi giặc thình lình
Hời kia nhảy mất, bỏ lại tháp Dinh rõ ràng

Núi Nhạn nằm bên sông Đà Rằng và Tháp Nhạn trên núi Nhạn là biểu tượng của Tuy Hoà, tỉnh lỵ của Phú Yên. Núi Nhạn còn đươc gọi là núi Khỉ, núi Tháp, hay bảo Tháp. Tháp Nhạn là tháp Chăm, dân gian còn gọi là tháp Dinh hoặc Dinh Ông. Tháp được người Chăm sinh sống ở lưu vực châu thổ sông Đà Rằng xây dựng nên vào khoảng thế kỉ 11-12. Đà Rằng là tên một con sông chảy trên địa bàn ba tỉnh miền Trung là Kon Tum, Gia Lai, Phú Yên, phụ lưu của sông Ba. Nguồn gốc của tên Đà Rằng xuất phát từ tiếng Chăm Ea Rarang, nghĩa là “con sông lau sậy.” Đối chiếu với văn hoá Chăm, rõ ràng Nhành Tùng chính là linga, còn Hang Mai là yoni.

– NÚI ĐẦU MÂU là núi thiêng ở huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình

– Đố eng con tít mấy chân
Núi Đầu Mâu mấy trượng chợ Dinh Xuân mấy ngài
– Em ơi con tít trăm chân,
Núi Đầu Mâu ngàn trượng, chợ Dinh Xuân vạn ngài.

—o—

Đầu Mâu vi bút, Hạc Hải vi nghiên

—o—

Chợ Dinh cũng là chơ Dinh Xuân. Trong ca dao, tục ngữ Núi Dinh, sông Dinh, chợ Dinh cũng là biểu tượng của xương máu thân thể.

Đố anh con rết mấy chân,
Cầu ô mấy nhịp, chợ Dinh mấy người
Chợ Dinh bán nón quan hai,
Bán tua quan mốt, bộ quai năm tiền,
Năm tiền một giạ đỗ xanh,
Một cân đường cát, đưa anh lên đường.
– Thôi thôi đường cát làm chi
Đỗ xanh làm gì, có ngãi thì thôi.

—o—

Chợ Dinh bán nón quan hai
Bộ tua quan mốt, bộ quai năm tiền

—o—

– NÚI ĐẦU MÂU ở dãy Bạch Mã, xứ Truồi, cặp đôi âm dương với xứ Huế

Núi Truồi ai đắp nên cao?
Sông Dinh ai bới ai đào mà sâu?
Nong tằm ao cá nương dâu
Đò xưa bến cũ nhớ câu hẹn hò.

—o—

Núi Truồi đội mũ,
Âm phủ mặc áo tơi

Đầu Mâu là núi đầu mũ, giống như “Núi Truồi đội mũ”, còn “âm phủ măc” áo tơi chính là Hang Mai. Nếu núi Đầu Mâu gắn với chợ Dinh Xuân thì núi Truồi gắn với sông Dinh.

Ru em em théc cho muồi
Để mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu
Mua vôi chợ Quán chợ Cầu
Mua cau Nam Phổ mua trầu chợ Dinh
Chợ Dinh bán áo con trai
Triều Sơn bán nón, Mậu Tài bán kim

– NÚI CÔN SƠN là nơi có đền Côn Sơn Kiếp Bạc thờ Trần Hưng Đạo, nhìn ra Lục Đầu Giang. Núi nằm ở giữa dãy Huyền Đinh phía Bắc giáp sông Lục Nam và dãy Yên Tử phía Nam giáp sông Kinh Thày. Ở chân núi này có suối Côn Sơn, còn trên núi có đền thờ Nguyễn Trãi người viết bài thơ

Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.

Côn Sơn có đá rêu phơi,

Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.

Trong ghềnh thông mọc như nêm,

Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.

Trong rừng có trúc bóng râm,

Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.

Ngày giỗ của đức thánh Trần Hưng Đạo, là tháng tám 20/8 mùa thu của chim nhạn, và ngày giỗ mẹ Liễu Hạnh là tháng ba 3/3 mùa xuân.

Tháng ba cơm gói ra Hòn
Muốn ăn trứng nhạn phải lòn hang Mai

—o—

– NÚI CÔN SƠN nằm ở trung tâm của Côn Đảo. Phan Chu Trinh đã viết bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” trong thời gian cụ Phan bị đày ra Côn Đảo (1908-1910).

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con!

Côn Đảo hiện nay thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nơi có Hang Mai nằm trong Núi Dinh. Bà Rịa chính là Bà Địa hay Mẫu Địa, Mẫu Xứ sở, còn Vũng Tàu là Cha Xứ sở.

Chia sẻ:
Scroll to Top