Mẫu Mẹ, đôi khi được hiểu là mẹ Quán Âm, đôi khi được hiểu là mẹ Trái đất, đứng đầu sơ đồ Đạo Mẫu sinh ra bốn vua cha
- Vua cha Tản Viên
- Vua cha Ngọc Hoàng
- Vua cha Bát Hải
- Vua cha Diêm Vương
Phủ, đình của các vua cha
- Vua cha Tản Viên : Nhạc Phủ
- Vua cha Ngọc Hoàng : Thiên Đình
- Vua cha Bát Hải : Động Đình
- Vua cha Diêm Vương : Diêm Phủ
Đạo Mẫu nói về quan hệ sinh dưỡng của vạn vật, cha mẹ của vạn vật. Lấy ví dụ về thế giới vật chất. Tất cả thế giới vật chất đều sinh ra từ các hạt cơ bản, mà nguyên tử là một bộ hạt cơ bản. Các hạt cơ bản này chính là các đình và các phủ.
- Vua cha Tản Viên : Nhạc Phủ là phonon (âm)/photon (thanh)
- Vua cha Ngọc Hoàng : Thiên Đình là neutron (tâm, vị)
- Vua cha Bát Hải : Động Đình là votron (bào, hình)
- Vua cha Diêm Vương : Diêm Phủ là proton (rốn, mùi)
Đầu nhau là ba vị sinh ra vạn vật, cho nên có thể quy sơ đồ Đạo Mẫu về sơ đồ Đầu nhau
- Mẫu mẹ, dù là Mẫu Địa hay bộ Mẫu Thoải, Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn … đều là hiện thân của bà Thị
- Vua cha Ngọc Hoàng và Bát Hải, phụ trách đình là hiện thân của ông Công, mà thiên về làm vua hơn là làm cha
- Thiên Đình là Tĩnh công
- Động Đình là Động công
- Vua cha Diêm Vương và Tản Viên, phụ trách phủ là hiện thân của ông Táo, thiên về làm cha hơn là làm vua
- Diêm Vương là thu về, tương ứng với tâm thu và thở vào
- Tản Viên là tản ra, tương ứng với tâm trương và thở ra
Đạo Mẫu có nói, nhưng không nói rõ ràng vợ con của tất cả các vua cha là ai.
- Vua cha Ngọc Hoàng có 5 người con là ngũ vị Tôn Quan
- Vua cha Bát Hải được biết có con là các ông Hoàng, mà một số có hiện thân và tích rõ như ông hoàng Bơ, ông hoàng Bảy …
- Vua cha Tản Viên với hiện thân Tản Viên Sơn Thánh có tích về vợ con.
- Vua cha Diêm Vương có xuất hiện trong tích về Tản Viên Sơn Thánh như tất cả các vua cha còn lại bởi vì Tản Viên Sơn Thánh tích hợp được bên trong và được trao quyền vận hành của cả bốn vua cha.
Tản Viên Sơn Thánh là con rể của vua Hùng Vương thứ 18, và vua Hùng Vương có 2 người con gái chứ không chỉ có Mỵ Nương, cho nên thực chất buổi lễ kén rể này dành cho 2 cô công chúa. Vua Hùng Vương thứ 18 đã gả con gái Mỵ Nương cho Sơn Tinh, người chiến thắng Thuỷ Tinh nhờ tìm được Voi chín ngà, Gà chín cựa, Ngựa chín hồng mao. Vậy Tản Viên Sơn Thánh có phải là Sơn Tinh hay không ? Câu trả lời là không phải, mà trong sự tích này đã có đủ 4 vị vua cha
- Sơn Tinh là hiện thân dưới Trái đất của Ngọc Hoàng : Vua cha của Mỵ Nương hay vua Hùng Vương thứ 18 thực chất lại là quan, người đứng vai trò trọng tài. Vì quan làm việc dưới Ngọc Hoàng, sống trong Thiên Đình, nên vua Hùng Vương đương nhiên là đưa ra yêu cầu sính lễ rất dễ tìm cho Sơn Tinh, mà cực kỳ khó tìm cho Thuỷ Tinh.
- Thuỷ Tinh là hiện thân dưới Trái đất của Bát Hải. Bát Hải thua Sơn Tinh trong Công Nguyên là thời kỳ mà Thuỷ bị tích hợp trong Thổ và ẩn vào trong Thổ, nhưng thời kỳ này cùng trật tự của nó sẽ không diễn ra mãi mãi.
- Tản Viên Sơn Thánh là hiện thân của Tản Viên dưới Trái đất, đã tích hợp Sơn Tinh, mà có cả Thuỷ Tinh
- Bố đẻ của Tản Viên Sơn Thánh, Nguyễn Cao Hành là hiện thân của Diêm Vương
Tứ Phủ liên quan đến Phủ âm.
-
- Mẫu Địa, ở Diêm Phủ với Diêm Vương
- Mẫu Thoải, ở Thoải Phủ với Bát Hải
- Mẫu Thượng Ngàn, ở Nhạc Phủ với Tản Viên
- Mẫu Thượng Thiên, ở Thiên Phủ với Ngọc Hoàng, nhưng sau khi làm vỡ chén ngọc thì Mẫu Thượng Thiên xuống hạ giới
Tứ phủ âm đối xứng với Phủ dương của ông Táo là Diêm Phủ và Nhạc Phủ, và Phủ dương của ông Công là Thiên Phủ và của Thoải Phủ.
- Vua cha Tản Viên – Nhạc Phủ : Mẫu Thượng Ngàn – Nhạc Phủ
- Vua cha Ngọc Hoàng – Thiên Đình : Mẫu Thượng Thiên – Thiên Phủ
- Vua cha Bát Hải – Động Đình : Mẫu Thoải – Thoải Phủ
- Vua cha Diêm Vương – Diêm Phủ – Mẫu Địa – Diêm Phủ
Tổng hợp cả bốn phủ của bốn vị Mẫu là Âm Phủ, nhưng cơ bản Mẫu Đia phụ trách Âm Phủ.
Chầu Bà vận hành kiểu chầu xung quanh tâm
- Chầu Bà liên quan đến Đình, mà đình là nơi tâm định, nên Thiên Đình hay Động Đình đều là tâm cho tứ vị Chầu Bà vận hành xoay tròn xung quanh.
- Diêm Phủ và Nhạc Phủ cũng có tâm chính là các vị vua cha, nên tứ vị Chầu Bà cũng vận hành đối xung quanh tâm, là vua cha Diêm Vương (hợp lại) và vua cha Tản Viên (tản ra).
Cung là sự kết hợp của Phủ âm với Đình dương và Phủ dương, nhờ Chầu Bà.
- LONG CUNG : Vua cha Bát Hải – Động Đình & Mẫu Thoải – Thoải Phủ
- THIÊN CUNG : Vua cha Ngọc Hoàng – Thiên Đình : Mẫu Thượng Thiên – Thiên Phủ
- NGŨ CUNG : Vua cha Tản Viên – Nhạc Phủ & Mẫu Thượng Ngàn – Nhạc Phủ
- DIÊM CUNG : Vua cha Diêm Vương – Diêm Phủ – Mẫu Địa – Diêm Phủ
Phần âm của các cung do các Mẫu phụ trách gọi là Âm Cung, đối xứng với phần âm của các Phủ do các Mẫu phụ trách gọi là Âm Phủ
- CUNG ĐÌNH : Thiên Đình và Động Đình được gọi chung là Dương Đình. Long Cung và Thiên Cung kết hơp với Dương Đình gọi là Cung Đình. Cung Đình vừa có âm vừa có dương.
- Nhạc Phủ và Diêm Phủ của ông Táo gọi chung cũng là Nhạc Phủ và Diêm Phủ của Mẫu Thương Ngàn và Mẫu Địa, nên là các Phủ vừa có âm vừa có dương
Mẫu tứ phủ và Tứ vị Chầu bà đều là các bộ của bốn vị nữ. Hai bộ Mẫu tứ phủ và Tứ vị Chầu bà kết hợp tạo ra Bát âm. Một Bát Âm tạo nên một Xứ sở. Các vua cha trụ ở đình và phủ, nhưng các mẫu thì vận hành giữa các âm phủ và trong các âm cung, theo các chu kỳ lưỡng nghi của phân tách, chuyển hoá và hợp nhất. Như vậy trong Bát Âm, trong xứ sở đã có Âm Phủ của Tứ Phủ và Âm Cung của Tứ vị Chầu Bà rồi.
Đạo Mẫu mô tả một trật tự vũ trụ, ngân hà, trùng khớp với trật tự được mô tả trong thần thoại các dân tộc khác, như thần thoại Hy Lạp và thần thoại Ai Cập. Lấy ví dụ thần thoại Hy Lạp mô tả bảy người con của Cronus & Rhea chính là các vua cha và đối xứng của các vua cha
- Zeus : Ngọc Hoàng, đối xứng là Hera.
- Poseidon : Bát Hải, đối xứng là Demeter (nhưng Demeter có con với cả Poseidon và Zeus)
- Chiron (Centaurus) : Tản Viên, đối xứng là Hestia
- Hades : Diêm Vương, đối xứng là Persephone
- Demeter, nữ thần của nông nghiệp, thiên nhiên, mùa màng và sự sung túc
- Hera, người vợ quyền lực của Zeus : Mẫu Thượng Thiên
- Hestia : Mẫu Thượng Ngàn
Persephone là trường hợp rất đặc biệt vì bà là hoá thân của Mẫu Địa. Persephone không phải là con của Cronus và Rhea như bảy người trên mà là con của Demeter và Zeus, nghĩa là cháu của Cronus và Rhea.
Cronus và Rhea là hai chị em ruột, con của Uranus (Thiên Vương) và Gaia (Mẫu Địa). Trong sơ đồ này, Gaia (Mẫu Địa) là hiện thân gần nhất của mẹ Trái đất và mẹ Quán Âm.
Các Mẫu liên quan đến các Mẹ
- Mẫu Thoải là Mẹ sinh, Mẻ đẻ, Mẹ trứng, Bà Chúa
- Mẫu Thượng Thiên là Mẫu nghi thiên hạ, Mẹ đỡ, Mẹ dạy, hay Mẫu Hậu
- Mẫu Thượng Ngàn là Mẹ Thân, Mẹ nuôi, Mẹ dưỡng sự kết hợp của cả Mẫu nghi thiên hạ và Mẫu mẹ sinh, Bà Chúa và Mẫu Hậu nên là Công Chúa. Hầu hết các vị nữ tướng trong đời Hai Bà Trưng, đều có tước hiệu Công Chúa như Công Chúa Phương Dung thực chất đi đường Mẫu Thượng Ngàn.
Khi mỗi Mẫu trong Tam Phủ trưởng thành để trở thành một tâm, thì sẽ sinh ra một Cung tạo nên bởi một bộ Tứ Vị Chầu Bà. Lúc này chúng ta sẽ có 12 vị Chầu Bà chính là 12 bà Mụ.
Trong thần thoại Hy Lạp, 12 bà Mụ chính là Mẫu sinh ra 12 Titan. Ti tan bản chất là một quỹ đạo xoay tròn, tâm của quỹ đạo này tạo nên Phủ mà biên của quỹ đạo tạo nên Cung.
Kết hợp cả 12 cung của Tam phủ này chúng ta lại có được Mẫu Địa gốc mà sinh ra Mẫu Tam Phủ và Tứ Vị Chầu Bà, đứng ở đầu sơ đồ Đạo Mẫu, hay Gaia. Lúc này chúng ta đi hết được một chu kỳ sự sống, môt chu kỳ Quán Âm mà phản ánh trong các chu kỳ 12 của thời gian như 12 khí tiết, 12 tháng, 24 tuần trăng.
SƠ ĐỒ ĐẠO MẪU
Sơ đồ đạo Mẫu thực chất là sơ đồ cổng sinh để cho chúng ta đi về được Mẫu số chung của cuộc đời mình và từ đó tìm về được con người đích thực của mình.
Sơ đồ này đặc biệt đúng với nữ.
Hai hàng đầu tiên là Cha mẹ xứ sở.
Hàng thứ ba là Tam toà Thánh mẫu
– Mẫu Thượng Thiên – Mẹ nuôi thân với Thân do cha Ngọc hoàng Thượng đế ở Thiên Đình quản lý
– Mẫu Thượng Ngàn – Mẹ bào thai, đây là giai đoạn chập thân của con với mẹ mang thai
– Mẫu Thoải – Mẹ trứng, trứng là giọt nước, giọt máu, giọt nước, trứng cũng là tế bào gốc, mẫu số chung cho tất cả tế bào trong cơ thể chúng ta, cũng như là cái gốc sinh ra bào thai
Hàng ngũ vị tôn ông
– Đức ông đệ nhất Thiên phủ là cách tổ chức và vận hành cơ thể theo tim và tạng trung tâm (thận, gan, lá lách, dạ dày, phổi) – Hệ tâm bào
– Đức ông đệ nhị Giám sát là cách tổ chức cơ thể theo hệ Thần kinh và hồn phách
– Đức ông đệ tam Thoải phủ là cách tổ chức và vận hành cơ thể theo hệ máu dịch – Hệ dưỡng dục
– Đức ông đệ tứ Khâm sau là cách tổ chức cơ thể theo Hệ mô
– Đức ông đệ ngũ Tuần tranh là các tổ chức và vận hành cơ thể theo rốn & các đường ruột, đường ống – Hệ quản bao