Ca dao, tục ngữ về Thăng Long Tứ Xứ – Hà Nội

Loading

SÔNG CỦA THĂNG LONG TỨ TRẤN

===

Vòng cung sông bên hữu ngạn sông Hồng – BA VÌ

1. Tô Lịch – Sông Sét – Sông Lừ – Sông Kim Ngưu – Cống Ngâu – Sông Thiên Phù
– Cửa sông Tô Lịch
– Cửa sông Thiên Phù
– Cửa cống Ngâu
– Cửa đền Đồng Nhân

2. Sông Nhuệ – Sông Châu Giang – cống Thần – Sông Sét – Tắc Giang – Ninh Giang – Nông Giang
– Cửa Chèm
– Cửa Tắc Giang – Cửa Hữu Bị
– Cừa Tuần Vường – Phương Trà – Lục Đầu Khê

3. Sông Đáy – Sông Tích – Sông Bùi
– Cửa Hát Môn
– Cửa Thần Phù
– Cửa sông Đáy

4. Sông Đà – Suối cái Hoà Bình – Suối cái Ba Vì
– Cửa Bạch Hạc

—o—o—o—

Các nhánh sông bên tả ngạn sông Hồng – TAM ĐẢO

1.
– Sông Đuống, Ngũ Huyện Khê, Hoàng Giang, sông Chàng, sông Thiếp – Sông Nghĩa Trụ – Ngã ba Dâu, Lục Đầu Giang
– Sông Luộc – Cửa Vường/Phương Trà
– Sông Trà Lý – Cửa Trà Lý

2. Sông Cầu – sông Công – Hồ núi Cốc – Suối Cái, suối Cửa Tử

3. Sông Phó Đáy – sông Cà Lồ – sông Phan – sông Tranh
– Cửa Bạch Hạc
– Cửa Hát Môn

4. Sông Lô – Sông Gâm

SÔNG

– Sông Cái, sông Hồng, Hồng Hà, Nhị Hà

– Sông Tô Lịch (Đông)

– Sông Kim Ngưu (Nam)

– Sông Nhuệ

– Sông Dâu

– Sông Nghĩa Trụ

– Sông Đuống

– Sông Ngũ Huyện Khê

– Sông Đáy

– Sông Châu Giang

– Sông Hoàng Giang

– Sông Cà Lồ

HỒ

– Hồ Tây

– Hồ Gươm

– Đại Hồ

ĐẦM

– Đầm Vân Trì

– Đại Từ, đầm Đại, hồ Linh Đàm

– Đầm Yên Sở

NÚI

– Núi Tản Viên, Ba Vì

– Núi Tam Đảo,

– Núi Nùng

– Núi Sưa

– Núi Sài Sơn (chùa Thày)

– Núi Đọi, Đọi Sơn (Sơn Nam)

– Núi Vồng (Sơn Nam)

CHÙA

– Thày

– Trăm Gian

– Trấn Quốc

ĐỀN

– Thăng Long Tứ Trấn

MIẾU

– Văn Miếu

– Võ Miếu

– Y Miếu

HOÀNG THÀNH

– Cửa Ô

PHỐ CỔ

CHỢ

– Chợ Bưởi

– Chợ Mơ

CẦU

– Long Biên

VÙNG

– THẬP TAM TRẠI

– BỒ ĐỀ

– LÁNG

KẺ

– Kẻ Chợ

– Kẻ Bưởi

– Kẻ Noi

NGƯỜI

– Thượng Kinh

SẢN VẬT

XỨ

– Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội

– Xứ Nam

– Xứ Bắc

– Xứ Đông

– Xứ Đoài

—o—o—o—

SÔNG HỒNG – HỒNG HÀ – SÔNG CÁI – NHỊ HÀ – NHI THUỶ

Khen ai khéo họa dư đồ
Trước sông Nhị Thủy, sau hồ Hoàn Gươm

—o—

Gương kia nỡ để bụi nhòa
Sông có Nhị Hà núi có Tản Viên
Thề kia sao để lỡ duyên
Trăng còn soi mãi vùng sen Tây Hồ

—o—

Đồng xanh sông Nhị chạy dài
Mây quang non Tản chiếu ngời Thăng Long

—o—

Nhị Hà quanh bắc sang đông
Kim Ngưu, Tô Lịch là sông bên này

—o—

Hồng Hà nước đỏ như son
Chết đi thì chớ, sống còn lấy anh

—o—

Ai về Hà Nội, ngược nước Hồng Hà
Buồm giong ba ngọn vui đà nên vui

—o—

Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ

—o—

Nhớ ngày hăm ba tháng ba
Dân trại ta vượt Nhị Hà thăm quê
Kinh quán, cựu quán đề huề
Hồ Tây cá nhảy đi về trong mây

—o—

Bực mình lên tận thiên cung
Bắt ông Nguyệt lão hỏi thăm vài lời
Nỡ lòng trêu ghẹo chi tôi
Lênh đênh bèo nổi mây trôi một thì
Biết người biết mặt nhau chi
Để đêm em tưởng ngày thì em mơ
Bắc Ninh cho đến Phủ Từ
Qua cầu sông Nhị ngẩn ngơ tìm người
Tìm người chẳng biết mấy nơi
Tìm ba mươi sáu phố thấy người ở đây. … 

CẦU LONG BIÊN

Nghĩ xem cái nước Nam mình
Tây sang bảo hộ tài tình đến đâu?
Nghĩ xem tiền của ở đâu
Đưa ra mà bắc được cầu qua sông
Chả hay tiền của của chung
Đưa ra mà bắc qua sông Bồ Đề
Bắc cho thiên hạ đi về
Những cột dây thép khác gì nhện chăng
Tưởng rằng anh Pháp nghĩa nhân
Nào hay lấy của dân Nam làm giàu 

—o—

Cầu sắt mà bắc ngang sông
Chàng ơi sang tỉnh mà trông chẳng lầm
Hà Nội bắc sang Gia Lâm
Tính cây lô mét độ năm cây tròn
Họa hình Tây bắc ống nhòm
Ngắm đi ngắm lại xem còn cong không
Giở về hội nghị cộng đồng
Đến năm Mậu Tuất khởi công bắc cầu
Mộ phu khắp cả đâu đâu
Xây từ Ái Mộ bắt đầu xây ra
Bắc qua con sông Nhị Hà
Chia khoang làm nhịp, mười ba cột vừa
Lập mưu xây được bây giờ
Chế ra cái chụp để mà bơm lên
Bơm hết nước đến bùn đen
Người chết như rạ vẫn phải len mình vào 

SÔNG TÔ LỊCH

Nhị Hà quanh bắc sang đông
Kim Ngưu, Tô Lịch là sông bên này

—o—

Bao giờ đổ núi Tản Viên
Cạn sông Tô Lịch thiếp mới quên nghĩa chàng

—o—

Ở đâu thơm húng, thơm hành
Có về làng Láng cho anh theo cùng.
Theo ai vai gánh vai gồng
Rau xanh níu gót bóng hồng sông Tô

—o—

Sông Tô nước chảy quanh co
Phạm Công hiển hóa, âm phò quốc vương

—o—

Ở đâu thơm húng, thơm hành
Có về làng Láng cho anh theo cùng.
Theo ai vai gánh vai gồng
Rau xanh níu gót bóng hồng sông Tô

—o—

Nước sông Tô vừa trong vừa mát
Em ghé thuyền đỗ sát thuyền anh
Dừng chèo muốn tỏ tâm tình
Sông bao nhiêu nước thương mình bấy nhiêu

—o—

Sông Tô nước chảy quanh co
Cầu Đông sương sớm, quán Giò trăng khuya
Buồm tình vừa lúc phân chia
Tiếng ai như đã bên kia hẹn hò

—o—

Sông Tô nước chảy trong ngần
Con thuyền buồm trắng chạy gần chạy xa
Thon thon hai mũi chèo hoa
Lướt đi lướt lại như là bướm gieo.

—o—

Ngày ngày ăn bát cơm rang
Ăn con tép mại dạ càng long đong
Chim sầu cất cánh bay rông
Em nhớ nhân ngãi dốc lòng ra đi
Chàng đừng trách em ăn ở bất nghì
Cha cầm mẹ giữ chẳng đi được nào
Chàng đi vực thẳm non cao
Em mong tìm vào đến núi Tản Viên
Bao giờ lở núi Tản Viên
Cạn sông Tô Lịch thiếp mới quên lời chàng

—o—

Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ

—o—

Nhớ ngày hăm ba tháng ba
Dân trại ta vượt Nhị Hà thăm quê
Kinh quán, cựu quán đề huề
Hồ Tây cá nhảy đi về trong mây

SÔNG KIM NGƯU

Nhị Hà quanh bắc sang đông
Kim Ngưu, Tô Lịch là sông bên này

SÔNG ĐÁY

SÔNG NHUỆ

SÔNG CHÂU GIANG

Mây giăng trên ngọn non Vồng
Em nhớ thương chồng đứng bến Châu Giang
Bến Châu Giang thuyền ngang sóng ngược
Đỉnh non Vồng mây trước mây sau
Ai về có nhớ lời nhau?

—o—

Núi Đọi ai đắp mà cao?
Ngã ba sông Lệnh ai đào mà sâu?
Khen ai khéo bắt cầu Châu
Khéo bắc cầu Hầu cho cả đường quan

HỒ TÂY

Chẳng vui cũng thể hội Thầy
Chẳng trong cũng thể hồ Tây xứ Đoài

—o—

Trên trời có một ông sao
Chỗ quang không mọc mọc vào đám mây
Nước hồ Tây biết bao giờ cạn
Nhị vườn đào biết vạn nào hoa
Đưa nhau một quãng đường xa
Hỏi thăm anh tú có nhà Cửa Nam.

—o—
Biển Tây Hồ thường ngày thường cạn,
Núi Lâm Sơn thường tháng thường cao;
Thuyền quyên ướm hỏi anh hào,
Sự tình thâm nhiễm, chàng tính làm sao cho thiếp nhờ?
– Khi anh ra đi thì biển hồ lai láng,
Chừ anh viếng lại, mần răng biển lại thành gò?
Sự tình thâm nhiễm, để anh so tháng ngày.—o—Núi sơn lâm nuôi nhân đào tản,
Biển tây hồ trợ kẻ lâm nguy.
Thương nhau dắt lấy nhau đi,
Ơn thầy nghĩa mẹ lo chi trả đền!—o—

Nhớ ngày hăm ba tháng ba
Dân trại ta vượt Nhị Hà thăm quê
Kinh quán, cựu quán đề huề
Hồ Tây cá nhảy đi về trong mây

—o—

Chàng về Hồ, thiếp cũng về Hồ
Chàng về Hồ Hán, thiếp về Hồ Tây

—o—

Kim thằng Quỷ, chỉ Tây Hồ
Ai yêu thì lấy chẳng vồ lấy ai

—o—

Đấy vàng đây cũng đồng đen
Đấy hoa sói trắng, đây sen Tây Hồ
Đấy em như tượng mới tô
Đây anh như người ngọc họa đồ trong tranh

—o—

Nước Tây Hồ vừa trong vừa mát
Đường chợ Bưởi lắm cát dễ đi
Cô kia bóng bẩy làm chi
Để cho anh ấy đi đi về về.

—o—

Gươm vàng rớt xuống hồ Tây
Công cha cũng trọng, nghĩa thầy cũng sâu.

—o—

Năm trai năm gái là mười
Năm dâu năm rể là đôi mươi tròn
Hai bên phụ mẫu song toàn
Rồi ra kéo được trâu vàng Hồ Tây

—o—

Ngồi trên bờ dốc buông câu
Trách ai xui giục con cá sầu không ăn
Cá không ăn câu anh vác cần về
Để ống lại đây
Đêm khuya thanh vắng hồ Tây
Anh thả mồi bận nữa, con cá này cũng ăn.

—o—

Trai anh hùng mắc nạn,
Giả như quốc trạng bị vây,
Ới mấy chị em mình ơi,
Lập cơ mưu đồ trận,
Ra biển hồ Tây cứu chàng

—o—

Mùa xuân dạo bước Tây Hồ
Thiên duyên sao khéo tình cờ gặp em
Gánh hoa hoa lại tươi thêm
Hương xuân đậu xuống vai mềm thêm xuân
Nói xa chẳng ngại nói gần
Ước gì tôi được làm thân với nàng

—o—

HỒ GƯƠM

Về thăm Hà Nội quê nhà
Sông Hồng chở nặng phù sa ân tình
Tháp Rùa vẫn đẹp lung linh
Cầu cong Thê Húc in hình tháng năm

BỒ ĐỀ – SÔNG HỒNG

Nhong nhong nhong nhong
Ngựa ông đã về
Cắt cỏ Bồ Đề
Cho ngựa ông ăn

KẺ CHỢ – 36 PHỐ PHƯỜNG – SÔNG HỒNG, SÔNG TÔ LICH

Bực mình lên tận thiên cung
Bắt ông Nguyệt lão hỏi thăm vài lời
Nỡ lòng trêu ghẹo chi tôi
Lênh đênh bèo nổi mây trôi một thì
Biết người biết mặt nhau chi
Để đêm em tưởng ngày thì em mơ
Bắc Ninh cho đến Phủ Từ
Qua cầu sông Nhị ngẩn ngơ tìm người
Tìm người chẳng biết mấy nơi
Tìm ba mươi sáu phố thấy người ở đây. 

Hà Nội băm sáu phố phường
Hàng Bột, Hàng Đường, Hàng Muối trắng tinh

—o—

Hà Nội băm sáu phố phường
Hàng Gạo, hàng Ðường, hàng Muối trắng tinh
Từ ngày ta phải lòng mình
Bác mẹ đi rình đã mấy mươi phen
Làm quen chẳng được nên quen
Làm bạn mất bạn ai đền công cho

—o—

Nghìn thu gặp hội thái bình,
Trải xem phong cảnh khắp thành Thăng Long.
Phố ngoài bao bọc thành trong,
Cửa Nam, Giám, Bắc, Tây, Đông rõ ràng.
Ba mươi sáu mặt phố phường,
Hàng Giầy, Hàng Bạc, Hàng Ngang, Hàng Đào.
Người đài các, kẻ thanh tao,
Qua hàng thợ Tiện lại vào Hàng Gai.
Hàng Thêu, Hàng Trống, Hàng Bài,
Hàng Khay trở gót ra chơi Tràng Tiền
Nhác trông chẳng khác động tiên,
Trên đồn cờ kéo, dưới thuyền buồm giăng.
Phong quang lịch sự đâu bằng,
Dập dìu võng lọng, tưng bừng ngựa xe. …  

ĐẦM ĐẠI TỪ – SÔNG TÔ LỊCH

Đầm Đại Từ hoa sen thơm ngát
Giếng Đại Từ nước mát trong xanh
Dòng Tô uốn khúc lượn quanh
Đất nuôi trẻ nhỏ lừng danh trong ngoài.

KẺ BƯỞI : CHỢ BƯỞI – SÔNG TÔ LICH

Quần thâm, lĩnh Bưởi cạp điều
Hột vàng quấn cổ ra chiều giàu sang

LÀNG CÓT – SÔNG TÔ LỊCH

Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về làng Cót với anh thì về
Làng anh có đủ mọi nghề
Cửa nhà anh những bộn bề neo đơn
Nếp nhà nhỏ vợ chồng son
Mộng vẫn là mộng anh còn đợi em.

KẺ LÁNG : SÔNG TÔ LỊCH

Ở đâu thơm húng, thơm hành
Có về làng Láng cho anh theo cùng.
Theo ai vai gánh vai gồng
Rau xanh níu gót bóng hồng sông Tô

—o—

Đi đâu mà chẳng biết ta
Ta ở Kẻ Láng vốn nhà trồng rau
Rau thơm rau húng rau mùi
Thìa là cải cúc đủ mùi hành hoa
Mồng tơi mướp đắng ớt cà
Bí đao đậu ván vốn nhà trồng nên
Anh giúp em đôi quang tám dẻ cho bền
Mượn người lịch sự gánh lên kinh kì
Gánh lên chợ Mới một khi
Mong cho đến chợ anh thì nghỉ chân!

HOÀNG THÀNH – SÔNG TÔ LỊCH

Nghìn thu gặp hội thái bình,
Trải xem phong cảnh khắp thành Thăng Long.
Phố ngoài bao bọc thành trong,
Cửa Nam, Giám, Bắc, Tây, Đông rõ ràng.
Ba mươi sáu mặt phố phường,
Hàng Giầy, Hàng Bạc, Hàng Ngang, Hàng Đào.
Người đài các, kẻ thanh tao,
Qua hàng thợ Tiện lại vào Hàng Gai.
Hàng Thêu, Hàng Trống, Hàng Bài,
Hàng Khay trở gót ra chơi Tràng Tiền
Nhác trông chẳng khác động tiên,
Trên đồn cờ kéo, dưới thuyền buồm giăng.
Phong quang lịch sự đâu bằng,
Dập dìu võng lọng, tưng bừng ngựa xe. 

KẺ MƠ : SÔNG KIM NGƯU

Em là con gái Kẻ Mơ,
Em đi bán rượu tình cờ gặp anh

LÀNG TRÚC – HỒ TÂY

Lụa làng Trúc vừa thanh vừa bóng
May áo chàng cùng sóng áo em
Chữ tình cùng với chữ duyên
Xin đừng thay áo mà quên lời nguyền

QUẢNG BÁ – HỒ TÂY

Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về Quảng Bá với anh thì về
Quảng Bá nằm ở ven đê
Bốn mùa xanh tốt với nghề trồng rau
Anh đi trước em đi sau
Để bác mẹ biết trầu cau sang nhà.

—o—

Vừa nghe tàu điện rung chuông
Leng keng đánh thức màn sương Tây Hồ
Đường vui rộn bánh xe bò,
Lao xao Yên Phụ tiếng hò gọi nhau
Hỏi mình: – Chuyên chở về đâu
Ngụy trang xanh ngắt một màu thế kia?
Rằng: – Rau Quảng Bá đây mà,
Rau vào xí nghiệp, rau ra chiến trường
Rau tình, rau nghĩa quê hương
Lại đây, đẩy một đoạn đường hộ rau

YÊN THÁI – HỒ TÂY

Yên Thái có giếng trong xanh
Có đôi cá sấu ngồi canh đầu làng
Ai qua nhắn nhủ cô nàng
Yêu nhau xin chớ phũ phàng đổi thay.

—o—

Giếng Yên Thái vừa trong vừa mát
Đường Yên Thái gạch lát dễ đi
Em về bên ấy làm chi
Nước giếng thì đục, đường đi thì lầy

—o—

Tiếng chày giã dó trong sương
Tiếng ai seo giấy để vương vấn lòng
Cho người chắp bút chép kinh
Đẹp vần thơ lại đẹp mình đẹp ta

PHÚ DIỄN

Ngòi sách, ruộng học là đây
Cho nên Phú Diễn đất này lắm quan

KIM LŨ

Hỡi cô mà thắt bao xanh
Có về Kim Lũ với anh thì về
Kim Lũ có hai cây đề
Cây cao bóng mát gần kề đôi ta
Tình sâu không quản đường xa
Nhà anh cao rộng cũng là nhà em
Nhà anh có con sông êm
Cho em tắm mát những đêm mùa hè.

LÀNG BẰNG

Vải ngon thì nhất làng Bằng
Khắp thành Hà Nội hỏi rằng đâu hơn?
Củ đậu Bằng thượng thiếu gì
Dưa hấu Bằng hạ đâu bì được chăng?

SẢN VÂT

Ổi Quảng Bá, cá hồ Tây
Hàng Đào tơ lụa làm say lòng người

—o—

Dưa La, húng Láng, ngổ Đầm
Cá rô Đầm Sét, sâm cầm Hồ Tây

—o—

Lúa làng Ngâu, trâu Yên Mỹ

—o—

Diêm Quả Đào, thuốc lào làng Nhót

CHỢ

CHỢ CẦU ĐÔNG – CHỢ ĐỒNG XUÂN

CHỢ BƯỞI

CHỢ MƠ

CHỢ BỎI

Đồn rằng chợ Bỏi vui thay
Đằng đông có miếu, đằng tây có chùa
Giữa chợ lại có đền thờ
Dưới sông nước chảy, đò đưa dập dìu

CHÙA THÀY

Trên trời có đám mây vuông
Dưới sông nước chảy như chuông chùa Thầy
Anh về xẻ gỗ cho dày
Bắc cầu sông Cái đón thầy mẹ sang
Chiếu hoa trải xuống sập vàng
Gương tàu một chiếc thiếp chàng soi chung

NGƯỜI

Chẳng thanh cũng thể hoa mai
Chẳng lịch cũng thể con người Thượng Kinh
Chẳng chua cũng thể là chanh
Chẳng ngọt cũng thể cam sành chín cây

THĂNG LONG

Nghìn năm còn mãi sử xanh
Vua Lý Thải Tổ dời thành lập đô
Về Thăng Long dựng cơ đồ
Thiên thu bền vững thủ đô Lạc Hồng

—o—

Năm một nghìn không trăm mười
Vua Lý Thái Tổ cho dời thành xưa
Về Thăng Long dựng kinh đô
Muôn dân chung dựng cơ đồ ông cha
Lâu đài thành quách nguy nga
Có phố, có chợ thật là đông vui
Có sông Hồng thuyền tới lui
Có hồ nước mát thoảng mùi hương sen
Cửa ô, xóm phố nối liền
Thăng Long tấp nập trăm miền khơi thông
Vua Lý đã chọn đất rồng
Ngàn năm bền vững Thăng Long kinh kì

HÀ NỘI

Về thăm Hà Nội quê nhà
Sông Hồng chở nặng phù sa ân tình
Tháp Rùa vẫn đẹp lung linh
Cầu cong Thê Húc in hình tháng năm
—o—
Nón này em sắm ở đâu
Dọc ngang mấy thước, móc khâu mấy lần
Em mà đáp được như thần
Thì anh trả nón đưa chân anh về
– Nón này em sắm chợ Giầu
Dọc ngang thước rưỡi, móc khâu năm đường
Nón này chính ở làng Chuông
Làng Già lợp nón, Khương Thường bán khua
Hà Nội thì tết quai tua
Có hai con bướm đậu vừa xung quanh
Tứ bề nghiêng nón chạy quanh
Ở giữa con bướm là hình ông trăng
Nón này em sắm tiền trăm
Ai trông cái nón ba tầm cũng ưa
Nón này che nắng che mưa
Nón này để đội cho vừa đôi ta
Nón này khâu những móc già
Em đi thử nón đã ba năm chầy
Muốn em chung mẹ chung thầy
Thì anh đưa cái nón này em xin.

XỨ ĐÔNG – ĐOÀI – SƠN NAM – KINH BẮC

THANH TRÌ

Thanh Trì có bánh cuốn ngon
Có gò Ngũ Nhạc có con sông Hồng
Thanh Trì cảnh đẹp người đông
Có cây sáo trúc bên đồng lúa xanh

—o—

Đẹp nhất con gái làng Tranh
Chua ngoa làng Nhót, ba vành Kẻ Om

MƯA

Bất kỳ sớm tối chiều trưa
Mưa khắp Hà Nội mưa ra Hải Phòng
Hạt mưa vừa mát vừa trong
Mưa xuống sông Hồng, mưa khắp mọi nơi
Hạt mưa chính ở trên trời
Mưa xuống Hà Nội là nơi cõi trần
Giêng hai lác đác mưa xuân
Hây hẩy mưa bụi, dần dần mưa sa
Hạt mưa vào giếng Ngọc Hà
Hạt thì vào nhị bông hoa mới trồi
Tháng năm, tháng sáu mưa mòi
Bước sang tháng bẩy sụt sùi mưa Ngâu 

—o—

Mưa từ trong Quảng mưa ra
Mưa khắp Hà Nội mưa qua Hải Phòng
Hạt mưa trong thực là trong
Mưa xuống sông Hồng mưa cả mọi nơi
Hạt mưa vẫn ở trên trời
Mưa xuống hạ giới cho người làm ăn
Tháng Giêng là tiết mưa xuân
Đẹp người thục nữ thanh tân má hồng
Muốn cho đây đấy vợ chồng
Hay còn quyết chí một lòng chờ ai?
Tháng Giêng bước sang tháng Hai
Mưa xuân lác đác hoa nhài nở ra
Tháng Hai bước sang tháng Ba
Mưa rào mát mẻ nở hoa đầy cành 

Chia sẻ:
Scroll to Top