Bạch tuộc là yêu quái màu trắng như tên của nó, mà đã là yêu quái thì rất là đáng yêu và có khả năng biến hình.
Ngày xưa người ta còn dùng từ mực tuộc, với mực nghĩa là đen và mộc, còn bạch nghĩa là trắng và kim. Bạch tuộc có thể biến màu và biến hình, nghĩa là bản chất nó thực sự là yêu quái trắng đen, muôn màu, muôn hình.
Bát quái có thể là
– Bát giác chứa lưỡng nghi vừa vuông vừa tròn
– Pháp luân 8 trục chứa chữ vạn, vừa tĩnh vừa động
Bạch tuộc là một biểu tượng sống của bát quái
– Tám chân bạch tuộc ứng với 8 quẻ quái
– Bạch tuộc có 240 cái giác hút. Mỗi cái giác hút này là một con mắt mà cũng là một bàn tay. Mỗi giác hút trên chân bạch tuộc là các biến hoá của quẻ bát quái này 240 = 8 x 10 x 3 (bát quái, tam hợp, thập toàn)
– Trục chính giữa của bạch tuộc nối đầu và miệng của bạch tuộc là một trục âm dương, với đầu là dương và đít/miêng là âm, nhưng hoàn toàn có thể đổi được. Nghĩa là giữa trục trời đát của bạch tuộc là một khoá lưỡng nghi hoặc tứ tượng
– Bất kỳ giác quan hay cổng nào trên người bạch tuộc đều vận hành được hai chiều âm dương như nạp xả, vươn ra và thu vào.
– Mỗi chi của bạch tuộc cũng đối xứng âm dương và có thể đổi vận hành và cấu trúc cho nhau.
– Như vậy ở chính giữa của con bạch tuộc là nhiều bộ khoá lưỡng nghi và tứ tượng lồng vào nhau, nghĩa là nó lại là bát quái.
Mực tuộc có tồn tại ? Không những nó tồn tại mà còn rất phổ biến. Một con bạch tuộc chỉ tồn tại ở dạng năng lượng, thanh âm và vận hành, chứ không hiện hình chính là mực tuộc. Và đó chính là bát quái.
Mực tuộc và Bạch tuộc hoàn toàn có thể chuyển hoá cho nhau, nghĩa. Khi con Bạch tuộc chết đi, nó thành con Mực tuộc, còn khi con Mực tuộc đầu thai nó thành con Bạch tuộc.
Ẩn bên trong con Bạch tuộc chính bát quái, hay Mực tuộc, và khi mực tuộc hiện hình nó trở thành Bạch tuộc.