ĐỂ HẠNH PHÚC TRONG MỘT QUAN HỆ THÌ PHẢI LÀM GÌ ?
Chúng ta thường nghĩ rằng mục đích của hôn nhân là để hạnh phúc.
Để hạnh phúc thì phải ràng buộc nhau bằng một lời thề hôn nhân kiểu “Anh nhận em làm vợ và hứa sẽ giữ lòng chung thủy với em khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi bệnh hoạn cũng như lúc mạnh khỏe, để yêu thương và tôn trọng em mọi ngày suốt đời anh“.
Để hạnh phúc thì phải ràng buộc chính mình bằng một lời thề kiểu “Em nguyện sống làm vợ của anh, chết làm ma của anh”.
Một số cô gái tuyên bố với người yêu khi kết hôn rằng “Nếu anh còn yêu em, còn hạnh phúc với em thì em sẽ ở lại bên anh, nếu anh phản bội em thì chúng ta sẽ ly dị ngay lập tức”.
Một số cô gái thầm nghĩ rằng “Nếu em còn yêu anh, còn hạnh phúc với anh, thì em sẽ giằng giật anh với bất kỳ con nào dám xen vào chuyện đôi ta. Nếu em không còn yêu anh, không còn hạnh phúc với anh, thì em sẽ lặng lẽ ngoại tình. Ngoại tình là chuyện riêng của em, còn anh, một khi đã thuộc về em, không có quyền thoát ra được”.
Suy nghĩ thông thường của chúng ta là nếu yêu nhau thì chẳng có lý do gì không đến với nhau, nếu còn yêu nhau hoặc còn có lợi khi ở bên nhau thì chia tay làm gì ?
Nhìn vào câu chuyện “Âu Cơ đem 50 người con lên rừng, Lạc Long Quân đem 50 người con xuống biển”, chúng ta lập tức cho rằng “Đôi này yêu nhau lắm, sinh con cho lắm, rồi cắn nhau đau đây, nếu không thì chia tay làm gì”.
Âu Cơ và Lạc Long Quân là biểu tượng tình yêu đích thực mà hai người vừa có sự gắn bó vừa có sự độc lập, để có thể đi trên con đường riêng khi cần, mà vẫn luôn yêu thương kết nối với nhau. Quan hệ âm dương như thế mới là quan hệ trường tồn trong mọi hoàn cảnh.
“Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” không chỉ là quốc hiệu của Việt Nam, mà là gia hiệu của một quan hệ gia đình hạnh phúc, trong đó từng người độc lập liên kết với nhau trong quan hệ tự do.
QUAN HỆ ÂM DƯƠNG
Một vài ví dụ về quan hệ âm dương
– Quan hệ giữa hai nửa âm dương của cùng một con người. Ví dụ trong mỗi người có đường sinh dục nam và nữ, nếu là người nữ thì bật đường âm và tắt đường dương và nếu là người nam thì bật đường dương và tắt đường âm, còn nếu thân thể là một đằng rồi lại bật đường sinh dục một nẻo thì hoặc lưỡng tính hoặc loạn giới tính hoặc vô giới tính, tuỳ quan hệ âm dương trong và ngoài này song hành, đối kháng hay triệt tiêu lẫn nhau.
– Quan hệ vợ chồng, quan hệ nam nữ là quan hệ âm dương tiêu biểu mà hai người có đủ dạng tương tác âm dương trong đó có liên kết ví dụ kết hôn và từ ví dụ ly hôn
– Quan hệ cha mẹ – con cái : Một người con gái sẽ lấy nửa âm hiện liên kết với cha và lấy nửa dương ẩn liên kết với mẹ, một người con con trai sẽ làm ngược lại. Cho nên cân bằng âm dương trong mỗi người sẽ liên quan đến cân bằng âm dương trong quan hệ với cha mẹ. Nhiều khi đứa con thù cha yêu mẹ, hay ngược lại, bởi vì chính nó không thực sự cân bằng âm dương bên trong. Nhiều khi đứa con chẳng hiểu vì sao cha mẹ mình có thể yêu nổi nhau, bởi vì quan hê âm dương trong chính nó rất là nhạt nhoà hoặc chia rẽ.
QUAN HỆ ÂM DƯƠNG CỦA BỘ ĐẦU NHAU
Cơ bản quan hệ của mỗi người với bất kỳ đối tượng nào đều mang tính âm dương. Đối tượng này có thể là thức ăn, đồ dùng, ngôi nhà, dòng họ, quê hương, bầu trời, kỳ nghỉ, bài hát, chim thú …
Trong một quan hệ bất kỳ, một người sẽ âm với đối tượng này và dương với đối tượng kia. Nếu bạn âm hơn là dương thì đa phần đối tượng khác sẽ là dương với bạn và ngược lại nếu bạn dương hơn là âm thì đa phần đối tượng khác sẽ là âm với bạn. Ông bà Đầu nhau là trường hợp khá cực đoan, khi ông Công ông Táo sẽ đứng cực dương gần như trong mọi mối quan hệ và bà Thị sẽ đứng cưc âm trong mọi quan hê.
Không thể có quan hệ ông Công ông Táo địch thực mà không có bà Thị chen vào giữa. Bà Thị để làm được việc này tự nhiên sẽ ở tình trạng lưỡng nghi. Như vậy mọi đàn ông đều giống ông Công ông Táo, nghĩa là Thái Cực, và mọi đàn bà đều giống bà Thị nghĩa là Lưỡng nghi. Tuy nhiên, mọi đàn ông đều có sẵn phần âm ẩn hay bà Thị ẩn trong người, nếu không người này sẽ không thể tồn tại được, và mọi đàn bà đều có sẵn hai phần dương ẩn hay lưỡng nghi trong người.
KHOÁ TỪ & KHOÁ LIÊN KẾT ÂM DƯƠNG
Quan hệ giữa hai đối tượng bất kỳ luôn có tính chất âm dương và có thể được mô tả bằng vòng tròn âm dương.
Âm dương càng đối xứng thì quan hệ này càng sâu sắc, nhưng sâu sắc thì không có nghĩa là hai đối tượng cứ phải gắn chằn chặt vào nhau. Hai đối tượng bất kỳ luôn cần đồng thời có khoá liên kết và khoá từ với nhau, và cả hai khoá này đều phải vận hành được, để khi cần thì liên kết thì bật khoá liên kết và khi cần từ thì bật khoá từ.
Khoá từ và khoá liên kết các quan hệ giống hệt như khoá cửa, khi cần cho người vào/ra thì mở và khi cần chặn người vào/ra thì đóng.
– Một cái cửa chỉ mở thì thành lối đi và sẽ làm hỏng cái nhà, người sống trong nhà chả khác nào sống ngoài nhà, nghĩa là có nhà cũng như không
– Một cái cửa nếu chỉ đóng thì cái nhà thành nhà tù, giết chết người trong nhà.
Tương tự, nếu chúng ta mở ra một mối quan hệ mà không từ được nó thì mối quan hệ đó sớm muộn cũng giết chúng ta, giống như cái nhà mà như cái đường cái chợ thì sẽ giết chết thay vì bảo vệ người trong nhà. Nếu chúng ta mở một mối quan hệ với ai đó và chúng ta đóng kín quan hệ này thì chúng ta giết chết mối quan hệ như nhà chết vì người không vào được nhà, hoặc giết chết người trong mối quan hệ như người chết vì không ra được khỏi nhà.
Khoá liên kết và khoá từ chính là hai mặt âm dương của một quan hệ âm dương. Một quan hệ âm dương đích thực lại có 2 khoá liên kết/từ, môt khoá âm và một khoá dương.
Ví dụ quan hệ vợ chồng
– Chồng là vòng tròn đen tâm trắng
– Vợ là vòng tròn trắng tâm đen
Khoá từ và liên kết giữa hai người
– Chữ S là khoá từ và khoá liên kết dương : hai người gắn kết đồng thời tách nhau ra nhờ chữ S
– Vòng tròn là khoá từ và khoá liên kết âm : hai người gắn kết đồng thời tách khỏi những người khác nhờ vòng tròn
Khoá từ và khoá liên kết giữa thể phách, thể vía và thể trí của chúng ta cũng có
– Khoá chạc ba chính ví dụ là các luân xa
– Khoá vòng tròn là trường bao bọc và trường nền chung cho ba thể này
Khoá từ và khoá liên kết giữa ba trường âm thanh ví dụ của ba nhạc cụ cùng chơi một bản nhạc sẽ làm cho chúng ta phân biệt được âm thanh của ba nhạc cụ này đồng thời liên kết được âm thanh của chúng trong bản nhạc chung.
Khoá từ và khoá liên kết giữa ba người ví dụ khoá cha mẹ con có thể hình dung đơn giản là chạc ba trong vòng tròn.
– Khoá chạc ba là khoá liên kết và khoá từ dương
– Khoá vòng tròn là khoá liên kết và khoá từ âm
Thực tế khoá liên kết giữa ba người ví du cha mẹ con là siêu phức tạp vì nó cần liên kết khoá 1 người 3 lần và/hoặc 2 người với 1 người và/hoặc 3 người 1 lúc, về cả thân thể, tinh thần, hồn xác, cấu trúc và thanh âm, ký ức và nhận thức, nhưng nguyên tắc chung là từng người cần độc lập và tư do trong quan hệ này.
KHOÁ ÁO & TUỔI CĂN
Khoá âm còn được gọi là khoá áo, khoá dương còn được gọi là khoá tử.
Những chiếc áo được mô tả trong ca dao không hẳn chỉ là áo thông thường mà là khoá liên kết và khoá từ âm, mà liên quan đến trường cảm xúc cá nhân mà chúng ta hay gọi là vía.
– Dứt áo ra đi : là không dính mắc bất kỳ cái gì, từ bỏ
– Yêu nhau cởi áo trao nhau, về nhà mẹ hỏi qua cầu gió bay : Yêu nhau cởi áo cho nhau chứ cởi áo trao nhau ? Vì sao trao áo cho người nhau mà sao lại cứ như là mất áo, để mẹ hỏi phải trả lời quần áo qua cầu bị gió bay mất hết ? Bởi vì “yêu nhau cởi áo trao nhau” là kết nối và trao đổi cảm xúc cùng trường năng lượng thân thể.
Khi một đứa trẻ đủ tuổi căn và có thể thực sự dứt căn ví dụ vào năm 12 tuổi, thì đứa trẻ ấy có khả năng tạo ra khoá liên kết và khoá từ đầy đủ và cân bằng với cha mẹ, trong khi trước đó thì nó phải phụ thuộc với cha mẹ về thân thể và tinh thần để có thể tồn tại. Để dứt được căn, một đứa trẻ phải hoàn thành được những chiếc áo hồn vía cá nhân và có thể “dứt áo ra đi khỏi” trường cá nhân và trường cặp đội của cha mẹ, mà nó phụ thuộc vào từ lúc ra đời.
Khi có thể vận hành được khoá liên kết và khoá từ với cha mẹ ở những cấp độ khác như cấp độ dứt căn, thì một người đạt được ngường trưởng thành tương ứng. Nhiều người trong chúng ta cả cuộc đời chưa từng trưởng thành, chưa bao giờ dứt được tuổi căn.
KHOÁ TỪ & TÍNH BUÔNG BỎ CỦA ĐẠO PHẬT
Đạo Phật nói nhiều về buông bỏ. Khoá từ chính là khoá buông bỏ, trong bất kỳ quan hệ nào như quan hê thân thể, quan hê gia đình, quan hệ bạn bè, quan hệ tiền bạc, quan hệ, danh vọng …
Một người không thể đạt được sự trưởng thành nếu như người ấy bị phụ thuộc về tinh thần và thân thể, nhưng một người cũng không thể độc lập hoàn toàn về tinh thần và thân thể, vì sự tồn tại của bất kỳ ai cũng dính mắc vào các đối tượng khác.
Thày Thích Ca trưởng thành ngay trong 7 bước đi đầu tiên, với tuyên ngôn
Thiên thượng thiên hạ
Duy ngã độc tôn
Để độc lập được như vậy, phải có sự thông suốt trong thân và tâm với bất kỳ, trong quan hệ với đối tượng nào trong vũ trụ này. Đó chính là một trong các ý nghĩa của toàn giác. Muốn toàn giác thì phải độc lập trong mọi tiếp xúc, đồng thời có ở trong mọi tiếp xúc. Đó cũng là ý nghĩa của đường Trung đạo của Đạo Phật.
KHOÁ LIÊN KẾT & KHOÁ TỪ TRONG TRUYỆN CÂY TRE TRĂM ĐỐT
Trong câu truyện Cây tre trăm đốt, ông Bụt đã day chàng thanh niên đọc Khắc nhập để liên kết các đốt tre và dọc khắp xuất để tách các đốt trẻ.
Khắc nhập là khoá liên kết
Khắc xuất là khoá từ.
Có thể nói khoá liên kết và khoá từ xuất hiện gần như trong tất cả các câu chuyện cổ tích của Việt Nam nhưng không dể hiểu như trong truyện Cây tre trăm đốt.
KHOÁ TỪ & KHOÁ LIÊN KẾT TRONG TÍCH CHỬ ĐỒNG TỬ
Chúng ta thường nghĩ rằng cha mẹ đích thực là người hết lòng hy sinh vì con cái, con cái đích thực là con cái hiếu thảo và hy sinh hết lòng vì cha mẹ.
Câu chuyện Chử Đồng Tử mà là một biểu tượng đạo hiếu một vòng sinh tử của dân tộc Việt. Nhìn vào câu chuyện của Chử Đồng Tử khi cha mất ông chỉ có mỗi cái áo trên người, bèn nhường cho cha, chấp nhận trần truồng, cho dù cha ông đã nói là cha ông không cần gì cả. Thế là đúng với suy nghĩ thông thường của chúng ta quá rồi : cha hy sinh hết vì con, con hy sinh hết vì cha. Thế rồi công chúa Tiên Dung lại trái lời cha lấy Chử Đồng Tử, từ bỏ luôn ngôi vị và cha con công chúa vì thế cũng từ nhau, để kết nối với Chử Đồng Tử.
Thực ra cái áo của Chử Đồng Tử là biểu tượng phức tạp hơn chúng ta nghĩ rất nhiều, nó là chiếc áo có cả năng lực kết nối “Yêu nhau cởi áo trao nhau” và năng lực từ “Dứt áo ra đi”.
Trong chuyện này, khoá áo là khoá âm và khoá tử thể hiện qua tinh thần Đồng Tử là khoá dương.
Đồng tử là khoá liên kết tâm, khoá liên kết tinh thần, khoá liên kết ngọn tử linh hồn thống nhất như một giữa cha và con
Nhường áo cho cha, Chử Đồng Tử để mình trần trụi như đứa trẻ lúc sinh ra. Từ lúc sinh ra, Chử Đồng Tử như những đứa trẻ khác đã dựa vào cha mẹ để mặc dần lên các áo hay các trường cá nhân mà cho phép tạo ra cái tôi, bảo vệ, ngăn cách, đồng thời liên kết mình với thế giới. Khi trao chiếc áo cha con mặc chung với cha cho khi cha mất, Chử Đồng Tử đã dứt áo hoàn toàn độc lập, lúc này thì người cha có thể dứt áo ra đi siêu thoát.
Không phải ai muốn dứt áo với cha mẹ khi cha mẹ mất để cha mẹ dứt áo siêu thoát đều làm được mà phải người con ấy phải đủ yêu thương cha mẹ đồng thời phải đủ độc lập khỏi cha mẹ, nói cách khác là trưởng thành.
KHOÁ TỪ & KHOÁ LIÊN KẾT TRONG TÍCH VU LAN
Một câu chuyện khác về đạo hiếu sinh tử là tích Mục Kiền Liên vào địa ngục cứu mẹ. Đa phần suy diễn ra rằng mẹ Mục Kiền Liên gây tội lúc sinh nên mới phải vào địa ngục.
Thực ra địa ngục là trạng thái đứt hết mọi liên kết, nói cách khác là từ một chiều hết mọi quan hệ sống và không liên kết được với bất kỳ đối tượng nào. Trạng thái này ngược với Thích Ca, là từ mọi thứ nhưng vẫn liên kết với toàn bộ hiện thực, nên có được độc lập và toàn giác, và ra đó ra khỏi liên kết mang tính kiểm soát của luân hồi.
Một người mẹ rơi vào địa ngục khi từ bỏ hết mọi thứ để hy sinh trọn vẹn cho con, gắn chặt mình với con và đồng hoá mình với con. Đây là một tình mẫu tử quá khích, mất cân bằng và không còn tự nhiên. Nhưng Mục Kiền Liên lại là một đứa con lại trưởng thành và một cách tự nhiên mở khoá từ để trở nên độc lập với mẹ. Khi chết đi, người mẹ rơi vào tình trạng không có bất kỳ liên kết nào, nói cách khác là vào địa ngục và do đó cũng ra khỏi luân hồi sinh tử luôn. Cho nên chỉ duy nhất Mục Kiền Liên có thể cứu được mẹ ra khỏi địa ngục, vì Mục Kiền Liên là con, người duy nhất liên kết với mẹ.
Vào Vu Lan, khoá liên kết âm trở nên cực mạnh vô hiệu hiệu hoá khoá từ dương. Mục Kiền Liên sẽ liên kết được với mẹ, khôi phục được khoá liên kết và khoá từ hai chiều của mẹ và con, và kéo được mẹ ra khỏi địa ngục của mất liên kết, và qua mình, liên kết mẹ trở lại với các quan hệ sống, mà vẫn luôn vận hành.
Lúc này người mẹ sẵn sàng cho một đầu thai mới, mà bà trong đầu thai mới này dù là ai, trước hết phải là một cá thể độc lập, ít nhất là với đời đầu thai cũ.
KHOÁ TỪ & KHOÁ LIÊN KẾT VÀO NGÀY THẤT TỊCH
Ngược lại vào Thất Tịch, khoá liên kết cực mạnh giữa Ngưu Lang và Chức Nữ vô hiệu hoá được khoá từ giữa hai người tạo ra bởi Ngọc Hoàng giúp cho Ngưu Lang và Chức Nữ đến được với nhau.
Vào ngày bình thường, Ngọc Hoàng sẽ đứng vào giữa đồng thời bao bọc lấy quan hệ này ở trạng thái khoá từ, khiến cho hai người này bị cách ly khỏi thế giới bên ngoài đồng thời cũng không liên kết được với nhau. Nói cách khác Ngọc Hoàng là chứ S đồng thời là vòng tròn, chia tách Ngưu Lang và Chức Nữ trong trạng thái lưỡng nghi.
Làm sao Ngưu Lang và Chức Nữ có thể để Ngọc hoàng chen vào giữa làm tâm cho hai người, vì hai người này quá yêu nhau, hướng về nhau, mất tâm, hai người chỉ còn khoá liên kết không còn khoá từ, khiến cho Ngọc Hoàng nhảy vào vị trí khoá từ đồng thời là ví trí tâm của cả hai người luôn.
Ngày Thất Tịch, Ngưu Lang và Chức Nữ vẫn không liên kết được với nhau nhưng liên kết được với người ngoài mà biểu tượng là đàn quạ. Đàn quạ xây cầu Ô Thước, chính là khoá liên kết, giữa hai người mà cân bằng với Ngọc Hoàng, khoá từ giữa hai người và cuối cùng hai người đến được với nhau.
Có thể nói Ngọc Hoàng đã đưa Ngưu Lang – Chức Nữ vào được trạng thái địa ngục tạm thời được vì hai người này quá yêu nhau mà mất liên kết với toàn bộ phần còn lại của thế giới, nói cách khác hai người này liên kết với nhau và từ hết thế giới.